THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1501/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2015 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thanh niên ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030;
Căn cứ Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Mục tiêu
Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu
- 100% thanh niên trong lực lượng vũ trang, thanh niên công chức, viên chức, thanh niên học sinh và sinh viên; 70% tổng số thanh niên Việt Nam còn lại, kể cả trong nước và nước ngoài được tuyên truyền, học tập nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- 100% nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
- 100% đội ngũ làm công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- 90% trở lên hộ gia đình được phổ biến, hướng dẫn và cam kết thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần hướng dẫn học tập cho con em trong gia đình.
- Đến năm 2020, có 2 triệu đoàn viên ưu tú được giới thiệu cho Đảng; trong đó ít nhất 650.000 đảng viên trẻ được kết nạp; 100% thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, hoạt động lao động tập thể.
1. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
a) Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền, phổ biến lý tưởng cách mạng, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống, học tập, việc làm; tuyên truyền tinh hoa văn hóa, giá trị nhân bản của nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh, cho thanh niên; giáo dục các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
- Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội trong việc phối hợp giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.
b) Phát huy hiệu quả các hình thức và phương tiện tuyên truyền
- Đa dạng hóa và lồng ghép các hình thức tuyên truyền thông qua các hội nghị, hội thảo, triển lãm; phóng sự, bài viết trên báo, đài trung ương, địa phương; các phương tiện trực quan; các cuộc thi tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, Đoàn, Hội, Đội; các cuộc thi về lý tưởng cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh; vinh danh, tuyên dương, khen thưởng các tấm gương thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tiêu biểu trong chiến đấu, lao động sản xuất, học tập và rèn luyện.
- Khuyến khích xuất bản, tái bản các đầu sách hay viết về những tấm gương anh hùng, liệt sĩ, người tốt - việc tốt. Biên soạn, phát hành các sách và ấn phẩm về bồi dưỡng tâm hồn, giá trị sống, kỹ năng sống và lý tưởng cách mạng cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
- Quản lý nội dung và khai thác hiệu quả hệ thống truyền thông, văn hóa, thể thao sẵn có và tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, internet, mạng xã hội để phục vụ cho công tác tuyên truyền.
2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
a) Xây dựng nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống trong nhà trường bảo đảm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, bảo đảm nội dung giáo dục tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Đối với giáo dục mầm non: Tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non để hình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen tốt, phù hợp với độ tuổi trong việc thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp mầm non, trong gia đình và cộng đồng.
- Đối với giáo dục phổ thông: Thực hiện nội dung dạy học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân trong chương trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh. Lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, của xã hội và thời đại; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: Chú trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống, lòng tự hào dân tộc; tăng cường giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật; lối sống nhân ái bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước; gắn giáo dục lý luận chính trị với giáo dục kỹ năng, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, năng lực tự học, sáng tạo và tự đổi mới tri thức.
b) Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học Đạo đức và Giáo dục công dân, Giáo dục Lý luận chính trị theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học; phát huy tính tích cực của học sinh, sinh viên; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
c) Đa dạng hóa và vận dụng các hình thức tổ chức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, Giáo dục theo chủ đề, kết hợp với hoạt động vui chơi, hoạt động thực hành trải nghiệm đối với giáo dục mầm non. Tăng cường các hoạt động tập thể, lao động, vệ sinh trường, lớp học, hoạt động xã hội; các hoạt động câu lạc bộ văn hóa, thể thao, các phong trào thi đua trong nhà trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học.
Bố trí thời lượng giáo dục cho các hoạt động Đoàn, Hội, Đội và các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo ở nhà trường trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
3. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, các cuộc vận động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội
a) Nâng cao chất lượng tổ chức các phong trào của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương phát động.
b) Tổ chức thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nhiệm vụ chuyên môn tại địa phương, đơn vị theo quy mô 4 cấp của Đoàn. Đề cao tính sáng tạo, tính hành động, tính giáo dục qua việc thực hiện từng dự án, đề án, công trình thanh niên, tránh hình thức, phô trương, lãng phí.
c) Định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện để phát triển, nhân rộng các phong trào có giá trị thực tiễn cao, có ý nghĩa giáo dục tích cực với thanh niên, thiếu niên và nhi đồng. Chú trọng công tác tuyên dương, khen thưởng từ cơ sở.
d) Tổ chức phát động các đợt sinh hoạt chính trị, cuộc vận động, phong trào thi đua nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của dân tộc, đất nước, của Đảng, của Đoàn, Hội, Đội, các chương trình tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa của dân tộc. Khuyến khích, tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật trong trí thức, văn nghệ sĩ trẻ. Đổi mới và nâng cao chất lượng tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật của Đoàn, Hội.
