ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1430/QĐ-UBND |
Điện Biên, ngày 11 tháng 11 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ban hành ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 1971/CT-TTg, ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
Căn cứ Quyết định số 1270/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh (nhiệm kỳ 2015 - 2020);
Căn cứ Kết luận số 01-KL/TU ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) về Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;
Thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (Khóa XVI, kỳ họp thứ 3) thông qua Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
(Có Đề án kèm theo)
Điều 2. Căn cứ Quyết định này, các Sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung liên quan của Đề án theo nhiệm vụ được phân công; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 401/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TIẾP TỤC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN
BIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11
năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên)
Đảng ta đã xác định: Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quan tâm phát triển toàn diện về các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh trên địa bàn dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc. Quan tâm bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam; coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa truyền thống; xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, văn học, nghệ thuật của các dân tộc; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, thôn, bản văn hóa; mở rộng mạng lưới thông tin, tuyên truyền ở vùng khó khăn, biên giới. Các chính sách văn hóa luôn được điều chỉnh để phù hợp, thống nhất trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Xác định vai trò của công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, là yếu tố quan trọng góp phần phấn đấu: Xây dựng tỉnh Điện Biên thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, Kết luận số 01-KL/TU ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20 tháng 12 năm 2012 của BCH Đảng bộ tỉnh (khóa XII) về Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (Khóa XVI, kỳ họp thứ 3) về việc thông qua Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, với các nội dung như sau:
SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đề án Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Đề án) được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 401/QĐ-UBND ngày 12/6/2013. Sau 03 năm triển khai đã đạt được một số kết quả quan trọng: Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể đã được quan tâm, triển khai, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị bước đầu được quan tâm; cùng với việc tăng cường công tác kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, các chính sách dành cho nghệ nhân, người am hiểu được quan tâm thực hiện.
Công tác đầu tư về thiết chế văn hóa và nguồn lực cơ sở được chú trọng thực hiện, tạo chuyển biến căn bản, đảm bảo về chất lượng, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu bảo tồn di sản văn hóa; vấn đề nâng cao giá trị bản sắc văn hóa dân tộc và phát huy vai trò của các nhân tố xã hội tham gia bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống từng bước được cải thiện, bước đầu phát huy được vai trò làm chủ trong văn hóa của đồng bào các dân tộc, thu hút sự tham gia của nhân dân và du khách.
Tuy nhiên, việc triển khai Đề án này giai đoạn qua chưa đáp ứng một số mục tiêu và yêu cầu thực tế, công tác đầu tư, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống các dân tộc còn khó khăn. Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc còn nguy cơ mai một, biến đổi; một số mục tiêu không đủ nguồn lực để thực hiện.
Mặt khác, hiện nay tỉnh Điện Biên đang gặp một số thách thức, khó khăn trong quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, như các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ; lợi dụng đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có trình độ dân trí thấp, đời sống còn khó khăn để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta nhằm gây chia rẽ, mất đoàn kết trong cộng đồng, mất ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng.
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại hạn chế trong thời gian qua, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và để triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TU ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (Khóa XVI, kỳ họp thứ 3) thì việc ban hành Đề án là cần thiết.
Đề án được triển khai sẽ góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của tỉnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc, đưa công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số thực sự trở thành nguồn lực góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
1. Cơ sở chính trị, pháp lý
- Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, ngày 18 tháng 6 năm 2009;
- Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020;
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020;
- Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;
- Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh;
- Kết luận số 01-KL/TU ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) về Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025;
- Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (Khóa XIV, kỳ họp thứ 3) về việc thông qua Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.
2. Cơ sở thực tiễn
Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc; có đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Có 10 đơn vị hành chính (01 thành phố, 01 thị xã và 08 huyện), với 130 xã, phường, thị trấn và 1.813 thôn, bản, tổ dân phố. Dân số toàn tỉnh hiện nay là: 557.411 người; gồm 19 dân tộc, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông 34,81%, dân tộc Kinh 18,43%, còn lại là các dân tộc khác.
Là một tỉnh miền núi biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, có đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao với trình độ dân số thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền; cơ sở hạ tầng kém phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao nên dễ bị ảnh hưởng của môi trường văn hóa thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục; các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên.
