ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 152/2009/QĐ-UBND |
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 29 tháng 5 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02
năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại văn bản số 682/SXD-QLXD ngày 22 tháng
5 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Quy định này gồm có 5 Chương, 24 Điều.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế các Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 43/2008/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 74/2007/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở, công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
BAN HÀNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 152/2009/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
1. Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận bao gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, giấy phép xây dựng công trình, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình trong hoạt động xây dựng.
Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA.
2. Những nội dung không có trong Quy định này áp dụng theo các quy định của Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Quản lý Nhà nước các dự án đầu tư xây dựng công trình
Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
1. Đối với những khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt: Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm công bố công khai những nội dung quy hoạch chi tiết và thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin quy hoạch theo phân cấp để Chủ đầu tư có căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt thì vị trí quy mô xây dựng phải được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận bằng văn bản. Thời gian xem xét, chấp thuận về quy hoạch không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc. Chủ đầu tư chủ động phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan tổ chức khảo sát, thống nhất địa điểm xây dựng, cung cấp các thông tin về quy hoạch, kiến trúc bắt buộc khi thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Điều 3. Xác định chủ đầu tư xây dựng công trình
Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì Chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư là Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh; huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn) quyết định đầu tư, Chủ đầu tư được xác định cụ thể theo các trường hợp sau:
a) Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư là một trong các cơ quan sau: các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các doanh nghiệp Nhà nước;
b) Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quyết định đầu tư thì Chủ đầu tư là một trong các cơ quan sau: các phòng chức năng trực thuộc huyện, thành phố; Ban quản lý các công trình hạ tầng; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
c) Đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đồng thời làm Chủ đầu tư hoặc ủy thác thông qua hợp đồng với Ban quản lý các công trình hạ tầng của huyện, thành phố làm Chủ đầu tư.
3. Trong các trường hợp Chủ đầu tư không phải là đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp đơn vị quản lý, sử dụng công trình không được giao làm chủ đầu tư thì đơn vị quản lý, sử dụng công trình phải có trách nhiệm cử người tham gia với đơn vị được giao làm Chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác sử dụng. Người được cử tham gia với Chủ đầu tư phải là người sẽ tham gia quản lý, sử dụng công trình sau này hoặc người có chuyên môn phù hợp với tính chất dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình vào vị trí phù hợp để được tham gia quản lý các công việc nêu trên đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án;
b) Đối với trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình, trong quá trình triển khai thực hiện dự án nếu xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình, thì tổ chức thực hiện theo điểm a nêu trên.
Điều 4. Giám sát đánh giá đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án sử dụng vốn Nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. Yêu cầu và nội dung giám sát đánh giá đầu tư; tổ chức thực hiện giám sát đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc giám sát, đánh giá đầu tư các dự án; tổng hợp công tác giám sát, đánh giá đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 5. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng công trình
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh; huyện, thành phố; xã, phường thị trấn) được quyết định đầu tư các dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương sau khi thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Tùy từng trường hợp cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có thể ủy quyền hoặc phân cấp quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên bố trí trong kế hoạch hằng năm;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn được quyết định đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc phạm vi nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên bố trí trong kế hoạch hằng năm.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn khác, vốn hỗn hợp Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và tự chịu trách nhiệm.
Điều 6. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định.
3. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định giúp để Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư.
1. Đối với báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tùy theo chuyên ngành theo quy định tại khoản 2, Điều 8 Quy định này (Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương) là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định.
2. Đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Phòng Công Thương các huyện, phòng Quản lý đô thị thành phố là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định.
3. Đối với báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
Phòng Công Thương các huyện, phòng Quản lý đô thị thành phố là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định giúp để Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn quyết định đầu tư.
1. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, không phân biệt nguồn vốn, thẩm quyền tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 2 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng.
2. Đối với các dự án nhóm B, C không phân biệt nguồn vốn, việc tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở được thực hiện như sau:
a) Sở Công Thương tham gia ý kiến thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí, công trình hoá chất, hoá dầu, công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim, công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hoá chất, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, công trình công nghiệp chuyên ngành khác trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi bao gồm: đê điều, kè, hồ chứa nước, đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn nước; công trình trên kênh và bờ bao các loại; xây dựng đồng muối, xây dựng công trình nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt nông thôn, nông lâm nghiệp và các công trình nông nghiệp chuyên ngành khác;
c) Sở Giao thông vận tải tham gia ý kiến thiết kế cơ sở các công trình giao thông bao gồm: công trình đường bộ, công trình đường sắt, công trình đường thủy, cầu (trừ cầu trong đô thị), hầm, sân bay;
d) Sở Xây dựng tham gia ý kiến thiết kế cơ sở các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị (kể cả cầu, đường trong đô thị) và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác không thuộc điểm a, b, c nêu trên.
3. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định khoản 2 nêu trên có trách nhiệm:
a) Xem xét cho ý kiến và chịu trách nhiệm về các nội dung quy định tại khoản 3, Điều 11 của Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ;
b) Khi tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở không thu phí hoặc lệ phí. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm phân bổ phí thẩm định dự án cho các cơ quan tham gia thẩm định dự án.
4. Thời gian xem xét và tham gia ý kiến thiết kế cơ sở, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là:
- Không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc đối với dự án nhóm A;
- Không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc đối với dự án nhóm B;
- Không quá 10 (mười) ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
Quá thời hạn nêu trên, nếu các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành được đề nghị tham gia ý kiến thiết kế cơ sở, không có ý kiến tham gia thì coi như đã đồng ý với dự án được lập và phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án tổng hợp trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án.
Điều 9. Trình tự tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lấy ý kiến thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 8 Quy định này và ý kiến các cơ quan liên quan khác có liên quan đến dự án;
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kiến nghị và dự thảo quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
d) Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, kể cả thời gian lấy ý kiến về thiết kế cơ sở và ý kiến các cơ quan liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là:
- Không quá 40 (bốn mươi) ngày làm việc đối với dự án nhóm A.
- Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc đối với dự án nhóm B.
- Không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn.
a) Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình đến phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố để thẩm định;
b) Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố tổ chức lấy ý kiến thiết kế cơ sở của các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 8 Quy định này và ý kiến của các cơ quan liên quan khác có liên quan đến dự án;
c) Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố có trách nhiệm tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kiến nghị và dự thảo quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phê duyệt;
d) Thời gian thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, kể cả thời gian lấy ý kiến về thiết kế cơ sở và ý kiến các cơ quan liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ là:
- Không quá 40 (bốn mươi) ngày làm việc đối với dự án nhóm A.
- Không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc đối với dự án nhóm B.
- Không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc đối với dự án nhóm C.
Điều 10. Trình tự tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Đối với báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình. Trường hợp cần thiết thì Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định;
b) Chủ đầu tư gửi hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, đến các sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành để thẩm định;
c) Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành tổ chức, thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật có trách nhiệm tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kiến nghị và dự thảo quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
d) Thời gian thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Đối với báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn.
a) Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình. Trường hợp cần thiết thì Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra để làm cơ sở cho việc thẩm định;
b) Chủ đầu tư gửi hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán đến phòng Công Thương các huyện, phòng Quản lý đô thị thành phố để thẩm định;
c) Phòng Công Thương các huyện, phòng Quản lý đô thị thành phố tổ chức thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật có trách nhiệm tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kiến nghị và dự thảo quyết định trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phê duyệt;
d) Thời gian thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt có nghĩa là người có thẩm quyền quyết định đầu tư đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; chủ đầu tư không phải phê duyệt lại thiết kế bản vẽ thi công và dự toán mà chỉ cần ký xác nhận và đóng dấu đã phê duyệt vào thiết kế bản vẽ thi công trước khi đưa ra thi công.
4. Trước khi khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng theo quy định tại Điều 15 để xin phép xây dựng công trình trừ các trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình sử dụng các nguồn vốn khác, Chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì Chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất. Trước khi tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật phải được cơ quan chuyên môn cấp chứng chỉ quy hoạch theo quy định.
2. Người quyết định đầu tư tự quyết định về dự án đầu tư, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư và thực hiện cam kết đầu tư đã đăng ký.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận thủ tục đăng ký đầu tư, tổ chức lấy ý kiến các sở, ban, ngành liên quan, lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Các sở, ban, ngành liên quan có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian không quá 7 (bảy) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
4. Đối với các công trình phải lập dự án đầu tư thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định. Khi thẩm định dự án người quyết định đầu tư phải gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình đến cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại Điều 8 để lấy ý kiến thiết kế cơ sở và các cơ quan khác để lấy ý kiến liên quan đến dự án theo quy định của pháp luật.
