BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 1475/1998/QĐ-BTC |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 1475-1998/QĐ-BTC NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 1998 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUỸ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ QUỐC GIA
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà
nước ngày 20/3/1996 và Luật bổ sung, sửa đổi một số điều của Luật Ngân sách Nhà
nước được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê được công bố theo Lệnh số 06-LCT/HĐNN
ngày 20/05/1988 của Hội đồng Nhà nước (này là Chủ tịch nước) và Điều lệ tổ chức
kế toán Nhà nước, Điều lệ kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh ban hành theo
Nghị định số 25-HĐBT và Nghị định 26-HĐBT ngày 18/03/1989 của Hội đồng Bộ
trưởng (này là Chính phủ);
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 187/CP ngày 10/12/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 808/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ
hộ trợ đầu tư quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 462/TTg ngày 09/07/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Điều lệ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia;
Căn cứ Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số
999-TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Để hướng dẫn công tác kế toán nghiệp vụ Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu
tư quốc gia phù hợp với đặc điểm hoạt động đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu
tư quốc gia và đưa công tác quản lý các hoạt động này đi vào nề nếp.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu
tư phát triển, Tổng giám đốc, Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia.
Điều 1- Ban hành kèm theo Quyết định này "Chế độ kế toán nghiệp vụ Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia", gồm:
- Những quy định chung về Chế độ kế toán nghiệp vụ Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia;
- Hệ thống chứng từ kế toán;
- Hệ thống tài khoản kế toán;
- Hệ thống sổ kế toán;
- Hệ thống báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán.
Điều 2- Chế độ kế toán nghiệp vụ Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Tổng cục Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia tại Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3- Chế độ kế toán nghiệp vụ Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia thực hiện từ ngày 01/01/1999 và thay thế Chế độ kế toán nghiệp vụ hoạt động Tổng cục Đầu tư phát triển ban hành tạm thời theo Quyết định số 1196-TC/CĐKT ngày 10/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ hộ trợ đầu tư quốc gia ban hành tạm thời theo Thông tư số 49TC/CĐKT ngày 28/08/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 4- Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư phát triển, Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chịu trách nhiệm triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán này.
Điều 5- Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán, Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng và các tổ chức tài chính, Chánh văn phòng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành Quyết định này.
|
Trần Văn Tá (Đã ký) |
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀQUỸ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ QUỐC GIA
Ban hành kèm theo Quyết định số 1475-1998/QĐ/BTC ngày 23
tháng 10 năm 1998
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUỸ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ QUỐC GIA
- Cơ quan Tổng cục ĐTPT
- Quỹ HTĐTQG Trung ương
- Cục ĐTPT, Chi cục ĐTPT trực thuộc Tổng cục ĐTPT
- Chi nhánh Quỹ HTĐTQG tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- Chi cục ĐTPT trực thuộc Cục ĐTPT
Các đơn vị thuộc hệ thống Tổng cục ĐTPT và hệ thống Quỹ HTĐTQG phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về chế độ kế toán thống kê và các quy định trong chế độ kế toán này.
Điều 3: Kế toán Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG có nhiệm vụ:
1- Tính toán, ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và tổng hợp thông tin về các nguồn vốn được cấp, được tái tạo, tự huy động, tình hình cấp phát, cho vay, thu hồi nợ vay, thu phí, thu lãi, tình hình thanh toán, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình thực hiện chi phí - thu nhập và xác định kết quả hoạt động ở các đơn vị và trong toàn hệ thống.
2- Kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành kế hoạch đầu tư XDCB, kế hoạch cấp phát và cho vay vốn tín dụng Nhà nước và vốn tín dụng Quỹ HTĐTQG, kiểm tra việc quản lý sử dụng vật tư, tài sản; kiểm tra chấp hành kỷ luật thu nộp; điều hòa vốn, thanh toán vốn, thu nhập, chi phí, xác định kết quả và các chế độ, chính sách Tài chính của Nhà nước.
3- Theo dõi kiểm soát thực hiện phân phối vốn, phân phối các loại thu nhập - chi phí các loại quỹ cho các đơn vị trong toàn hệ thống Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG, kiểm soát việc thu lãi, thu phí, các khoản thu khác, tình hình chấp hành kế hoạch thu, kế hoạch chi và kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan cấp dưới.
4- Tổng hợp, lập, nộp các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán theo quy định lên các cơ quan cấp trên, cơ quan Tài chính. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán cần thiết cho cấp trên và các cơ quan chức năng. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, quỹ.
Điều 5: Kế toán phải dùng chữ viết và chữ số phổ thông.
Kế toán giá trị phải dùng đồng Ngân hàng Việt Nam làm đơn vị tính để ghi sổ. Nếu là ngoại tệ thì phải quỹ đổi ra đồng Ngân hàng Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm quy đổi để ghi sổ kế toán, đồng thời theo dõi theo cả nguyên tệ ở tài khoản ngoài bảng.
Kế toán hiện vật phải dùng các đơn vị đo lường chính thức của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: cái, chiếc, kg, tấn, m, lít, m2, m3... Trường hợp cần thiết có thể dùng đơn vị đo lường phụ không chính thức để kiểm tra, đối chiếu hoặc phục vụ cho kế toán chi tiết.
Kỳ kế toán theo niên độ kế toán là:
- Tháng tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.
- Quý tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của quý.
Điều 8: Yếu cầu công tác kế toán trong các đơn vị Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và toàn diện mọi khoản vốn, quỹ, kinh phí, tài sản và mọi hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong đơn vị.
- Chỉ tiêu kế toán phản ánh phải thống nhất với dự toán về nội dung và phương pháp tính toán.
- Số liệu trong báo cáo kế toán và quyết toán phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo cho các nhà quản lý có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của đơn vị.
- Tổ chức công tác kế toán phải gọn, nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả.
Điều 9: Công tác kế toán trong các đơn vị Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG gồm:
- Kế toán vốn bằng tiền:
Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại vốn bằng tiền gồm: tiền mặt, ngoại tệ và các chứng chỉ có giá tại quỹ của đơn vị hoặc gửi tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng.
- Kế toán vật tư, tài sản:
+ Phản ánh số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động vật tư tài sản tại các đơn vị thuộc Quỹ HTĐTQG.
+ Phản ánh số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có và tình hình biến động của TSCĐ, công tác đầu tư xây dựng cơ bản mua sắm và sửa chữa tài sản tại các đơn vị thuộc Quỹ HTĐTQG.
- Kế toán thanh toán:
+ Phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng trong và ngoài đơn vị.
+ Phản ánh các khoản nợ phải trả, các khoản trích nộp theo lương, các khoản phải trả công chức, viên chức, các khoản phải nộp Ngân sách và việc thanh toán các khoản phải trả, phải nộp.
+ Phản ánh các khoản thanh toán trong nội bộ: chuyển vốn, lãi, phí; các khoản ghi thu ghi chi, thanh toán liên quỹ.
- Kế toán nguồn vốn, quỹ:
+ Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các loại nguồn vốn (nguồn vốn cấp phát, nguồn vốn tín dụng Nhà nước, nguồn vốn Quỹ HTĐTQG, nguồn vốn khác), và các nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định và nguồn vốn xây dựng cơ bản thuộc Quỹ HTĐTQG.
+ Phản ánh số hiện có, tình hình trích lập, sử dụng các quỹ (quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro nghiệp vụ, quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, chia các lãi cho các thành viên góp vốn).
- Kế toán cấp phát vốn đầu tư xây dựng:
Phản ánh tình hình tạm ứng vốn đầu tư xây dựng, cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng kể cả cấp phát vốn XDCB tập trung, vốn CK, vốn ghi thu - ghi chi (trong nước và nước ngoài) vốn quốc phòng an ninh, vốn sự nghiệp kinh tế, vốn khác, tình hình thoái chi các loại vốn cấp phát.
- Kế toán cho vay:
Phản ánh tình hình cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, khoanh nợ các dự án bằng vốn tín dụng Nhà nước (vốn trong nước - vốn nước ngoài) vốn ghi thu - vốn ghi chi, vốn vay cho các dự án của Quỹ HTĐTQG.
- Kế toán các khoản thu nhập:
Phản ánh tình hình thu lãi cho vay vốn tín dụng Nhà nước, lãi cho vay vốn Quỹ HTĐTQG, các khoản phí thanh toán, phí dịch vụ, phục vụ cho vay đầu tư phát triển, phí nhận uỷ nhiệm, phí bảo lãnh, phí hồ sơ thế chấp và các loại phí khác.
- Kế toán các khoản chi:
Phản ánh tình hình chi phí cho các hoạt động tín dụng Nhà nước, tín dụng Quỹ HTĐTQG bao gồm chi hoạt động nghiệp vụ, chi quản lý và việc thanh quyết toán các khoản chi đó.
- Kế toán xác định kết quả hoạt động:
Phản ánh tình hình xác định kết quả hoạt động nghiệp vụ từ đó thực hiện phân phối chia lãi cho các thành viên góp vốn và thành lập các quỹ theo chế độ Tài chính Nhà nước.
- Lập các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán, và phân tích báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán đơn vị.
- Kiểm kê tài sản để xác định tại chỗ số thực có về tài sản, vật tư, tiền gửi, công nợ của các đơn vị tại một thời điểm nhất định.
