ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 23 tháng 01 năm 2015 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 06/TTr-SNN&PTNT ngày 09 tháng 01 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch số 02/KH-SNN&PTNT ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 (có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH AN GIANG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/KH-SNN&PTNT |
An Giang, ngày 09 tháng 01 năm 2015 |
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
Căn cứ Quyết định số 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2014-2020;
Thực hiện Công văn số 2177/VPUBND-TH ngày 02/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Quyết định 1323/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2015 - 2020, như sau:
I. Thực trạng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang:
Tổng số công chức, viên chức phục vụ trong ngành nông nghiệp là 1.427 người: trình độ tiến sĩ 01 người, thạc sĩ 79 người, đại học 878 người, cao đẳng 26 người, trung cấp 397 người và trình độ khác là 46 người.
Hệ thống khuyến nông được hình thành theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị xã, thành phố và xã phường, tại tỉnh có Văn phòng Trung tâm Khuyến nông, 11 trạm khuyến nông các huyện thị thành và khuyến nông viên các xã, phường có sản xuất nông nghiệp và được giao chỉ tiêu biên chế tổng số viên chức của Trung tâm Khuyến nông. Nhân lực hiện tại của toàn bộ hệ thống khuyến nông trong tỉnh được chuẩn hóa có trình độ tối thiểu từ trung cấp trở lên đến thạc sĩ với tỷ lệ:
+ Trung cấp: 36 người;
+ Cao đẳng: 8 người;
+ Đại học: 176 người;
+ Thạc sĩ: 18 người;
+ Toàn bộ công chức, viên chức ngày càng được nâng cao trình độ qua các lớp đào tạo chuyên môn ngắn hạn cũng như dài hạn bằng kinh phí hoạt động sự nghiệp hàng năm và kết hợp với các đơn vị khác.
Lực lượng lao động trong nông nghiệp ở nông thôn phần lớn là chưa qua đào tạo, thiếu lực lượng lao động có tay nghề. Theo số liệu điều tra về cơ cấu lao động qua 03 năm 2008-2010, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng, tỷ lệ lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng giảm. Năm 2008, cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp là 67,8% đến năm 2009 tỷ lệ này giảm còn 65,7%, năm 2010 là 63%. Dự báo đến năm 2015 là 43%.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 95 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp với tổng số 9.100 xã viên, trong đó: cán bộ quản lý HTX là 732 người, số cán bộ có trình độ sơ cấp, trung cấp là 80 người, chiếm 10,9%, số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 78 người, chiếm 10,6%; còn lại trên 78% cán bộ có trình độ phổ thông và dưới phổ thông. Nhìn chung, năng lực quản lý của cán bộ HTX, tổ hợp tác (THT) còn yếu, 80% nhân sự làm việc cho HTX chưa có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết tổ trưởng các THT chỉ đạt trình độ phổ thông.
Theo kết quả thống kê, hiện có trên 78% cán bộ quản lý HTX, THT có trình độ phổ thông trở xuống và yếu về trình độ chuyên môn, mặc dù công tác tập huấn cán bộ quản lý HTX, THT được cơ quan chức năng thực hiện hằng năm; nguyên nhân là do lực lượng cán bộ quản lý HTX, THT phần lớn là những người có tuổi, khó tiếp thu kiến thức; mặt khác, định mức hỗ trợ các lớp tập huấn hiện nay khá thấp, khó có thể mời được giảng viên có năng lực và kinh nghiệm để truyền đạt.
Đối với đội ngũ viên chức: Phải thực hiện theo Quyết định số 12/2012/QĐ -UBND ngày 21/6/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh, nên việc đào tạo trên đại học nguồn bằng nguồn ngân sách nhà nước là rất hạn chế; còn đào tạo nguồn kinh phí tự túc và có hỗ trợ của đơn vị ít có khả năng thực hiện được; đào tạo liên thông trung cấp lên đại học người học phải tự túc, do nhiều lý do nên khả năng thực hiện được rất ít. Đối với khu vực nông dân và nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ thực hiện bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho nông dân còn việc đào tạo cơ bản như trình độ sơ cấp không có điều kiện thực hiện được; do nguồn kinh phí quốc gia giải quyết việc làm hạn chế nên khó có thể phối hợp với các trung tâm đào tạo thực hiện chương trình này.
Mặc dù đội ngũ ngành nông nghiệp có trình độ và năng lực ngày càng được cải thiện nhưng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một lĩnh vực mới đòi hỏi cần phải được huấn luyện và đào tạo một cách bài bản để có thể tiếp cận và dần dần làm chủ trong việc vận hành và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.
- Thiếu nguồn nhân lực quản lý có trình độ, có kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực về rau màu (sản xuất giống, dinh dưỡng và dịch hại), nấm (dinh dưỡng, chế biến cơ chất trồng, chăm sóc), cây ăn quả, hoa kiểng, ….