Công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc tuy đã được quan tâm nhưng mức đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đến nay đã có 04/19 dân tộc có di sản văn hóa được nghiên cứu, lập hồ sơ và 03/19 dân tộc chưa được kiểm kê, đánh giá. Toàn tỉnh có 46/130 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, 342/1.813 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa; có 473/1.813 thôn, bản, tổ dân phố được gắn biển tên. Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc chưa được nghiên cứu, đánh giá đầy đủ. Bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu của một số dân tộc chưa được duy trì, phát huy. Còn ít đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại địa bàn hoặc là người có hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương.
Cơ sở vật chất, thiết bị đầu tư cho hoạt động văn hóa và hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở còn thiếu và chưa đồng bộ. Công tác nghiên cứu khoa học lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc của tỉnh chưa được triển khai tập trung và đồng bộ. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng còn lớn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ đồng bào các dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu; phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa bàn thôn, bản chưa đồng đều cả về số lượng và chất lượng; việc gắn kết các chương trình, đề án phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường với văn hóa còn bất cập.
1. Về bảo tồn di sản văn hóa vật thể
Công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể giai đoạn 2013 - 2015 đã được thực hiện đồng bộ với nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách địa phương, cụ thể:
- Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học, khoanh vùng, tu bổ phục hồi di tích đạt nhiều kết quả quan trọng, đã xếp hạng bổ sung 23 điểm di tích thành phần của Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, nâng tổng số di tích thành phần lên 45 điểm; đã lập hồ sơ và được công nhận xếp hạng thêm 09 di tích, trong đó có 05 di tích cấp Quốc gia(1) và 04 di tích cấp tỉnh(2).
- Công tác trùng tu, tôn tạo di tích: Nhiều di tích cấp quốc gia đã được trùng tu, tôn tạo như di tích tháp Mường Luân, thành Sam Mứn, tháp Chiềng Sơ, hang Mường Tỉnh và động Pa Thơm, khu căn cứ Cách mạng Pú Nhung xã Pú Nhung, di tích thành phần Khu trung tâm đề kháng Him Lam thuộc Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
- Công tác điều tra khảo cổ học trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm chú trọng góp phần bổ sung và làm rõ các mối quan hệ giữa đời sống tự nhiên, xã hội, văn hóa của các dân tộc trong các giai đoạn lịch sử trước đây, đã điều tra khảo cổ 06 địa điểm thuộc vùng lòng hồ thủy điện Sơn La(3); di tích thành Sam Mứn, địa điểm phát hiện trống đồng và 71 cổ vật tại huyện Mường Ảng.
- Công tác sưu tầm hiện vật, cổ vật được tổ chức với nhiều hình thức linh hoạt, năng động và hiệu quả, điển hình như: Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm 643 hiện vật, trong đó có 495 cổ vật (tiền cổ, sách cổ); đã phát hiện, tiếp nhận 71 cổ vật tại huyện Mường Ảng; Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã sưu tầm được 1.687 hiện vật, tài liệu.
- Hoàn thiện hồ sơ hiện vật, bổ sung kịp thời các hiện vật mới sưu tầm vào trưng bầy, phục vụ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, làm phong phú thêm các tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của các đối tượng khách đến với Bảo tàng.
2. Công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
Công tác kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hóa các dân tộc, bảo tồn văn hóa phi vật thể đã được triển khai nghiêm túc, có sự phối hợp của các ngành và chính quyền địa phương, đã hoàn thành việc kiểm kê toàn diện, chi tiết văn hóa của 08 dân tộc4; hoàn thành công tác tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Điện Biên tại 986/1.766 thôn, bản, tổ dân phố thuộc 114/130 xã, phường, thị trấn; có 16/19 dân tộc được kiểm kê, đánh giá hiện trạng văn hóa phi vật thể, đạt 80,4%, vượt 30,4% so với mục tiêu Đề án (mục tiêu Đề án 50%). Đã tổ chức Lễ công bố kết quả tổng kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, theo đó đã công bố 690 di sản được phân loại5.
- Lập 10 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của 04 dân tộc, đạt 21%, chưa đạt mục tiêu Đề án (mục tiêu Đề án 50%), trong đó có 09 di sản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia(6) và 01 Hồ sơ đề cử Quốc gia “Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam” trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đến hết năm 2015, có 04 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia gồm: Xòe Thái, Tết Nào pê chầu - Ăn tết chính của Dân tộc Mông (ngành Mông đen) tại huyện Mường Ảng; lễ Kin pang then của Dân tộc Thái (ngành Thái trắng) tại thị xã Mường Lay; lễ hội Đền Hoàng Công Chất tại thành Bản Phủ, huyện Điện Biên.
