ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1493/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 04 tháng 6 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 36/TTr-STTTT ngày 16/05/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Viettel Bình Dương trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với những nội dung chính như sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Viettel Bình Dương trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
2. Đơn vị chủ trì lập quy hoạch: Viettel Bình Dương.
3. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Không.
1. Mục tiêu
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của Viettel Bình Dương nhằm bảo đảm cho việc phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng viễn thông bền vững, hiệu quả, an toàn, đồng thời đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan môi trường, nhất là tại các khu vực đô thị.
- Đảm bảo phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông hiện đại, mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động đến 100% dân cư; đáp ứng cung cấp đầy đủ dịch vụ với chất lượng ngày càng cao.
- Phấn đấu ngầm hoá 100% mạng cáp truyền dẫn trong các khu đô thị thuộc các huyện, thị xã, thành phố đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công chịu trách nhiệm đầu tư.
2. Yêu cầu
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của các ngành đã được phê duyệt, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo hướng khuyến khích sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, giữa các ngành, đồng thời đáp ứng yêu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn.
- Phù hợp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của tỉnh đã được phê duyệt.
III. Nội dung quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Theo Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, thì các công trình viễn thông của Viettel Bình Dương quy hoạch xây dựng không thuộc danh mục công trình quan trong liên quan đến an ninh quốc gia.
- Duy trì hiện trạng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ, đồng thời nâng cấp các thiết bị viễn thông tại các điểm cung cấp viễn thông có người phục vụ này.
- Giai đoạn 2018-2020: Duy trì 30 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ do Viettel đầu tư, 170 điểm do các đối tác của Viettel đầu tư.
- Định hướng đến năm 2025: Phát triển mới điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, khu vực trung tâm các huyện, thị xã, thành phố, khu vực có lượng khách hàng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.
(Chi tiết các Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông Đ1 theo Phụ lục 1 đính kèm).
Viettel Bình Dương sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện phát triển loại hình trạm thông tin đa năng theo quy hoạch tại các khu vực trung tâm, khu vực bến xe, nhà ga, các khu vực tập trung đông người để phục vụ nhu cầu truy xuất, tìm kiếm thông tin của người dân.
Trạm thông tin đa năng là điểm cung cấp dịch vụ wifi miễn phí, đồng thời cung cấp các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội ngắn gọn, tập trung truyền thông cho các hoạt động và chính sách của chính quyền hoặc cập nhật thông tin thị trường, phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin, các tiện ích quan trọng cho người dân và du khách khi đến tham quan Bình Dương, cung cấp đến người dân dịch vụ điện thoại khẩn cấp.
Giai đoạn 2018-2020: Chưa triển khai các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ.
Định hướng đến năm 2025: Xây dựng mới 39 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ (Đ2) tại các khu vực trung tâm hành chính cấp huyện/thị xã/thành phố/tỉnh, các khu dân cư, khu thương mại, trường học, bệnh viện, công viên, bến xe để đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
Quy mô, diện tích: Mỗi điểm có diện tích khoảng 10 m2.
Nhu cầu sử dụng đất: đất công cộng hoặc thuê đất. Viettel Bình Dương sẽ đàm phán cùng các đơn vị liên quan để thỏa thuận về vị trí xây dựng đảm bảo thuận tiện, an toàn và mỹ quan đô thị.
(Chi tiết Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông Đ2 theo Phụ lục 2 đính kèm).
3. Cột ăng ten
3.1. Cải tạo, nâng cấp
Tổng số cột ăng ten phải thay đổi loại cột hiện trạng cho phù hợp với quy hoạch, từ loại ăng ten cồng kềnh (A2b) sang loại cồng kềnh (A2a) hoặc loại ăng ten đơn thân, đảm bảo mỹ quan (A2c): 371 cột, trong đó có 288 cột do Viettel Bình Dương làm chủ sở hữu.
Cải tạo cột ăng ten loại cồng kềnh (A2a) tại khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan trên địa bàn tỉnh. Cải tạo theo phương thức hạ độ cao cột ăng ten loại A2a thành cột ăng ten không cồng kềnh loại A1 hoặc chuyển đổi sang cột ăng ten ngụy trang, thân thiện môi trường.
Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: chuyển các cột ăng ten có khoảng cách nhỏ hơn 100m trong khu vực đô thị và nhỏ hơn 200 m ngoài đô thị về vị trí mới phù hợp hơn. Vị trí phù hợp là vị trí có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp dùng chung và đảm bảo yêu cầu về mỹ quan; đảm bảo vùng phủ sóng cho thuê bao.
(Chi tiết hiện trạng cột ăng ten theo Phụ lục 3 đính kèm).
3.2. Phát triển mới đến năm 2020
Tổng số cột ăng ten phát triển thêm 175 cột, trong đó có 34 cột loại cồng kềnh (A2b), 141 cột loại đơn thân Monopol (A2c).
Viettel Bình Dương làm chủ đầu tư 137 cột, thuê lại hạ tầng cột của các đơn vị khác 38 cột.
Tỷ lệ dùng chung (DC1, DC3): 50%.
(Chi tiết Quy hoạch cột ăng ten phát triển mới theo Phụ lục 4 đính kèm).
