ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1487/QĐ-UBND |
Thanh Hóa, ngày 24 tháng 4 năm 2018 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 -2015) tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Nghị quyết số 16-NQ-TU, ngày 20/4/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa XVII về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 4833/QĐ-UBND, ngày 31/12/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Thông báo số 21/TB-UBND ngày 05/02/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết các vấn đề vướng mắc trong triển khai một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1657/SKHĐT-KTNN ngày 10/4/2018; của Sở Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 720/SNN&PTNT-TT ngày 21/3/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chính như sau:
1. Tên đề án: Đề án phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Phạm vi thực hiện đề án: Trên địa bàn 10 huyện: Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Như Thanh, Như Xuân, Yên Định, Thường Xuân, Triệu Sơn, Lang Chánh, Cẩm Thủy và Bá Thước.
- Phát triển vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh của Thanh Hóa; phù hợp với chủ trương, định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và các quy hoạch khác liên quan.
- Phải dựa trên điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, những tiềm năng, lợi thế của vùng; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, thực hiện cơ giới hóa để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng mía nguyên liệu; đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định.
- Gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập và đời sống nhân dân trong vùng; góp phần phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở các địa phương trong vùng nguyên liệu. Phát triển hài hòa, chặt chẽ và bền vững mối quan hệ lâu dài giữa Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn với các địa phương, doanh nghiệp và với các hộ trồng mía trên cơ sở thỏa thuận, hài hòa về lợi ích, hai bên cùng có lợi.
- Mục tiêu đến năm 2020: Tổng diện tích đất trồng mía là 12.600 ha (trong đó: Diện tích mía đứng 11.871 ha, diện tích đất mía luân canh 729 ha); diện tích mía thâm canh 8.300 ha (chiếm 70% tổng diện tích mía đứng vùng nguyên liệu); năng suất mía đứng toàn vùng bình quân đạt 94 tấn/ha, trong đó năng suất mía thâm canh đạt 104 tấn/ha; tổng sản lượng mía nguyên liệu toàn vùng 1.115.222 tấn, trong đó sản lượng mía thâm canh 859.100 tấn; chữ đường bình quân đạt 11,0 CCS trở lên.
- Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025: Ổn định diện tích đất trồng mía là 12.600 ha (trong đó: diện tích mía đứng 11.500 ha, đất mía luân canh 1.100 ha); diện tích mía thâm canh 9.500 ha (chiếm trên 80% tổng diện tích mía đứng vùng nguyên liệu); năng suất mía đứng toàn vùng bình quân đạt 105 tấn/ha, trong đó năng suất mía thâm canh đạt 110 tấn/ha; tổng sản lượng mía nguyên liệu toàn vùng 1.205.000 tấn, trong đó sản lượng mía thâm canh 1.045.000 tấn; chữ đường bình quân đạt 12,0 CCS trở lên.
- Định hướng đến năm 2030: Ổn định diện tích đất trồng mía là 12.600 ha (trong đó: Diện tích mía đứng 10.600 ha, diện tích đất mía luân canh 2.000 ha); diện tích mía thâm canh 10.000 ha (chiếm gần 95% diện tích mía đứng); năng suất mía đứng toàn vùng bình quân đạt 110 tấn/ha, năng suất mía thâm canh đạt 111 tấn/ha; sản lượng mía nguyên liệu toàn vùng 1.161.600 tấn, trong đó sản lượng mía thâm canh 1.111.000 tấn; chữ đường bình quân đạt 12,5 CCS trở lên.
5.1. Quy mô diện tích phát triển vùng nguyên liệu
- Giai đoạn 2018 - 2020: Diện tích đất trồng mía là 12.600 ha (mía đứng là 11.871 ha, mía luân canh là 729 ha). So với nhu cầu diện tích (13.750 ha) cho sản xuất mía giai đoạn này còn thiếu 1.150 ha nhưng thực tế đã được 04 Công ty TNHH MTV: Sông Âm, Lam Sơn - Sao Vàng, Lam Sơn, Thống Nhất bù đắp diện tích này (diện tích tận dụng để trồng mía phục vụ nhà máy nhưng không đưa vào vùng nguyên liệu mía với diện tích trên 1.000 ha).