5. Đối với các công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật và chịu trách nhiệm về những nội dung phê duyệt của mình.
6. Trước khi khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng theo quy định tại Điều 15 để xin phép xây dựng công trình trừ các trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
Điều 12. Giấy phép xây dựng công trình
Việc xin cấp giấy phép xây dựng công trình tổ chức thực hiện theo quy định tại các Điều 19, 24, 25, 26 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ và các Điều 4, 8, 9 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về công trình miễn cấp phép xây dựng, quản lý xây dựng đối với các công trình được miễn giấy phép, trách nhiệm của cơ quan cấp phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng, gia hạn giấy phép xây dựng.
Điều 13. Giấy phép xây dựng tạm
1. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết) được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện.
2. Quy mô nhà ở, công trình được cấp phép xây dựng tạm: công trình xây dựng bán kiên cố, chiều cao không quá 1 tầng.
3. Thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm được xác định cụ thể phù hợp với thời gian thực hiện tiến độ quy hoạch. Nội dung giấy phép xây dựng tạm phải ghi rõ thời gian tồn tại công trình, hết thời gian quy định trong giấy phép xây dựng tạm nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng thì công trình được phép tồn tại cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch, khi đó Chủ đầu tư phải tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và Chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.
4. Hồ sơ xin phép xây dựng tạm: thực hiện theo Điều 14. Riêng đối với các loại giấy tờ về đất không cần xác định rõ mục đích sử dụng đất.
5. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tạm: thực hiện theo Điều 15.
6. Thời gian cấp giấy phép xây dựng tạm: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 14. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất sau đây:
- Giấy tờ về quyền sở hữu nhà do Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố cấp trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 (ngày Chính phủ ban hành Nghị định số 60/1994/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị).
- Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp theo Nghị định số 60/1994/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ.
- Giấy tờ về thanh lý nhà ở, hoá giá nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 05 tháng 7 năm 1994.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định giao đất, quyết định cho phép chuyển nhượng; đồng thời chuyển mục đích sử dụng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, trong đó các định rõ mục đích sử dụng là xây dựng nhà ở.
- Các giấy tờ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng là đất ở theo Điều 48 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003;
c) Bản vẽ thiết kế: được lập 3 bộ, đảm bảo các nội dung sau:
- Mặt bằng tổng thể thể hiện vị trí công trình xây dựng trên lô đất.
- Mặt bằng các tầng, mặt cắt chủ yếu, các mặt đứng chính công trình.
- Mặt bằng móng, mặt cắt móng.
- Sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình, sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải.
Đối với công trình cải tạo, sửa chữa thì ngoài những quy định trên còn phải có ảnh chụp hiện trạng công trình và các bản vẽ thể hiện được hiện trạng công trình kèm biện pháp tháo dỡ (nếu có);
d) Đối với việc tổ chức thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 56 của Luật Xây dựng cụ thể:
- Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn lớn hơn 250m2, từ 3 tầng trở lên, hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng, hoặc đủ năng lực hành nghề thiết kế xây dựng thực hiện.
- Nhà ở riêng lẻ không thuộc quy định trên thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế, nhưng phải phù hợp với quy hoạch được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
2. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở nông thôn:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà tự vẽ. Sơ đồ mặt bằng phải thể hiện được thể hiện rõ các kích thước và diện tích chiếm đất của ngôi nhà, các công trình trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện, thông tin liên lạc, cấp - thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng bên ngoài (nếu có). Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó.
3. Hồ sơ xin phép xây dựng các công trình: Chủ đầu tư có thể xin phép xây dựng cho một công trình, một lần cho nhiều công trình, hoặc cho tất cả các công trình thuộc dự án. Nội dung hồ sơ bao gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép xây dựng;
b) Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
c) Kết quả tham gia ý kiến thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng không sử sụng vốn ngân sách Nhà nước;
d) Bản vẽ thiết kế: thực hiện theo điểm c, khoản 1 Điều này, ngoài ra còn phải tuân thủ quy định sau: hồ sơ thiết kế phải do tổ chức tư vấn có đủ năng lực hoạt động thiết kế xây dựng thực hiện và được tổ chức tư vấn khác có đủ năng lực hành nghề thẩm định về độ an toàn kết cấu công trình;
đ) Ngoài những quy định trên, đối với công trình tôn giáo phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Nội vụ; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng.
