ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2015/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 11 tháng 06 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007; Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ trưởng Bộ Công Thương Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 95/TTr-SNN ngày 29/5/2015 và ý kiến thẩm định của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo số 85/BC-STP ngày 27/5/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định cơ quan kiểm tra điều kiện bảo đảm chất lượng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; cơ quan kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và cơ quan quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình:
1. Phòng Trồng trọt (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp (bao gồm cả giống cây công nghiệp và giống cây ăn quả lâu năm), phân hữu cơ và phân bón khác (trừ các loại phân bón vô cơ).
b) Phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiểm tra cơ sở trồng trọt, kể cả hoạt động sơ chế tại cơ sở trồng trọt thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật và lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết.
2. Phòng Lâm nghiệp (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp.
3. Phòng Chăn nuôi (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên cạn, thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
b) Phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra cơ sở chăn nuôi thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trừ sản phẩm thủy sản) và lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết.
4. Chi cục Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, thức ăn và nguyên liệu thức ăn thủy sản; sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; các vật tư phục vụ hoạt động khai thác thủy sản.
b) Kiểm tra các cơ sở nuôi trồng thủy sản; tàu cá, cảng cá thuộc chuỗi thực phẩm thủy sản và lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết.
c) Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
d) Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở quy định tại Điểm b Khoản này.
5. Chi cục Thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản.
b) Chủ trì, phối hợp với Phòng Chăn nuôi (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiểm tra cơ sở chăn nuôi thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trừ sản phẩm thủy sản) và lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết.
c) Kiểm tra các cơ sở giết mổ, sơ chế; lưu thông, tiêu thụ (bao gồm: chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập) thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trừ sản phẩm thủy sản); truy xuất nguồn gốc cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật khi có cảnh báo của cơ quan Trung ương.
d) Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
e) Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này.
6. Chi cục Bảo vệ thực vật (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
b) Chủ trì, phối hợp với Phòng Trồng trọt (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiểm tra cơ sở trồng trọt, kể cả hoạt động sơ chế tại cơ sở trồng trọt thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật và lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết.
c) Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
d) Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở quy định tại Điểm b Khoản này.
7. Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn.
8. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
a) Kiểm tra các cơ sở sơ chế, chế biến độc lập; lưu thông, tiêu thụ (chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập) thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật; lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết; truy xuất nguồn gốc cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc thực vật khi có cảnh báo của cơ quan Trung ương.
b) Kiểm tra các cơ sở chế biến thuộc chuỗi thực phẩm nông sản có nguồn gốc động vật (trừ sản phẩm thủy sản) và lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết.
c) Kiểm tra cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến (bao gồm cả tàu cá chế biến), kho lạnh độc lập; lưu thông, tiêu thụ (chợ đầu mối, chợ đấu giá, cơ sở chuyên doanh, phương tiện vận chuyển độc lập) thuộc chuỗi thực phẩm thủy sản; lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết; truy xuất nguồn gốc cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuộc chuỗi thực phẩm thủy sản khi có cảnh báo của cơ quan Trung ương.
d) Kiểm tra các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, tiêu thụ trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu đối với muối ăn.
e) Kiểm tra các cơ sở sơ chế, chế biến, kho lạnh bảo quản nông lâm thủy sản, cơ sở sản xuất vật liệu bao gói gắn liền với cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản; lưu thông, tiêu thụ, xuất khẩu, nhập khẩu đối với sản phẩm hỗn hợp, phối chế (thực vật, động vật, thủy sản); nước đá dùng cho bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; lấy mẫu giám sát để thẩm tra an toàn thực phẩm khi cần thiết.
f) Chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc đối tượng kiểm tra của 02 đơn vị thuộc Sở trở lên.
g) Thanh tra chuyên ngành và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
h) Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e, Điểm f Khoản này.
9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
a) Kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp.
b) Quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT .
Điều 2. Nguyên tắc kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Hoạt động kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Điều 1 Quyết định này phải dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị, bảo đảm không chồng chéo; thực hiện đúng nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn và chế độ bảo mật trong hoạt động kiểm tra, quản lý; bảo đảm nguyên tắc một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành bởi một cơ quan quản lý nhà nước.
1. Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là cơ quan đầu mối có trách nhiệm tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình theo định kỳ hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở; công tác cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và công tác quản lý các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
2. Cơ quan, đơn vị kiểm tra, quản lý quy định tại Điều 1 Quyết định này có trách nhiệm báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản) theo định kỳ hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, quản lý theo phân công, phân cấp.
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan
1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện quy định về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm.
c) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của cơ quan kiểm tra cấp huyện, thành phố.
d) Trường hợp có phát sinh loại hình sản xuất, kinh doanh mới thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và PTNT hoặc có biến động về tổ chức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Sở quyết định phân công quản lý cho các cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, đồng thời hướng dẫn UBND cấp huyện phân công cho cơ quan kiểm tra cấp huyện.
2. Trách nhiệm của các đơn vị kiểm tra thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Xây dựng kế hoạch kiểm tra; quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc đề xuất quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và thông báo kế hoạch kiểm tra cho các cơ quan, tổ chức theo quy định; thống kê, lập danh sách các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi phân công trên địa bàn tỉnh;
b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra;
c) Thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra cho cơ quan tham gia phối hợp kiểm tra, đồng thời báo cáo kết quả kiểm tra về Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định;
d) Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực thẩm thuộc phạm vi phân công;
đ) Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.
3. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn nhân lực, kiện toàn bộ máy kiểm tra các cấp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT và Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT .
4. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
a) Phân công trách nhiệm kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh cho các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã theo phân cấp tại Khoản 9 Điều 1 Quyết định này.
b) Hướng dẫn cơ quan chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và ký bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ theo phân công, phân cấp thuộc địa bàn quản lý theo quy định.
d) Bố trí nguồn lực, kinh phí phục vụ cho công tác kiểm tra, quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương.
e) Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý.
f) Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm.
g) Định kỳ hàng năm thống kê, rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn quản lý.
6. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thủy sản
Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm và chịu sự kiểm tra, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ, Sở Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.