- Giai đoạn 2021 - 2025: Ổn định diện tích trồng mía 12.600 ha (diện tích mía đứng là 11.500 ha, diện tích mía luân canh 1.100 ha). Tuy so với nhu cầu (13.250 ha) còn thiếu khoảng 650 ha là diện tích để luân canh mía và để đáp ứng nhu cầu sản lượng mía cho các nhà máy, tập trung đẩy mạnh thâm canh trên diện tích mía đứng.
- Định hướng đến năm 2030: Ổn định diện tích đất trồng mía là 12.600ha (diện tích mía đứng 10.600ha, diện tích đất mía luân canh 2.000ha). Đến giai đoạn này đáp ứng thực hiện được nhu cầu về sản lượng, do tăng năng suất và chất lượng mía.
5.2. Diện tích mía đứng theo từng giai đoạn
- Giai đoạn 2018 - 2020: Tổng diện tích mía đứng 11.871 ha; năng suất mía bình quân toàn vùng đạt 94 tấn/ha; tổng sản lượng mía đạt 1.115.222 tấn; chữ đường bình quân toàn vùng đạt 11 CCS trở lên. Trong đó: Diện tích đất lúa 2.292 ha, năng suất 115 tấn/ha, sản lượng 263.597 tấn; đất bãi màu diện tích 5.689 ha, năng suất 100 tấn/ha, sản lượng đạt 571.103 tấn; đất đồi diện tích 3.890 ha, năng suất 72 tấn/ha, sản lượng đạt 280.522 tấn.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Diện tích mía đứng 11.500 ha; năng suất mía bình quân toàn vùng đạt 105 tấn/ha; tổng sản lượng mía đạt 1.205.000 tấn; chữ đường bình quân toàn vùng đạt 12 CCS trở lên. Trong đó: Diện tích đất lúa 2.292 ha, năng suất 119 tấn/ha, sản lượng 272.766 tấn; đất bãi màu diện tích 5.689ha, năng suất 109 tấn/ha, sản lượng đạt 618.547 tấn; đất đồi diện tích 3.519 ha, năng suất 89 tấn/ha, sản lượng đạt 313 .687 tấn.
- Định hướng đến năm 2030: Diện tích mía đứng 10.600 ha; năng suất mía bình quân toàn vùng đạt 110 tấn/ha; tổng sản lượng mía đạt 1.161.600 tấn; chữ đường bình quân toàn vùng đạt 12,5 CCS trở lên. Trong đó: Diện tích đất lúa 2.292 ha, năng suất đạt 123 tấn/ha, sản lượng 281.934 tấn; đất bãi màu 5.100 ha, năng suất đạt 110 tấn/ha, sản lượng 561.000 tấn; đất đồi diện tích 3.208 ha, năng suất đạt 99 tấn/ha, sản lượng 318.666 tấn.
5.3. Diện tích phát triển vùng mía thâm canh
- Giai đoạn 2018 - 2020: Diện tích mía thâm canh toàn vùng Lam Sơn đạt 8.300 ha (chiếm 70% tổng diện tích) với năng suất bình quân đạt 104 tấn/ha; sản lượng đạt 859.100 tấn. Trong đó, diện tích thâm canh có tưới đạt 3.000 ha (tập trung chủ yếu tại các huyện: Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Như Thanh) với năng suất đạt 120 tấn/ha.
