ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1473/QĐ-UBND |
Khánh Hòa, ngày 04 tháng 6 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang tại Công văn số 1669/UBND-LĐTBXH ngày 19/3/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thực hiện mục tiêu không có người có hành vi lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang giai đoạn 2021 - 2025” với các nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2025, thành phố Nha Trang cơ bản không còn tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn trên địa bàn, góp phần tạo cảnh quan đô thị và môi trường du lịch văn minh, thân thiện.
2. Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện tốt quy định của pháp luật về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại điểm b và c, khoản 2, Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP) được tiếp nhận vào chăm sóc nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.
- Phấn đấu đến năm 2025, 100% xã, phường trên địa bàn thành phố Nha Trang không có người có hành vi lang thang xin ăn.
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: Đề án được triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố Nha Trang.
2. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2021 đến năm 2025.
1. Đối tượng tại Điểm b, Khoản 2, Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
Những người lang thang có hành vi xin tiền, xin thức ăn; những người đi xin dưới nhiều hình thức như: Đàn hát để xin, giả danh tu sĩ Phật giáo để đi khất thực, giả danh người bị cơ nhỡ, bị mất cắp trên đường để xin ăn; người vừa làm một công việc nào đó vừa kết hợp với việc xin ăn như: Đánh giày, bán hàng rong... và một số hình thức khác.
2. Đối tượng khác theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP)
- Người có dấu hiệu tâm thần lang thang trên đường phố: Những người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần trên đường phố có hành vi gây nguy hiểm cho người khác, gây mất trật tự xã hội hoặc ăn ngủ những nơi công cộng như vỉa hè, chợ, bến xe, nhà ga, công viên, chùa...
- Các đối tượng có nguy cơ gây mất trật tự an toàn xã hội: Những người không có nghề nghiệp, không có nhà cửa, sống lang thang không có nơi cư trú nhất định; những người có nhà cửa nhưng bỏ nhà đi sống lang thang, không nghề nghiệp ổn định, ngủ ở những nơi công cộng như vỉa hè, chợ, bến xe, nhà ga, công viên, chùa...
- Người nước ngoài lang thang không có nơi cư trú, ngủ ở nơi công cộng như vỉa hè, bến xe, nhà ga, công viên ... hoặc có dấu hiệu tâm thần trên đường phố gây nguy hiểm cho người khác, gây mất trật tự xã hội, hoặc đàn hát để xin tiền...
1. Giải pháp về tổ chức tập trung người có hành vi lang thang xin ăn
a) UBND thành phố Nha Trang Quyết định tiếp tục sử dụng Đội Chuyên trách tập trung người có hành vi lang thang xin ăn thành phố Nha Trang (sau đây gọi tắt là Đội 524).
- Tổ chức bộ máy của Đội
+ Quy chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Đội do UBND thành phố Nha Trang ban hành sau khi Đề án được UBND tỉnh phê duyệt; Đội trực thuộc và sử dụng con dấu của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Nha Trang khi thực hiện nhiệm vụ. Đội trưởng do Lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Nha Trang kiêm nhiệm.
+ Nhân sự của Đội gồm 11 người, với thành phần như sau:
• 02 cán bộ phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
• 02 cán bộ Công an thành phố;
• Nhân viên hợp đồng: 07 nhân viên (trong đó có nhân viên y tế) (Đối tượng: Tốt nghiệp Phổ thông trung học trở lên, hưởng lương theo mức lương cho nhân viên hợp đồng ngang hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hằng năm theo quy định);
- Điều kiện vật chất của Đội
+ Đội có phòng làm việc riêng (được bố trí tại Khu Liên cơ số 114 Hoàng Hoa Thám, thành phố Nha Trang).
+ Đội có đường dây điện thoại nóng để thường xuyên tiếp nhận thông tin về người có hành vi lang thang xin ăn.
+ Kinh phí hoạt động của Đội được bố trí vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của UBND thành phố Nha Trang.
b) Tăng cường công tác rà soát địa bàn, tổ chức tập trung người có hành vi lang thang xin ăn
- UBND thành phố Nha Trang chỉ đạo UBND các xã, phường thường xuyên tổ chức rà soát tại địa bàn để kịp thời phát hiện người có hành vi lang thang xin ăn trên địa bàn và phối hợp chặt chẽ với Đội 524 để tổ chức tập trung người lang thang xin ăn; đồng thời có kế hoạch quản lý điều tra, phân loại cụ thể đối tượng có hành vi lang thang xin ăn để thực hiện các giải pháp can thiệp, trợ giúp phù hợp cho từng đối tượng. Đưa công tác giải quyết tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn vào nội dung đánh giá hoạt động chỉ đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền cơ sở; xếp loại thi đua hằng năm của các xã, phường và là cơ sở bình xét thôn, tổ văn hóa.