- Thống kê được 2.725 nghệ nhân và người am hiểu di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh, tiến hành rà soát lập 58 hồ sơ nghệ nhân được đưa vào nghiên cứu sâu và từng bước hoàn thiện hồ sơ, đề nghị Chủ tịch nước công nhận danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2015, tỉnh Điện Biên đã có 08 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất7.
- Đã tiến hành rà soát thông tin về thu nhập và hoàn cảnh gia đình của từng nghệ nhân, từ đó đã chỉ đạo cơ quan chức năng hỗ trợ cho các nghệ nhân có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn đảm bảo kịp thời, đúng quy định của Nhà nước. Riêng đối với nghệ nhân dân tộc Cống được hỗ trợ 4 triệu đồng/năm từ Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Cống tỉnh Điện Biên để truyền dạy các giá trị văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ.
- Tập trung chỉ đạo khôi phục và duy trì các di sản văn hóa phi vật thể, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Có 7 đơn vị hành chính cấp huyện được hỗ trợ phát triển các di sản, gồm các huyện: Mường Nhé, Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên, Mường Ảng, Nậm Pồ, chưa đạt mục tiêu Đề án (mục tiêu Đề án 10 huyện, thị, thành phố).
- Toàn tỉnh đã có 14 lễ hội dân gian, tập quán xã hội và tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số được sưu tầm, nghiên cứu, tư liệu hóa8, nhiều lễ hội, di sản văn hóa được phát huy giá trị hiệu quả, như lễ hội Đền Hoàng Công Chất - Thành Bản Phủ, lễ hội Đua thuyền đuôi én, lễ hội Hoa ban được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, qua đó để lại ấn tượng tốt đẹp và thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia, đặc biệt lễ hội Hoa ban đã trở thành hoạt động thường niên, đặc trưng phục vụ phát triển du lịch và bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc trong tỉnh.
- Công tác bảo tồn tiếng nói của dân tộc ít người và chữ viết của những dân tộc có chữ viết riêng được chú trọng, đã có 58 trường tổ chức dạy tiếng Thái, tiếng Mông tại 09 đơn vị hành chính cấp huyện (trừ thành phố Điện Biên Phủ) với tổng số 309 lớp học, 6.747 học sinh tham gia. Các trung tâm Ngoại ngữ - Tin học đã tăng cường tổ chức các lớp dạy tiếng Mông, tiếng Thái cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân với trên 4.500 học viên. Tổ chức 53 lớp đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho 2.238 cán bộ, công chức, viên chức của các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể tỉnh.
Đã triển khai bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc rất ít người cho 02 dân tộc rất ít người là dân tộc Si La và dân tộc Cống (có số dân dưới 10.000 người). Đến nay, đã hoàn thành công tác kiểm kê toàn diện, nhiều lễ hội và phong tục tập quán được phục dựng, bảo tồn, đạt 100% mục tiêu Đề án. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống được tăng cường, hỗ trợ duy trì, như duy trì các hoạt động của các đội văn nghệ, chương trình chiếu phim lưu động, hỗ trợ sản xuất các chương trình truyền hình về dân tộc, hỗ trợ mua sắm thiết bị phục vụ sinh hoạt cộng đồng, nhạc cụ truyền thống, trang phục dân tộc. Tuy nhiên chưa đạt mục tiêu Đề án đề ra, do chưa phát huy được di sản văn hóa tiêu biểu, mặt khác một số di sản văn hóa của hai dân tộc trên còn đang trong tình trạng mai một cần bảo vệ khẩn cấp.
3. Công tác đầu tư, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng cao đời sống văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên
3.1. Công tác đầu tư, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể
- Đã tích cực triển khai các hoạt động đầu tư cho Bảo tàng tỉnh và Đoàn Nghệ thuật tỉnh như: Chú trọng xây dựng và hoàn thiện các bộ sưu tập hiện vật có giá trị lịch sử - văn hóa đặc trưng của vùng đất địa phương. Hiện nay Bảo tàng tỉnh đang bảo quản và lưu giữ 4.715 hiện vật, trong đó có nhiều cổ vật thuộc diện quý, hiếm, đặc biệt là bộ sưu tập 37 trống đồng được các nhà khoa học và khảo cổ học đánh giá là độc đáo nhất khu vực phía Bắc. Trong 3 năm qua, Bảo tàng tỉnh đã phục vụ 1.506 buổi với 39.993 lượt khách du lịch và nhà khoa học đến nghiên cứu, tìm hiểu; Đoàn Nghệ thuật tỉnh đã phát triển song song hai loại hình ca múa nhạc dân tộc và hiện đại, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của các dân tộc tỉnh Điện Biên.