Cuối niên độ kế toán, trước khi khóa sổ kế toán, các đơn vị phải thực hiện kểm kê tài sản, vật tư, tiền quỹ, đối chiếu và xác nhận công nợ hiện có để đảm bảo cho số liệu trên sổ kế toán khớp đúng với thực tế. Ngoài ra các đơn vị còn phải kiểm kê bất thường khi cần thiết (Trong trường hợp bàn giao, sát nhập, giải thể đơn vị...). Khi tiến hành kiểm kê phải thành lập hội đồng kiểm kê. Khi kết thúc kiểm kê phải xử lý kết quả kiểm kê.
Điều 11: Kiểm tra tài chính, kế toán.
Kiểm tra tài chính, kế toán để đảm bảo cho các quy định về tài chính, kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, số liệu kế toán được chính xác, trung thực, khách quan.
Các đơn vị Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG phải chịu sự kiểm tra tài chính, kế toán của cơ quan Nhà nước và của đơn vị kế toán cấp trên.
Việc kiểm tra tài chính, kế toán phải được thực hiện thường xuyên, liên tục có hệ thống. Mọi kỳ hoạt động của đơn vị đều phải được kiểm tài chính kế toán. Mỗi đơn vị kế toán trong hệ thống Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG phải được cơ quan cấp trên kiểm tra tài chính, kế toán ít nhất mỗi năm một lần trước khi xét duyệt quyết toán năm.
Nội dung kiểm tra tài chính, kế toán là kiểm tra các hoạt động tài chính, việc ghi chép các hoạt động nghiệp vụ trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán, kiểm tra việc nhận và sử dụng các nguồn kinh phí, kiểm tra việc thực hiện các khoản thu, các khoản chi, kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán và thực hiện thu nộp Ngân sách.
Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng (hay người phụ trách kế toán) phải chấp hành lệnh kiểm tra tài chính, kế toán của đơn vị kế toán cấp trên và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu, tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra tài chính, kế toán được thuận lợi.
Điều 12: Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
Tài liệu kế toán bao gồm các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu khác liên quan đến kế toán.
Sau khi kết thúc niên độ kế toán và đã hoàn tất toàn bộ công việc kế toán, các tài liệu kế toán kể cả các tài liệu do máy vi tính in ra phải được sắp xếp, phân loại, đóng tập, liệt kê, gói buộc và lập danh mục để lưu giữ tại bộ phận kế toán trong vòng hơn một năm. Sau đố được chuyển vào lưu trữ tại bộ phận lưu trữ của đơn vị.
Thời hạn lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán theo chế độ bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán của Nhà nước.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì cuối kỳ kế toán, sau khi hoàn thành việc khóa sổ phải in toàn bộ hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết và làm đủ các thủ tục pháp lý như các sổ kế toán ghi bằng tay để phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan Nhà nước, sau đó được lưu trữ cùng với các tài liệu kế toán khác.
1- Vụ Kế toán đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng cục trưởng Tổng cục ĐTPT và Tổng giám đốc Quỹ HTĐTQG. Vụ Kế toán thực hiện tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra toàn bộ công tác thanh toán, điều chuyển vốn, lãi, phí, kế toán, cấp phát, cho vay vốn ĐTPT, công tác thanh toán cho vay vốn Quỹ HTĐTQG. Lập và thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, công tác kế toán thu chi tài chính và xác định kết quả hoạt động của hệ thống Quỹ HTĐTQG, đồng thời trực tiếp thực hiện công tác kế toán cấp phát, cho vay, thanh toán vốn các Chủ đầu tư, Chủ dự án mở tài khoản tại cơ quan Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG TW; Tổng hợp và phân tích báo cáo kế toán và quyết toán.
Cơ cấu bộ máy của Vụ Kế toán bao gồm các bộ phận: Chế độ kế toán và kiểm tra kế toán, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, kế toán cấp phát trực tiếp, thu chi tài chính và kế toán Quỹ HTĐTQG.
2- Phòng kế toán đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục ĐTPT và Giám đốc Chi nhánh Quỹ HTĐTQG. Phòng kế toán tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán cấp phát, cho vay, thanh toán, điều chuyển vốn, lãi, phí, lập và thực hiện kế hoạch thu chi tài chính và kế toán Quỹ HTĐTQG. Trực tiếp quan hệ giao dịch về mở tài khoản thanh toán vốn ĐTPT, vốn Quỹ HTĐTQG với các Chủ đầu tư, Chủ dự án mở tài khoản tại Cục ĐTPT và Chi nhánh Quỹ HTĐTQG. Tổng hợp, lập, phân tích và gửi các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán cho cơ quan Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQGTW.
Cơ cấu bộ máy kế toán ở phòng kế toán bao gồm các bộ phận: Kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết, thu chi tài chính và kế toán Quỹ HTĐTQG.
3- Tổ kế toán đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi Cục trưởng. Tổ kế toán trực tiếp thực hiện công tác kế toán cấp phát, cho vay, thanh toán vốn ĐTPT, vốn Quỹ HTĐTQG (nếu có) trên địa bàn chi cục quản lý, trực tiếp quan hệ giao dịch với Chủ đầu tư, Chủ dự án mở tài khoản tại Chi cục; tổng hợp, lập, phân tích và gửi báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán cho cơ quan cấp trên.
4- Các đơn vị kế toán trong hệ thống Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG phải bố trí người làm kế toán có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ kế toán được đào tạo cơ bản và theo đúng chức danh, tiêu chuẩn quy định cho cán bộ kế toán. Cán bộ kế toán phải được đảm bảo quyền độc lập về nghiệp vụ chuyên môn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
Mỗi khi thay đổi cán bộ kế toán trong bộ máy kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới. Cán bộ kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao. Cán bộ kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc của mình trong thời gian phụ trách.
5- Tại Vụ Kế toán, các phòng kế toán trong hệ thống Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG sử dụng con dấu riêng đóng trên chứng từ văn bản giao dịch hoạt động nghiệp vụ thanh toán và kế toán vốn ĐTPT và Quỹ HTĐTQG.
Mỗi khi sát nhập, giải thể, chia tách các đơn vị, thủ trưởng và kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán các đơn vị cũ phải hoàn thành việc bàn giao, thanh quyết toán để báo cáo cơ quan quản lý cấp trên hoặc cho đơn vị mới.
Khi thay đổi kế toán trưởng (hay phụ trách kế toán) thủ trưởng đơn vị phải tổ chức công việc bàn giao giữa kế toán trưởng cũ và kế toán trưởng mới. Khi bàn giao phải lập biên bản giao nhận tài sản, tài liệu, số liệu tài chính, kế toán và công việc kế toán theo quy định.
1- Có phẩm chất đạo đức liêm khiết, trung thực, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảo vệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế - tài chính và luật pháp Nhà nước.
2- Có trình độ chuyên môn về nghiệp vụ tài chính, kế toán đã kinh qua thời gian công tác thực tế về kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Tuyệt đối không được bổ nhiệm giữ chức vụ kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán cho những người đã vi phạm các chế độ, chính sách Tài chính, kế toán của Nhà nước, hoặc đã từng bị truy tố trước pháp luật về hành vi tham ô xâm phạm tài sản của Nhà nước.
Kế toán trưởng có trách nhiệm hướng dẫn các bộ phận, phòng ban tiến hành các công việc thuộc phạm vi về Tài chính, kế toán. Mọi người, mọi bộ phận trong đơn vị phải tuân thủ những điều hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của kế toán trưởng trong công tác Tài chính, kế toán, đồng thời cũng kiểm tra, giám sát công việc của kế toán trưởng.
Điều 21: Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán có nhiệm vụ sau:
1- Tổ chức công tác kế toán và tổ chức bộ máy kế toán gọn, nhẹ, phù hợp với đặc điểm hoạt động nghiệp vụ và yêu cầu và trình độ quản lý nghiệp vụ của đơn vị.
2- Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời, số hiện có và tình hình biến động về tài sản, vật tư, tiền vốn và các nguồn vốn, quỹ các khoản thu - chi tài chính và xác định kết quả hoạt động của Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG.
3- Tổ chức kiểm kê định kỳ và đột xuất tài sản của đơn vị theo quy định. Phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê và xử lý kết quả kiểm kê để ghi vào sổ kế toán.
4- Lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán theo quy định để gửi cho cơ quan cấp trên và gửi cho cơ quan Nhà nước theo quy định.
5- Tổ chức thường xuyên việc kiểm tra kế toán nội bộ trong đơn vị. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng vật tư, tài sản, vốn quỹ của đơn vị, việc phân chia lãi cho các thành viên góp vốn có liên quan. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, việc chấp hành chính sách, chế độ Tài chính của Nhà nước và các định mức, tiêu chuẩn, tài chính của đơn vị.
6- Tổ chức việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán và việc sử dụng tài liệu kế toán lưu trữ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Thực hiện việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên tài chính kế toán trong đơn vị mình và đơn vị cấp dưới.
7- Phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chính sách chế độ, thể lệ, tài chính, kế toán của Nhà nước và các quy định của cấp trên cho các bộ phận trực thuộc và cán bộ viên chức trong đơn vị.
8- Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình hoạt động nghiệp vụ, hoạt động Tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.
Điều 22: Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán có các quyền hạn sau:
1- Phân công chỉ đạo trực tiếp các nhân viên kế toán, thủ quỹ trong đơn vị. Tham gia với thủ trưởng đơn vị trong việc bố trí cán bộ kế toán, thủ quỹ một cách thích hợp.