- Đội 524 trực tiếp nhận xử lý thông tin về người có hành vi lang thang xin ăn để kịp thời tổ chức triển khai nhiệm vụ.
- Trong quá trình tổ chức tập trung, cần chú ý công tác tư vấn, kiểm tra thông tin để tránh tình trạng tập trung đối tượng sai quy định.
c) Khuyến khích người dân thông báo về tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang
- Người dân khi phát hiện có người có hành vi lang thang xin ăn trên địa bàn có trách nhiệm thông báo cho Đội 524 qua số điện thoại đường dây nóng hoặc báo cho UBND xã, phường nơi gần nhất.
- Có chế độ hỗ trợ cho người dân đầu tiên báo tin đúng và chính xác đối tượng: 100.000đ/tin/người đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định.
2. Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, và nhận thức của người dân đối với hành vi lang thang, xin ăn
a) Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền về tác hại của hành vi lang thang xin ăn đối với việc xây dựng thành phố Nha Trang văn minh, thân thiện.
- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của người dân trong việc cùng với chính quyền giải quyết tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn.
- Tuyên truyền để cho người dân hiểu các biện pháp giải quyết người có hành vi lang thang xin ăn của Đề án là hỗ trợ lâu dài, bền vững đối với bản thân người có hành vi lang thang xin ăn, đảm bảo nhân quyền và có tính nhân văn cao.
- Tuyên truyền phổ biến các chính sách, chủ trương, biện pháp giải quyết tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang. Đồng thời thông báo cho người dân biết về số điện thoại nóng để cung cấp thông tin về người có hành vi lang thang xin ăn.
b) Hình thức tuyên truyền
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, đại chúng.
- Tuyên truyền theo các chiến dịch truyền thông.
- Tuyên truyền thường xuyên thông qua các cuộc họp ở thôn, tổ dân phố.
3. Giải pháp về tăng cường quản lý địa bàn
UBND thành phố Nha Trang chỉ đạo Công an thành phố tăng cường công tác quản lý hành chính, hộ tịch hộ khẩu trên địa bàn, nhất là ở những nơi có nhiều người có hành vi lang thang xin ăn đến cư trú. Đặc biệt tăng cường quản lý các nhà trọ, vận động thuyết phục chủ các nhà trọ không để người có hành vi lang thang xin ăn đến ở.
V. QUY TRÌNH TẬP TRUNG VÀ XỬ LÝ ĐỐI TƯỢNG CÓ HÀNH VI LANG THANG XIN ĂN SAU KHI ĐƯỢC TẬP TRUNG
- Thủ tục, hồ sơ tiếp nhận đối tượng quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa thực hiện theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa, gồm:
a) Tờ trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Nha trang về việc đề nghị tiếp nhận đối tượng có hành vi lang thang xin ăn tập trung nuôi dưỡng chờ đưa về nơi cư trú;
b) Biên bản xác nhận đối tượng không nơi nương tựa cần được giúp đỡ (có xác nhận của UBND hoặc Công an xã, phường)
c) Biên bản bàn giao đối tượng có hành vi lang thang xin ăn.
d) Quyết định tiếp nhận nuôi dưỡng tạm thời người có hành vi lang thang xin ăn trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm.
Riêng các đối tượng tái phạm từ 02 lần, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh căn cứ khoản 2 và 3, Điều 25 Nghị định số 136/NĐ-CP tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng 90 ngày.
- Thủ tục, hồ sơ tiếp nhận các đối tượng khác theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP) vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa thực hiện theo khoản 2, Điều 30 và khoản 2, Điều 31 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP .
- Đối với các đối tượng thuộc diện đưa về nơi cư trú thì có văn bản gửi các tỉnh, thành phố trong cả nước (đối với các trường hợp ngoài tỉnh); và gửi các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa (đối với các trường hợp ngoài thành phố Nha Trang) đề nghị xác minh và phối hợp giải quyết, vận động, tạo điều kiện cho người có hành vi lang thang xin ăn về lại địa phương sinh sống.
- Đối với người nước ngoài lang thang thủ tục hồ sơ đề nghị tiếp nhận nuôi dưỡng tạm thời trong thời gian chờ xác minh của các cơ quan có liên quan, thực hiện như quy định đối với người Việt Nam, đồng thời Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Nha Trang có văn bản báo cáo thông tin về người nước ngoài lang thang, gửi Sở Ngoại vụ và Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an tỉnh để thực hiện việc xác minh nhân thân theo quy định và thời gian xuất nhập cảnh của đối tượng để thực hiện các thủ tục đưa đối tượng về nước. Các cơ quan chức năng được thuê phiên dịch viên tiếng nước ngoài để thực hiện việc nuôi dưỡng tạm thời và được bố trí kinh phí trong dự toán giao hằng năm.