- Giai đoạn 2021 - 2025: Tổng diện tích mía thâm canh đạt 9.500 ha (chiếm trên 80% tổng diện tích mía vùng nguyên liệu). Giai đoạn này, tiếp tục đầu tư hệ thống tưới mía vùng thâm canh, phấn đấu nâng diện tích mía thâm canh có tưới kết hợp với sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh được sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô lên 5.000 ha (tập trung chủ yếu tại các huyện: Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Yên Định, Như Xuân, Thường Xuân, Cẩm Thủy). Năng suất thâm canh mía bình quân toàn vùng đạt 110 tấn/ha, trong đó: Năng suất mía thâm canh có tưới kết hợp với sử dụng giống mới đạt 125 tấn/ha; sản lượng mía thâm canh đạt 1.045.000 tấn.
- Định hướng đến năm 2030: Tổng diện tích mía thâm canh đạt 10.000 ha (chiếm trên 90% tổng diện tích mía vùng nguyên liệu), trong đó: Sử dụng 100% giống mới có năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh được sản xuất từ phương pháp nuôi cấy mô; năng suất thâm canh mía bình quân toàn vùng đạt 111 tấn/ha; sản lượng mía thâm canh đạt 1.111.000 tấn.
(Chi tiết diện tích, năng suất, sản lượng mía đứng vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn, đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 theo Phụ lục đính kèm)
6.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Tổ chức tuyên truyền, quán triệt, vận động để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể và người sản xuất về phát triển vùng nguyên liệu mía đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết 16/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XVII) về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
6.2. Giải pháp bảo vệ, cải tạo và tích tụ, tập trung ruộng đất
Phát triển vùng nguyên liệu ổn định và bền vững trên cơ sở áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, luân canh hợp lý để chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ độ phì của đất. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất mía; đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho người trồng mía.
Khuyến khích tích tụ, tập ruộng đất để phát triển mía nguyên liệu; chuyển dịch giữa nông dân với nông dân (dồn điền đổi thửa hoặc nông dân trao đổi, thuê, mượn lại đất của nhau) để các hộ nông dân cùng góp đất sản xuất mía nguyên liệu hoặc thông qua Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn để các hộ góp vốn bằng quyền sử dụng đất; công ty thuê lại đất của nông dân để hình thành các cánh đồng lớn thuận lợi cho việc đầu tư thâm canh, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ.
6.3. Giải pháp về phát triển giống và địa điểm nhân giống: Tiếp tục tập trung đầu tư trung tâm sản xuất giống mía sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao; mở rộng và phát triển hệ thống sản xuất giống mía 03 cấp từ trung tâm nuôi cấy mô đến các trạm trại nhân giống cấp 1, cấp 2 và giống thương phẩm. Cung cấp 25.000 - 30.000 tấn giống mía tốt/năm đủ để trồng mới 30-40% diện tích toàn vùng, phấn đấu đến vụ 2018-2020 đủ thay thế toàn bộ giống mía cũ hiện có bằng bộ giống mía mới đảm bảo sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, nông hóa thổ nhưỡng.
6.4. Giải pháp thâm canh mía nguyên liệu
6.4.1. Giải pháp kỹ thuật
- Về giống và cơ cấu giống: Sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thâm canh của từng vùng sinh thái; đến năm 2020 toàn vùng đạt 100% diện tích sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao, sạch bệnh được sản xuất từ giống nuôi cây mô vào sản xuất mía nguyên liệu tại vùng Lam Sơn. Bố trí cơ cấu giống chín sớm, chín trung bình, chín muộn phù hợp với đất và kế hoạch chế biến của nhà máy; tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở nhân giống mía tại các địa phương.
- Trồng, chăm sóc mía nguyên liệu tuân thủ, thực hiện các biện pháp kỹ thuật thâm canh, luân canh hợp lý để chống xói mòn, rửa trôi và bảo vệ độ phì của đất.
- Đẩy mạnh cơ giới hóa trong tất cả các khâu trong sản xuất mía nguyên liệu. Phấn đấu đến năm 2020 cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 80% khâu trồng và chăm sóc mía, 50% khâu thu hoạch - bốc xếp mía và đến năm 2025 cơ giới hóa 100% khâu trồng và chăm sóc mía, 100% khâu thu hoạch - bốc xếp mía.