- Việc đầu tư hỗ trợ bản văn hóa truyền thống, bản văn hóa du lịch tiếp tục được quan tâm, trong đó: Đầu tư bản văn hóa truyền thống dân tộc Thái (ngành Thái đen) tại bản Che Căn, xã Mường Phăng, huyện Điện Biên9, đang triển khai bảo tồn một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể, gồm: Hỗ trợ nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian tại 02 bản truyền thống là dân tộc Mông tại bản Hua Xa A, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo và dân tộc Thái (ngành Thái trắng) tại bản Na Nát, phường Na Lay, thị xã Mường Lay, hỗ trợ một số thiết bị âm thanh, ánh sáng tại bản Văn hóa du lịch Phiêng Lơi, xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (dự án EU).
- Công tác biên soạn, lưu giữ, giới thiệu các loại hình di sản văn hóa được tích cực triển khai thực hiện; nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đã được nghiên cứu, tư liệu hóa và giới thiệu tới đông đảo người dân và các nhà nghiên cứu khoa học, như xuất bản 11 đầu sách10; có nhiều cuốn sách giới thiệu về di sản văn hóa do chính nghệ nhân dân tộc nghiên cứu và biên soạn trong giai đoạn 2013 - 201511, sản xuất và phát hành 13 bộ phim giới thiệu về di sản văn hóa tỉnh Điện Biên12, sưu tầm, bảo quản 308 sách cổ của các dân tộc Thái, Dao, Lự, Lào.
- Việc phát huy vai trò của các nghệ nhân, người có uy tín trong cộng đồng được tỉnh Điện Biên xác định là nhân tố quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đã tổ chức Lễ phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất đợt I, năm 2015 cho 08 nghệ nhân. Hằng năm, tỉnh tổ chức các đoàn Nghệ nhân tham gia Hội nghị - Hội thảo gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín của các dân tộc thiểu số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, quảng bá, giới thiệu các di sản văn hóa được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Chuyên mục “Sắc màu văn hóa Điện Biên” trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Chuyên mục “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên” trên báo viết và báo điện tử của Báo Điện Biên Phủ; 02 chuyên trang: “Di tích lịch sử Điện Biên Phủ” và “Di sản văn hóa” trên Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
3.2. Công tác xây dựng đời sống văn hóa
- Việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở tiếp tục được triển khai với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa trong nhân dân và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, sự phối hợp và lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới và các hoạt động khác. Đến nay, toàn tỉnh có 46/130 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, đạt 35,4%, vượt 20,4% so với mục tiêu Đề án (mục tiêu Đề án 15%); 342/1776 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa đạt 19,25% (mục tiêu Đề án 20%); có 473/1.776 thôn, bản, tổ dân phố được gắn biển tên đạt 26,6%, chưa đạt mục tiêu Đề án đề ra (mục tiêu Đề án 100%).
- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được thực hiện có hiệu quả, văn hóa đã thực sự đi vào đời sống xã hội, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Toàn tỉnh đã có 69.234 gia đình đạt chuẩn văn hóa, chiếm 60% số gia đình trong toàn tỉnh, 924 thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, chiếm 52% số thôn, bản, tổ dân phố trong toàn tỉnh.
- Việc xây dựng hương ước, quy ước đã được triển khai hiệu quả, năm 2015 có 749 hương ước, quy ước được phê duyệt và phổ biến đến cộng đồng dân cư, chiếm 42,2% thôn, bản, tổ dân phố trong toàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư, bài trừ hủ tục lạc hậu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng nếp sống văn hóa tại từng địa bàn.
- Việc cưới, tang, lễ hội đã được thực hiện theo nếp sống văn hóa mới đảm bảo văn minh, lành mạnh, không phô trương, lãng phí. Nhiều phong tục, hủ tục rườm rà, lạc hậu đang dần được xóa bỏ, các nghi thức, nghi lễ được rút ngắn, đảm bảo tính văn minh, lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán của địa phương và bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc.
