ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1436/QĐ-UBND |
Tuyên Quang, ngày 12 tháng 10 năm 2016 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-UBND ngày 13/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc thành lập Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số 230/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của Ủy ban nhân tỉnh Tuyên Quang về việc bổ sung Ủy viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tuyên Quang;
Thực hiện Văn bản số 137/TWPCTT ngày 29/9/2015; Văn bản số 66/TWPCTT ngày 16/6/2016 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai về việc hướng dẫn công tác trực ban và nâng cao năng lực, trang thiết bị và hoàn thiện thể chế của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2083/TTr-SNN ngày 30/9/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về công tác trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh; Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành; Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố; Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã, phường, thị trấn; Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi
nhận:
|
CHỦ
TỊCH |
VỀ CÔNG TÁC TRỰC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1436/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2016
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng, thời gian trực
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về công tác trực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh; các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2. Đối tượng: Quy chế này áp dụng đối với các thành viên của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn tham gia công tác trực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
3. Thời gian trực.
a) Văn phòng thường trực PCTT và TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn.
- Từ ngày 05/5 đến hết ngày 31/10 hàng năm, trực ban theo chế độ 24/24 giờ trong mùa mưa bão.
- Từ ngày 01/11 năm trước đến hết ngày 04/5 năm sau, tổ chức trực đột xuất 24/24 giờ để chỉ đạo, kiểm tra và ứng phó với các tình huống do thiên tai gây ra theo chỉ đạo của lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp.
b) Các đơn vị lực lượng vũ trang trực ban theo chế độ quy định của đơn vị, tổ chức thường trực công tác tìm kiếm cứu nạn.
1. Trực lãnh đạo: Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố; các xã phường, thị trấn; Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
2. Trực nghiệp vụ: Công chức, viên chức Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn.
3. Thành phần và số lượng tham gia trực: Căn cứ vào diễn biến, cấp độ thiên tai, lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN phân công và giao nhiệm vụ cụ thể, bố trí nhân sự trực cần sắp xếp khoa học, thay thế luân phiên trong các ca trực nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong ca trực.
Điều 3. Phương thức truyền thông tin
1. Thư điện tử, fax đến địa phương cần thông báo tin đồng thời gửi văn bản bằng đường công văn để đối chiếu, với các thông tin quan trọng liên lạc bằng điện thoại để kiểm tra thông tin đã gửi.
2. Gửi văn bản, công điện qua đường chuyển phát Bưu điện.
3. Đọc trực tiếp, trao đổi bằng điện thoại (ghi rõ ngày, giờ gọi điện, người nhận điện, nội dung trao đổi).
4. Thông báo các bản tin qua Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện.
NHIỆM VỤ TRỰC, TỔ CHỨC TRỰC THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI
Điều 4. Nhiệm vụ trực PCTT và TKCN
1. Lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN.
a) Chỉ đạo công tác trực theo cấp độ rủi ro thiên tai, theo dõi các thông tin có liên quan đến tình hình thiên tai, công trình phòng, chống thiên tai;
b) Điều chỉnh phân công nhiệm vụ công tác trực theo diễn biến thiên tai;
c) Chỉ đạo, tham mưu chỉ đạo các biện pháp phòng, tránh ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra;
d) Kiểm tra hiện trường khi thiên tai xảy ra (nếu có).
2. Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
a) Các thành viên Văn phòng Thường trực có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về thời gian trực, ca trực, lịch trực và trực đột xuất theo sự phân công của cấp trên.
b) Tiếp nhận các Chỉ thị, Công điện, Thông báo, Văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Bộ, ngành Trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai thực hiện và kịp thời truyền đạt tới Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp. Trong trường hợp có Công điện, Chỉ thị, Văn bản chỉ đạo khẩn về cảnh báo các loại hình thiên tai nguy hiểm kịp thời chuyển tin tới cơ quan Đài Phát thanh và Truyền hình Tuyên Quang để đưa tin.
c) Theo dõi, nắm bắt mọi tình huống liên quan đến thiên tai; diễn biến các công trình phòng, chống thiên tai; thông báo lịch đóng, mở xả lũ của Hồ chứa thủy điện Tuyên Quang khi nhận được thông tin.
d) Tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh trong việc chỉ đạo, tổ chức phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn; xử lý các sự cố công trình phòng, chống thiên tai.
e) Tổng hợp tình hình phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai gây ra và công tác tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh theo quy định.
f) Các thông tin liên quan đến công tác trực ban phải được ghi chép đầy đủ vào sổ trực và thực hiện bàn giao ca trực theo quy định.