- Giải pháp hạ tầng cơ sở: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống công trình thủy lợi hiện có. Phấn đấu đến năm 2020 diện tích tưới cho vùng mía thâm canh đạt 3.000 ha (chiếm trên 35% diện tích mía thâm canh); đến năm 2025 tăng diện tích mía có tưới vùng thâm canh lên 5.000 ha (chiếm trên 50% diện tích mía thâm canh).
- Giải pháp về quản lý, phòng trừ dịch bệnh: Hàng năm các cán bộ kỹ thuật xuống hỗ trợ vùng nguyên liệu kiểm tra phát hiện sớm các loại sâu bệnh, chỉ đạo phòng chống có hiệu quả, không để phát sinh thành dịch.
2.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và du nhập các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất thâm canh cây mía; đặc biệt là các thiết bị phục vụ cho nhân giống nuôi cấy mô, phân bón chuyên dụng, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật, an toàn sinh học...; các thiết bị và hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch.
Nghiên cứu, ứng dụng quy trình công nghệ tổng hợp, cơ giới hoá đồng bộ trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch mía. Thực hiện tốt việc du nhập, khảo nghiệm và tuyển chọn, phục tráng các giống mía có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh, hàm lượng đường cao, khả năng tái sinh tốt và phù hợp để chuyển giao cho người sản xuất.
2.4.3. Giải pháp về khuyến nông chuyển giao tiến bộ KHKT:
Nâng cao năng lực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật của cán bộ kỹ thuật nông vụ, cán bộ khuyến nông cơ sở, cán bộ quản lý; xã hội hóa các hoạt động đào tạo nghề có liên quan đến mía đường đảm bảo cho người lao động tiếp cận được các công nghệ mới áp dụng trong sản xuất. Lồng ghép, tranh thủ các chương trình dự án của Nhà nước hoặc của các tổ chức phi chính phủ để tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ KHKT.
Tổ chức các chương trình tập huấn về nghiệp vụ quản lý nông vụ, giống mía, kỹ thuật thâm canh, phòng trừ quản lý dịch hại để nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nông vụ, các hợp tác xã và các hộ nông dân trồng mía. Triển khai và nhân ra diện rộng các mô hình sản xuất tiên tiến.
2.5. Giải pháp về tổ chức sản xuất
- Thực hiện có hiệu quả việc liên kết giữa Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn với các hợp tác xã, tổ hợp tác trong việc đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng mía nguyên liệu. Ngoài việc triển khai các quy định của pháp luật về hợp tác xã, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn chú trọng hỗ trợ phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong vùng mía như hợp tác xã, tổ hợp tác để các tổ chức này có đủ khả năng cung ứng dịch vụ tiêu thụ nông sản, làm tốt chức năng cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản đảm bảo sản xuất phát triển có hiệu quả, ổn định lâu dài.
- Ký kết hợp đồng thu mua nguyên liệu giữa Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn với các tổ chức, cá nhân sản xuất mía nguyên liệu phải được tiến hành ngay từ đầu vụ sản xuất hàng năm theo nguyên tắc thoả thuận, trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tuân thủ theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg, ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
- Phương thức mua mía theo chữ đường, phương pháp xác định chữ đường theo Thông tư số 29/2012/TT-BNNPTNT ngày 03/07/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; giá mua mía nguyên liệu tuân thủ theo mức giá sàn quy định hàng năm; phương thức thanh toán nhanh, gọn về tài chính theo đúng hợp đồng đã ký kết; đảm bảo hài hòa lợi ích của người trồng mía và doanh nghiệp.
6.6. Giải pháp huy động nguồn vốn
- Vốn ngân sách nhà nước: Lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia như: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững,... đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vùng nguyên liệu.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp:
+ Vay tín dụng ưu đãi thông qua các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ; phát hành trái phiếu doanh nghiệp chuyển đổi.