2- Có quyền yêu cầu các bộ phận khác trong đơn vị cung cấp đầy đủ kịp thời các chứng từ, tài liệu, số liệu liên quan đến công tác kế toán, kiểm tra kế toán và kiểm kê tài sản của đơn vị.
3- Có quyền ký duyệt các chứng từ kế toán, báo cáo kế toán quyết toán và các hợp đồng về mua, bán tài sản, vật tư, dịch vụ, sửa chữa, xây dựng, các hợp đồng, khế ước cho vay giữa các đơn vị với các đơn vị cá nhân khác. Mọi chứng từ về thu tiền, chi tiền, xuất, nhập, chuyển giao tài sản ngoài chữ ký của thủ trưởng đơn vị phải có chữ ký của kế toán trưởng theo quy định cụ thể cho từng chứng từ kế toán. Các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán, các hợp đồng kinh tế và một số chứng từ kế toán theo quy định nếu thiếu chữ ký của kế toán trưởng đều coi là không có giá trị pháp lý.
4- Có quyền báo cáo với các bộ phận kiểm tra kiểm soát, với thủ trưởng và kế toán trưởng cấp trên và các cơ quan chức năng Nhà nước về những người có hành vi vi phạm chế độ, thể lệ, quản lý tài chính trong đơn vị.
5- Kế toán trưởng có quyền từ chối không ký, không duyệt những chứng từ, báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán và những hợp đồng kinh tế, những tài liệu khác nếu xét thấy không phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành.
Trong trường hợp thủ trưởng đơn vị yêu cầu hoặc ra lệnh bằng miệng hay bằng giấy thực hiện một việc bị pháp luật nghiêm cấp (Như giả mạo, sửa chữa chứng từ, sổ kế toán hay hủy chứng từ, phản ánh sai lệch tính chất, nội dung của nghiệp vụ kinh tế...) thì kế toán trưởng có quyền từ chối không thực hiện và báo cáo với bộ phận kiểm tra kiểm soát, thủ trưởng và kế toán trưởng cấp trên hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Kế toán trưởng thực hiện các nghiệp vụ kinh tế bị pháp luật nghiêm cấm theo lệnh của thủ trưởng đơn vị thì cùng phải chịu trách nhiệm liên đới.
Kế toán trưởng có thành tích trong việc chấp hành chính sách chế độ, thể lệ kinh tế tài chính, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành động tham ô lãng phí trong đơn vị, bảo vệ tài sản Nhà nước, có sáng kiến cải tiến nghiệp vụ thì được khen thưởng thích đáng.
Trường hợp không làm tròn nhiệm vụ, cố tình vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế - tài chính - kế toán, phản ánh sai lệch số liệu kế toán, kế toán trưởng sẽ bị thi hành kỷ luật.
Theo địa điểm lập chứng từ kế toán của Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG có hai loại:
- Chứng từ do Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG lập: là những chứng từ phản ánh ghi chép các hoạt động nghiệp vụ của Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG như chứng từ tiền mặt, tiền gửi NH, KBNN, tín dụng Nhà nước, tín dụng Quỹ HTĐTQG, cấp phát vốn đầu tư xây dựng, thanh toán, nguồn vốn, các chứng từ thu nhập chi phí và xác định kết quả hoạt động.
- Chứng từ do bên ngoài lập, chuyển đến là các chứng từ Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG nhận được từ các cơ quan, tổ chức kinh tế, cá nhân bên ngoài gửi tới như: giấy báo Có, giấy báo Nợ của KBNN, phiếu giá công trình...
- Chứng từ kế toán hợp pháp: Là chứng từ được lập theo đúng mẫu quy định. Việc ghi chép trên chứng từ phải đúng nội dung, bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nghiệp vụ kinh tế này phù hợp với các quy định của pháp luật; Có đủ chữ ký của người lập, người duyệt, người thực hiện và con dấu của đơn vị theo quy định cụ thể của từng chứng từ.
- Chứng từ kế toán hợp lệ: Là chứng từ được ghi chép đầy đủ, kịp thời các yếu tố, các tiêu thức theo quy định và lập đúng phương pháp, trình tự quy định cho từng chứng từ.
Chứng từ kế toán chỉ lập một lần đúng với thực tế, thời gian và địa điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo đúng mẫu và đủ số liên quy định. Trường hợp chứng từ in hỏng, in thiếu liên, viết sai thì phải hủy bỏ bằng gạch chéo (X) vào tất cả các liên và không được xé rời ra khỏi cuống.
Điều 26: Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các yếu tố sau:
- Tên gọi của chứng từ (Phiếu giá công trình, phiếu thu, phiếu chi, giấy chuyển tiền...).
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ.
- Số hiệu của chứng từ.
- Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ.
- Tên gọi, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ.
- Tóm tắt nội dung và nghiệp vụ kinh tế phát sinh;
- Các chỉ tiêu về số lượng và giá trị.
- Số tiền bằng số và bằng chữ.
- Chữ ký của người lập và người chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của nghiệp vụ kinh tế đã phản ánh trên chứng từ. Những chứng từ phản ánh quan hệ kinh tế giữa đơn vị và các pháp nhân phải có chữ ký của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị và có đóng dấu của đơn vị.
- Đối với chứng từ liên quan đến việc mua hàng, và sử dụng dịch vụ phải đòi hỏi người bán, người cung cấp dịch vụ xuất hóa đơn bán hàng do Bộ Tài chính thống nhất ban hành và phát hành. Đối với những khoản mua sắm, chi tiêu lặt vặt với số lượng ít, giá trị nhỏ nếu người bán không ở diện lập hóa đơn thì người mua phải lập phiếu kê mua hàng và ghi họ tên, địa chỉ người bán, tên, số lượng hàng hóa, dịch vụ đã mua và số tiền thực tế đã trả và có thể yêu cầu người bán, người cung cấp xác nhận. Sau đó kế toán trưởng xét duyệt, thủ trưởng đơn vị ký duyệt thì phiếu kê mua hàng mới được coi là hợp lệ.
Những chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán phải có thêm chỉ tiêu định khoản kế toán.
Điều 27: Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Giả mạo chứng từ kế toán hoặc thông đồng với chủ đầu tư và nhà thầu tính sai khối lượng dẫn đến cấp phát thanh toán sai để tham ô tài sản của Nhà nước.
- Xuất, nhập quỹ, vật tư, chuyển tiền, bàn giao tài sản không có chứng từ.
- Hợp pháp hóa chứng từ kế toán.
- Thủ trưởng các đơn vị và kế toán trưởng không được ký tên trên tờ séc hoặc chứng từ còn trắng.
- Xuyên tạc hoặc cố ý làm sai lệch nội dung, bản chất hoạt động kinh tế, tái chính phát sinh.
- Sửa chữa, tẩy xóa trên chứng từ kế toán.
- Hủy bỏ chứng từ khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định.
- Sử dụng các biểu mẫu chứng từ không hợp lệ.
Điều 28: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán:
- Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hay do bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung ở bộ phận kế toán đơn vị. Bộ phận kế toán phải kiểm tra những chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra xác minh là đúng thì mới dùng chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước sau:
+ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào chứng từ.
+ Kiểm tra, phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán và định khoản nghiệp vụ kinh tế.
+ Ghi sổ kế toán.
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Điều 29: Nội dung của việc kiểm tra chứng từ kế toán:
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu ghi trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý nội bộ của những người lập, kiểm tra, xét duyệt chứng từ đối với từng loại nghiệp vụ kinh tế.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ kinh tế - tài chính của Nhà nước và những quy định của Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG thì từ chối việc cấp phát, cho vay, thanh toán, xuất vật tư hàng hóa, đồng thời báo cáo với thủ trưởng đơn vị biết để xử lý.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và con số, chữ viết không rõ ràng thì người kiểm tra hoặc người ghi sổ trả lại cho người lập, nơi lập biết để làm lại hoặc bổ sung thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó mới làm căn cứ để ghi sổ kế toán.
Điều 30: Lưu trữ chứng từ kế toán:
- Chứng từ kế toán đã sử dụng phải được sắp xếp, phân loại, bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ tài liệu kế toán của Nhà nước.
- Mọi trường hợp mất, thất lạc chứng từ kế toán đều phải báo cáo với thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng để có biện pháp xử lý kịp thời. Riêng trường hợp mất séc trắng, ấn chỉ có giá khác phải báo cơ quan công an biết số lượng chứng từ bị mất, hoàn cảnh bị mất để có biện pháp xử lý, xác minh theo pháp luật, đồng thời để sớm có biện pháp thông báo và vô hiệu hóa các chứng từ bị mất.
Điều 31: In và phát hành biểu mẫu chứng từ:
- Tất cả các đơn vị khi in biểu mẫu chứng từ kế toán của Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG phải theo đúng nội dung thiết kế biểu mẫu chứng từ quy định.
Biểu mẫu các loại biên lai thu tiền, biểu mẫu chứng từ kế toán thuộc nội dung thu nộp Ngân sách do Bộ Tài chính thống nhất phát hành.
- Các nhà in không được tự động thay đổi nội dung các biểu mẫu chứng từ kế toán, không được nhận in các mẫu biểu chứng từ kế toán trái với quy định trong chế độ này.
Điều 32: Xử lý vi phạm về chứng từ kế toán.
- Mọi hành vi vi phạm về chứng từ kế toán, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm được xử lý theo đúng quy định của Pháp lệnh Kế toán - Thống kê, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về kế toán, thống kê và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước.
