ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1442/QĐ-UBND |
Đắk Lắk, ngày 14 tháng 6 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết Trung ương số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/8/2000 về việc ban hành Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1624/QĐ-BYT ngày 06/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
Căn cứ Quyết định số 6847/QĐ-BYT ngày 13/11/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 81/TTr-SYT ngày 03 tháng 6 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là Kế hoạch Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2019 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TRUYỀN
THÔNG VỀ CẢI THIỆN VỆ SINH CÁ NHÂN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH NÔNG
THÔN GIAI ĐOẠN 2019 - 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND tỉnh)
1. Mục tiêu chung
Tăng cường các hoạt động thông tin, truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn để góp phần củng cố, nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể; nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội nhằm phòng chống các dịch, bệnh và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể và các chỉ tiêu đến năm 2025
a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Sở, ban ngành và đoàn thể thực hiện công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
Chỉ tiêu:
- 100% lãnh đạo địa phương, các Sở, ban ngành liên quan và đoàn thể các cấp được tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, tầm quan trọng của vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn;
- 100% huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch triển khai hoặc đưa nội dung truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời bố trí kinh phí thực hiện;
- 100% các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội đưa nội dung tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nước sạch vào kế hoạch hoạt động hàng năm, trung hạn và dài hạn;
b) Mục tiêu 2: Nâng cao nhận thức và năng lực truyền thông của công chức, viên chức, nhân viên làm công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch.
Chỉ tiêu:
- 100% công chức, viên chức, nhân viên làm công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch được tập huấn về phương pháp và kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh và nước sạch cho đội ngũ nhân viên y tế và các ban ngành đoàn thể có liên quan;
- 100% nhân viên y tế thôn bản được tập huấn về phương pháp và kỹ năng truyền thông và được cung cấp tài liệu truyền thông về vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường;
- 70% cơ quan báo chí, nhân sự làm công tác truyền thông, cộng tác viên truyền thông từ các Sở, ban, ngành, đoàn thể được tập huấn về phương pháp truyền thông và được cung cấp tài liệu truyền thông về vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.
c. Mục tiêu 3: Nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch.
Chỉ tiêu:
- 100% các huyện, thị xã, thành phố có phổ biến các loại tài liệu truyền thông trên các kênh truyền thông;
- 100% các huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
- 100% trạm y tế xã, trường học tổ chức truyền thông và có góc truyền thông với các loại tài liệu truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nước sạch.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, phấn đấu các chỉ tiêu đã đặt ra trong giai đoạn 2019-2025 đạt 100%; đảm bảo công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn được duy trì bền vững.
II. Phạm vi, đối tượng của kế hoạch
1. Phạm vi thực hiện
Kế hoạch được triển khai trên toàn tỉnh; đặc biệt quan trọng tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Đối tượng
- Đối tượng truyền thông vận động và huy động: lãnh đạo các cấp, các Sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tin báo chí, các doanh nghiệp, nhà tài trợ;
- Đối tượng truyền thông nhằm thay đổi hành vi: Người dân tại hộ gia đình; viên chức, nhân viên y tế và người bệnh tại trạm y tế xã, học sinh tại các trường học;
- Đối tượng hưởng lợi: Người dân trên địa bàn, trong đó ưu tiên được người nghèo và cận nghèo, người có điều kiện sống khó khăn ở vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa.
1. Đánh giá thực trạng công tác truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch trên toàn tỉnh.
2. Xây dựng, phát triển các loại hình tài liệu truyền thông và thông điệp truyền thông đa dạng, phong phú, phù hợp với các đối tượng truyền thông, từng vùng miền.
3. Tổ chức các hoạt động truyền thông vận động chính sách bằng nhiều hình thức tới các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch.
4. Tổ chức các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức, phong phú nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nước sạch; hướng tới người dân nông thôn, đặc biệt là người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi. Chú trọng các hoạt động truyền thông trực tiếp, thực hiện truyền thông theo mạng lưới đoàn thể để tăng cường sự tiếp cận thông tin và các hình thức truyền thông tới đối tượng đích.
5. Nghiên cứu xây dựng các mô hình và tổ chức đánh giá, triển khai áp dụng các sáng kiến, mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng;
6. Lồng ghép các hoạt động truyền thông về vệ sinh và nước sạch vào các chương trình, dự án có liên quan như Chương trình xây dựng nông thôn mới, dinh dưỡng, phòng chống dịch, các phong trào khác của các Sở, ban ngành, tổ chức chính trị xã hội.
7. Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác quốc tế và xã hội hóa về thúc đẩy các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi về vệ sinh và nước sạch. Huy động sự hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ.
IV. Các giải pháp thực hiện kế hoạch
1. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Xây dựng các chính sách về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, nguồn lực hỗ trợ để triển khai các hoạt động truyền thông;
- Xây dựng chính sách khuyến khích phổ biến áp dụng các mô hình truyền thông vận động cộng đồng về vệ sinh và nước sạch để các địa phương, các ban ngành đoàn thể có thể triển khai áp dụng;
- Xây dựng chính sách khuyến khích, vận động hợp tác quốc tế và xã hội hóa trong lĩnh vực vệ sinh và nước sạch để hỗ trợ các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn.
2. Giải pháp về tăng cường phối hợp liên ngành
- Xây dựng các cơ chế phối hợp, ký cam kết với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để tổ chức chỉ đạo, triển khai lồng ghép các hoạt hoạt động truyền thông, giáo dục về vệ sinh và nước sạch trong các hoạt động của ngành và đoàn thể các cấp;
- Tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát của các Sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội liên quan trong công tác tuyên truyền, vận động về vệ sinh và nước sạch.
3. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật
a) Xây dựng các thông điệp và tài liệu truyền thông
- Xây dựng thông điệp và tài liệu truyền thông phù hợp với từng vùng miền, đối tượng truyền thông, chú trọng các nhóm đối tượng như bà mẹ nuôi trẻ dưới 5 tuổi, người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, miền núi;
- Ưu tiên nội dung thông điệp và tài liệu truyền thông về rửa tay với xà phòng để phòng bệnh; tầm quan trọng của việc xây dựng, bảo quản và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tại các hộ gia đình, trường học và trạm y tế; vệ sinh môi trường nông thôn, xử lý rác; sử dụng các nguồn nước hợp vệ sinh tại các hộ gia đình, trường học và trạm y tế;
- Các thông điệp và tài liệu truyền thông đa dạng, phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sử dụng, tập trung ưu tiên các tài liệu tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng như: Pa nô, áp phích, tờ rơi, tranh lật, tranh minh họa, các tiểu phẩm, hài kịch, tổ chức hưởng ứng các sự kiện về vệ sinh, ngày hội vệ sinh.
b) Tổ chức triển khai các hoạt động:
- Củng cố mạng lưới truyền thông, bồi dưỡng nâng cao trình độ, phương pháp và kỹ năng truyền thông cho đội ngũ làm công tác truyền thông ngành y tế;
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền thông qua tổ chức các sự kiện mít tinh, lễ phát động hưởng ứng, cuộc họp, hội thảo, tọa đàm, phỏng vấn... về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch;
- Tăng cường truyền thông trực tiếp tại cộng đồng chú trọng đến hoạt động thăm hộ gia đình, tư vấn tại trạm y tế xã; tổ chức các buổi họp dân, chuyên đề hoặc lồng ghép với các cuộc họp của địa phương, các đoàn thể; tổ chức các buổi tọa đàm, buổi nói chuyện tại cộng đồng; hướng dẫn lập bản đồ vệ sinh thôn; tổ chức các sự kiện, ngày hội vệ sinh, tiếp thị vệ sinh;
- Tổ chức truyền thông gián tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng: các kênh truyền hình, đài phát thanh, báo giấy, báo mạng, mạng xã hội, tin nhắn; lắp đặt các pa nô, áp phích, khẩu hiệu tại trạm y tế xã, trường học và các điểm công cộng; sử dụng các kênh tiếp thị xã hội của các doanh nghiệp, các mạng lưới bán hàng để tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử vệ sinh và sử dụng nước sạch;
c) Triển khai áp dụng các mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng
Tăng cường nghiên cứu xây dựng các mô hình truyền thông mới về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn; đánh giá, tổ chức lựa chọn triển khai các sáng kiến, mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng đã áp dụng để phù hợp với thực tế tại địa phương.
- Bố trí kinh phí sự nghiệp trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ để triển khai các hoạt động truyền thông về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và sử dụng nguồn nước sạch nông thôn;
- Thực hiện lồng ghép nội dung truyền thông của các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, nhiệm vụ, phong trào có liên quan tới vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn để thực hiện các hoạt động của kế hoạch.
- Thực hiện xã hội hoá, huy động đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân;
- Huy động các nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
1. Sở Y tế
- Là đầu mối triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch truyền thông; Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện; giám sát, tổng hợp việc thực hiện Kế hoạch và báo cáo UBND tỉnh;
- Thực hiện lồng ghép công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch vào các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án liên quan.
- Triển khai các chương trình, dự án lồng ghép các hoạt động truyền thông về vệ sinh cá nhân, tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Đảm bảo các giải pháp cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với các Sở, ban ngành tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch trong trường học. Chỉ đạo các nhà trường đảm bảo công tác vệ sinh trường học. Tổ chức truyền thông, hướng dẫn các biện pháp giữ gìn công trình vệ sinh, nước sạch trong trường học.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan báo đài, tăng cường truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy sử dụng hệ thống phát thanh và truyền hình địa phương.
5. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở dự toán chi tiết do Sở Y tế lập, căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho các Sở, ngành liên quan để thực hiện Kế hoạch truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí và lồng ghép nội dung truyền thông của các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, nhiệm vụ, phong trào có liên quan tới vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nguồn nước sạch nông thôn để thực hiện kế hoạch theo quy định. Kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hỗ trợ, đầu tư các dự án về vệ sinh và nước sạch.
7. Các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội: Phối hợp tổ chức chỉ đạo, triển khai các hoạt động truyền thông, lồng ghép các thông điệp truyền thông về vệ sinh và nước sạch trong các hoạt động, phong trào tại các cấp.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Hàng năm xây dựng kế hoạch tổng thể về Truyền thông về vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường hoặc lồng ghép trong các Kế hoạch/Chương trình có liên quan; bảo đảm kinh phí cho việc triển khai các hoạt động truyền thông tại địa phương và hướng dẫn triển khai thực hiện tới tuyến cơ sở;
- Lựa chọn các mô hình truyền thông phù hợp với địa phương, áp dụng mỗi mô hình tại 3 - 5 xã có điều kiện khó khăn trong tỉnh. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm để đưa ra hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với các phòng ban, tổ chức chính trị xã hội xây dựng kế hoạch và triển khai công tác truyền thông về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch tại địa phương.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.