THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 144/2007/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2007 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ VIỆC LÀM NGOÀI NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Người lao động Việt
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại tờ trình số 43/TTr-BLĐTBXH ngày 01 tháng 8 năm 2007,
Điều 1. Thành lập Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước
1. Thành lập Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động (được thành lập theo Quyết định số 163/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm phát triển và mở rộng thị trường lao động ngoài nước, nâng cao chất lượng nguồn lao động, hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp.
2. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn nộp thuế, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Số dư quỹ năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng.
Điều 2. Nguồn hình thành và mức đóng góp quỹ
1. Số dư Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động chuyển sang.
2. Đóng góp của doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 8 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trích 1% số thu tiền dịch vụ hàng năm để đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.
3. Đóng góp của người lao động
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng góp Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước mức 100.000 đồng/người/hợp đồng.
4. Hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Hỗ trợ mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước
a) Hỗ trợ tối đa 30% chi phí hoạt động thăm dò, khảo sát và tìm hiểu các điều kiện của thị trường lao động mới, hoạt động củng cố và phát triển thị trường lao động truyền thống;
b) Hỗ trợ tối
đa 50% chi phí hoạt động quảng bá nguồn lao động Việt
2. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lao động:
a) Hỗ trợ bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
- Cung cấp miễn phí giáo trình, tài liệu bồi dưỡng ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động;
- Hỗ trợ 50% mức học phí bồi dưỡng tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết theo quy định cho người lao động là con thương binh, liệt sĩ và người có công hưởng theo chế độ, chính sách ưu đãi; người lao động thuộc diện hộ nghèo, người lao động là người dân tộc thiểu số.
b) Hỗ trợ 20% mức học phí bồi dưỡng nâng cao tay nghề, ngoại ngữ theo quy định cho người lao động trong thời gian đầu thực hiện đề án thí điểm đưa lao động đi làm việc tại thị trường đòi hỏi cao về tay nghề, ngoại ngữ.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp:
a) Hỗ trợ cho người lao động trong các trường hợp rủi ro sau đây:
- Hỗ trợ cho thân nhân của người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ 10.000.000 đồng/trường hợp;
- Trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật không đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc và phải về nước trước thời hạn. Mức hỗ trợ tối đa 5.000.000 đồng/trường hợp;
- Hỗ trợ cho một số trường hợp rủi ro khách quan khác do Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ nhưng không quá 5.000.000 đồng/trường hợp.
b) Hỗ trợ doanh nghiệp 01 vé máy bay (một lượt) từ Việt Nam đến nước người lao động làm việc trong trường hợp doanh nghiệp phải cử cán bộ ra nước ngoài để giải quyết rủi ro cho người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài.
4. Chi cho công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, phổ biến những mô hình hiệu quả về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Mức chi theo hợp đồng kinh tế đảm bảo tiết kiệm, hợp lý.
5. Chi hoạt động của Hội đồng quản lý và Ban Điều hành quỹ theo dự toán hàng năm được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.
1. Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thông qua Hội đồng quản lý và Ban Điều hành quỹ:
a) Hội đồng quản lý quỹ gồm 05 thành viên do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương bính và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ là Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các thành viên khác là lãnh đạo các đơn vị: Cục Quản lý lao động nước ngoài, Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Vụ Tài chính đối ngoại thuộc Bộ Tài chính và Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam. Các thành viên của Hội đồng quản lý hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm;
b) Ban điều hành quỹ gồm Trưởng ban, một Phó Trưởng ban, Kế toán trưởng và các bộ phận giúp việc. Trưởng Ban Điều hành quỹ là thành viên của Hội đồng quản lý quỹ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lý quỹ, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Các thành viên khác của Ban Điều hành quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban Điều hành, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
2. Hội đồng quản lý quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ rủi ro cho một số trường hợp theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Quyết định này;
b) Thông qua phương hướng, kế hoạch hoạt động và báo cáo quyết toán của quỹ;
c) Kiểm tra, giám sát hoạt động của ban điều hành Quỹ trong việc chấp hành các chính sách và pháp luật, thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ, đảm bảo việc hỗ trợ theo đúng đối tượng, nội dung, quy trình chặt chẽ, thống nhất;
d) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ.
3. Ban Điều hành quỹ có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Quản lý quỹ, thực hiện thu, chi và hỗ trợ theo đúng mục đích, đúng nội dung và đúng đối tượng;
b) Lập, tổng hợp kế hoạch thu, dự toán chi và quyết toán hàng năm của quỹ trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt;
c) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế hoạt động của Ban Điều hành quỹ.
Điều 5. Trách nhiệm của các Bộ
1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
b) Thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho quỹ trong trường hợp đặc biệt;
c) Quyết định thành lập, ban hành quy chế làm việc của Hội đồng quản lý và Ban Điều hành quỹ.
2. Trách nhiệm của Bộ Tài chính:
a) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này;
b) Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng quỹ theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 163/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Nơi nhận:- Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTTH (5b). A. |
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.