- Trường hợp có hành vi lợi dụng làm chứng từ giả để tham ô, hoặc làm ăn phi pháp, thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị phạt hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 33: Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán sử dụng cho Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG bao gồm:
- Chứng từ kế toán dùng riêng cho hệ thống Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG.
- Chứng từ kế toán chung khác dùng cho hệ thống Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG.
(Danh mục chứng từ ở phần thứ hai).
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi vốn đầu tư phát triển, vốn Quỹ HTĐTQG, vốn quỹ công khác đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý các khoản thu nhập và chi phí của từng đơn vị Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG.
- Phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế - tài chính phát sinh của các đơn vị của Tổng cục ĐTPT, Quỹ HTĐTQG thuộc mọi loại hình, mọi lĩnh vực, phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động của nó.
- Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu các thông tin cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước.
Các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản phản ánh toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế phát sinh ở đơn vị Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG. Hạch toán các tài khoản trong bảng được thực hiện theo phương pháp "ghi sổ kép".
Các tài khoản ngoại bảng cân đối tài khoản phản ánh những chỉ tiêu kinh tế đax phản ánh ở các tài khoản trong bảng cân đối, nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lý, những tài sản hiện có ở đơn vị nhưng không thuộc quyền sở hữu của đơn vị (Tài sản thuê ngoài, nhận giữ hộ, nhận gia công, tạm giữ...).
Hạch toán tài khoản ngoài bảng được thực hiện theo phương pháp ghi "đơn" nghĩa là khi ghi vào một tài khoản thì không phải ghi đối ứng với các tài khoản khác, số dư của các tài khoản này không nằm trong bảng cân đối.
Căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán trong chế độ này, Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG hướng dẫn thực hiện việc sử dụng những tài khoản kế toán cấp 1, cấp 2, cấp 3 phù hợp với đặc điểm, nội dung các hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị và có thể quy định thêm một số tài khoản cấp 2, cấp 3 có tính chất riêng của loại hình kế toán nghiệp vụ ĐTPT và Quỹ HTĐTQG trong quá trình tổ chức triển khai.
(Danh mục tài khoản ở phần thứ ba).
SỔ KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN
Tất cả các đơn vị thuộc Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản, lưu trữ sổ kế toán theo đúng các quy định của chế độ sổ kế toán.
Điều 40: Sổ kế toán gồm 2 loại
- Sổ của phần kế toán tổng hợp gọi là sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ cái, sổ tổng hợp điện báo, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Sổ của phần kế toán chi tiết gọi là sổ, thẻ kế toán chi tiết gồm các loại sổ theo từng loại nghiệp vụ: tiền mặt, tiền gửi, cho vay, cấp phát, thanh toán, nguồn vốn.
a/ Sổ cái: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Số liệu trên sổ cái phản ánh một cách tổng hợp tình hình tài sản, nguồn kinh phí và tình hình sử dụng các nguồn kinh phí đó.
Có thể kết hợp việc ghi chép theo trình tự thời gian phát sinh của hoạt động kinh tế trên sổ cái kế toán.
Sổ cái phản ánh đầy đủ các yếu tố sau:
1- Ngày, tháng ghi sổ.
2- Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ (ngày phát sinh của nghiệp vụ kinh tế).
3- Nội dung chủ yếu của nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.
4- Số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng nội dung kinh tế (ghi vào bên Nợ, bên Có các tài khoản)
b/ Sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý trong nội bộ cơ quan, phục vụ cho việc tính và lập các chỉ tiêu trong báo cáo quyết toán.
Khi có sự thay đổi nhân viên giữ sổ và ghi sổ, người phụ trách phải tổ chức bàn giao trách nhiệm quản lý và ghi sổ kế toán giữa nhân viên kế toán cũ với nhân viên kế toán mới. Nhân viên kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ những điều ghi trong sổ trong suốt thời gian giữ và ghi sổ. Nhân viên kế toán mới chịu trách nhiệm từ ngày nhận bàn giao. Biên bản bàn giao phải được kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán xác nhận.
Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau:
Đối với sổ kế toán dạng quyển:
Trang đầu sổ phải ghi rõ tên đơn vị, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán, họ, tên người giữ sổ và ghi sổ, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác.
Phải đánh số trang và giữa hai trang sổ phải đóng dấu của đơn vị (gọi là đóng dấu giáp lai).
Thủ trưởng đơn vị (hoặc phụ trách kế toán) phải ký xác nhận vào trang đầu và trang cuối của sổ kế toán.
Đối với sổ tờ rời:
Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên đơn vị, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, ngày tháng sử dụng, họ, tên người giữ sổ và ghi sổ.
Các tờ rời trước khi dùng phải được thủ trưởng đơn vị ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào Sổ Đăng ký sử dụng sổ tờ rời.
Các sổ tời rời phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm kiếm.
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính:
Sổ kế toán lập trên máy vi tính phải thể hiện đầy đủ các chỉ tiêu quy định cho từng mẫu sổ và quy định riêng cho loại sổ tờ rời. Cuối kỳ kế toán sau khi đã hoàn tất việc khóa sổ theo quy định cho từng loại sổ, phải tiến hành in toàn bộ sổ kế toán chi tiết. Sau đó làm thủ tục xác nhận và đăng ký vào sổ đăng ký sử dụng tờ rời.
Chỉ những sổ kế toán sau khi làm đầy đủ thủ tục trên mới coi là hợp lệ.
* Đặc trưng cơ bản:
- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là "Chứng từ ghi sổ", việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái.
- Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp Chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
- Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo thứ tự đăng ký) và có chứng từ gốc đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
* Các loại sổ chủ yếu:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
(Danh mục sổ kế toán ở phần thứ tư)
* Nội dung trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ:
a/ Hạch toán hàng ngày:
+ Hàng ngày bộ phận kiểm soát chứng từ (kế toán trưởng hay kế toán tổng hợp) thực hiện kiểm soát chứng từ. Căn cứ vào chứng từ kế toán hay bảng kê phân loại chứng từ gốc (được lập từ các chứng từ gốc cùng loại) để lập chứng từ ghi sổ. Cuối ngày kế toán tổng hợp đánh số thứ tự của chứng từ ghi sổ và đăng ký vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để quản lý chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào tổng số tiền trên chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp số liệu theo thứ tự tài khoản từ nhỏ đến lớn để ghi vào sổ cái. Cuối ngày rút số dư để lập bảng cân đối tài khoản ngày.
+ Sau khi bộ phận kiểm soát chứng từ đã kiểm soát các chứng từ, kế toán chi tiết giữ các sổ thẻ chi tiết căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng kê phân loại chứng từ kế toán ghi chép vào từng sổ, thẻ chi tiết. Các sổ, thẻ chi tiết được lập riêng biệt tới từng tài khoản bậc 3.
+ Cuối giờ giao dịch hàng ngày, kế toán chi tiết giữ các thẻ, sổ chi tiết, cộng thẻ, sổ chi tiết xác định số phát sinh lập bảng kết hợp ngày.
Khi lập các thẻ, sổ chi tiết cần chú ý: Tất cả các tài khoản cấp II, cấp III thuộc một tài khoản phải tập hợp vào một hoặc một số tờ riêng biệt, không được kết hợp nhiều tài khoản chung vào một tờ. Trường hợp các thẻ, sổ chi tiết thuộc một tài khoản do nhiều kế toán viên giữ thì phải tổng hợp những tiểu khoản do mình phụ trách, sau đó giao cho kế toán viên được kế toán trưởng giao cho nhiệm vụ tổng hợp lại để lập bảng kết hợp tài khoản ngày.
+ Các kế toán chi tiết giao bảng kết hợp tài khoản ngày cho kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu với bảng cân đối tài khoản ngày do kế toán tổng hợp lập vào cuối ngày. Căn cứ vào phát sinh bên Nợ, bên Có của tài khoản, kế toán tổng hợp rút số dư hàng ngày của từng tài khoản trên Sổ cái.
+ Các bảng kết hợp tài khoản ngày được sắp xếp theo thứ tự tài khoản từ bậc nhỏ đến lớn phù hợp với trật tự các tài khoản trên Sổ cái.
b/ Tổng hợp kiểm tra đối chiếu cuối tháng:
+ Cuối tháng kế toán chi tiết giữ sổ, thẻ chi tiết tiến hành cộng sổ thẻ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết.
+ Cuối tháng kế toán tổng hợp cộng số phát sinh trên Sổ cái, rút số dư từng tài khoản, tiểu khoản và lập Bảng cân đối tài khoản tháng. Căn cứ vào sổ liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết do kế toán chi tiết chuyển sang đối chiếu khớp đúng với sổ liệu trên Bảng cân đối tài khoản tháng, kế toán tổng hợp tiến hành lập các báo cáo kế toán.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHI SỔ
Mỗi lần khóa sổ kế toán, người giữ sổ, người kiểm tra sổ và kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) phải ký tên vào sổ.
Thời gian và các quy định về lưu trữ sổ kế toán được thực hiện theo chế độ bảo quản, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán của Nhà nước.
Việc sử dụng sổ kế toán đã đưa vào lưu trữ phải có sự đồng ý của kế toán trưởng.
Không được tự ý mang sổ kế toán ra ngoài cơ quan (kể cả sổ kế toán đang làm).
Nếu có nhu cầu đem sổ kế toán ra ngoài đơn vị, phải được kế toán trưởng đồng ý và thủ trưởng đơn vị ký giấy cho phép.