+ Liên kết với hệ thống ngân hàng tạo nguồn tín dụng, thiết lập kênh chuyển tải vốn đến hộ nông dân. Hỗ trợ nhân dân một phần lãi suất và chia sẻ, cùng chịu mọi rủi ro, thực hiện cơ chế hợp đồng đầu tư ứng trước cho nông dân, giải quyết cái khó lớn đầu tiên của nông dân và các địa phương là vốn sản xuất, tạo điều kiện để nông dân đủ điều kiện yên tâm phát triển vùng nguyên liệu.
+ Hợp tác với các tổ chức, đơn vị khoa học trong và ngoài nước nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm năng đầu tư vào Thanh Hóa và Công ty theo hướng khoa học - công nghệ cao, tăng năng lực cạnh tranh hội nhập, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế trong thời kỳ phát triển và hội nhập;
- Vốn từ các thành phần sản xuất tư nhân và hộ gia đình: Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân bỏ vốn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, từng bước cơ giới hóa để giảm bớt thời gian lao động thủ công, nâng cao hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu.
6.7. Giải pháp về xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ vùng nguyên liệu
- Hệ thống giao thông vận tải: Để đáp ứng nhu cầu vận tải mía về Nhà máy, tiếp tục cải tạo, nâng cấp các tuyến đường với tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, Cấp V đồng bằng, mặt đường cấp phối đá, cần đầu tư xây mới 491,31km và nâng cấp 92,6 km đường giao thông nội đồng (trước mắt giai đoạn 2018 - 2020 ưu tiên đầu tư nâng cấp và làm mới 255 km các tuyến đường trọng điểm của vùng nguyên liệu tại các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân,... nhằm phục vụ tốt việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và nhu cầu vận chuyển mía nguyên liệu).
- Hệ thống thủy lợi: Để đảm bảo nhu cầu tưới cho mía thâm canh trong thời gian tới, tập trung đầu tư nâng cấp, tạo 38 công trình; làm mới 7 đập; 14 trạm bơm, hệ thống kênh và đường ống tại các huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Thường Xuân; kiên cố hoá 116,3 km kênh mương (trong đó 91,05 km nâng cấp và 25,2 km đầu tư mới).
1.1. Tổng kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện đề án là 4.524.477 triệu đồng, trong đó:
- Đầu tư xây dựng cơ bản: 1.145.683 triệu đồng, gồm:
+ Dồn điền đổi thửa: 6.240 triệu đồng;
+ Mở rộng diện tích - phân tích cải tạo đất: 11.443 triệu đồng;
+ Hệ thống giao thông: 350.000 triệu đồng;
+ Hệ thống thủy lợi (kênh mương, trạm bơm, hồ đập): 150.000 triệu đồng;
+ Hệ thống tưới công nghệ cao: 175.000 triệu đồng;
+ Xây dựng trung tâm nghiên cứu giống mía: 150.000 triệu đồng;
+ Xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh: 300.000 triệu đồng;
+ Thiết bị máy móc: 3.000 triệu đồng.
- Đầu tư cho sản xuất mía: 3.378.794 triệu đồng.
1.2. Nguồn vốn thực hiện:
- Phân theo nguồn vốn:
+ Vốn lồng ghép ngân sách nhà nước: 166.872 triệu đồng (chiếm 3,7 %);
+ Vốn doanh nghiệp: 1.812.979 triệu đồng (chiếm 40 %);
+ Vốn của các hộ dân: 2.544.626 triệu đồng (chiếm 56,3 %).
