THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1554/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009 - 2015;
Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 6068/TTr-BKHĐT ngày 10 tháng 9 năm 2021 và Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tại Tờ trình số 147/TTr-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2009 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Đề án điều chỉnh: Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2009 - 2025.
2. Thời gian thực hiện Đề án: Đến hết năm 2025.
3. Phạm vi thực hiện Đề án: Áp dụng cho 34 đơn vị hành chính cấp xã vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh Hòa Bình gồm:
- Huyện Đà Bắc, gồm 12 xã, thị trấn: Nánh Nghê, Tiền Phong, Vầy Nưa, Hiền Lương, Đồng Chum, Toàn Sơn, Đồng Ruộng, Yên Hoà, Mường Chiềng, Cao Sơn, Tú Lý và thị trấn Đà Bắc.
- Huyện Cao Phong, gồm 2 xã: Bình Thanh, Thung Nai.
- Huyện Tân Lạc, gồm 4 xã: Suối Hoa, Tử Nê, Mỹ Hoà, Phú Vinh.
- Huyện Mai Châu, gồm 4 xã: Sơn Thủy, Tân Thành, Tòng Đậu, Vạn Mai.
- Huyện Kim Bôi, gồm 2 xã: Tú Sơn, Mỵ Hòa.
- Huyện Yên Thủy, gồm 1 xã: Bảo Hiệu.
- Huyện Lạc Thủy, gồm 1 xã: Đồng Tâm.
- Huyện Lạc Sơn, gồm 1 xã: Yên Nghiệp.
- Thành phố Hòa Bình, gồm 2 xã: Hoà Bình, Yên Mông và 5 phường: Thịnh Lang, Hữu Nghị, Tân Hoà, Thái Bình, Thống Nhất.
4. Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn:
a) Tổng vốn đầu tư: 4.053,256 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn:
- Vốn ngân sách trung ương: 2.988,431 tỷ đồng.
Trong đó: Vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 1.776 tỷ đồng.
- Vốn lồng ghép các chương trình: 1.064,825 tỷ đồng.
5. Về cơ chế, chính sách hỗ trợ: Áp dụng các cơ chế, chính sách hỗ trợ hiện hành của Nhà nước.
6. Các nội dung khác không điều chỉnh, thực hiện theo Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ địa phương thực hiện có hiệu quả Đề án.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành liên quan tổng hợp kế hoạch và bố trí vốn đầu tư phát triển hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật về đầu tư công. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình:
a) Chỉ đạo tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật, hoàn thành Đề án đúng thời hạn.
b) Tiếp tục rà soát các dự án theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan; ban hành danh mục dự án cụ thể phù hợp với danh mục dự án Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Báo cáo số 243/BC-CP ngày 16 tháng 7 năm 2021 về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và pháp luật về tính chính xác về số liệu, về đối tượng, phạm vi thực hiện Đề án và việc quyết định danh mục dự án triển khai theo văn bản số 419/TTg-KTTH ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và hiệu quả, không tăng tổng vốn đầu tư, không trùng lặp với các chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn, không làm thay đổi mục tiêu, phạm vi, đối tượng vùng Đề án.
c) Huy động và khai thác tối đa mọi nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, trong đó đặc biệt chú trọng nguồn lực tại chỗ của tỉnh và các nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách để hỗ trợ thực hiện Đề án.
d) Rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành của Nhà nước về hỗ trợ giảm nghèo, an sinh xã hội, ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội áp dụng cho đối tượng vùng Đề án, quyết định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện Đề án theo quy định.
đ) Tăng cường sự chỉ đạo, phối hợp của các cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện Đề án.
e) Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân trong vùng Đề án thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, chủ động, tích cực tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách trên địa bàn.
g) Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ tại chỗ, đặc biệt có chính sách ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho các cấp, các ngành, cán bộ cơ sở ở các xã vùng Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.