4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, cộng tác viên phụ trách công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong các cơ sở giáo dục, tổ chức Đoàn, Đội, Hội
a) Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy các môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, Lý luận chính trị, giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý, tổng phụ trách đội, giáo viên làm công tác đoàn, trợ lý thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp trong các nhà trường.
b) Bồi dưỡng, phát huy hiệu quả đội ngũ chuyên viên phụ trách công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, Hội, Đội.
c) Tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xã hội ở cấp xã, phường về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
5. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
a) Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng:
- Các bậc ông bà, cha mẹ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền, bổn phận của trẻ em, mục tiêu giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ; phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
- Chủ động phối hợp với nhà trường và các đoàn thể trong việc giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
- Thực hiện cam kết với cơ sở giáo dục về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục và tạo môi trường tốt nhất góp phần hướng dẫn, quản lý con em học tập, rèn luyện.
- Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể trong việc hỗ trợ, cảm hóa thanh, thiếu niên chậm tiến.
b) Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện:
- Xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử văn hóa trong các nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện và đưa các nội dung của phong trào Thi đua Dạy tốt - Học tốt thành các hoạt động thường xuyên trong các cấp học mầm non và phổ thông.
- Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, mỗi trường học có ít nhất một không gian văn hóa gắn với giáo dục lịch sử, truyền thống, ý thức công dân cho học sinh.
- Các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở có bộ phận tư vấn và bố trí cán bộ, giáo viên phụ trách, kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, hướng nghiệp.
c) Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể:
- Xác định công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là nhiệm vụ chính trị của chính quyền địa phương các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện.
- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn.
- Lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp định kỳ hằng năm gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và chăm lo, bảo vệ quyền hợp pháp của thế hệ trẻ.
- Củng cố, nhân rộng và tổ chức có hiệu quả hoạt động của các mô hình giáo dục pháp luật, cảm hóa thanh niên, thiếu niên chậm tiến.
6. Tăng cường cơ sở vật chất và bảo đảm thiết chế tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
a) Xây dựng chuyên trang tuyên truyền trên các cổng thông tin của Bộ, ngành, địa phương về nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.
b) Tổ chức rà soát lại việc bố trí, sử dụng sân chơi, các công trình văn hóa, thể thao cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở hiện có; xã hội hóa nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
c) Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trong và ngoài nhà trường cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
d) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao; tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hoạt động của hệ thống các trung tâm tổ chức hoạt động, sinh hoạt cho thanh thiếu niên, các cung, nhà thiếu nhi cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRONG NĂM 2015 VÀ NĂM 2016
1. Rà soát, ban hành chế độ, chính sách cho giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của các trường phổ thông, trong tháng 12 năm 2015.
2. Quy định thời lượng triển khai các hoạt động Đoàn, Đội trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chú trọng kết hợp nội dung sinh hoạt Đoàn, Đội trong hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo của các trường phổ thông.
3. Tiếp tục triển khai phong trào Thi đua Dạy tốt - Học tốt; quy định thống nhất việc treo khẩu hiệu trong khuôn viên nhà trường từ năm học 2015 -2016.
4. Quy định việc tổ chức cho học sinh, sinh viên trực tiếp lao động, vệ sinh lớp học và các công trình trong khuôn viên nhà trường.
5. Thực hiện và duy trì việc hát Quốc ca trong các lễ chào cờ; việc tập thể dục giữa giờ cho học sinh phổ thông; các bài tập thể dục tại chỗ cho học sinh, sinh viên và hô các khẩu ngữ sau khi tập thể dục tập thể.
6. Xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện hoạt động tổ chức trại hè thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
7. Triển khai các chuyên mục, chương trình giáo dục lý trưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trên các phương tiện truyền thông, báo chí.
8. Rà soát việc bố trí, sử dụng sân chơi, bãi tập cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương. Phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở hiện có; xã hội hóa nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
Trong công tác quy hoạch, ưu tiên diện tích đất trồng cây xanh sử dụng công cộng, để người dân tiếp cận và sử dụng cho các mục đích luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi và giải trí.
9. Tăng cường phối hợp giữa chính quyền địa phương các cấp, nhà trường, gia đình với các tổ chức đoàn thể trong công tác giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
1. Kinh phí thực hiện Đề án từ kinh phí chi thường xuyên hàng năm do ngân sách nhà nước cấp cho các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các đoàn thể, các địa phương theo dự toán hàng năm.