- Việc tiếp cận các công nghệ mới đặc biệt công nghệ từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến còn hạn chế trình độ ngoại ngữ; để có được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ và khả năng giao tiếp về ngoại ngữ nhằm tiếp thu các công nghệ mới đòi hỏi một thời gian dài và nguồn kinh phí đào tạo lớn.
Với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực lao động trong nông nghiệp ở An Giang đang là vấn đề cần quan tâm. Lực lượng công chức, viên chức ngành nông nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu về số lượng nhưng thiếu đội ngũ chuyên gia, chuyên nghiệp, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, thiếu đội ngũ chuyên gia đầu ngành và cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi, có khả năng hoạch định chính sách. Cán bộ, công chức hành chính, viên chức trong ngành, trong đó có cán bộ đương chức và cả quy hoạch thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, được đào tạo sau đại học chưa nhiều do chưa đáp ứng quy định đưa đi đào tạo như yếu về trình độ ngoại ngữ.
Về lao động qua đào tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật những năm gần đây đạt hơn 35% lao động xã hội, năm 2012 là 41,18% (mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 là 50% và 65% vào năm 2020. Như vậy, dù số liệu thế nào thì xét về số lượng và chất lượng, tỷ lệ học nghề còn thấp, thiếu lao động trình độ cao; Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp so với một số tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ lệ cao 62,8% lực lượng lao động. Chỉ số chuyên môn hóa trong ngành nông nghiệp ở An Giang là thấp: 0,91; trong khi tỉnh Đồng Tháp là 1,18; Vĩnh Long là 1,16; Kiên Giang là 1,14.
Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế; cũng như nhiều lĩnh vực còn thấp so với mặt bằng chung của ĐBSCL và cả nước.
Trong những năm qua, việc phát triển đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật trong ngành đã có những bước cố gắng nhiều, tuy nhiên để tạo ra đội ngũ công chức, viên chức và cán bộ có chất lượng cao chưa được chú trọng đúng mức. Trong thời gian tới, yêu cầu phát triển ngành đòi hỏi nhu cầu về lao động chất lượng cao và lành nghề, nhưng số lượng công chức, viên chức khoa học và người lao động có tay nghề hiện tại còn hạn chế; để đáp ứng được nhu cầu đó cần có các giải pháp hữu hiệu của Tỉnh và ngành để giải quyết được tình trạng hạn chế như hiện nay.
1. Quan điểm:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là yêu cầu vừa là nhiệm vụ, giải pháp để góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển nhân lực Ngành phải có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển từng giai đoạn.
- Phát triển nhân lực Ngành phải gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế và xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao dựa trên nền tảng sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thân thiện với môi trường, bảo tồn và duy trì tốt nhất tài nguyên sinh thái, tài nguyên nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
- Đào tạo theo qui hoạch trong và ngoài nước đối với cán bộ nghiên cứu, quản lý về lĩnh vực công nghệ cao trong nông nghiệp; công nghệ sinh học nhằm tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao và ứng dụng vào thực tiễn; Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao trình độ trong nước đối với lực lượng cán bộ kỹ thuật đang làm công tác ứng dụng khoa học công nghệ. Qua đó hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, đủ năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được các yêu cầu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh theo yêu cầu từng giai đoạn.
- Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ thuộc diện quy hoạch, cán bộ, công chức trẻ, cán bộ nữ; góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực.
2. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
- Xây dựng nguồn nhân lực trong toàn ngành có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, tâm huyết với nghề nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Phát triển nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015 - 2020 của Ngành và đáp ứng nguồn nhân lực thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đến năm 2020, các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cần đạt được như sau:
+ 100% công chức, viên chức được quản lý thông qua tiêu chuẩn theo chức danh ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ.
+ 80% số kỹ thuật viên (tương đương với 202 người) được đào tạo, bồi dưỡng (được cấp chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề) đáp ứng yêu cầu làm việc ở địa bàn nông thôn tham gia lĩnh vực cung ứng dịch vụ kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
+ Khoảng 20.910 lao động nông thôn được đào tạo trình độ sơ cấp và bồi dưỡng nghề ngắn hạn, có chứng chỉ hành nghề.
+ 60% số cán bộ quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác (tương đương với 439 người) được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn.
1. Nội dung:
* Đến năm 2020 đào tạo 21.363 người, trong đó: nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, viên chức: 157 người; Nâng cao năng lực cho lực lượng khuyến nông: 43 người; Nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật viên: 253 người; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 20.910 người.
* Tổng nhu cầu kinh phí là 74.553 triệu đồng; trong đó kinh phí nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, viên chức: 43.850 triệu đồng; Nâng cao năng lực cho lực lượng khuyến nông: 3.840 triệu đồng; Nâng cao năng lực đội ngũ kỹ thuật viên: 20.240 triệu đồng; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: 6.623 triệu đồng. Phân kỳ thực hiện như sau:
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.