- Xây dựng và tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào các dân tộc được quan tâm, trong giai đoạn 2013 - 2015 đã tổ chức 4.250 buổi chiếu phim lưu động tại các bản vùng cao, thu hút 1.302.850 lượt người xem; tổ chức 135 buổi biểu diễn nghệ thuật, thu hút 119.000 lượt người xem. Ngoài ra các đơn vị chuyên môn đã tổ chức lồng tiếng dân tộc thiểu số được 9 bộ phim chuyên đề và phóng sự để phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số tại vùng cao, biên giới. Ngoài ra, hệ thống tủ sách cơ sở tiếp tục được đầu tư phát triển, đã đầu tư 5 tủ sách xã phường, 96 tủ sách điểm bưu điện - văn hóa xã, 183 tủ sách pháp luật, 17 tủ sách các Đồn biên phòng, 222 tủ sách, thư viện trường học.
- Phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh có 1.265 đội văn nghệ quần chúng. Bình quân mỗi năm tổ chức 3.000 buổi diễn. Hằng năm, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các Sở, Ban, ngành tỉnh tổ chức nhiều hội thi, hội diễn, giao lưu nghệ thuật quần chúng, tiêu biểu là ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên, Hội diễn Công - Nông - Binh, Hội thi Thông tin lưu động, hội thi tiếng hát người giáo viên, học sinh, sinh viên, giao lưu hội xuân…
4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Công tác đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng triển khai thực hiện. Đến nay 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có cán bộ văn hóa xã, trong đó có 121/130 xã có cán bộ văn hóa - xã hội là người dân tộc thiểu số đạt 93%, vượt 53% so với mục tiêu Đề án (mục tiêu Đề án 40%).
Hàng năm, các trường chuyên nghiệp của tỉnh và các trường đại học, cao đẳng nghệ thuật Trung ương đã phối hợp tổ chức đào tạo nhằm bổ sung nguồn lực cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng là cán bộ quản lý, huấn luyện viên tại các thiết chế văn hóa, thể thao của tỉnh, huyện và các cán bộ chuyên trách công tác văn hóa, xã hội của các xã, phường, thị trấn.13
5. Về kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí (giai đoạn 2013 - 2015): 22 tỷ 660 triệu đồng, trong đó: nguồn ngân sách địa phương: 15 tỷ 892 triệu đồng; nguồn ngân sách Trung ương (CTMT): 6 tỷ 768 triệu đồng.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
1. Những kết quả đạt được
Việc triển khai Đề án bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 nhìn chung đã đạt được một số kết quả tích cực. Một số chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt so với mục tiêu Đề án. Công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc được tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện; hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể, việc xếp hạng, khoanh vùng bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích tích cực được triển khai, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc đã gắn với phát triển kinh tế - xã hội; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được cụ thể hóa thành các chương trình, đề án, dự án để triển khai thực hiện. Thông qua việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số đã tạo ra nguồn lực, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh, góp phần thay đổi nhận thức, cơ cấu và nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, đẩy mạnh giao lưu văn hóa giữa các vùng miền, giao lưu kinh tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế ở địa phương.
2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.1. Tồn tại, hạn chế
- Một số chỉ tiêu, mục tiêu chưa đạt so với mục tiêu Đề án như: Số dân tộc có di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ; tỷ lệ nhà văn hóa xã, phường, thôn bản; số huyện, thị, thành phố được hỗ trợ phát triển 02 loại hình di sản văn hóa phi vật thể, hoạt động du lịch.
- Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc mới được kiểm kê và nhận diện, chưa được nghiên cứu đánh giá một cách khoa học.
- Việc kiểm kê, lập hồ sơ khoa học các di tích đề nghị xếp hạng còn manh mún, thiếu tính đồng bộ; nhiều di tích đủ điều kiện để xếp hạng nhưng chưa được lập hồ sơ khoa học đề nghị các cấp xếp hạng đặc biệt là các điểm di tích thành phần thuộc di tích Chiến trường Điện Biên Phủ.
- Các hoạt động trùng tu, tôn tạo tuy đã được chú trọng nhưng còn chậm, chưa đáp ứng đủ nguồn lực đầu tư để trùng tu, tôn tạo, phục dựng đúng mức với nhu cầu quy mô của di tích; hiện mới tập trung đầu tư tôn tạo ở di tích Chiến trường Điện Biên Phủ.
- Việc bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc rất ít người chưa được triển khai đồng bộ, chưa phát huy được các di sản văn hóa tiêu biểu, nhiều di sản văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một cần phải bảo vệ khẩn cấp.
- Hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa mới tập trung ở loại hình lễ hội và một số phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa còn thiếu, trình độ chuyên môn chưa phù hợp.
- Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu làm việc và hoạt động cộng đồng. Công tác trưng bày, giới thiệu và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể gặp nhiều khó khăn.
- Việc đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Các hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được triển khai tập trung và đồng bộ; công tác xã hội hóa còn hạn chế.
2.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân khách quan: Điện Biên là một tỉnh miền núi, địa hình chia cắt phức tạp; cơ sở hạ tầng chưa phát triển; xuất phát điểm kinh tế thấp; tỷ lệ đói nghèo cao; trình độ dân trí thấp và không đồng đều giữa các vùng miền; một số nơi còn tồn tại phong tục tập quán lạc hậu, tình trạng di cư tự do còn diễn biến phức tạp; các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, xuyên tạc để chống phá cách mạng, chia rẽ đoàn kết dân tộc; nguồn lực chủ yếu phụ thuộc vào hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nên việc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh tới cơ sở cơ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
- Nguyên nhân chủ quan: Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa chú trọng đúng mức về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế - xã hội; công tác quản lý nhà nước văn hóa còn chậm đổi mới; có lúc, có nơi bị xem nhẹ; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành có việc còn hạn chế. Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng với yêu cầu. Chưa có chính sách khuyến khích, động viên đối với các hoạt động đặc thù.
3. Bài học kinh nghiệm
- Tăng cường tuyên truyền để cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp và nhân dân, đặc biệt là các nghệ nhân, già làng, trưởng bản hiểu được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thu hút được sự tham gia chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị và nhân dân.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, xây dựng kế hoạch cụ thể, xác định rõ thứ tự ưu tiên các di sản cần bảo tồn và phát huy. Quan tâm đúng mức đến việc chọn địa điểm, địa bàn, đối tượng, loại hình di sản cần bảo tồn, để đảm bảo tính toàn diện trong việc bảo tồn gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
- Có sự phối hợp chặt chẽ, toàn diện của các cấp, các ngành, nhất là cơ quan chuyên môn trong quá trình triển khai nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản. Phân công rõ trách nhiệm của các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Đảm bảo kinh phí kịp thời cho những nhiệm vụ trọng tâm. Ưu tiên công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Quan tâm đầu tư thiết bị để phục vụ công tác bảo tồn. Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực phát triển văn hóa và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa có năng lực, nhiệt huyết, có trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đặc biệt quan tâm đến vai trò của yếu tố gia đình, dòng họ, dân tộc, cộng đồng thôn, bản, nghệ nhân dân gian, những người am hiểu và nắm giữ di sản văn hóa các dân tộc.
1. Phương hướng, mục tiêu
- Công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, là yếu tố quan trọng góp phần phấn đấu: Xây dựng tỉnh Điện Biên thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng trung du và miền núi phía Bắc; xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tiếp tục bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc phù hợp với điều kiện thực tế từng địa bàn, từng dân tộc; phát huy vai trò của chủ thể văn hóa trong phát triển giá trị văn hóa của các dân tộc, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội. Tuyên truyền, giáo dục và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia các hoạt động bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.
- Phát triển văn hóa các dân tộc nhằm nâng cao mức thụ hưởng về tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
2.1. Giai đoạn 2016 - 2020
- 100% huyện, thị xã, thành phố được kiểm kê di tích, 90% di tích, danh lam thắng cảnh mới phát hiện được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng; có 03 di tích trở lên được trùng tu, tôn tạo, phục hồi; bảo quản 100% số hiện vật hiện có và hiện vật sưu tầm bổ sung.
- 100% số các dân tộc được kiểm kê, đánh giá; 50% số các dân tộc có các giá trị di sản văn hóa, tiêu biểu, đại diện được bảo tồn, phát huy.
- Có 15 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trở lên được lập hồ sơ đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 01 di sản văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
- Có 13 Nghệ nhân trở lên được lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; 100% nghệ nhân có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kịp thời và đúng quy định.
- Có 40% trở lên số xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa tự chủ, chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện; có 30% số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, có chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện; 100% thôn, bản, tổ dân phố được gắn biển tên.