- Phân theo giai đoạn đầu tư: Giai đoạn 2018-2020 là 2.381.203 triệu đồng; giai đoạn 2021-2025 đạt 1.307.970 triệu đồng và giai đoạn 2026-2030 là 835.304 triệu đồng.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
- Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương và Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn xây dựng và chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu mía đường theo đề án được duyệt; thực hiện trình tự, thủ tục chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía ở các huyện theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu kịp thời các chính sách để phát triển vùng nguyên liệu mía, trình UBND tỉnh quyết định, và quản lý việc thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ tại các địa phương, đơn vị.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Công thương và UBND các huyện có diện tích trồng mía vùng nguyên liệu mía đường Lam Sơn để đề xuất giá thu mua nguyên liệu ở mỗi thời điểm để làm căn cứ cho Công ty và người trồng mía thực hiện việc thoả thuận, thanh toán giá thu mua nguyên liệu.
- Theo dõi, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện đề án; kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế; báo cáo UBND tỉnh định kỳ, đột xuất tình hình và kết quả thực hiện đề án;
- Phối hợp với Công ty mía đường Lam Sơn và các địa phương chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, theo dõi tổng hợp kết quả xây dựng cánh đồng sản xuất mía lớn gắn với tích tụ tập trung đất đai ứng dụng công nghệ cao; xây dựng và tổng kết các mô hình sản xuất tiên tiến, chuyển giao kỹ thuật mới trong sản xuất, chỉ đạo nhân ra diện rộng.
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, theo dõi việc thực hiện các nội dung của đề án, kết quả thực thi các chính sách; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Định kỳ hoặc đột xuất, tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương, doanh nghiệp báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan tạo nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, thủy lợi) phù hợp, đồng bộ với dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu của nhà máy.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành có liên quan hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước để thực hiện các cơ chế, chính sách do tỉnh ban hành. Cung cấp thông tin, giá cả thị trường về giá đường, giá mía nguyên liệu ở từng thời điểm cho các đơn vị tham khảo; chủ trì, hiệp thương giao cho các doanh nghiệp và các chủ hợp đồng thỏa thuận về giá mua (bán) tối thiểu mía nguyên liệu, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa người nông dân và doanh nghiệp mía đường.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với các sở, ngành, địa phương để tham mưu, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các đề tài, dự án khoa học công nghệ phục vụ ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ và chuyển giao công nghệ vào sản xuất mía, tập trung các lĩnh vực nghiên cứu, tuyển chọn, du nhập, phục tráng các giống mía năng suất, chất lượng, trữ đường cao, chống chịu sâu bệnh tốt; lồng ghép các nguồn sự nghiệp khoa học bố trí kinh phí hỗ trợ trong sản xuất mía đường ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ việc xây dựng thương hiệu “Mía đường Xứ Thanh” và các chương trình có liên quan khác.
5. Sở Công thương:
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch hoạt động nghiên cứu, dự báo thị trường tiêu thụ đường trong và ngoài nước, đánh giá khả năng cạnh tranh của các sản phẩm chế biến từ mía; xây dựng chính sách hỗ trợ giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ đường.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kinh doanh của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn theo đúng pháp luật, nhằm tạo môi trường thông thoáng, bình đẳng, lành mạnh trong kinh doanh. Tăng cường công tác khuyến công trong sản xuất mía đường.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục thuế và các sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện và Công ty mía đường Lam Sơn để hướng dẫn, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu trồng mía nguyên liệu, công tác tích tụ ruộng đất và kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
7. Báo Thanh Hoá, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin truyền thông: Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, UBND các huyện và Công ty mía đường Lam Sơn tuyên truyền, phổ biến, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân trong vùng nguyên liệu. Lập chuyên trang, chuyên mục để thông tin thường xuyên về các mô hình tốt, các điển hình tiên tiến, để kịp thời động viên, khuyến khích học tập các mô hình, các điển hình và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia đề án.
8. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của các cấp, các ngành; có kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền và vận động đông đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào đề án phát triển vùng mía nguyên liệu.
