BỘ
TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1523/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 2103/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 511/QĐ-BTP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2021;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Con nuôi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức trực tuyến Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Con nuôi, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
TỔ CHỨC TRỰC TUYẾN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT NUÔI CON
NUÔI VÀ CÔNG ƯỚC LA HAY SỐ 33 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI
CON NUÔI QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1523/QĐ-BTP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp)
Thực hiện các Quyết định số 2103/QĐ-BTP ngày 14/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế (sau đây gọi là Công ước La Hay số 33); Quyết định số 511/QĐ-BTP ngày 31/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2021, để tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33, Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tổ chức trực tuyến Hội nghị toàn quốc như sau:
1. Mục đích
- Tập trung đánh giá khách quan, toàn diện thực tiễn thi hành Luật Nuôi con nuôi, Công ước La Hay số 33, xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 và đề xuất các giải pháp, định hướng tiếp theo; trao đổi, góp ý về dự thảo Báo cáo kết quả 10 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi, 09 năm thi hành Công ước La Hay số 33.
- Khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm bám sát các nội dung tổng kết Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 đã nêu tại Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 ban hành kèm theo Quyết định số 2103/QĐ-BTP ngày 14/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Hội nghị được tổ chức trên phạm vi toàn quốc với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý và giải quyết nuôi con nuôi và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Việc tổ chức Hội nghị phải bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn, đặc biệt trong giai đoạn diễn biến dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
II. NỘI DUNG VÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ HỘI NGHỊ
- Đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Luật Nuôi con nuôi và 09 năm thực thi Công ước La Hay số 33 trên phạm vi toàn quốc, gồm các nội dung: tình hình triển khai, kết quả thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33; những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về công tác nuôi con nuôi.
- Khen thưởng các đơn vị, tổ chức đã có những kết quả tốt trong việc triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33.
2. Các chuyên đề, tài liệu Hội nghị
2.1. Báo cáo tổng kết của Bộ Tư pháp về thi hành 10 năm Luật Nuôi con nuôi và 09 năm Công ước La Hay số 33 trên phạm vi toàn quốc.
2.2. Các tham luận của một số Bộ và Sở Tư pháp
- Đánh giá về công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi và công tác cấp giấy phép hoạt động cho tổ chức con nuôi ngoài tại Việt Nam (Bộ Công an).
- Đánh giá về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc rà soát, đánh giá nhu cầu được nhận làm con nuôi đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
- Đánh giá về công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh).
- Kết quả đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước tại thành phố Hà Nội (Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội).
III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN, THÀNH PHẦN THAM DỰ HỘI NGHỊ
1. Hình thức, thời gian tổ chức Hội nghị
1.1. Về hình thức tổ chức: Hội nghị tổng kết toàn quốc thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 64 điểm cầu (điểm cầu Trung ương - điểm cầu chính và điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
- Điểm cầu Trung ương tổ chức tại Trụ sở Bộ Tư pháp.
- Điểm cầu của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tại Phòng họp trực tuyến của Cục Thi hành án dân sự 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1.2. Về thời gian: Dự kiến Hội nghị được tổ chức 1/2 ngày, tuần 4 tháng 10/2021 hoặc tuần 1/11/2021 (Thời gian cụ thể ghi trong giấy triệu tập, giấy mời và thực hiện theo chương trình Hội nghị).
2. Thành phần tham dự Hội nghị
2.1. Đối với điểm cầu Trung ương
- Bộ trưởng Lê Thành Long - Tham dự, khai mạc và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
- Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc - Chủ trì hội nghị.
- Đại biểu: dự kiến khoảng 25 đại biểu, bao gồm:
+ Đại diện các đơn vị của Bộ Tư pháp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Vụ Thi đua - Khen thưởng (06 đại biểu).
+ Đại diện các Bộ, ngành: Vụ Pháp luật - Văn phòng Chính phủ; Vụ pháp luật - Văn phòng Quốc hội; Cục Bảo trợ xã hội, Cục trẻ em - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính; Tòa án Nhân dân tối cao (08 đại biểu).
+ Lãnh đạo Cục và lãnh đạo phòng: (08 đại biểu).
+ Đại diện một số báo, đài ở Trung ương: Báo Pháp luật Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (02 đại biểu).
+ Bà Lê Hồng Loan - Trưởng Chương trình bảo vệ trẻ em Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (tham dự, nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33).
2.2. Đối với điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố
- Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu của địa phương: Đại diện Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đại diện các cơ quan, đơn vị sau: Sở Tư pháp; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Công an tỉnh/thành phố; cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn tỉnh/thành phố. Riêng đại diện Cục Công tác phía Nam tham dự tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng số đại biểu: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xác định số lượng đại biểu căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương (số lượng tối đa không quá 10 đại biểu).
1.1. Cục Con nuôi:
- Chủ trì, chịu trách nhiệm chuẩn bị, triển khai công tác tổ chức Hội nghị, các Báo cáo nêu tại Phần II của Kế hoạch này.
- Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương có tên tại Mục 2, Phần II của Kế hoạch này chuẩn bị tham luận trình bày tại Hội nghị.
- Tổng hợp các nội dung trao đổi, kiến nghị, đề xuất được nêu tại Hội nghị, phục vụ cho việc hoàn thiện Báo cáo tổng kết thi hành 10 năm Luật Nuôi con nuôi và 09 năm thi hành Công ước La Hay số 33 trên phạm vi toàn quốc, trong đó bao gồm việc nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi trong thời gian tới.
- Phối hợp với Vụ Thi đua - Khen thưởng trong việc tổ chức khen thưởng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong triển khai thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33.
- Phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin, Tổng cục thi hành án, Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị liên quan trong và ngoài Bộ, các địa phương để tổ chức thành công Hội nghị theo đúng mục đích, nội dung đề ra.
1.2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp: phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị các nội dung trao đổi tại Hội nghị; phối hợp với Cục thi hành án dân sự tại địa phương và các đơn vị có liên quan để chuẩn bị tổ chức Hội nghị.
1.3. Các đơn vị, tổ chức được phân công viết báo cáo tham luận chuẩn bị nội dung báo cáo, trình bày tại Hội nghị.
1.4. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo về kỹ thuật phục vụ Hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu.
1.5. Tổng cục Thi hành án dân sự tạo điều kiện, bố trí điểm cầu Trung ương; chỉ đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương bố trí điểm cầu tại tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và phối hợp với Sở Tư pháp chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật phục vụ Hội nghị.
1.6. Văn phòng Bộ bố trí phòng họp trực tuyến để tổ chức Hội nghị tại điểm cầu Trung ương; phối hợp với Cục Con nuôi, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Cục Công nghệ thông tin thực hiện công tác truyền thông, báo chí đưa tin về Hội nghị.
1.7. Cục Kế hoạch - Tài chính bảo đảm kinh phí tổ chức Hội nghị theo quy định pháp luật.
Kinh phí tổ chức Hội nghị tại điểm cầu Trung ương và tại các điểm cầu địa phương được lấy từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.