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và cấp trên.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
a) Tiếp nhận các Công điện, Chỉ thị, Thông báo, Văn bản chỉ đạo từ Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và cơ quan cấp trên.
b) Tổ chức trực ban đúng theo quy định của đơn vị, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị khi nhận được thông tin cần cứu hộ, cứu nạn.
c) Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, trang thiết bị đảm bảo phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.
d) Đề xuất phương án huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn trong tình huống cấp bách, vượt khả năng của đơn vị.
4. Ban chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành
a) Tiếp nhận các Công điện, Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và cấp trên, kịp thời thông báo, truyền đạt đến cơ quan, đơn vị trực thuộc.
b) Cập nhật, theo dõi tình hình thiên tai, sẵn sàng thực hiện phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục theo lĩnh vực, ngành; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng tham gia ứng phó thiên tai theo yêu cầu của Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; tổng hợp đánh giá xác định thiệt hại theo lĩnh vực, ngành báo cáo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để tổng hợp theo quy định.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và cấp trên.
5. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thành phố
a) Tiếp nhận các Chỉ thị, Công điện, Thông báo, Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và của cơ quan cấp trên; triển khai thực hiện và kịp thời thông báo, truyền đạt đến địa phương, nhân dân nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra, đồng thời chuyển tin tới cơ quan Đài Phát thanh và Truyền hình cấp huyện để đưa tin thông báo, cảnh báo.
b) Theo dõi, nắm bắt mọi tình huống liên quan đến thiên tai trên địa bàn quản lý, diễn biến các công trình phòng, chống thiên tai; thông báo lịch đóng, mở xả lũ của Hồ chứa thủy điện Tuyên Quang tới các xã, phường, thị trấn ven sông Lô, Gâm trên địa bàn quản lý khi nhận được thông tin.
c) Chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN các xã, phường, thị trấn trong việc tổ chức phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn; xử lý các sự cố công trình phòng, chống thiên tai.
d) Sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đề xuất kiểm tra các địa điểm xung yếu, xác định khu vực, số người bị ảnh hưởng, triển khai kế hoạch, phương án di dời dân đảm bảo an toàn; xác định mức độ ảnh hưởng để có biện pháp ứng phó; triển khai cứu hộ, cứu nạn; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh về tình hình chuẩn bị sẵn sàng triển khai phương án ứng phó.
e) Thống kê, tổng hợp, đánh giá mức độ thiệt hại, ước giá trị thiệt hại theo mẫu quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT), báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.
f) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện, thành phố và chỉ đạo của cấp trên.
6. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã, phường, thị trấn
a) Tiếp nhận các Chỉ thị, Công điện, Thông báo, Văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện và của cơ quan cấp trên; triển khai thực hiện và kịp thời thông báo, truyền đạt đến nhân dân khu vực nơi có nguy cơ bị ảnh hưởng thiên tai.
b) Theo dõi, nắm bắt mọi tình huống liên quan đến thiên tai, diễn biến các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn quản lý; thông báo lịch đóng, mở xả lũ của Hồ chứa thủy điện Tuyên Quang tới các khu vực dân cư ven sông Lô, Gâm trên địa bàn quản lý khi nhận được thông tin.
c) Sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó khi có thiên tai xảy ra, chủ động huy động lực lượng tại chỗ tham gia ứng phó, hỗ trợ, hướng dẫn nhân dân khu vực bị ảnh hưởng; thường xuyên kiểm tra các địa điểm xung yếu, thực hiện phương án di dời dân ra khỏi vùng thiên tai nguy hiểm.
d) Thống kê, tổng hợp, đánh giá mức độ thiệt hại, ước giá trị thiệt hại theo mẫu quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan.
e) Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác theo yêu cầu của lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã và chỉ đạo của cấp trên.
Điều 5. Trực theo cấp độ rủi ro thiên tai
1. Mức 1: Đối với trường hợp diễn biến thời tiết bình thường, không có thiên tai xảy ra.
a) Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Số người trực ban: 01 lãnh đạo; 01 cán bộ nghiệp vụ.
- Địa điểm trực: Tại phòng quản lý Đê điều và phòng chống thiên tai, Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT.
b) Ban chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn.
- Số người trực ban: 01 cán bộ nghiệp vụ.
- Địa điểm trực: Tại văn phòng các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn.
2. Mức 2: Đối với trường hợp xảy ra loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro: Áp thấp nhiệt đới, bão đạt cấp độ III; Lốc, sét, mưa đá cấp độ I; Mưa lớn cấp độ I; Nắng nóng cấp độ I; Hạn hán cấp độ I; Rét hại, sương muối cấp I; Lũ, ngập lụt (mực nước sông Lô tại Trạm Thủy văn thành phố Tuyên Quang cấp báo động I, tương đương cost 22 m); Lũ quét cấp độ I; Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ cấp độ I; Động đất cấp độ I.
a) Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Số người trực ban: 01 lãnh đạo; 01 cán bộ nghiệp vụ; cán bộ kỹ thuật tăng cường…(huy động tùy theo yêu cầu).