- Có 95% trở lên cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã là người dân tộc thiểu số tại địa bàn, hoặc là người có thời gian sinh sống lâu dài trên địa bàn, có hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương; 50% số cán bộ văn hóa được đào tạo đúng chuyên ngành và 100% số cán bộ văn hóa được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề thủ công truyền thống hoặc hỗ trợ bảo tồn và phát triển một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu; hoạt động du lịch tại cộng đồng đi vào nền nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
- Toàn tỉnh, hỗ trợ đầu tư bảo tồn từ 03 bản văn hóa truyền thống dân tộc và 05 bản văn hóa - du lịch trở lên.
- Triển khai bảo tồn di sản văn hóa những dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Si La và Cống) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về di sản văn hóa.
2.2. Định hướng giai đoạn 2021 - 2025
- Tiếp tục thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục dựng và hoàn thiện hồ sơ khoa học, khoanh vùng, cắm mốc bổ sung, đầu tư các hạng mục phụ trợ tại các di tích thành phần thuộc di tích chiến thắng Điện Biên Phủ;
- Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, danh thắng đã được xếp hạng bổ sung, thực hiện quản lý, bảo vệ có hiệu quả đối với các di tích mới được xếp hạng trong kỳ.
- 100% số các dân tộc có các giá trị di sản văn hóa, tiêu biểu, đại diện được bảo tồn, phát huy.
- Có 18 nghệ nhân trở lên được lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
- Có 60% trở lên số xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa tự chủ, chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện; có 40% số thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, có chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện.
- Có 100 % cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã là người dân tộc thiểu số tại địa bàn, hoặc là người có thời gian sinh sống lâu dài trên địa bàn, có hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa truyền thống của địa phương; 70% cán bộ văn hóa được đào tạo đúng chuyên ngành và 100% cán bộ văn hóa được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
- Mỗi huyện, thị xã, thành phố được hỗ trợ phát triển ít nhất 02 nghề thủ công truyền thống hoặc hỗ trợ bảo tồn và phát triển một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu; hoạt động du lịch tại cộng đồng có chiều sâu và đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội.
- Toàn tỉnh, hỗ trợ đầu tư bảo tồn từ 05 bản văn hóa truyền thống dân tộc và 07 bản văn hóa - du lịch trở lên.
- Hoàn thành việc bảo tồn di sản văn hóa những dân tộc có số dân dưới 10.000 người (Si La và Cống) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về di sản văn hóa, duy trì và phát huy có hiệu quả giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đó.
1. Tiếp tục bảo tồn văn hóa vật thể
- Tiếp tục thực hiện các dự án bảo tồn, tôn tạo, tu bổ và phục dựng một số di tích thành phần thuộc di tích Quốc gia đặc biệt - Di tích chiến trường Điện Biên Phủ (Khu trung tâm đề kháng Him Lam; Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ - giai đoạn II). Lập và triển khai các dự án bảo tồn, tôn tạo, tu bổ và phục dựng các di tích (Trung tâm Tập đoàn cứ điểm - giai đoạn II; Trận địa bao vây tấn công của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Khôi phục bản Thái cổ; đồi Độc Lập…). Hoàn thiện hồ sơ khoa học, khoanh vùng, cắm mốc bổ sung và đầu tư các hạng mục phụ trợ tại các di tích thành phần thuộc di tích chiến thắng Điện Biên Phủ. Phát huy cao nhất giá trị của quần thể di tích Quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ để phát triển du lịch theo định hướng của tỉnh.
- Thực hiện kiểm kê và lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; tiếp tục triển khai các dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi, phát huy giá trị các di tích, danh thắng đã được xếp hạng cấp quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nghiên cứu, đầu tư và triển khai các dự án: Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại đồi E2); Khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trên đồi A1 và cứ điểm khu đề kháng Him Lam; Khu lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tại Mường Phăng); đầu tư xây dựng địa điểm tổ chức Xên Mường Thanh tại thành phố Điện Biên Phủ; Tượng đài Thanh niên xung phong tại Tuần Giáo...
- Tập trung triển khai công tác khảo cổ học, sưu tầm hiện vật, tài liệu đặc biệt là các hiện vật liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ.
2. Tiếp tục bảo tồn văn hóa phi vật thể
- Tiếp tục kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
- Xây dựng hồ sơ đề cử quốc gia: “Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam”, di sản Kéo co, nghệ thuật Xòe Thái đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại (thuộc Danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
- Nghiên cứu và triển khai các dự án bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Điện Biên thuộc Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (trong đó tập trung truyền dạy kỹ năng, bí quyết và quảng bá, giới thiệu giá trị).