Trong thời gian các sổ kế toán còn lưu trữ ở bộ phận kế toán, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm tổ chức công việc bảo quản. Trường hợp được lưu trữ tại nơi lưu trữ, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm.
- Phương pháp cải chính (còn gọi là phương pháp xóa bỏ)
- Phương pháp ghi số âm (còn gọi là phương pháp ghi đỏ)
- Phương pháp ghi bổ sung.
a/ Phương pháp cải chính:
Khi dùng phương pháp cải chính để đính chính những chỗ sai trên các sổ kế toán thì gạch một đường bằng mực đỏ xóa bỏ chỗ ghi sai để có thể còn trông thấy được nội dung của những chỗ ghi sai đã xóa bỏ. Trên chỗ bị xóa bỏ ghi những con số đúng bằng mực thường. Nếu sai sót chỉ là một chữ số thì cũng phải xóa bỏ toàn bộ con số sai và viết lại con số đúng. Cần phải chứng thực chỗ đính chính bằng chữ ký của kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán).
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp sai sót sau đây:
- Sai sót diễn giải, không liên quan đến quan hệ đối ứng của các tài khoản.
- Sai sót không ảnh hưởng đến số tiền tổng cộng
b/ Phương pháp ghi số âm (phương pháp ghi đỏ):
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính chỗ sai thì trước hết cần viết lại bằng mực đỏ bút toán sai để hủy bỏ bút toán này, sau đó dùng mực thường viết bút toán đúng để thay thế.
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp sai sót sau đây:
- Sai về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản do định khoản sai đã ghi sổ kế toán mà không thể sửa lại bằng phương pháp cải chính.
- Khi đã lập và gửi báo cáo kế toán đi rồi mới phát hiện ra sai sót
- Sai sót mà trong đó bút toán ở tài khoản đã ghi số tiền nhiều lẫn hoặc con số ghi sai lớn hơn con số ghi đúng.
Khi dùng phương pháp ghi số âm để đính chính số sai thì phải lập một "Phiếu kế toán đính chính" do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
c/ Phương pháp ghi bổ sung:
Phương pháp ghi bổ sung được áp dụng cho trường hợp bút toán ghi đúng về quan hệ đối ứng giữa các tài khoản nhưng số tiền ghi lại ít hơn số tiền thực tế phát sinh trong các nghiệp vụ kinh tế, tài chính hoặc là bỏ sót không cộng đủ số tiền ghi trên chứng từ. Trường hợp sửa chữa theo phương pháp này cũng phải lập "Phiếu kế toán đính chính" do kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) ký xác nhận.
Kế toán ghi bổ sung số tiền chệnh lệch cho đủ với số đúng.
d/ Trường hợp ghi sổ bằng máy tính:
Trường hợp ghi sổ kế toán bằng máy vi tính thì tùy từng trường hợp có thể được phép sửa chữa sai sót theo một trong ba phương pháp nêu trên, song phải tuân thủ các quy định sau:
+ Nếu sai sót được phát hiện trước khi in sổ thì được phép sửa chữa trực tiếp trên máy.
+ Nếu sai sót được phát hiện sau khi đã in sổ thì tùy theo sai sót có thể vận dụng 1 trong 3 phương pháp nêu trên để sửa chữa vào tờ sổ đã in sau đó phải sửa lại chỗ sai trên máy và in lại tờ sổ mới. Tờ sổ mới cùng với tờ sổ có sai sót đã được sửa chữa phải đóng lại với nhau để thuận tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.
Tùy từng trường hợp cụ thể việc sửa chữa số liệu có thể được thực hiện trực tiếp trên sổ kế toán của năm báo cáo hoặc sổ kế toán năm nay (thời điểm phát sinh nghiệp vụ); Trong trường hợp điều chỉnh trên sổ kế toán năm nay, thì đồng thời phải ghi chú vào các trang cuối (dòng cuối) của sổ kế toán năm trước để tiện đối chiếu kiểm tra.
BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
Hệ thống báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán nhằm mục đích:
- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện và tình hình tài sản, nguồn vốn, sử dụng vốn, thu chi tài chính và kết quả hoạt động nghiệp vụ của Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG từng thời kỳ và từng niên độ kế toán.
- Cung cấp thông tin kinh tế - tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản thu, các khoản chi, quản lý tài sản Nhà nước; Tổng hợp, phân tích đánh giá các hoạt động trong từng đơn vị và trong toàn hệ thống; giúp Chính phủ có cơ sở để khai thác các nguồn thu, điều chỉnh các khoản chi về ĐTPT một cách hợp lý từ đó định ra đường lối phát triển kinh tế xã hội đúng đắn lành mạnh.
Điều 52: Hệ thống báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán của Tổng cục ĐTPT và Quỹ HTĐTQG bao gồm:
- Báo cáo kế toán gửi cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính)
- Báo cáo quyết toán gửi cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính)
Điều 53: Thời gian lập và gửi báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán
1/ Đối với báo cáo kế toán.
- Sáu tháng Tổng cục ĐTPT tổng hợp và gửi báo cáo kế toán theo mẫu số B01-KT-ĐT-Q, B02-KT-ĐT-Q, B04-KT-ĐT, B05-KT-ĐT, B06-KT-ĐT, B07-KT-ĐT cho Bộ Tài chính (Vụ NSNN) chậm nhất vào 10/08.
- Hàng quý Quỹ HTĐTQG tổng hợp và gửi báo cáo kế toán theo mẫu số B01-KT-ĐT-Q, B02-KT-ĐT-Q, B08-KT-Q, B09-KT-Q cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng) chậm nhất vào ngày 25 tháng đầu của quý sau.
2/ Đối với báo cáo quyết toán.
- Kết thúc niên độ kế toán, Quỹ HTĐTQG tổng hợp, kiểm tra, lập và gửi báo cáo quyết toán theo mẫu số B01B-QT-Q, B02-QT-ĐT-Q, B03-QT-Q, B08-QT-Q, B09-QT-Q, B10-QT-Q, B11-QT-Q, cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng) chậm nhất vào ngày30/3 của năm sau.
- Kết thúc niên độ kế toán, Tổng cục ĐTPT tổng hợp, kiểm tra, lập và gửi báo cáo quyết toán theo mẫu số B01A-QT-ĐT, B02-QT-ĐT-Q, B04-QT-ĐT, B05-QT-ĐT, B06-QT-ĐT, cho Bộ Tài chính (Vụ NSNN); mẫu số B01-QT-ĐT, B02-QT-ĐT-Q, B03-QT-Q, B07-QT-ĐT cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Ngân hàng), chậm nhất vào ngày 30/3 của năm sau.
Điều 54: Thẩm tra và phê duyệt báo cáo quyết toán năm.
1/ Quyết toán vốn đầu tư XDCB:
- Vụ NSNN - Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB (phần cấp phát vốn đầu tư XDCB): Vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư XDCB (phần cho vay vốn tín dụng Nhà nước) của Tổng cục ĐTPT, có ý kiến nhận xét bằng văn bản, trình Bộ Tài chính phê duyệt.
- Sau khi Bộ Tài chính phê duyệt báo cáo quyết toán của Tổng cục ĐTPT, cơ quan Tổng cục có trách nhiệm điều chỉnh lại số liệu kế toán tại cơ quan Tổng cục ĐTPT phù hợp với số liệu báo cáo quyết toán đã duyệt.
2/ Quyết toán vốn Quỹ HTĐTQG.
- Vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra báo cáo quyết toán của Quỹ HTĐTQG, có ý kiến nhận xét bằng văn bản trình Bộ Tài chính phê duyệt.
