NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1452/2004/QĐ-NHNN |
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2004 |
VỀ GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997; 12/12/1997,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11
ngày 15/6/2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này điều chỉnh các giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đoái trên lãnh thổ Việt nam.
Ngoại tệ là đồng tiền của một quốc gia khác hoặc đồng tiền chung của nhiều quốc gia.
Tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đoái (sau đây gọi tắt là “TCTD được phép”) là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối trong đó có nội dung mua, bán ngoại tệ.
Giao dịch hối đoái giao ngay (sau đây gọi là “giao dịch giao ngay”) là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 (hai) ngày làm việc tiếp theo.
Giao dịch hối đoái kỳ hạn (sau đây gọi là “giao dịch kỳ hạn”) là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai.
Giao dịch hối đoái hoán đổi (sau đây gọi là “giao dịch hoán đổi”) là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ (sau đây gọi là “giao dịch quyền lựa chọn”) là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả thuận trước. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá đã thoả thuận trước.
Tại Quyết định này, giao dịch quyền lựa chọn chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến Đồng Việt Nam).
Giao dịch hối đoái khác là những giao dịch hối đoái được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện trong từng thời kỳ phù hợp với sự phát triển của thị trường ngoại hối.
Điều 3. Các loại hình giao dịch hối đoái.
Giao dịch giao ngay.
Giao dịch kỳ hạn.
Giao dịch hoán đổi.
Giao dịch quyền lựa chọn.
Các giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
Điều 4. Đối tượng tham gia giao dịch hối đoái.
TCTD được phép.
Tổ chức kinh tế.
Tổ chức khác và cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 5. Phạm vi giao dịch hối đoái.
Các TCTD được phép được thực hiện các giao dịch hối đoái quy định tại Điều 3 Quyết định này.
Trong phạm vi được giao dịch, TCTD được phép được thực hiện:
Các giao dịch hối đoái quy định tại Điều 3 Quyết định này với các tổ chức kinh tế.
Giao dịch giao ngay, kỳ hạn, quyền lựa chọn với các tổ chức khác và cá nhân.
TCTD được phép không được mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân.
TCTD được phép được thực hiện các giao dịch hối đoái với TCTD được phép khác và Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Điều 6. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch.
Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD được phép được quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại đơn vị mình và tỷ giá giao dịch của các ngoại tệ phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 7. Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn.
Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ: từ 3 (ba) đến 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày.
Kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền lựa chọn giữa các ngoại tệ với nhau: do TCTD được phép và khách hàng tự thoả thuận.
3. Các bên xác định và ghi rõ ngày đến hạn thanh toán chuyển tiền trong hợp đồng giao dịch.
Điều 8. Phương thức giao dịch và hợp đồng giao dịch.
Các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của TCTD được phép phù hợp với thông lệ của thị trường ngoại hối và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
Hình thức xác nhận giao dịch do TCTD được phép quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và đảm bảo cơ sở pháp lý cho các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch cũng như cơ sở pháp lý cho việc hạch toán kế toán và tranh chấp giữa các bên (nếu có phát sinh).
Nội dung hợp đồng giao dịch hối đoái do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 9. Chứng từ trong các giao dịch hối đoái.
Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ của TCTD được phép qua các giao dịch giao ngay hoặc kỳ hạn phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Ngoài các giao dịch nêu tại Khoản 1 Điều này, các giao dịch hối đoái khác không cần chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
3. TCTD được phép có trách nhiệm kiểm tra chứng từ của khách hàng theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
1. Các TCTD được phép không được thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, hoán đổi, kỳ hạn.
2. Các TCTD được phép và khách hàng thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mức phí giao dịch và hình thức thanh toán phí đối với giao dịch quyền lựa chọn.
Điều 11. Chấp hành trạng thái ngoại tệ.
TCTD được phép phải chấp hành trạng thái ngoại tệ theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
TCTD được phép được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền lựa chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có.
Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định tại Quyết định này, tuỳ tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành.
Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Vụ trưởng Vụ Kế toán Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn tài khoản hạch toán các giao dịch hối đoái.
Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này đối với các TCTD được phép theo sự phân cấp về trách nhiệm quản lý.
Tổng Giám đốc (Giám đốc) các TCTD được phép giao dịch hối đoái chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tổ chức thực hiện Quyết định này tại đơn vị mình.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế giao dịch hối đoái.
|
THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.