9. Ủy ban nhân dân các huyện trong vùng nguyên liệu
- Quản lý, xây dựng và triển khai kế hoạch trồng mía hàng năm trên địa bàn huyện theo đề án được duyệt. Kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch trồng mía và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức quản lý, giám sát các hợp tác xã, chủ hợp đồng và hộ nông dân trồng mía đã ký kết hợp đồng kinh tế với công ty trong vùng nguyên liệu ngay từ đầu năm. Giám sát việc thực hiện các hợp đồng giữa Công ty và các hợp tác xã, hộ trồng mía; phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và người sản xuất trong quá trình thực hiện; kịp thời xử lý những vấn đề thuộc trách nhiệm, thẩm quyền theo quy định; chủ động làm việc với các ngành có liên quan, báo cáo UBND tỉnh xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho người sản xuất và doanh nghiệp thực hiện phát triển vùng nguyên liệu mía; đẩy mạnh thâm canh, cải tiến kỹ thuật canh tác, triển khai các phương pháp trồng mía tiên tiến ở nơi đủ điều kiện; hỗ trợ khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung.
- Sau khi kết thúc vụ thu hoạch hàng năm, UBND huyện phối hợp với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tiến hành tổng kết đánh giá quá trình tổ chức thực hiện; đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để đưa ra phương án, kế hoạch, giải pháp chỉ đạo thực hiện trong năm tiếp theo. Thường xuyên báo cáo kết quả triển khai, thực hiện với UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành có liên quan.
10. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong vùng nguyên liệu
- Trực tiếp triển khai thực hiện kế hoạch trồng mía nguyên liệu hàng năm do UBND huyện giao. Chỉ đạo các hộ nông dân, hợp tác xã trồng mía ký kết hợp đồng kinh tế với nhà máy ngay từ đầu vụ. Quản lý, chỉ đạo, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng tiêu thụ mía nguyên liệu đã ký kết giữa các tổ chức, cá nhân trồng mía với doanh nghiệp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
- Phối hợp với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, chỉ đạo các tổ chức, cá nhân thực hiện kế hoạch sản xuất và thu hoạch mía theo đúng hợp đồng đã ký kết. Thường xuyên báo cáo kết quả triển khai, thực hiện với UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT và các ban, ngành có liên quan cấp huyện.
11. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện vùng nguyên liệu và các sở, ngành, đơn vị có liên quan cụ thể hóa các giải pháp, nội dung đề án được phê duyệt; xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển vùng nguyên liệu ổn định; phối hợp với các cơ quan quản lý, nghiên cứu xây dựng chế độ canh tác hợp lý, chế độ luân canh phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng, kinh tế - xã hội của từng vùng nguyên liệu để đảm bảo vùng nguyên liệu phát triển bền vững.
- Ban hành, thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ các địa phương, hợp tác xã và hộ trồng để phát triển vùng nguyên liệu ổn định, bền vững. Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi nội đồng vùng trồng mía nguyên liệu; xây dựng các cơ sở sản xuất giống mía để đảm bảo đủ giống tốt cho sản xuất đại trà; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, hỗ trợ áp dụng cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến thu hoạch nhằm giảm giá thành và chi phí nhân công; đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến cho các chủ hợp đồng, hộ trồng mía.
- Ký hợp đồng trực tiếp với các hợp tác xã, chủ hợp đồng, hộ trồng mía và thực hiện đúng, đầy đủ các khoản trong hợp đồng đã ký kết. Nếu vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho người sản xuất thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình, kết quả triển khai, thực hiện với UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và các cấp, các ngành liên quan.
12. Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân hộ gia đình sản xuất mía nguyên liệu.
- Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng sản xuất, tiêu thụ mía nguyên liệu đã ký kết với Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Nếu vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại vật chất do hành vi vi phạm gây ra theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện việc phát triển vùng nguyên liệu theo đúng đề án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Tổ chức trồng, chăm sóc, thu hoạch đúng kế hoạch, quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cho doanh nghiệp chế biến đã ký hợp đồng đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
- Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho doanh nghiệp thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại sản phẩm cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp.