- Sau khi Bộ Tài chính phê duyệt báo cáo quyết toán của Quỹ HTĐTQG, Quỹ HTĐTQG TW có trách nhiệm thông báo số liệu quyết toán được duyệt cho Chi nhánh Quỹ HTĐTQG tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(Danh mục báo cáo kế toán và báo cáo quyết toán ở phần thứ năm)
áp
dụng cho hệ thống Tổng cục ĐTPT và Quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia
(Ban hành theo Quyết định số 1475-1998/QĐ/BTC ngày 23 tháng 10 năm 1998)
STT |
Tên chứng từ |
Số liệu chứng từ |
Phạm vi áp dụng |
|
|
|
|
TCĐTPT |
QHTĐTQG |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A |
Chứng từ kế toán dùng riêng cho hệ thống tổng cục ĐTPT và quỹ HTĐTQG |
|
|
|
1 |
Giấy đề nghị lĩnh tiền mặt |
C 01-ĐT-Q |
x |
x |
2 |
Bảng kê nộp séc |
C 02-ĐT-Q |
x |
x |
3 |
Giấy mở tài khoản |
C 03-ĐT-Q |
x |
x |
4 |
Giấy báo Nợ |
C 04-ĐT-Q |
x |
x |
5 |
Giấy báo Có |
C 05-ĐT-Q |
x |
x |
6 |
Uỷ nhiệm chi |
C 06-ĐT-Q |
x |
x |
7 |
Giấy đề nghị chi ngoại tệ |
C 07-ĐT-Q |
x |
x |
8 |
Giấy đề nghị bán ngoại tệ |
C 08-ĐT-Q |
x |
x |
10 |
Hợp đồng tín dụng |
C 10-ĐT-Q |
x |
x |
11 |
Thông báo nguồn vốn tín dụng |
C 11-ĐT-Q |
x |
x |
12 |
Giấy đề nghị tạm ứng vốn vay |
C 12-ĐT-Q |
x |
x |
13 |
Khế ước vay vốn tín dụng đầu tư |
C 13-ĐT-Q |
x |
x |
14 |
Bảng kê số dư tích số tính lãi (kiêm phiếu chuyển khoản) |
C 14-ĐT-Q |
x |
x |
15 |
Đơn xin gia hạn nợ |
C 15-ĐT-Q |
x |
x |
16 |
Thông báo gia hạn nợ vay |
C 16-ĐT-Q |
x |
x |
17 |
Thông báo chuyển nợ quá hạn |
C 17-ĐT-Q |
x |
x |
18 |
Thông báo hạn mức cấp vốn ĐT XDCB |
C 18-ĐT |
x |
|
19 |
Thông báo thu hồi hạn mức cấp phát vốn ĐTPT |
C 19-ĐT |
x |
|
20 |
Giấy đề nghị cấp vốn tạm ứng |
C 20-ĐT |
x |
|
21 |
Giấy đề nghị thanh toán |
C 21-ĐT-Q |
x |
x |
22 |
Giấy báo ghi thu, ghi chi ĐTPT |
C 22-ĐT |
x |
|
23 |
Phiếu giá thanh toán khối lượng XDCB hoàn thành |
C 23-ĐT |
x |
|
24 |
Bảng kê thanh toán vốn ĐTXDCB hoàn thành |
C 24-ĐT |
x |
|
25 |
Giấy đề nghị ghi thu - ghi chi vốn ĐTPT |
C 25-ĐT |
x |
|
26 |
Bảng kê chuyển tiền |
C 26-ĐT-Q |
x |
x |
27 |
Bảng kê thanh toán bù trừ |
C 27-Q |
|
x |
28 |
Uỷ nhiệm thu |
C 28-ĐT-Q |
x |
x |
29 |
Giấy báo thanh toán vãng lai nội bộ |
C 29-ĐT-Q |
x |
x |
30 |
Giấy báo thu hộ |
C 30-ĐT-Q |
x |
x |
31 |
Giấy báo chi hộ |
C 31-ĐT-Q |
x |
x |
32 |
Phiếu nhập ngoại bảng |
C 32-ĐT-Q |
x |
x |
33 |
Phiếu xuất ngoại bảng |
C 33-ĐT-Q |
x |
x |
34 |
Hợp đồng góp vốn (Quyết định góp vốn điều lệ Quỹ HTĐTQG) |
|
|
|
35 |
Hợp đồng vay vốn |
C 35-ĐT-Q |
x |
x |
36 |
Lệnh điều chuyển vốn Tín dụng Nhà nước |
C 36-ĐT-Q |
x |
x |
37 |
Bảng kê chi tiết thanh toán lãi trái phiếu |
C 37-Q |
|
x |
38 |
Bảng kê chi tiết thanh toán trái phiếu |
C 38-Q |
|
x |
B |
Chứng từ kế toán chung khác dùng cho hệ thống tổng cục ĐTPT và quỹ HTĐTQG |
|
|
|
39 |
Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, ngoại tệ, chứng khoán có giá trị như tiền, đá quí, kim loại quý |
C 39-Q |
|
x |
40 |
Phiếu chuyển khoản Nợ |
C 40-ĐT-Q |
x |
x |
41 |
Phiếu chuyển khoản Có |
C 41-ĐT-Q |
x |
x |
42 |
Phiếu thu |
C 42-Q |
|
x |
43 |
Phiếu chi |
C 43-Q |
|
x |
45 |
Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp |
C 45-Q |
|
x |
46 |
Phiếu nghỉ hưởng BHXH |
C 46-Q |
|
x |
47 |
Bảng thanh toán BHXH |
C 47-Q |
|
x |
48 |
Phiếu nhập kho |
C 48-Q |
|
x |
49 |
Phiếu xuất kho |
C 49-Q |
|
x |
50 |
Biên bản giao nhận TSCĐ |
C 50-Q |
|
x |
51 |
Biên bản thanh lý TSCĐ |
C 51-Q |
|
x |
52 |
Biên bản kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ |
C 52-Q |
|
x |
53 |
Phiếu báo hỏng, mất TSCĐ, CCLĐ |
C 53-Q |
|
x |
DANH MỤC TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUỸ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ QUỐC GIA
(Ban hành theo Quyết định số 1475-1998/QĐ-BTC ngày 23 tháng
10 năm 1998)
Số hiệu tài khoản |
Tên tài khoản |
Phạm vi áp dụng |
Tính chất TK |
|||
Bậc I |
Bậc II |
|
T/cục |
Quỹ |
Nợ |
Có |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
|
Loại 1: Tiền và vật tư |
|
|
|
|
111 |
|
Tiền mặt |
* |
* |
* |
|
|
1111 |
Tiền Việt Nam |
* |
* |
* |
|
|
1112 |
Ngoại tệ |
* |
* |
* |
|
|
1113 |
Vàng bạc, đá quý |
* |
* |
* |
|
|
1114 |
Chứng chỉ có giá |
* |
* |
* |
|
112 |
|
Tiền gửi KBNN, NH, tổ chức tài chính tín dụng |
|
|
|
|
|
1121 |
Tiền Việt Nam |
* |
* |
* |
|
|
1122 |
Ngoại tệ |
* |
* |
* |
|
|
1123 |
Vàng bạc, đá quý |
* |
* |
* |
|
113 |
|
Tiền đang chuyển |
* |
* |
* |
|
|
1131 |
Tiền Việt Nam |
* |
* |
* |
|
|
1132 |
Ngoại tệ |
* |
* |
* |
|
121 |
|
Đầu tư chứng khoán |
|
* |
* |
|
152 |
|
Vật liệu, dụng cụ |
|
* |
* |
|
|
1521 |
Vật liệu |
|
* |
* |
|
|
1526 |
Dụng cụ |
|
* |
* |
|
|
|
Loại 2: Tài sản cố định |
|
|
|
|
211 |
|
Tài sản cố định |
|
* |
* |
|
|
2111 |
Đất |
|
* |
* |
|
|
2112 |
Nhà cửa, vật kiến trúc |
|
* |
* |
|
|
2113 |
Máy móc thiết bị |
|
* |
* |
|
|
2114 |
Phương tiện vận tải, truyền dẫn |
|
* |
* |
|
|
2115 |
Phương tiện quản lý |
|
* |
* |
|
|
2118 |
TSCĐ khác |
|
* |
* |
|
214 |
|
Hao mòn tài sản cố định |
|
* |
|
* |
241 |
|
Xây dựng cơ bản dở dang |
|
* |
* |
|
|
2411 |
Mua sắm tài sản cố định |
|
* |
* |
|
|
2412 |
Xây dựng cơ bản dở dang |
|
* |
* |
|
|
2413 |
Sửa chữa lớn TSCĐ |
|
* |
* |
|
244 |
|
Ký quỹ |
* |
* |
* |
|
|
|
Loại 3: Thanh toán |
|
|
|
|
311 |
|
Các khoản phải thu |
* |
* |
* |
* |
|
3111 |
Phải thu khách hàng |
|
* |
* |
* |
|
3112 |
Tạm trích phí tín dụng Nhà nước |
* |
|
* |
* |
|
3113 |
Tạm trích chi các quỹ HTĐTQG |
|
* |
* |
* |
|
3118 |
Phải thu, tạm trích khác |
* |
* |
* |
* |
312 |
|
Tạm ứng |
* |
* |
* |
|
331 |
|
Các khoản phải trả |
* |
* |
|
* |
|
3311 |
Phải trả người cung cấp |
|
* |
|
* |
|
3312 |
Phải trả nợ vay |
* |
* |
|
* |
|
3314 |
Chi phí phải trả trước |
* |
* |
|
* |
|
3318 |
Các khoản phải trả khác |
* |
* |
|
* |
332 |
|
Các khoản phải nộp theo lương |
|
* |
|
* |
|
3321 |
Bảo hiểm xã hội |
|
* |
|
* |
|
3322 |
Bảo hiểm Y tế |
|
* |
|
* |
333 |
|
Các khoản phải nộp NSNN |
* |
* |
|