- Địa điểm trực: Tại phòng quản lý Đê điều và phòng chống thiên tai, Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT.
b) Ban chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn.
- Số người trực ban: 01 lãnh đạo; 01 cán bộ nghiệp vụ; cán bộ tăng cường…(huy động tùy theo yêu cầu).
- Địa điểm trực: Tại văn phòng các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn.
3. Mức 3: Đối với trường hợp xảy ra loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro: Áp thấp nhiệt đới, bão từ cấp độ IV trở lên; Lốc, sét, mưa đá từ cấp độ II trở lên; Mưa lớn từ cấp độ II trở lên; Nắng nóng từ cấp độ II trở lên; Hạn hán từ cấp độ II trở lên; Rét hại, sương muối từ cấp II trở lên; Lũ, ngập lụt (mực nước sông Lô tại trạm thủy văn thành phố Tuyên Quang trên từ cấp báo động I trở lên, tương đương cost 22 m trở lên); Lũ quét từ cấp độ II trở lên; Sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ từ cấp độ II trở lên; Động đất từ cấp độ II trở lên.
a) Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
- Số người trực ban: 01 lãnh đạo; 02 cán bộ nghiệp vụ; 01 cán bộ Đài khí tượng thủy văn tỉnh; cán bộ tăng cường…(huy động tùy theo yêu cầu).
- Địa điểm trực: Tại phòng quản lý Đê điều và phòng chống thiên tai, Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và PTNT. Trong trường hợp khẩn cấp sẽ bổ sung thêm địa điểm trực theo yêu cầu của Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT và TKCN.
b) Ban chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành; các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn.
- Số người trực ban: 01 lãnh đạo; 02 cán bộ nghiệp vụ; cán bộ tăng cường…(huy động tùy theo yêu cầu).
- Địa điểm trực: Tại văn phòng các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn.
Điều 6. Chế độ cho cán bộ làm nhiệm vụ trực PCTT và TKCN
Căn cứ Điều 97, Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2012, chế độ cho người trực ban PCTT và TKCN được thanh toán theo nguyên tắc:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường tương ứng với các điểm a, b, c khoản 1 nêu trên.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.
Điều 7. Thời gian được tính làm thêm giờ trong công tác trực theo cấp độ rủi ro thiên tai.
1. Trực đối với mức 1.
a) Đối với ngày thường (các ngày trong tuần):
- Số giờ làm thêm ban ngày được tính tối đa: 4 giờ
- Số giờ làm thêm ban đêm được tính tối đa: 4 giờ
b) Đối với ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần:
- Số giờ làm thêm ban ngày được tính tối đa: 12 giờ
- Số giờ làm thêm ban đêm được tính tối đa: 4 giờ
2. Trực đối với mức 2.
a) Đối với ngày thường (các ngày trong tuần):
- Số giờ làm thêm ban ngày được tính tối đa: 5 giờ
- Số giờ làm thêm ban đêm được tính tối đa: 5 giờ
b) Đối với ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần:
- Số giờ làm thêm ban ngày được tính tối đa:12 giờ
- Số giờ làm thêm ban đêm được tính tối đa: 6 giờ
3. Trực đối với mức 3.
a) Đối với ngày thường (các ngày trong tuần):
- Số giờ làm thêm ban ngày được tính tối đa: 6 giờ
- Số giờ làm thêm ban đêm được tính tối đa: 6 giờ
b) Đối với ngày nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần:
- Số giờ làm thêm ban ngày được tính tối đa: 12 giờ
- Số giờ làm thêm ban đêm được tính tối đa: 8 giờ
a) Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh sử dụng kinh phí hoạt động của Cơ quan thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh do nguồn ngân sách tỉnh cấp hàng năm và nguồn kinh phí của Quỹ Phòng, chống thiên tai theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện sử dụng kinh phí hoạt động do nguồn ngân sách cấp huyện cấp hàng năm; Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã sử dụng kinh phí hoạt động do nguồn ngân sách cấp xã cấp hàng năm.
b) Các đơn vị lực lượng vũ trang; các Sở ban, ngành tỉnh sử dụng kinh phí được cấp hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách.
1. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai Quy chế này.
2. Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Sở, ban, ngành; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh - Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; trường hợp vượt quá thẩm quyền, tổng hợp báo cáo Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xem xét giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.