BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1536/1998/QĐ-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 1998 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ CẤP VÀ QUẢN LÝ BẰNG NGHỀ, CHỨNG CHỈ NGHỀ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày
02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước
của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 90/CP ngày 24/11/1993 của Chính phủ Quy định cơ cấu khung của
hệ thống giáo dục Quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 67/1998/QĐ-TTg ngày 26/03/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chuyển giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đào tạo nghề từ Bộ Giáo dục và
Đào tạo sang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định 33/1998/NĐ-CP ngày 23/05/1998 của Chính phủ về việc thành lập
Tổng cục Dạy nghề thuộc Bộ Lao động thương binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định 1012/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 9/10/1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội về việc ban hành Bằng nghề và Chứng chỉ nghề;
Theo đề nghị của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời về cấp và quản lý Bằng nghề, Chứng chỉ nghề.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế cho những quy định trước đây về quản lý, sử dụng và cấp phát Bằng tốt nghiệp nghề và Chứng chỉ đào tạo nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hiệu trưởng và Giám đốc các cơ sở dạy nghề chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
VỀ CẤP VÀ QUẢN LÝ BẰNG NGHỀ, CHỨNG CHỈ NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1536/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 01 tháng 2 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Điều 1. Bằng nghề, Chứng chỉ nghề nói trong Quy chế này là Bằng nghề và Chứng chỉ nghề được ban hành theo Quyết định số 1012/1998/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/10/1998 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Điều 2. Cơ sở dạy nghề nói trong Quy chế này là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật và đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề để đào tạo nghề hoặc có đào tạo nghề, bao gồm:
1. Trường dạy nghề công lập, ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy chế của trường dạy nghề.
2. Trung tâm dạy nghề công lập, ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề.
3. Lớp dạy nghề ngoài công lập được thành lập và hoạt động theo quy định.
4. Cơ sở khác được phép dạy nghề.
II. QUẢN LÝ BẰNG NGHỀ, CHỨNG CHỈ NGHỀ
Điều 3. Bằng nghề, chứng chỉ nghề do Tổng cục dạy nghề thống nhất in, quản lý, phát hành trên phạm vi cả nước.
Bằng nghề, chứng chỉ nghề có đóng dấu nổi của Tổng cục Dạy nghề trên bìa (trang 1) và được đánh số theo thứ tự.
Điều 4. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận Bằng nghề, Chứng chỉ nghề từ Tổng cục Dạy nghề để cấp cho các cơ sở dạy nghề theo số lượng đã đăng ký hàng năm, và định kỳ hàng quý, năm báo cáo số lượng đã cấp cho các cơ sở dạy nghề về Tổng cục.
Điều 5. Tổng cục Dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ sở dạy nghề phải lập sổ theo dõi việc quản lý và cấp Bằng nghề, Chứng chỉ nghề theo quy trình và kế hoạch được duyệt.
Trong trường hợp Bằng nghề, Chứng chỉ nghề bị mất hoặc thất lạc; Đối với cơ sở dạy nghề ngoài việc khai báo với cơ quan công an để điều tra xem xét phải đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sau khi báo cáo cơ quan công an để điều tra xem xét hoặc nhận được báo cáo của cơ sở dạy nghề phải báo cáo Tổng cục Dạy nghề để xem xét giải quyết.
Điều 6. Các cơ sở dạy nghề nhận Bằng nghề, Chứng chỉ nghề tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để cấp cho những học viên tốt nghiệp khóa đào tạo nghề, hoàn thành khóa học nghề; cơ sở dạy nghề phải nộp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bản Quyết định công nhận những học viên tốt nghiệp khóa đào tạo nghề, hoàn thành khóa học nghề.
Điều 7. Cơ sở dạy nghề thực hiện các công việc sau: dán ảnh của học viên được cấp, đóng dấu của cơ sở dạy nghề lên ảnh (phía dưới, góc bên phải) và ghi đầy đủ các nội dung vào Bằng nghề, Chứng chỉ nghề.
Các nội dung ghi vào Bằng nghề, Chứng chỉ nghề (trang 2 và 3) được viết bằng loại mực màu đen; chữ viết rõ ràng; họ tên của học viên được cấp viết kiểu chữ in hoa.
Điều 8. Bằng nghề, Chứng chỉ nghề bị hỏng được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thu hồi bản gốc và đổi Bằng nghề, Chứng chỉ nghề khác. Bằng nghề, Chứng chỉ nghề bị hỏng trước khi hủy bỏ phải lập biên bản; biên bản phải ghi rõ tình trạng, nguyên nhân hỏng, số lượng và số ký hiệu của Bằng, Chứng chỉ; gửi một bản để báo cáo Tổng cục Dạy nghề.
III. CẤP BẰNG NGHỀ, CHỨNG CHỈ NGHỀ
Điều 9. Thẩm quyền cấp Bằng nghề, Chứng chỉ nghề
1. Người có thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghề là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở dạy nghề theo quy định tại Điều 2 Quy chế này.
2. Người có thẩm quyền cấp Bằng nghề là Hiệu trưởng cơ sở dạy nghề theo quy định tại điểm 1 Điều 2 quy chế này. Các trường hợp khác phải được Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề cho phép.
Điều 10. Cơ sở dạy nghề tổ chức cấp Bằng nghề, Chứng chỉ nghề cho những học viên tốt nghiệp khóa đào tạo nghề, hoàn thành khóa học nghề theo Quyết định công nhận tốt nghiệp khóa học dào tạo nghề, hoàn thành khóa học nghề không qúa 20 ngày kể từ ngày kết thúc khóa học.
Điều 11. Học viên tốt nghiệp khóa đào tạo nghề theo mục tiêu, nội dung, chương trình chuẩn được cấp Bằng nghề và chỉ cấp một lần.
Học viên hoàn thành khóa học nghề theo muc tiêu, nội dung, chương trình có giới hạn được cấp chứng chỉ nghề và chỉ cấp một lần.
Những học viên đã nhận Bằng nghề, Chứng chỉ nghề mà bị mất nếu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì được xét để cấp lại Bằng nghề, Chứng chỉ nghề. Việc cấp lại Bằng nghề, Chứng chỉ nghề do Tổng cục Dạy nghề quy định cụ thể.
Điều 12. Học viên có quyền khiếu nại về việc cấp Bằng nghề, Chứng chỉ nghề của cơ sở dạy nghề lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời theo thẩm quyền hoặc đề nghị Tổng cục Dạy nghề xem xét giải quyết.
Điều 13. Người nào có hành vi vi phạm về in, phát hành, quản lý, cấp phát Bằng nghề, Chứng chỉ nghề thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 14. Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc cấp phát và quản lý Bằng nghề, Chứng chỉ nghề theo Quy chế này.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở dạy nghề trên địa bàn cấp, quản lý Bằng nghề, Chứng chỉ nghề và báo cáo về tình hình dạy nghề; tổ chức thường xuyên việc kiểm tra, thanh tra về dạy nghề và cấp Bằng nghề, Chứng chỉ nghề./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.