2. Huy động các nguồn lực của các cá nhân và tổ chức, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
a) Là cơ quan thường trực của Đề án:
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan hữu quan triển khai thực hiện Đề án; triển khai các nhiệm vụ 1, 2, 3, 4, 5 tại mục III của Quyết định này.
- Chịu trách nhiệm đôn đốc các bộ, ngành; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, các địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án và tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả triển khai Đề án và đề xuất nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong giai đoạn tiếp theo.
b) Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội để triển khai ở từng địa phương.
c) Chủ trì xây dựng nội dung, biên soạn tài liệu hướng dẫn công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa và kỹ năng sống, nội dung tuyên truyền và tổ chức các hoạt động của Đề án trong ngành giáo dục; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ nhà giáo, báo cáo viên phụ trách công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa trong các nhà trường.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ban ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Đề án.
2. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
a) Chủ trì triển khai Nhiệm vụ 6 tại mục III và các nội dung liên quan của Quyết định này.
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan triển khai Đề án.
b) Chủ trì triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động của tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Định hướng phát triển các hoạt động văn hóa, sáng tác văn học, nghệ thuật và quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các tổ chức, đơn vị và văn nghệ sỹ; thông qua hoạt động biểu diễn tuyên truyền về chuẩn mực đạo đức, lối sống văn hóa, giáo dục lý tưởng cho thanh niên”, thiếu niên và nhi đồng.
b) Chỉ đạo, lồng ghép nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong quá trình triển khai Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong đó đề cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cháu.
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ và giải pháp có liên quan của Đề án:
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền trẻ em và công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em thông qua truyền thông - giáo dục về Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách trợ giúp, tạo việc làm và thu nhập ổn định xã hội đối với các hộ gia đình nghèo, khó khăn để bảo đảm các quyền cơ bản của thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, cũng như bảo đảm điều kiện tối thiểu trong việc chăm sóc, giáo dục cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
- Củng cố và tăng cường quản lý các hình thức giáo dục thay thế, phát huy vai trò Đoàn Thanh niên tại phường, xã, thôn, bản... theo hướng lồng ghép trong hoạt động với các trường phổ thông, tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
b) Chỉ đạo triển khai các nội dung Đề án trong hệ thống các nhà trường theo phân cấp quản lý.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì triển khai Nhiệm vụ 7 tại mục III của Quyết định này.
b) Tăng cường kiểm tra, rà soát nội dung trò chơi trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến (online) bảo đảm giữ gìn thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam.
c) Phối hợp với các địa phương chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông ở cơ sở có chuyên mục tuyên truyền về giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
d) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan triển khai Đề án.
a) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm công tác an ninh trật tự trường học; công tác phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
b) Phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục thanh, thiếu niên cá biệt.
Bố trí ngân sách hàng năm để triển khai các giải pháp thực hiện Đề án theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn quản lý tài chính, kinh phí của Đề án.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan và chịu trách nhiệm về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa đối với thế hệ trẻ trong hệ thống các nhà trường theo phân cấp quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ.
9. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam
Phối hợp với cơ quan chủ trì để tuyên truyền và triển khai các nhiệm vụ giải pháp để thực hiện Đề án.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Chủ trì thực hiện Nhiệm vụ 8 tại mục III của Quyết định này.
b) Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai, tổ chức, chỉ đạo thực hiện Đề án trên địa bàn; bố trí kinh phí của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương.
11. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương
Tham gia định hướng chỉ đạo, phối hợp kiểm tra việc xây dựng các chương trình hoạt động, hệ thống tài liệu, sách bồi dưỡng phục vụ cho việc tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng do các cơ quan triển khai thực hiện.
12. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp
a) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác giáo dục dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; đưa nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
b) Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể triển khai Nhiệm vụ 9 tại mục III của Quyết định này.
- Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về giáo dục lý trưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng trong các phong trào đang triển khai. Tuyên truyền, vận động việc xây dựng gia đình văn hóa, phát huy vai trò làm gương của ông bà, cha mẹ trong giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
c) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho người lao động trong độ tuổi thanh niên.
d) Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam tham gia tuyên truyền, giáo dục về truyền thống cách mạng cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa phương.
đ) Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tham gia công tác khuyến học - khuyến tài, tuyên dương, vinh danh các học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.