ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1529/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 29 tháng 6 năm 2016 |
PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ KIỂM KÊ RỪNG TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016”;
Căn cứ Thông tư số 25/2009/TT-BNN ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng;
Căn cứ Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành hướng dẫn Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 690/QĐ-BNN-TCCB ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 211/TTr-SNN ngày 29 tháng 6 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 - 2016, với các nội dung chủ yếu sau:
I. KẾT QUẢ KIỂM KÊ PHÂN THEO LOẠI ĐẤT, LOẠI RỪNG
1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng và đất chưa có rừng thực hiện kiểm kê là: 1.037.634,4 ha, trong đó:
a) Diện tích có rừng: 599.463,1 ha.
- Phân theo nguồn gốc: Rừng tự nhiên: 573.593,1 ha; rừng trồng: 25.870,0 ha.
- Phân theo điều kiện lập địa: Rừng trên núi đất: 485.199,8 ha; rừng trên núi đá: 114.263,3 ha.
b) Diện tích đất chưa có rừng: 438.171,3 ha; trong đó: Đất có rừng trồng nhưng chưa thành rừng: 1.612,4 ha; đất trống có cây gỗ tái sinh: 45.804,0 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh: 65.473,4 ha; núi đá không có cây: 2.494,5 ha; đất có cây nông nghiệp: 318.668,7 ha; đất khác: 4.118,4 ha.
2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch 3 loại rừng
a) Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong quy hoạch là 967.157,4 ha, trong đó:
- Diện tích đất có rừng: 529.284,3 ha (rừng tự nhiên: 508.279,1 ha; rừng trồng: 21.005,3 ha).
- Diện tích đất chưa có rừng: 437.873,1 ha; trong đó: Đất có rừng trồng nhưng chưa thành rừng: 1.314,2 ha; đất trống có cây gỗ tái sinh: 45.804,0 ha; đất trống không có cây gỗ tái sinh: 65.473,4 ha; núi đá không có cây: 2.494,5 ha; đất có cây nông nghiệp: 318.668,7 ha; đất khác: 4.118,4 ha;
- Phân chia theo mục đích sử dụng:
+ Rừng đặc dụng: 77.622,7 ha (có rừng: 59.371,3 ha, chưa có rừng: 18.251,4 ha).
+ Rừng phòng hộ: 464.650,6 ha (có rừng: 265.886,3 ha, chưa có rừng: 198.764,3 ha).
+ Rừng sản xuất: 424.884,1 ha (có rừng: 204.026,7 ha, chưa có rừng: 220.857,4 ha).
b) Diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng: 70.477,0 ha, trong đó:
- Diện tích có rừng 70.178,8 ha (rừng tự nhiên: 65.314,1 ha; rừng trồng: 4.864,7 ha); đất có rừng trồng nhưng chưa thành rừng: 298,2 ha.
3. Trữ lượng các loại rừng
- Tổng trữ lượng gỗ: 31.637.365 m3; trong đó: Trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp là 28.580.380 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 3.056.985 m3; chia ra:
+ Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên: 30.349.992 m3; trong đó: Trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp là 27.582.788 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 2.767.203 m3.
+ Tổng trữ lượng gỗ rừng trồng: 1.287.373 m3; trong đó: Trữ lượng gỗ trong quy hoạch lâm nghiệp là 997.591 m3; trữ lượng gỗ ngoài quy hoạch lâm nghiệp là 289.782 m3.
- Tổng số cây tre, nứa là 669.525 nghìn cây; trong đó: Rừng tre nứa là 92.910 nghìn cây; rừng hỗn giao gỗ và tre nứa là 576.615 nghìn cây.
4. Độ che phủ rừng toàn tỉnh
Sau kiểm kê rừng, độ che phủ rừng toàn tỉnh Sơn La là 42,3% (chưa tính 1.612,4 ha đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng).