Điều 15. Thẩm quyền cấp phép xây dựng
1. Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng công trình sau đây:
- Công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I (theo phân cấp công trình tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ);
- Công trình trên tuyến, trục đường phố từ 22m trở lên trong đô thị, thị trấn, thị tứ;
- Công trình tôn giáo (miếu, đình, chùa, nhà thờ, …);
- Công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng;
- Công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Ủy ban nhân dân xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.
4. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Điều 25, 26 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP .
THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 16. Thiết kế xây dựng công trình
1. Trình tự thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình, các bước thiết kế xây dựng công trình, hồ sơ thiết kế dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại các Điều 15, 16, 17 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.
2. Thẩm định phê duyệt thiết kế dự toán, tổng dự toán công trình:
Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình theo quy định tại Điều 18 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ.
Trường hợp Chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê các tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra làm cơ sở cho việc thẩm định và phê duyệt.
3. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình phải được gửi đến các cơ quan quyết định đầu tư, các sở, ban, ngành có liên quan trong thời gian không quá 5 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành.
Điều 17. Quản lý thi công xây dựng công trình
1. Quản lý chất lượng công trình: nội dung quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình và Quyết định số 255/2007/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về trách nhiệm trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thực hiện theo Quyết định số 3203/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2005 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
3. Quản lý tiến độ, khối lượng thi công xây dựng, an toàn lao động, môi trường xây dựng, phá dỡ công trình xây dựng thực hiện theo các Điều 28, 29, 30, 31 và 32 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2009 của Chính phủ.
4. Hoạt động kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình thực hiện theo Quyết định số 86/2009/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Điều 18. Hình thức quản lý dự án công trình
1. Căn cứ quy mô tính chất của dự án, điều kiện hoàn cảnh thực tế, người quyết định đầu tư, Chủ đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:
a) Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Trường hợp áp dụng hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
a) Trường hợp Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án: đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản tổng mức đầu tư dưới 7 (bảy) tỷ đồng, Chủ đầu tư sử dụng bộ máy hiện có và sử dụng tư cách pháp nhân của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách;
b) Trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện, thành phố thành lập Ban quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp của các sở, ngành và huyện, thành phố được chủ đầu tư giao nhiệm vụ và quản lý thực hiện dự án.
Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân để tổ chức quản lý thực hiện dự án. Cơ cấu tổ chức Ban quản lý dự án bao gồm Giám đốc (hoặc Trưởng ban), Phó giám đốc (hoặc Phó ban) và lực lượng chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ cấu bộ máy của ban quản lý dự án phải phù hợp với nhiệm vụ được giao và bảo đảm dự án được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và tiết kiệm chi phí. Các thành viên của ban quản lý dự án làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
3. Trường hợp áp dụng hình thức Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn điều hành dự án, thì Chủ đầu tư phải cử cán bộ phụ trách; đồng thời phân giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
4. Đối với doanh nghiệp Nhà nước được giao làm Chủ đầu tư thì thành lập Ban quản lý dự án sử dụng pháp nhân của mình để quản lý và thực hiện dự án.
Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án
Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án khi Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án, của tổ chức tư vấn dự án khi Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án, được thực hiện theo các Điều 34, 35 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ và các Điều 11, 12 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.
Điều 20. Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
Các tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại dự án, loại cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ.
Khi lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, Chủ đầu tư phải căn cứ vào các quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.
Điều 21. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
Các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm tổng mức đầu tư, dự toán công trình, định mức và giá xây dựng, hợp đồng trong hoạt đồng xây dựng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình tổ chức thực hiện theo Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Quyết định số 148/2008/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 22. Quản lý công tác đấu thầu
Việc quản lý công tác đấu thầu thực hiện theo các quy định về thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc xử lý chuyển tiếp các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thực hiện theo các quy định tại khoản 3, Điều 57 của Nghị định số 12/2009NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ, các Điều 13, Điều 14, Điều 15 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Giao Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng nhiệm vụ của ngành có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan đơn vị có liên quan thực hiện Quy định này.
Quá trình thực hiện, có vướng mắc hoặc cần thay đổi bổ sung, các cơ quan, đơn vị hữu quan báo cáo bằng văn bản gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.