THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1466/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Chương trình) gồm các thành viên sau:
1. Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Các ủy viên:
- Lãnh đạo các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Công Thương; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Lao động - Thương binh và Xã hội; Quốc phòng; Công an; Giao thông vận tải; Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Ủy ban Dân tộc;
- Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành giúp Hội đồng thực hiện các công việc thẩm định.
Điều 2. Hội đồng thẩm định nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tổ chức thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, đảm bảo hiệu quả, khả thi, tuân thủ theo đúng quy định của Luật đầu tư công, Nghị quyết 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội, tránh chồng chéo, thiếu thống nhất với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;
- Yêu cầu chủ Chương trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chuẩn bị Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và các hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ công tác thẩm định; khi cần thiết yêu cầu chủ Chương trình chỉnh sửa hồ sơ để đáp ứng các yêu cầu thẩm định theo quy định của Luật đầu tư công;
- Xem xét, quyết định kế hoạch thẩm định và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình;
- Hội đồng thẩm định nhà nước làm việc theo chế độ tập thể dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng. Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước được coi là hợp lệ khi có ít nhất 75% số thành viên tham dự (kể cả người được ủy quyền). Các ý kiến kết luận được thống nhất theo nguyên tắc đa số;
- Căn cứ ý kiến thẩm định, Hội đồng thẩm định nhà nước yêu cầu chủ Chương trình hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và dự thảo Quyết định đầu tư Chương trình gửi Hội đồng thẩm định nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Kết luận cuối cùng thông qua các nội dung thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phải được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước thông qua (trong đó phải có ý kiến đồng ý của thành viên đại diện cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc). Ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước được thực hiện bằng cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc bằng văn bản gửi đến Hội đồng thẩm định nhà nước;
- Hội đồng được sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng.
Điều 3. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên trong Hội đồng:
1. Chủ tịch Hội đồng:
- Chịu trách nhiệm về tổ chức thẩm định và các hoạt động thẩm định theo nhiệm vụ được giao, những ý kiến đánh giá kết quả thẩm định, kết luận và kiến nghị của Hội đồng về các nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình;
- Quyết định thành lập Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành theo yêu cầu công tác thẩm định;
- Xem xét, phê duyệt kế hoạch thẩm định sau khi thành viên Hội đồng có ý kiến, quyết định triệu tập các cuộc họp Hội đồng, chủ trì các phiên họp, phân công trách nhiệm Phó Chủ tịch và các ủy viên Hội đồng;
- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Hội đồng triệu tập và chủ trì các phiên họp Hội đồng hoặc báo cáo trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số nội dung hoặc công việc do Phó Chủ tịch trực tiếp phụ trách;
- Được mời đại diện của các bộ, ngành tham dự và đóng góp ý kiến tại một số phiên họp của Hội đồng về những vấn đề liên quan đến nội dung thẩm định của Hội đồng;
- Yêu cầu Cơ quan được giao chuẩn bị Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình giải trình nội dung và các vấn đề liên quan đến Chương trình bằng văn bản tại các phiên họp Hội đồng;
- Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng có thể yêu cầu các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có ý kiến thẩm định mang tính chất chuyên sâu.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức bộ máy làm việc, chỉ đạo các hoạt động của Hội đồng, theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng phân công, báo cáo thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện của Hội đồng. Thay mặt Chủ tịch Hội đồng quyết định các vấn đề liên quan đến triển khai, điều hành công việc của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
- Giúp Chủ tịch Hội đồng xem xét, đánh giá các báo cáo chuyên môn và các hoạt động khác của Hội đồng;
- Trực tiếp chỉ đạo Tổ Chuyên gia thẩm định liên ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao.
3. Các ủy viên Hội đồng:
- Xem xét có ý kiến về các nội dung thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình trong các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan và địa phương do ủy viên Hội đồng phụ trách và về những vấn đề chung của Chương trình;
- Giúp Hội đồng tổ chức các lực lượng chuyên gia, phương tiện làm việc, cơ sở nghiên cứu (bộ, cơ quan) thuộc quyền quản lý của ủy viên đó để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng, trao đổi đóng góp ý kiến về các nội dung xem xét, thẩm định và biểu quyết các kết luận của Hội đồng thẩm định nhà nước. Trường hợp đặc biệt không thể tham dự cuộc họp, ủy viên Hội đồng phải có ý kiến bằng văn bản, đồng thời ủy quyền cho đại diện tham dự. Người được ủy quyền phải hiểu biết tổng thể về Chương trình để góp ý về vấn đề Hội đồng xem xét thẩm định và tham gia biểu quyết (khi cần thiết). Ý kiến của đại diện được ủy quyền là ý kiến của ủy viên đó trong Hội đồng.
4. Hội đồng thẩm định nhà nước và các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về chất lượng Báo cáo thẩm định, đánh giá về nội dung, hiệu quả, tính khả thi của các dự án trong Chương trình.
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng:
- Huy động bộ máy giúp Chủ tịch Hội đồng tổ chức công việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình và các hoạt động chung của Hội đồng. Phối hợp với các cơ quan, Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành để thực hiện các công việc thẩm định, rà soát các nội dung, mục tiêu, nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách, cơ chế quản lý điều hành, phối hợp, lồng ghép giữa các Chương trình mục tiêu quốc gia trong quá trình thực hiện để bảo đảm tránh chồng chéo, bỏ sót, hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết: số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020, số 24/2021/QH15, số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội và phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công;
- Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình, gửi hồ sơ Chương trình đến các thành viên Hội đồng, lập và trình kế hoạch thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình;
- Tổng hợp các ý kiến của thành viên Hội đồng, đề xuất, trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định những vấn đề cần xử lý trong quá trình thẩm định;
- Chuẩn bị các chương trình, nội dung, dự kiến các nội dung kết luận và biểu quyết, mời họp, tài liệu và phương tiện làm việc cho các phiên họp của Hội đồng;
- Chuẩn bị các nội dung yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo yêu cầu của các thành viên trong Hội đồng, các Tổ, nhóm chuyên môn trong quá trình thẩm định, trình Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng) thông qua và ký văn bản yêu cầu khi được ủy quyền;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng giao;
- Chuẩn bị báo cáo của Hội đồng trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Các cơ quan có thành viên thuộc Hội đồng thẩm định nhà nước có văn bản cử người gửi về cơ quan thường trực Hội đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) trước ngày 15 tháng 9 năm 2021.
Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình phục vụ công tác thẩm định của Hội đồng và các hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định.
Điều 7. Hội đồng tự giải thể sau khi kết thúc nhiệm vụ.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.