* |
|
3332 |
Phí và lệ phí |
* |
* |
|
* |
|
3333 |
Vốn cấp phát |
* |
|
|
* |
|
3334 |
Vốn tín dụng Nhà nước |
* |
* |
|
* |
|
3335 |
Vốn quỹ HTĐTQG |
|
* |
|
* |
|
3336 |
Lãi cho vay |
* |
* |
|
* |
|
3338 |
Các khoản phải nộp khác |
* |
* |
|
* |
334 |
|
Phải trả viên chức |
|
* |
|
* |
335 |
|
Chờ thanh toán với KBNN, NH, các tổ chức TC-TD |
|
|
|
|
341 |
|
Thanh toán điều chuyển vốn, phí, lãi cho vay giữa T/cục với Cục, giữa Quỹ HTĐTQGTW với CN quỹ |
|
|
|
|
342 |
|
Thanh toán điều chuyển vốn, phí, lãi cho vay giữa Cục với Chi cục |
|
|
* |
|
351 |
|
Thanh toán ghi thu, ghi chi thuộc vốn NSTW |
|
|
* |
|
|
3511 |
Vốn cấp phát |
* |
|
* |
* |
|
3512 |
Vốn cho vay |
* |
|
* |
* |
352 |
|
Thanh toán ghi thu ghi chi thuộc vốn NSĐP |
|
|
|
|
353 |
|
Thanh toán vốn uỷ nhiệm |
* |
* |
* |
* |
|
3531 |
Vốn cấp phát |
* |
* |
* |
* |
|
3532 |
Vốn cho vay |
* |
* |
* |
* |
361 |
|
Thanh toán liên quỹ |
|
* |
* |
* |
|
3611 |
Liên quỹ đi năm nay |
|
* |
* |
* |
|
3612 |
Liên quỹ đi năm trước |
|
* |
* |
* |
|
3613 |
Liên quỹ đến năm nay |
|
* |
* |
* |
|
3614 |
Liên quỹ đến năm trước |
|
* |
* |
* |
|
3615 |
Liên quỹ đến năm nay đã đối chiếu |
|
* |
* |
* |
|
3616 |
Liên quỹ đến năm trước đã đối chiếu |
|
* |
* |
* |
|
3617 |
Liên quỹ đến năm nay đợi đối chiếu |
|
* |
* |
* |
|
3618 |
Liên quỹ đến năm trước đợi đối chiếu |
|
* |
* |
* |
362 |
|
Sai lầm liên quỹ |
|
* |
* |
* |
|
3621 |
Sai lầm liên quỹ năm nay |
|
* |
* |
* |
|
3622 |
Sai lầm liên quỹ năm trước |
|
* |
* |
* |
363 |
|
Chuyển tiêu liên quỹ |
|
* |
* |
* |
371 |
|
Thanh toán vãng lai với KBNN |
* |
|
* |
* |
|
3711 |
Thanh toán vãng lai với Tổng cục |
* |
|
* |
* |
|
3712 |
Thanh toán vãng lai tại Cục |
* |
|
* |
* |
|
3713 |
Thanh toán vãng lai tại Chi cục |
* |
|
* |
* |
372 |
|
Thanh toán vãng lai với NH và các tổ chức TC-TD |
|
|
|
|
|
3721 |
Thanh toán vãng lai tại Quỹ HTĐTQG TW |
|
|
|
|
|
3722 |
Thanh toán vãng lai tại Chi nhánh Quỹ HTĐTTQG |
|
|
|
|
381 |
|
Vốn, tài sản chờ xử lý |
* |
* |
* |
* |
|
|
Loại 4: Nguồn vốn và tiền gửi |
|
|
|
|
411 |
|
Nguồn vốn cấp phát |
* |
|
|
* |
|
4111 |
Cấp phát NSTW |
* |
|
|
* |
|
4112 |
Cấp phát NSĐP |
* |
|
|
* |
|
4113 |
Cấp phát SNKT |
* |
|
|
* |
|
4118 |
Cấp phát khác |
* |
|
|
* |
412 |
|
Nguồn vốn tín dụng Nhà nước |
* |
|
|
* |
|
4121 |
Nguồn vốn tín dụng Nhà nước thuộc NSTW |
|
|
|
|
|
4122 |
Nguồn vốn tín dụng Nhà nước thuộc NSĐP |
|
|
|
|
|
4128 |
Nguồn vốn tín dụng khác |
* |
|
|
* |
413 |
|
Chênh lệch tỷ giá |
* |
* |
* |
* |
414 |
|
Nguồn vốn Quỹ HTĐTQG |
|
* |
|
* |
|
4141 |
Nguồn vốn điều lệ |
|
* |
|
* |
|
4142 |
Nguồn vốn huy động |
|
* |
|
* |
|
4148 |
Nguồn vốn khác |
|
* |
|
* |
421 |
|
C/lệch thu chi phí dịch vụ, phí khác T/cục ĐTPT |
|
|
|
|
|
4211 |
Chênh lệch phí thanh toán |
* |
|
|
* |
|
4212 |
Chênh lệch phí dịch vụ |
* |
|
|
* |
|
4218 |
Chênh lệch phí khác |
* |
|
|
* |
431 |
|
Các quỹ của quỹ HTĐTQG |
|
* |
|
* |
|
4311 |
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ |
|
* |
|
* |
|
4312 |
Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro nghiệp vụ |
|
* |
|
* |
|
4313 |
Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ |
|
* |
|
* |
|
4314 |
Quỹ phúc lợi |
|
* |
|
* |
|
4315 |
Quỹ khen thưởng |
|
* |
|
* |
|
4316 |
Phân phối cho các thành viên góp vốn |
|
* |
|
* |
432 |
|
Nguồn phí tín dụng Nhà nước được hưởng |
|
|
|
|
|
4321 |
Nguồn phí tín dụng trong nước |
* |
|
|
* |
|
4322 |
Nguồn phí tín dụng ngoài nước |
* |
|
|
* |
441 |
|
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản |
|
* |
|
* |
444 |
|
Nhận ký quỹ |
* |
* |
|
* |
451 |
|
Nguốn vốn đi vay |
* |
* |
|
* |
452 |
|
Nguồn vốn tạm thu, tạm giữ |
* |
* |
|
* |
453 |
|
Tiền gửi chủ đầu tư |
* |
* |
|
* |
454 |
|
Tiền gửi các đơn vị |
* |
* |
|
* |
466 |
|
Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ |
|
* |
|
* |
|
|
Loại 6: Cấp phát cho vay |
|
|
|
|
611 |
|
Tạm ứng vốn NSTW |
* |
|
* |
|
|
6111 |
Năm trước |
* |
|
* |
|
|
6112 |
Năm nay |
* |
|
* |
|
|
6113 |
Năm sau |
* |
|
* |
|
612 |
|
Cấp phát vốn NSTW |
* |
|
* |
|
|
6121 |
Năm trước |
* |
|
* |
|
|
6122 |
Năm nay |
* |
|
* |
|
|
6123 |
Năm sau |
* |
|
* |
|
621 |
|
Tạm ứng vốn NSĐP |
* |
|
* |
|
|
6211 |
Năm trước |
* |
|
* |
|
|
6212 |
Năm nay |
* |
|
* |
|
|
6213 |
Năm sau |
* |
|
* |
|
622 |
|
Cấp phát vốn NSĐP |
* |
|
* |
|
|
6221 |
Năm trước |
* |
|
* |
|
|
6222 |
Năm nay |
* |
|
* |
|
|
6223 |
Năm sau |
* |
|
* |
|
631 |
|
Tạm ứng vốn SNKT |
* |
|
* |
|
|
6311 |
Năm trước |
* |
|
* |
|
|
6312 |
Năm nay |
* |
|
* |
|
|
6313 |
Năm sau |
* |
|
* |
|
632 |
|
Cấp phát vốn SNKT |
* |
|
* |
|
|
6321 |
Năm trước |
* |
|
* |
|
|
6322 |
Năm nay |
* |
|
* |
|
|
6323 |
Năm sau |
* |
|
* |
|
651 |
|
Cấp phát khác |
* |
|
* |
|
|
6511 |
Cấp phát các tổ chức kinh tế |
* |
|
* |
|
|
6512 |
Cấp phát vốn uỷ nhiệm của Tổng cục |
* |
|
* |
|
|
6513 |
Cấp phát vốn uỷ nhiệm của Cục |
* |
|
* |
|
|
6518 |
Cấp phát khác |
* |
|
* |
|
661 |
|
Cho vay |
* |
* |
* |
|
|
6611 |
Cho vay từ nguồn vốn NSTW |
* |
|
* |
|
|
6612 |
Cho vay từ nguồn vốn NSĐP |
* |
|
* |
|
|
6613 |
Cho vay từ nguồn vốn quỹ HTĐTQG |
|
* |
* |
|
|
6614 |
Cho vay theo chỉ định của Chính phủ bằng nguồn vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
6615 |
Cho vay vốn uỷ nhiệm |
* |
* |
* |
|
|
6618 |
Cho vay khác |
* |
* |
* |
|
671 |
|
Nợ quá hạn |
* |
* |
* |
|
|
6711 |
Nợ quá hạn cho vay từ nguồn vốn NSTW |
|
|
|
|
|
6712 |
Nợ quá hạn cho vay từ nguồn vốn NSĐP |
|
|
|
|
|
6713 |
Nợ quá hạn cho vay từ nguồn vốn quỹ HTĐTQG |
|
|
|
|
|
6714 |
Nợ quá hạn cho vay theo chỉ định của Chính phủ bằng nguồn vốn nước ngoài |
|
|
|
|
|
6715 |
Nợ quá hạn cho vay vốn uỷ nhiệm |
* |
* |
* |
|
|
6718 |
Nợ quá hạn cho vay khác |
* |
* |
* |
|
681 |
|
Khoanh nợ |
* |
* |
* |
|
|
6811 |
Khoanh nợ cho vay từ nguồn vốn NSTW |
|
|
|
|
|
6812 |
Khoanh nợ cho vay từ nguồn vốn NSĐP |
|
|
|
|
|