- Được hưởng quyền lợi các chính sách ưu đãi của Nhà nước và của doanh nghiệp ban hành. Được doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư vốn, vật tư, giống mới, phân bón đảm bảo chất lượng và được hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch mía nguyên liệu.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội; Cục Thuế; Chủ tịch UBND các huyện, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong vùng nguyên liệu mía; Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÍA ĐƯỜNG
VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN, ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1487/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT |
Đơn vị |
Đến năm 2020 |
Đến năm 2025 |
Định hướng đến 2030 |
||||||
Diện tích (ha) |
Năng suất (Tấn/ha) |
Sản lượng (Tấn) |
Diện tích (ha) |
Năng suất (Tấn/ha) |
Sản lượng (Tấn) |
Diện tích (ha) |
Năng suất (Tấn/ha) |
Sản lượng (Tấn) |
||
|
Toàn vùng |
11.871 |
94 |
1.115.222 |
11.50 |
105 |
1.205.000 |
10.600 |
110 |
1.161.60 |
Mía thâm canh |
8.300 |
104 |
859.100 |
9.500 |
110 |
1.045.000 |
10.000 |
111 |
1.111.00 |
|
1 |
Như Xuân |
1.679 |
91 |
152.925 |
1.508 |
100 |
158.140 |
1.460 |
111 |
161.840 |
Mía thâm canh |
1.000 |
102 |
102.000 |
1.250 |
110 |
137.500 |
1.400 |
112 |
156.800 |
|
2 |
Như Thanh |
165 |
90 |
14.845 |
165 |
99 |
16.310 |
150 |
107 |
16.110 |
Mía thâm canh |
100 |
101 |
10.100 |
120 |
106 |
12.710 |
130 |
111 |
14.430 |
|
3 |
Lang Chánh |
520 |
88 |
45.595 |
520 |
98 |
50.785 |
480 |
106 |
50.770 |
Mía thâm canh |
300 |
99 |
29.700 |
350 |
106 |
37.100 |
380 |
112 |
42.370 |
|
4 |
Cẩm Thủy |
420 |
95 |
39.840 |
420 |
109 |
45.600 |
400 |
400 |
44.400 |
Mía thâm canh |
300 |
104 |
31.200 |
400 |
110 |
44.000 |
400 |
111 |
44.400 |
|
5 |
Ngọc Lặc |
2.475 |
99 |
245.203 |
2.275 |
107 |
243.075 |
2.260 |
111 |
250.040 |
Mía thâm canh |
2.000 |
106 |
212.000 |
2.100 |
109 |
228.900 |
2.150 |
112 |
240.800 |
|
6 |
Yên Định |
600 |
103 |
61.500 |
600 |
111 |
66.700 |
600 |
112 |
67.200 |
Mía thâm canh |
500 |
107 |
53.500 |
550 |
114 |
62.700 |
600 |
112 |
67.200 |
|
7 |
Triệu Sơn |
860 |
98 |
84.320 |
860 |
110 |
94.400 |
800 |
112 |
89.600 |
Mía thâm canh |
700 |
104 |
72.800 |
800 |
112 |
89.600 |
800 |
112 |
89.600 |
|
8 |
Thọ Xuân |
2.355 |
97 |
228.405 |
2.355 |
109 |
255.715 |
2.150 |
109 |
235.300 |
Mía thâm canh |
1.800 |
105 |
189.000 |
2.030 |
113 |
229.390 |
2.100 |
110 |
231.000 |
|
9 |
Thường Xuân |
1.785 |
87 |
154.950 |
1.785 |
98 |
175.815 |
1.350 |
108 |
146.000 |
Mía thâm canh |
1.000 |
100 |
100.000 |
1.200 |
108 |
129.600 |
1.250 |
110 |
137.500 |
|
10 |
Bá Thước |
1.012 |
87 |
87.640 |
1.012 |
97 |
98.460 |
950 |
106 |
100.340 |
Mía thâm canh |
600 |
98 |
58.800 |
700 |
105 |
73.500 |
790 |
110 |
86.900 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.