ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15 /2018/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 06 tháng 7 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 218/TTr-SKHĐT, ngày 21/5/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế sử dụng nguồn vốn huy động khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các đơn vị có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn và cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/ 7/2018./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG KHÁC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Quyết định số 15 /2018/QĐ-UBND ngày 06/7/2018 của UBND tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định cơ chế về quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động khác để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2. Đối tượng được áp dụng bao gồm: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn vốn huy động khác để thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
1. Việc sử dụng nguồn vốn huy động khác để đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ các chương trình MTQG giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phải đúng mục đích và hướng tới thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 ban hành tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Nguồn vốn huy động cho công trình nào phải đầu tư trực tiếp cho công trình đó.
2. Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn vốn huy động khác; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát cộng đồng, đánh giá kết quả thực hiện.
3. Đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan, Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động.
1. Nguồn vốn tín dụng huy động từ cộng đồng hưởng lợi.
2. Các khoản đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư hưởng lợi; các khoản đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước.
3. Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. Tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư trực tiếp hưởng lợi.
2. Tổ chức, cá nhân gián tiếp hưởng lợi.
3. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước và các nhà tài trợ.
1. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để động viên, khuyến khích người dân, cộng đồng dân cư hưởng lợi, cộng đồng doanh nghiệp tự nguyện tham gia đóng góp thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước tham gia đóng góp thực hiện các dự án, công trình thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh.
2. Việc huy động phải được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyên, không được ép buộc, phân bổ chỉ tiêu cho các đối tượng thụ hưởng.
3. Việc huy động nguồn lực được đa dạng hoá như: Tiền mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ); ngày công lao động, tài sản, vật kiến trúc, đất đai, vật liệu xây dựng... được quy đổi ra bằng tiền và phải được quản lý, thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc Nhà nước. Đối với các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành, căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý, không hạch toán vào thu, chi ngân sách nhà nước.
4. UBND các huyện, thị xã Buôn Hồ và thành phố Buôn Ma Thuột (gọi chung là UBND cấp huyện), UBND các xã, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) tùy theo từng nội dung, dự án, công trình để vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương bằng các hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, mức độ khó khăn của từng địa phương, trên cơ sở phát huy dân chủ, để người dân bàn bạc và tự nguyện đóng góp và phải được công bố công khai. UBND cấp xã tổng hợp mức đóng góp và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua làm căn cứ pháp lý để thực hiện.
Các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng để đầu tư cho các dự án đầu tư do cấp xã quản lý được thực hiện quy định tại Khoản 4, Điều 3, Chương II của Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn:
1. Trường hợp đóng góp bằng tiền:
UBND cấp xã thực hiện thu và nộp vào tài khoản Tiền gửi vốn đầu tư (3713) thuộc cấp xã quản lý của ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước (nếu đóng góp bằng ngoại tệ thì ngoại tệ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Kho bạc Nhà nước công bố hàng tháng).
2. Trường hợp đóng góp bằng hiện vật:
a) Đối với khoản đóng góp bằng vật tư, công lao động của người dân: căn cứ vào số lượng vật tư, công lao động do người dân đóng góp, giá cả vật tư, giá ngày công lao động tại địa phương (tại thời điểm đóng góp), UBND cấp xã xác định giá trị (bằng tiền Việt Nam) để thực hiện ghi thu, ghi chi theo quy định.
b) Đối với khoản đóng góp bằng hiện vật khác (giá trị công trình cụ thể) của tổ chức, cá nhân: UBND cấp xã thành lập Hội đồng xác định giá trị hiện vật (bằng tiền Việt Nam) để giao cho Chủ đầu tư quản lý; đồng thời thực hiện ghi thu, ghi chi theo quy định. Hội đồng xác định giá trị hiện vật do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập; thành viên gồm đại diện chính quyền, đoàn thể trong đơn vị cấp xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 7. Công khai nguồn tài chính huy động
Sau khi có quyết toán công trình hoàn thành, Chủ tịch UBND cấp xã phải có trách nhiệm công khai tài chính theo quy định hiện hành để người dân theo dõi, giám sát. Nội dung công khai gồm:
1. Công khai kết quả huy động vốn: Đối tượng, thời gian, hình thức, mức đóng góp của các đối tượng.
2. Công khai việc thu, chi, sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tư xây dựng các công trình: Danh mục công trình được đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán công trình, giá trị quyết toán công trình của cấp có thẩm quyền, thường xuyên cặp nhật các thông tin theo tiến độ dự án để công khai.
3. Hình thức công khai: Niêm yiết tại trụ Sở UBND cấp xã, Nhà văn hoá thôn (buôn), khu phố và thông báo qua các buổi họp trực tiếp với cộng đồng dân cư.
4. Thời điểm, thời hạn công khai: Kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện công trình. Thời hạn công khai chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu triển khai thực hiện công trình.
Điều 8. Tạm ứng, thanh toán vốn huy động
1. Việc tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành vốn huy động được thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Chương II, Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020. Việc chi phần vốn đóng góp để đầu tư xây dựng công trình không được lớn hơn số vốn huy động cho công trình đó.
2. Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng chương trình MTQG cấp xã giai đoạn 2016-2020 thực hiện theo quy định tại Thông tư 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính; Công văn số 1082/KBNN-KSC ngày 23/03/2017 của Kho bạc Nhà nước về việc kiểm soát thanh toán các dự án thuộc Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020.
Điều 9. Chi phí quản lý dự án có sử dụng phần vốn huy động
1. Định mức chi phí quản lý dự án:
a) Đối với các dự án áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù: Thực hiện theo Nghị quyết số 35/2017/NQ-HĐND , ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Quy định mức chi phí hỗ trợ chuẩn bị và quản lý thực hiện dự án đối với một số dự án được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và văn bản điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
b) Đối với các dự án không áp dung cơ chế đầu tư đặc thù: Thực hiện theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
2. Nội dung chi phí quản lý dự án:
Thực hiện theo Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và văn bản điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
3. Thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án:
Thực hiện theo Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và văn bản điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
4. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán chi phí quản lý dự án:
Thực hiện theo Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và văn bản điều chỉnh, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
Điều 10. Quyết toán dự án có sử dụng phần vốn huy động
1. Đối với vốn đóng góp để đầu tư xây dựng công trình:
Khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, Ban Quản lý xã có trách nhiệm phối hợp với Ban Tài chính xã lập bảng quyết toán vốn huy động khác tùy theo hình thức đóng góp. Bảng quyết toán phần vốn huy động khác được tổng hợp vào báo cáo quyết toán công trình hoàn thành và gửi cho Ban Tài chính xã để theo dõi, tổng hợp báo cáo.
2. Xử lý chênh lệch thu, chi:
Sau khi thanh quyết toán công trình, nếu chênh lệch thu lớn hơn chi hoặc với các khoản hiện vật đóng góp chưa được sử dụng hết, nhân dân trong thôn, xã tổ chức họp bàn và quyết định sử dụng để đầu tư xây dựng công trình mới thuộc các chương trình MTQG hoặc sử dụng cho các công trình công ích cần thiết khác của cộng đồng.
3. Quyết toán dự án hoàn thành
Thực hiện theo Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
1. Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Đắk Lắk và của huyện, thị xã, thành phố là cơ quan chỉ đạo kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện Quy chế này đối với các công trình, dự án xây dựng thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 tại cấp xã trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Sở chủ trì chương trình MTQG, dự án thành phần thuộc chương trình MTQG, UBND cấp huyện và UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế này.
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy chế
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ảnh về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quy chế cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.