II. KẾT QUẢ KIỂM KÊ THEO NHÓM CHỦ QUẢN LÝ
1. Chủ rừng nhóm I
- Tổng số xã có rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được kiểm kê: 202 xã, phường, thị trấn thuộc 12 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
- Số chủ rừng nhóm I và diện tích kiểm kê: 53.809 chủ rừng nhóm I quản lý: 909.387,85 ha rừng và đất chưa có rừng; trong đó:
+ 48.212 hộ gia đình, cá nhân quản lý: 197.440,92 ha, trong đó: Đất có rừng: 118.738,3 ha (rừng tự nhiên: 112.336,3 ha; rừng trồng: 6402,0); đất chưa có rừng: 78.702,5 ha.
+ 5.420 cộng đồng dân cư thôn, bản quản lý: 619.554,75 ha, trong đó: Đất có rừng: 341.447,3 ha (rừng tự nhiên: 330.078,2 ha; rừng trồng: 11.369,1 ha); đất chưa có rừng: 278.101,6 ha.
+ 177 UBND cấp xã quản lý: 92.392,18 ha, trong đó: Đất có rừng: 51.7532 ha (rừng tự nhiên: 45.987,1 ha; rừng trồng: 5.766,1 ha); đất chưa có rừng: 40.641,1 ha.
2. Kiểm kê chủ rừng nhóm II
Tổng số 30 chủ rừng nhóm II quản lý: 128.246,54 ha rừng và đất chưa có rừng, trong đó:
- 04 Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý: 68.021,2 ha; trong đó: Đất có rừng: 52.444,6 ha (rừng tự nhiên: 51.806,2 ha; rừng trồng: 638,4 ha); đất chưa có rừng: 15.576,6 ha;
- 01 Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý: 10.186,5 ha; trong đó: Đất có rừng: 5.787,0 ha (rừng tự nhiên: 5.787,0 ha; rừng trồng: 0 ha); đất chưa có rừng: 4.399,5 ha.
- 04 Doanh nghiệp quốc doanh (Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp) quản lý: 26.599,4 ha; trong đó: Đất có rừng: 18.263,3 ha (rừng tự nhiên: 16.676,5 ha; rừng trồng: 1.586,8 ha); đất chưa có rừng: 8.416,8 ha.
- 07 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh quản lý: 2.220,3 ha; trong đó: Đất có rừng: 1.229,1 ha (rừng tự nhiên 1.118,9 ha; rừng trồng 110,2 ha); đất chưa có rừng: 991,1 ha.
- 10 đơn vị lực lượng vũ trang quản lý: 19.570,7 ha; trong đó: Đất có rừng: 8.598,1 ha (rừng tự nhiên: 8.595,5 ha; rừng trồng: 2,6 ha); đất chưa có rừng: 10.972,6 ha.
- Các đối tượng khác quản lý 1.648,4 ha; trong đó: Đất có rừng: 1.285,1 ha (rừng tự nhiên: 1.279,6 ha; rừng trồng: 5,5 ha); đất chưa có rừng: 363,4 ha.
III. CƠ SỞ DỮ LIỆU KIỂM KÊ RỪNG
Toàn bộ số liệu, bản đồ kiểm kê rừng được lưu trong phần mềm cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng, chi tiết đến lô trạng thái và chủ rừng.
(Có Biểu chi tiết kèm theo)
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng của tỉnh; lập cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh phục vụ khai thác, tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị chủ rừng trên địa bàn có trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng trên lâm phần quản lý; lập cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp phục vụ khai thác, tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm trên lâm phần được giao quản lý.
2. UBND các huyện, thành phố: Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố có trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở dữ liệu kiểm kê rừng của địa phương; lập cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp phục vụ khai thác, tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hàng năm trên địa bàn địa phương quản lý.
3. Các chủ rừng trên địa bàn tỉnh căn cứ hồ sơ, dữ liệu kiểm kê rừng có trách nhiệm xây dựng phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đối với diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Cục trưởng Cục Thống kê; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, Giám đốc các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Thủ trưởng các ngành, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các chủ rừng có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.