3.3. Định hướng đến năm 2025
Phát triển mới loại ăng ten không cồng kềnh (A1) trong các khu đô thị, tại các thị xã, thành phố; chuyển đổi 100% các cột ăng ten cồng kềnh A2a do Viettel Bình Dương là chủ sở hữu sang ăng ten không cồng kềnh (A1).
Đến năm 2020: phát triển hạ tầng mạng cáp ngầm tại 18 tuyến đường thuộc các khu vực Dĩ An, Tân Uyên và Phú Giáo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao tại Quyết định số 2667/QĐ-UBND ngày 04/10/2017 về việc ban hành Kế hoạch triển khai hạ tầng ngầm cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020.
Tổng chiều dài công trình ngầm do Viettel đầu tư: 31.4 Km đường tương đương 62.8 Km cống bể.
Hạ ngầm các tuyến cáp trên các tuyến đường do các nhà đầu tư khác đầu tư tại các huyện, thị, thành phố theo Quyết định số 2667/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương. Tổng chiều dài 102.43 Km.
Tổng số cột treo cáp trồng mới: Không.
Định hướng đến năm 2025: Phát triển hạ tầng cáp quang trên địa bàn toàn tỉnh đến 100% hộ dân. 100 % các tuyến cáp mạng ngoại vi trong khu vực đô thị được thi công ngầm.
(Chi tiết Quy hoạch cột treo cáp và hạ tầng ngầm theo Phụ lục 5 đính kèm).
1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ
- Nguồn đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội.
- Thời gian thực hiện: 2020 - 2025.
- Hạng mục đầu tư: Lắp đặt trạm thông tin đa năng.
- Mức đầu tư: 100 triệu đồng/1 điểm.
- Đầu tư: 39 điểm.
- Tổng nguồn vốn: 3,9 tỷ đồng.
2. Cột anten
2.1. Cột anten xây dựng mới
- Nguồn đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội và các tổ chức, cá nhân khác.
- Thời gian thực hiện: 2018 - 2020.
- Hạng mục đầu tư: đầu tư nhà, trạm, cột, ...
- Mức đầu tư: 700 triệu đồng/1 điểm.
- Đầu tư: 175 điểm.
- Tổng nguồn vốn: 122,5 tỷ đồng.
2.2. Cải tạo cột anten
- Nguồn đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội và các tổ chức, cá nhân khác.
- Thời gian thực hiện: 2018 - 2020.
- Hạng mục đầu tư: cải tạo, chuyển đổi, gia cố công trình.
- Mức đầu tư: 500 triệu đồng/1 điểm.
- Cải tạo: 288 điểm (trong 371 điểm cần chuyển đổi thì Viettel thực hiện 288 điểm, 83 điểm do các nhà đầu tư khác thực hiện).
- Tổng nguồn vốn: 144 tỷ đồng.
3. Hệ thống cột treo cáp và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
3.1. Cải tạo chỉnh trang mạng cáp treo
- Nguồn đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội.
- Thời gian thực hiện: 2018 - 2020.
- Hạng mục đầu tư: tối ưu, thu hồi cáp dư thừa, thay thế trụ nghiêng, bó gọn cáp.
- Mức đầu tư: 50 triệu đồng/1km.
- Đầu tư: 300 km.
- Tổng nguồn vốn: 15 tỷ đồng.
3.2. Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm
- Nguồn đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội.
- Thời gian thực hiện: 2018 - 2020.
- Hạng mục đầu tư: xây dựng hạ tầng cống, bể cáp.
- Mức đầu tư: 836 triệu đồng/1km.
- Đầu tư: 62,8 km cống bể (tương đương 31,4 Km đường).
- Tổng nguồn vốn: 52,5 tỷ đồng.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch được phê duyệt của doanh nghiệp.
- Hướng dẫn, chỉ đạo doanh nghiệp điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển hạ tầng viễn thông thụ động thực tế và trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
- Giám sát và điều phối quá trình đầu tư sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.
2. Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông giám sát việc thực hiện quy hoạch của Viettel Bình Dương trên địa bàn.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để Viettel Bình Dương phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.
3. Viettel Bình Dương
- Có trách nhiệm tổ chức công bố công khai, thông báo quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp đồng thời gửi về Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy hoạch. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, sự phát triển của công nghệ và hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, trình Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp.
- Chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật; xác định giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật được sử dụng chung do doanh nghiệp đầu tư; niêm yết giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông. Trong trường hợp không thống nhất về giá thuê, doanh nghiệp đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng các Sở, ngành giải quyết.
- Tuân thủ nghiêm túc các quy định về cấp phép và quản lý xây dựng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
- Phối hợp với các Sở, ngành, các đơn vị và các doanh nghiệp liên quan đến đầu tư hạ tầng, đàm phán cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; kiến nghị, đề xuất giải quyết, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện; lồng ghép, kết hợp thực hiện các dự án khác có cùng mục tiêu, nhiệm vụ và địa điểm để tránh trùng lặp, gây lãng phí về nhân lực và tài chính; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật khác.
- Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch cho Sở Thông tin và Truyền thông hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Công thương, Giao thông - Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Thủ Dầu Một, Giám đốc Công ty Điện lực Bình Dương, Giám đốc Viettel Bình Dương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.