6813 |
Khoanh nợ cho vay từ nguồn vốn quỹ HTĐTQG |
|
|
|
|
|
6814 |
Khoanh nợ cho vay theo chỉ định của Chính phủ bằng nguồn vốn nước ngoài |
|
* |
|
|
|
|
Loại 7: Thu hoạt động nghiệp vụ |
|
|
|
|
711 |
|
Thu lãi cho vay vốn tín dụng trong nước |
* |
|
|
* |
|
7111 |
Thu lãi cho vay vốn NSTW |
* |
|
|
* |
|
7112 |
Thu lãi cho vay vốn NSĐP |
* |
|
|
* |
712 |
|
Thu lãi, phí cho vay vốn tín dụng ngoài nước |
|
|
|
|
|
7121 |
Phí, lãi tín dụng nước ngoài thuộc NSTW |
|
|
|
|
|
7122 |
Phí, lãi tín dụng nước ngoài thuộc NSĐP |
|
|
|
|
713 |
|
Thu lãi cho vay vốn quỹ HTĐTQG |
|
* |
|
* |
|
7131 |
Lãi cho vay trung, dài hạn |
|
* |
|
* |
|
7132 |
Lãi cho vay khác |
|
* |
|
* |
721 |
|
Thu phí thanh toán |
* |
* |
|
* |
|
7211 |
Thu phí thanh toán Tổng cục ĐTPT |
* |
|
|
* |
|
7212 |
Thu phí thanh toán quỹ HTĐTQG |
|
* |
|
* |
731 |
|
Thu lãi tiền gửi |
* |
* |
|
* |
|
7311 |
Thu lãi tiền gửi Tổng cục ĐTPT |
* |
|
|
* |
|
7312 |
Thu lãi tiền gửi quỹ HTĐTQG |
* |
* |
|
* |
741 |
|
Thu phí dịch vụ, phục vụ |
|
|
|
|
|
7411 |
Cho vay lại |
* |
* |
|
* |
|
7412 |
Phí nhận cho vay uỷ nhiệm |
* |
* |
|
* |
|
7413 |
Phí bảo lãnh |
* |
* |
|
* |
|
7414 |
Thu phí dịch vụ khác |
* |
* |
|
* |
748 |
|
Thu khác |
* |
* |
|
* |
|
7481 |
Bán ấn chỉ |
* |
* |
|
* |
|
7482 |
Hoa hồng thu bảo hiểm xã hội |
* |
* |
|
* |
|
7483 |
Phí thu hộ thuế |
* |
* |
|
* |
|
7484 |
Phí giữ hồ sơ thế chấp |
* |
* |
|
* |
|
7485 |
Lãi chứng khoán |
* |
* |
|
* |
|
7488 |
Thu khác |
* |
* |
|
* |
|
|
Loại 8: Chi hoạt động nghiệp vụ |
|
|
|
|
831 |
|
Chi phí hoạt động nghiệp vụ |
* |
* |
* |
|
|
8311 |
Chi phí huy động vốn |
* |
* |
* |
|
|
8312 |
Chi phí cho vay, thu nợ, thẩm định dự án |
|
|
|
|
|
8313 |
Chi trả lãi tiền gửi |
* |
* |
* |
|
|
8314 |
Chi phí thanh toán |
* |
* |
* |
|
|
8315 |
Chi phí uỷ nhiệm |
* |
* |
* |
|
|
8318 |
Chi phí nghiệp vụ khác |
* |
* |
* |
|
842 |
|
Chi phí quản lý |
|
* |
* |
|
|
8421 |
Chi phí nhân viên |
|
* |
* |
|
|
8422 |
Khấu hao TSCĐ |
|
* |
* |
|
|
8423 |
Mua sắm dụng cụ |
|
* |
* |
|
|
8424 |
Công vụ phí |
|
* |
* |
|
|
8425 |
Sửa chữa bảo dưỡng |
|
* |
* |
|
|
8426 |
Đào tạo |
|
* |
* |
|
|
8428 |
Chi khác |
|
* |
* |
|
843 |
|
Chi phí trả trước |
|
* |
* |
|
|
|
Loại 9: Xác định kết quả hoạt động |
|
|
|
|
911 |
|
Xác định kết quả hoạt động |
|
* |
* |
* |
|
|
Loại 0: Tài khoản ngoại bảng |
|
|
|
|
001 |
|
Tài sản thuê ngoài |
* |
* |
* |
|
002 |
|
Tài sản nhận giữ hộ |
* |
* |
* |
|
003 |
|
Các khoản lãi đã thu, đã nộp |
* |
* |
* |
|
|
0031 |
Các khoản lãi đã thu, đã nộp thuộc vốn tín dụng Nhà nước |
|
|
|
|
|
0032 |
Các khoản lãi đã thu đã nộp thuộc vốn quỹ HTĐTQG |
|
|
|
|
004 |
|
Lãi treo |
* |
* |
* |
|
|
0041 |
Lãi treo thuộc vốn tín dụng Nhà nước |
* |
|
* |
|
|
0042 |
Lãi treo thuộc vốn quỹ HTĐTQG |
|
* |
* |
|
005 |
|
Tài sản thế chấp |
* |
* |
* |
|
|
0051 |
Tài sản thế chấp thuộc vốn tín dụng Nhà nước |
|
|
|
|
|
0052 |
Tài sản thế chấp thuộc vốn quỹ HTĐTQG |
|
|
|
|
007 |
|
Ngoại tệ |
* |
* |
* |
|
008 |
|
Hạn mức cấp phát |
* |
|
* |
|
|
0081 |
Hạn mức cấp phát NSTW |
* |
|
* |
|
|
0082 |
Hạn mức cấp phát NSĐP |
* |
|
* |
|
009 |
|
Hạn mức cho vay |
* |
|
* |
|
|
0091 |
Hạn mức cho vay NSTW |
* |
|
* |
|
|
0092 |
Hạn mức cho vay NSĐP |
* |
|
* |
|
(Ban hành theo Quyết định số 1475-1998/QĐ/BTC ngày 23 tháng 10 năm 1998)
Số TT |
Tên sổ kế toán |
Mẫu số |
I |
Sổ tổng hợp |
|
1 |
Chứng từ ghi sổ |
S 01- ĐT/Q |
2 |
Sổ cái |
S 02- ĐT/Q |
3 |
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ |
S 03- ĐT/Q |
4 |
Bảng kết hợp tài khoản ngày |
S 04- ĐT/Q |
5 |
Sổ tổng hợp điện báo |
S 05- ĐT/Q |
6 |
Sổ tổng hợp tài khoản ngoài bảng |
S 06- ĐT/Q |
II |
Sổ chi tiết |
|
1 |
Sổ theo dõi cấp phát vốn Thiết kế quy hoạch |
S 07 - ĐT/Q |
2 |
Sổ theo dõi cấp phát vốn NSNN |
S 08 - ĐT/Q |
3 |
Sổ theo dõi tạm ứng vốn đầu tư XDCB |
S 09 - ĐT/Q |
4 |
Sổ theo dõi cho vay vốn tín dụng |
S 10 - ĐT/Q |
5 |
Sổ tài sản cố định |
S 11- ĐT/Q |
6 |
Sổ chi tiết vật tư |
S 12- ĐT/Q |
7 |
Sổ quỹ tiền mặt |
S 13- ĐT/Q |
8 |
Sổ chi tiết |
S 14- ĐT/Q |
HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
DANH MỤC BÁO CÁO KẾ TOÁN
VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGHIỆP VỤ ĐTPT VÀ QUỸ HTĐTQG
(Ban hành theo Quyết định số 1475-1998/QĐ/BTC ngày 23 tháng
10 năm 1998)
1. Báo cáo kế toán gửi cơ quan quản lý Nhà nước:
|
|
Phạm vi áp dụng |
|
Tên báo cáo |
Ký hiệu |
Tổng cục ĐTPT |
Quỹ HTĐTQG |
1. Bảng cân đối tài khoản trong bảng |
B 01-KT-ĐT-Q |
+ |
+ |
2. Báo cáo tài khoản ngoài bảng |
B 02-KT-ĐT-Q |
+ |
+ |
3. Báo cáo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn ĐTXDCB |
|
|
|
4. Báo cáo cấp phát vốn ĐTXDCB (theo Bộ, ngành chủ quản) |
|
|
|
5. Báo cáo cấp phát vốn ĐTXDCB (theo mục lục NSNN) |
|
|
|
6. Báo cáo cho vay vốn TDNN |
B 07-KT-ĐT |
+ |
|
7. Báo cáo cho vay vốn Quỹ HTĐTQG |
B 08-KT-Q |
|
+ |
8. Báo cáo thu nhập chi phí quỹ HTĐTQG |
B 09-KT-Q |
|
+ |
2. Báo cáo quyết toán gửi cơ quan quản lý Nhà nước:
|
|
Phạm vi áp dụng |
|
Tên báo cáo |
Ký hiệu |
Tổng cục ĐTPT |
Quỹ HTĐTQG |
1. Bảng cân đối tài khoản vốn ĐTPT |
B 01A-QT-ĐT |
+ |
|
2. Bảng cân đối tài khoản vốn quỹ HTĐTQG |
B 01B-QT-Q |
|
+ |
3. Báo cáo tài khoản ngoài bảng năm |
B 02-QT-ĐT-Q |
+ |
+ |
4. Báo cáo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn quỹ HTĐTQG |
|
|
|
5. Báo cáo cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn ĐTXDCB |
|
|
|
6. Báo cáo quyết toán cấp phát vốn ĐTXDCB (theo Bộ, ngành chủ quản) |
|
|
|
7. Báo cáo quyết toán cấp phát vốn ĐTXDCB (theo mục lục NSNN) |
|
|
|
8. Báo cáo quyết toán cho vay vốn tín dụng Nhà nước |
|
|
|
9. Báo cáo quyết toán cho vay vốn Quỹ HTĐTQG |
|
|
+ |
10. Báo cáo quyết toán thu nhập, chi phí quỹ HTĐTQG |
|
|
+ |
11. Báo cáo góp vốn điều lệ của các doanh nghiệp và TCTD |
|
|
|
12. Báo cáo trả lãi cho các thành viên góp vốn quỹ HTĐTQG |
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.