VI. CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỂ GIẢI QUYẾT; TÌNH TRẠNG LANG THANG XIN ĂN
1. Chế độ, chính sách đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giải quyết tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn
Đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giải quyết tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn, ngoài lương được hưởng theo mức lương tối thiểu vùng, đối với người lao động đã qua đào tạo thì được hưởng các chế độ khác theo quy định (nếu có).
2. Chính sách hỗ trợ cho các xã, phường thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với hành vi lang thang xin ăn
Hỗ trợ cho các xã, phường kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân đối với hành vi lang thang xin ăn. Mức hỗ trợ tối đa không quá: 5.000.000 đồng/xã, phường/năm.
1. Phân cấp nhiệm vụ chi
a) Nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh
Kinh phí nuôi lưu trú và mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng được tiếp nhận tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, số lượng các đối tượng nuôi lưu trú dự kiến 200 lượt người/ năm.
b) Nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện
- Kinh phí trả tiền lương và các khoản đóng góp đối với các chỉ tiêu hợp đồng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến năm 2021 đến năm 2025, mỗi năm không quá 7 hợp đồng (chi thực tế theo chỉ tiêu hợp đồng).
- Kinh phí cho hoạt động tuyên truyền tại các xã, phường (cấp xã); kinh phí hoạt động tuyên truyền của thành phố (cấp huyện).
- Kinh phí chi phục vụ hoạt động của Đề án: Mua tin, xăng xe, công cụ, dụng cụ văn phòng, văn phòng phẩm, trang phục, thông tin liên lạc,...
2. Chế độ áp dụng
- Kinh phí chi trả tiền lương hợp đồng: Áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành.
- Kinh phí nuôi lưu trú cho các đối tượng (kể cả đối tượng là người nước ngoài lang thang) được tiếp nhận tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh: Thực hiện mức chi theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ; áp mức tính bình quân hệ số 4,0 và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định Luật Bảo hiểm y tế.
- Số đối tượng tiếp nhận: Dự kiến mức tối đa 100% các đối tượng tiếp nhận thuộc đối tượng chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội theo khoản 1, Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP .
3. Kinh phí thực hiện
a) Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2025: 12.044 triệu đồng, trong đó:
- Nguồn ngân sách tỉnh: 7.102 triệu đồng
+ Năm 2021: 1.385 triệu đồng
+ Năm 2022: 1.401 triệu đồng
+ Năm 2023: 1.418 triệu đồng
+ Năm 2024: 1.438 triệu đồng
+ Năm 2025: 1.459 triệu đồng
- Nguồn ngân sách thành phố: 4.942 triệu đồng
+ Năm 2021: 892 triệu đồng
+ Năm 2022: 936 triệu đồng
+ Năm 2023: 984 triệu đồng
+ Năm 2024: 1.036 triệu đồng
+ Năm 2025: 1.095 triệu đồng
b) Nguồn kinh phí
- Đối với nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh: Do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo.
- Đối với nhiệm vụ chi ngân sách cấp thành phố: Do ngân sách thành phố đảm bảo.
1. UBND thành phố Nha Trang là cơ quan chủ trì thực hiện Đề án, triển khai thực hiện các nội dung sau:
a) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
- Thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, pa-nô, khẩu hiệu, tuyên truyền tại các khu dân cư, các địa điểm có đông dân qua lại, trên các phương tiện thông tin đại chúng việc lang thang xin ăn là hành vi không văn minh và những người có hành vi lang thang xin ăn phải được cộng đồng xã hội quan tâm giúp đỡ. Tạo dư luận xã hội đồng tình ủng hộ các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan có chức năng nhằm từng bước giải quyết, xử lý triệt để người có hành vi lang thang xin ăn và đối tượng có nguy cơ gây mất trật tự xã hội tại Nha Trang. Đặc biệt, công tác thông tin, tuyên truyền được tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án.
- Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thiết lập đường dây điện thoại nóng của Đội 524 để cán bộ và Nhân dân tham gia cung cấp nguồn thông tin cho Đội 524 làm nhiệm vụ tập trung người có hành vi lang thang xin ăn để kịp thời tổ chức đưa người có hành vi lang thang xin ăn và người có nguy cơ gây mất trật tự an toàn xã hội về tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa để quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng.
- Tuyên truyền vận động các cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí, các địa điểm du lịch cam kết không để các đối tượng lợi dụng việc bán hàng rong để xin ăn trong khuôn viên, địa bàn đơn vị kinh doanh, quản lý.
