ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1542/QĐ-UBND |
Lạng Sơn, ngày 26 tháng 9 năm 2022 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 17/02/2022 của UBND tỉnh về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 163/TTr-SYT ngày 12/9/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 09 thủ tục hành chính lĩnh vực Giám định y khoa thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Sở Y tế có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện sau khi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung về thủ tục hành chính.
Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC:
PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC GIÁM ĐỊNH Y KHOA THUỘC THẨM QUẢN LÝ
CỦA SỞ Y TẾ TỈNH LẠNG SƠN
(kèm theo Quyết định số 1542/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2022 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
1. 09 thủ tục hành chính gồm:
1.1. Khám giám định tổng hợp;
1.2. Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát;
1.3. Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động;
1.4. Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
1.5. Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
1.6. Khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất;
1.7. Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động;
1.8. Khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp;
1.9. Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động.
2. Nội dung đơn giản hóa
Bổ sung quy định về thời hạn giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cụ thể là 30 ngày.
Lý do: Các TTHC trên mới chỉ quy định thời hạn thực hiện đối với trường hợp không khám giám định và vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh mà chưa quy định thời hạn thực hiện đối với trường hợp đáp ứng đủ yêu cầu khám giám định; gây khó khăn trong việc tiếp nhận, xử lý và hẹn trả kết quả giải quyết TTHC; dẫn đến tình trạng thời gian giải quyết TTHC có thể sẽ bị kéo dài hơn so với thời gian giải quyết trong thực tế, làm tăng thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân ảnh hưởng đến công việc và tăng chi phí thực hiện.
Quy trình tự thực hiện của 09 TTHC tương tự quy trình thực hiện của TTHC “Khám giám định mức độ khuyết tật đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật”. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT- BLĐTBXHngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện, TTHC “Khám giám định mức độ khuyết tật đối với trường hợp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật” được quy định về thời hạn thực hiện là 30 ngày; do vậy đề nghị quy định thời hạn giải quyết đối với các TTHC trên là 30 ngày.
3. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 19 Thông tư số 52/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp, cụ thể: “Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám cho đối tượng giám định”.
4. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Số TT |
Tên TTHC |
Chi phí tuân thủ trước khi đơn giản hóa (đồng/năm) |
Chi phí tuân thủ sau khi đơn giản hóa (đồng/năm) |
Chi phí tiết kiệm (đồng/năm) |
Tỷ lệ cắt giảm chi phí (%) |
1 |
Khám giám định tổng hợp |
7.824.400 |
6.614.800 |
1.209.600 |
15% |
2 |
Khám giám định lại bệnh nghề nghiệp tái phát |
8.180.800 |
6.744.400 |
1.436.400 |
18% |
3 |
Khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động |
7.997.200 |
6.614.800 |
1.382.400 |
17% |
4 |
Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần |
15.886.400 |
10.929.600 |
4.956.800 |
31% |
5 |
Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai |
7.986.400 |
5.464.800 |
2.521.600 |
32% |
6 |
Khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất |
8.072.800 |
6.776.800 |
1.296.000 |
16% |
7 |
Khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động |
4.299.275.200 |
3.436.139.200 |
863.136.000 |
20% |
8 |
Khám giám định lần đầu do bệnh nghề nghiệp |
39.845.600 |
27.324.000 |
12.521.600 |
31% |
9 |
Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động |
1.092.703.600 |
891.694.000 |
100.353.420 |
18% |
|
Tổng |
5.487.772.400 |
4.398.302.400 |
988.813.820 |
22% |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.