UBND TỈNH QUẢNG
BÌNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/QĐ-SYT |
Quảng Bình, ngày 07 tháng 04 năm 2016 |
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ
Căn cứ Quy định số 01-QĐ/TU ngày 03/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;
Căn cứ Công văn số 61-CV/TU ngày 08/3/2016 của Tỉnh ủy Quảng Bình v/v quán triệt và ký cam kết Quy định về trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, đơn vị;
Căn cứ Quyết định số 18/2009/QĐ-UBND ngày 14/9/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Y tế Quảng Bình;
Căn cứ Quyết định số 13/QĐ/BCSĐ-UBND ngày 28/3/2008 của Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý và bổ nhiệm cán bộ;
Căn cứ Quy chế làm việc của Sở Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-SYT ngày 27/4/2009 của Sở Y tế Quảng Bình;
Căn cứ Quyết định số 551/QĐ-SYT ngày 19/5/2010 của Sở Y tế về Quy định bổ nhiệm cán bộ;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Sở,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan đơn vị trực thuộc Sở Y tế trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng các Phòng thuộc Sở; Thủ trưởng, Giám đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VÀ CẤP PHÓ CỦA
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ TRONG THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH,
NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145/QĐ-SYT ngày
07/4/2016 của Giám đốc Sở)
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các đồng chí Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc Sở; Chi cục trưởng, phó Chi cục trưởng; Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng; Giám đốc, phó Giám đốc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế.
2. Căn cứ xác định trách nhiệm và nguyên tắc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
- Căn cứ quy định về chức năng, nhiệm vụ; quy chế làm việc của từng cơ quan, đơn vị.
- Căn cứ nghĩa vụ, chức trách nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức; quy định những điều đảng viên không được làm; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm và các văn bản pháp luật liên quan.
- Căn cứ tiêu chí đánh giá đối với từng chức danh cán bộ.
- Môi trường và điều kiện cán bộ thực hiện nhiệm vụ.
- Căn cứ trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu quy định tại điểm 1, mục II, Quy định này.
2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm trách nhiệm
- Việc xử lý người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu vi phạm nội dung trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu phải được tiến hành một cách công minh, công khai, khách quan, đúng quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, đúng trình tự, đúng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.
- Trường hợp thực hiện cơ chế lãnh đạo, điều hành tập thể, khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể lãnh đạo, nếu ý kiến của đa số thành viên là trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu được phân công lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý lĩnh vực đó không có ý kiến khác thì khi xử lý vi phạm, phải bị xử lý trách nhiệm ở mức cao hơn so với các thành viên khác trong tập thể lãnh đạo.
1. Quy định trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
1.1. Trách nhiệm bản thân người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu
- Về tư tưởng chính trị: Trung thành với Cương lĩnh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành và tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách, pháp Luật của Nhà nước; có ý thức, trách nhiệm và thái độ cương quyết trong đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị; không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác của bản thân.
- Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Giữ gìn đạo đức, lối sống, phát huy tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên và quan hệ mật thiết với nhân dân. Có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng, nói không đi đối với làm. Luôn trung thực, khách quan trong tự phê bình, phê bình và xây dựng đoàn kết nội bộ. Ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, tu dưỡng đạo đức, lối sống, thường xuyên có ý thức nêu gương của bản thân và gia đình.
- Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ: Có tinh thần trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao, đạt kết quả và mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ; ý thức xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, cơ quan, đơn vị; coi trọng việc quy tụ, đoàn kết trong nội bộ; có thái độ công tâm, khách quan và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên, quần chúng. Trách nhiệm tham gia cùng tập thể trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức, cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Về ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; thực hiện chế độ sinh hoạt đảng theo quy định; giữ mối liên hệ với cấp ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú.
1.2. Trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị
- Phổ biến, quán triệt và chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách và các quy định khác của Đảng, pháp luật Nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, quyết định của cấp trên và của ngành.
- Trên cơ sở quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, xây dựng và chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển sự nghiệp y tế; quốc phòng-an ninh; xây dựng Đảng và đoàn thể vững mạnh; xây dựng cơ quan, đơn vị ngày càng phát triển.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống lành mạnh; nâng cao Y đức, đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh; có tinh thần trách nhiệm cao; có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng; kỷ cương, kỷ luật tốt; cần cù, sáng tạo; tận tụy phục vụ người bệnh và nhân dân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; không cửa quyền, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.
- Đảm bảo phát huy dân chủ; xây dựng cơ quan, đơn vị đoàn kết, thống nhất; ngăn chặn, phát hiện và xử lý hoặc tham mưu xử lý kịp thời các vấn đề tiêu cực, vấn đề nảy sinh tại cơ quan, đơn vị.
2. Xử lý người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu thiếu trách nhiệm hoặc chưa hoàn thành trách nhiệm được giao
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu thiếu tinh thần trách nhiệm làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ và uy tín, danh dự của cơ quan, đơn vị; để xảy ra sai sót, khuyết điểm, tùy theo mức độ gây hậu quả, sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng, kỷ luật hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự, dân sự theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.
- Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc có dư luận được xác minh, kết luận người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu có biểu hiện cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ, để vợ, con tham gia những việc làm ảnh hưởng đến trách nhiệm bản thân thì tiến hành điều chuyển, bố trí công tác khác theo thẩm quyền.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu suy thoái về tư tưởng chính trị; vi phạm đạo đức, lối sống, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật; vi phạm Điều lệ và các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bị xử lý kỷ luật (chưa đến mức cách chức), thực hiện quy định về từ chức, miễn nhiệm hoặc tiến hành điều chuyển, bố trí công tác khác.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu lãnh đạo cơ quan, đơn vị trong năm không hoàn thành nhiệm vụ, giải quyết công việc chậm trễ, ách tắc, nhũng nhiễu hoặc để cán bộ cấp dưới nhũng nhiễu, hiệu quả công việc thấp, không hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đề ra trong năm thì khuyến khích từ chức hoặc miễn nhiệm chức vụ.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu có từ 1/3 số phiếu trở lên của hội nghị cán bộ cốt cán đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ thì tiến hành điều chuyển, bố trí công tác khác.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong năm không thực hiện đúng cam kết với Lãnh đạo Sở thì tiến hành điều chuyển, bố trí công tác khác.
- Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để cấp dưới vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước thì phải liên đới chịu trách nhiệm và tùy theo mức độ vi phạm, tiến hành điều chuyển, bố trí công tác khác.
3. Thẩm quyền xử lý vi phạm về trách nhiệm
- Hằng năm, thông qua việc kiểm điểm, đánh giá cán bộ đảng viên, nếu phát hiện người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu có vi phạm thì xem xét để xử lý trách nhiệm. Đối với những trường hợp cán bộ không thuộc diện Lãnh đạo Sở quản lý (trưởng, phó các khoa, phòng hoặc tương đương; chuyên viên, viên chức, lao động... các cơ quan, đơn vị trong ngành), nếu phát hiện có vi phạm thì Lãnh đạo Sở chỉ đạo cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với những cán bộ đó và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó phải liên đới chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Sở.
- Khi vụ việc sai phạm xảy ra hoặc khi có kết luận điều tra, quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật; kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... của cơ quan có thẩm quyền thì cấp có thẩm quyền xác định tính chất, mức độ, hậu quả của vụ việc và xác định trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị để chỉ đạo kiểm điểm, xem xét, xử lý trách nhiệm hoặc kiến nghị hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu liên quan đến trách nhiệm để xảy ra vụ, việc sai phạm đó.
- Hằng năm, khi thực hiện đánh giá và phân loại theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP , trên cơ sở biên bản hội nghị của cơ quan, đơn vị và ý kiến của cấp ủy cùng cấp; Lãnh đạo Sở tiến hành bỏ phiếu kín để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người đứng đầu. Trên cơ sở biên bản hội nghị của cơ quan, đơn vị; ý kiến của cấp ủy cùng cấp và kết quả bỏ phiếu kín của Lãnh đạo Sở, Giám đốc Sở quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu; tiến hành miễn nhiệm, điều chuyển hoặc phân công công tác khác đối với cán bộ đánh giá ở mức hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.
- Hằng năm, cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ cốt cán, tiến hành bỏ phiếu kín để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cấp phó của người đứng đầu, báo cáo Lãnh đạo Sở; tiến hành miễn nhiệm, điều chuyển hoặc phân công công tác khác đối với cán bộ có 1/3 số phiếu trở lên đánh giá ở mức hoàn thành và không hoàn thành nhiệm vụ.
- Nghiêm cấm và xử lý nghiêm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu mà bản thân hoặc để cơ quan, đơn vị mình có hành vi vận động, lôi kéo, hoặc có những tác động làm sai lệch mức độ tín nhiệm, hoặc lợi dụng việc lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại đến uy tín tập thể, uy tín cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
- Việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu là cán bộ thuộc diện Lãnh đạo Sở quản lý do Lãnh đạo Sở quyết định.
- Việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu là cán bộ thuộc diện Ban cán sự UBND tỉnh quản lý, Lãnh đạo Sở sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
1. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm thực hiện Quy định này; căn cứ Quy định này để xây dựng quy định trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các phòng, khoa, tổ... trực thuộc diện cấp mình quản lý. Tổ chức phổ biến, quán triệt Quy định cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị biết, giám sát và theo dõi.
2. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị ký cam kết với Lãnh đạo Sở, ký cam kết khi được bổ nhiệm đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
3. Văn phòng Sở Y tế tham mưu cho Lãnh đạo Sở hướng dẫn làm bản cam kết, tổ chức ký cam kết trách nhiệm và chịu trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trước Lãnh đạo Sở; hướng dẫn công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hằng năm; tham mưu cho thôi giữ chức, từ chức, miễn nhiệm, điều chuyển, bố trí cán bộ đối với người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu khi bị xử lý trách nhiệm theo quy định.
4. Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với Văn phòng và các Phòng thuộc Sở thường xuyên theo dõi, giám sát, đôn đốc; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; định kỳ hàng năm báo cáo Lãnh đạo Sở.
5. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, sẽ điều chỉnh, bổ sung phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.