- Tuyên truyền vận động các tổ chức tôn giáo phối hợp ngăn chặn các đối tượng có hành vi lang thang xin ăn trước, trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo.
b) Triển khai lồng ghép nội dung Đề án với việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách: Bảo trợ xã hội, giảm nghèo, chương trình dạy nghề và việc làm... tại các địa phương
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân làm công tác từ thiện nhân đạo hỗ trợ tại cộng đồng cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là trẻ em thuộc gia đình nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa.
- Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ đầu tư các dự án giúp đỡ các gia đình nghèo đã và đang có người có hành vi lang thang xin ăn hoặc sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng lang thang xin ăn.
- Tăng cường quản lý hành chính, hộ tịch hộ khẩu, đặc biệt tăng cường quản lý các nhà trọ, vận động thuyết phục các chủ nhà trọ không cho người có hành vi lang thang xin ăn đến lưu trú.
c) Tổ chức cho các xã, phường, các khu dân cư cam kết gia đình không có người đi lang thang xin ăn; tổ chức cho Ban Quản lý các chợ, các Khu di tích lịch sử, vui chơi giải trí, các bến xe, nhà ga... cam kết không để tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn hoạt động trên địa bàn quản lý. Đồng thời xem đây là tiêu chí đánh giá gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa... gắn với việc bình xét thi đua hàng năm của cá nhân, tập thể.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Giải quyết, xử lý người có hành vi lang thang xin ăn khi được Đội 524 tập trung chuyển đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; đồng thời hàng năm dự kiến kinh phí tổ chức lưu nuôi các đối tượng lang thang xin ăn, có biện pháp răn đe, giáo dục đối với đối tượng tái phạm từ 02 lần trở lên theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP .
b) Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết, tổ chức trực, tiếp nhận đối tượng 24/24; chỉ đạo Trung tâm lập dự toán kinh phí hằng năm để thực hiện tốt công tác chăm sóc, quản lý nuôi dưỡng người có hành vi lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú; chỉ đạo Trung tâm tiếp nhận đối tượng lang thang là người nước ngoài trong thời gian chờ các cơ quan chức năng xác minh, điều tra, làm thủ tục đưa đối tượng về nước.
c) Thẩm quyền tiếp nhận đối tượng và đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Sở Tài chính
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu bố trí kinh phí cho công tác nuôi lưu trú và mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng được tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Khánh Hòa.
b) Đảm bảo nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh theo dự toán của Đề án.
4. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo Công an thành phố Nha Trang phân công lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Nha Trang thực hiện Đề án.
b) Chỉ đạo tổ chức việc điều tra và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý triệt để theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi tổ chức, xúi giục người khác đi lang thang xin ăn; chăn dắt, ngược đãi, xua đuổi người mắc bệnh tâm thần, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em ra khỏi nhà và phải sống lang thang xin ăn.
c) Chỉ đạo Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh xác minh thông tin xuất nhập cảnh và nơi cư trú của người nước ngoài lang thang, phối hợp với Sở Ngoại vụ xác minh thông tin về nhân thân của người nước ngoài lang thang để hoàn tất thủ tục đưa người nước ngoài lang thang về nước theo quy định.
5. Sở Ngoại vụ
a) Tiếp nhận thông tin người nước ngoài lang thang, chủ trì phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra xác minh nhân thân của người nước ngoài, thực hiện các thủ tục theo quy định để đưa đối tượng về nước.
b) Phối hợp với UBND thành phố Nha Trang hỗ trợ phiên dịch để đưa đối tượng lang thang là người nước ngoài vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh lưu nuôi trong thời gian chờ xác minh nhân thân và làm thủ tục đưa về nước.
6. Sở Văn hóa và Thể thao
a) Chỉ đạo cho Ban quản lý các khu di tích lịch sử văn hóa, điểm vui chơi giải trí thuộc ngành quản lý cung cấp thông tin kịp thời và phối hợp với Đội 524 tổ chức tập trung người có hành vi lang thang xin ăn.
b) Chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị trực thuộc ngành quản lý căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết tốt tình trạng người có hành vi lang thang xin ăn trên địa bàn thành phố Nha Trang.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể tỉnh
a) Triển khai vận động tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, “Xây dựng khu dân cư không có người lang thang xin ăn”.
b) Kịp thời giúp đỡ những gia đình, cá nhân gặp khó khăn, hoạn nạn... có nguy cơ đi xin ăn, để họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
c) Thực hiện có hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững tại các xã, phường.
d) Tuyên truyền vận động Nhân dân phát hiện, giúp đỡ người có hành vi lang thang xin ăn và đối tượng có nguy cơ gây mất trật tự xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Ngoại vụ, Văn hóa và Thể thao; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang; Thủ trưởng các cơ quan có liên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.