- Thực hiện việc xét chọn theo định kỳ các Nghệ nhân đủ điều kiện đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể”, chú trọng tới các nghệ nhân cao tuổi.
- Tiếp tục tăng cường công tác bảo tồn tiếng nói của dân tộc ít người và chữ viết của những dân tộc có chữ viết riêng, tập trung vào dạy và học cho chính người dân tộc thiểu số.
- Xây dựng và triển khai dự án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Si La và dân tộc Cống.
3. Tiếp tục đầu tư, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng cao đời sống văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên
- Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ gắn với phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
- Bảo tồn, phục dựng và tổ chức duy trì hoạt động thường xuyên một số di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch: lễ hội Xên Mường Thanh; lễ hội đua thuyền đuôi én tại thị xã Mường Lay; lễ kin lẩu nó của Người Thái đen; lễ hội tung còn dân tộc Thái; Tết Mông; bảo tồn dân ca, dân vũ, các trò chơi truyền thống của các dân tộc thiểu số; Bảo tồn và phát huy hoạt động chợ phiên vùng cao: Tả Sìn Thàng, Xá Nhè, Huổi Só (huyện Tủa Chùa), Vàng Lếch (huyện Nậm Pồ).
- Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc cho học sinh, duy trì việc đưa các làn điệu dân ca, các trò chơi dân gian của dân tộc vào chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa và các hoạt động tập thể.
- Hỗ trợ phát triển nghề thủ công truyền thống: Nghề dệt thổ cẩm dân tộc Thái, dân tộc Lào; nghề thêu dệt của dân tộc Mông; nghề mây, tre đan của một số dân tộc; nghề làm giấy dó truyền thống của dân tộc Mông, Dao; nghề đan túi từ nguyên liệu dây sắn rừng của dân tộc Si La...
- Kiện toàn bộ máy quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Điện Biên để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và chủ trương của tỉnh về việc kiện toàn và thành lập các Ban Quản lý dự án.
- Nghiên cứu dự án hỗ trợ đầu tư bảo tồn một số bản văn hóa truyền thống, hỗ trợ đầu tư, nâng cấp một số bản văn hóa - du lịch các dân tộc thiểu số.
- Gắn biển tên cho 100 % thôn bản, tổ dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
- Quy hoạch, đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và trưng bày của Bảo tàng tỉnh Điện Biên đảm bảo nhiệm vụ lưu giữ, khảo cứu tại địa phương; trưng bày, giới thiệu những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học về di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tham quan, tìm hiểu của khách du lịch và các nhà khoa học trong và ngoài nước.
- Tiếp tục đầu tư cho Đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên theo hướng là một Đoàn nghệ thuật ca - múa - nhạc dân tộc và hiện đại: xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu; hỗ trợ việc sưu tầm âm nhạc dân gian truyền thống và sáng tác mới; từng bước xây dựng dàn nhạc dân tộc truyền thống;
- Tiếp tục xây dựng và tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào các dân tộc như chiếu phim lưu động, tổ chức các buổi biểu diễn nghệ thuật, tổ chức lồng tiếng dân tộc thiểu số phim chuyên đề và phóng sự để phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, biên giới. Chú trọng phát triển đội văn nghệ thôn, bản; tổ chức các hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng...
- Đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các giá trị di sản văn hóa, thông qua: xây dựng và duy trì chuyên mục “Di sản văn hóa tỉnh Điện Biên” trên sóng phát thanh và truyền hình tỉnh; chuyên mục “Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên” trên báo viết và báo điện tử của Báo Điện Biên Phủ; 02 chuyên trang: “Di tích lịch sử Điện Biên Phủ” và “Di sản văn hóa” trên Cổng thông tin điện tử Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên.
4. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc
- Tăng cường năng lực đào tạo nguồn nhân lực nhằm phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; lấy mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực là con em người dân tộc thiểu số làm việc trong các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số làm trọng tâm.
- Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình thông qua các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống nhà văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh, xây dựng chế độ ưu đãi, hỗ trợ cho cán bộ làm việc tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh việc liên kết với các trường đại học, học viện trong nước, đặc biệt là trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng làm việc tại các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Từng bước mở các mã ngành đào tạo về văn hóa, du lịch tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên.
- Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn ngân sách Trung ương lồng ghép với nguồn ngân sách địa phương, các nguồn vốn ODA và huy động từ các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.
Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện: 118 tỷ 910 triệu đồng.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 54 tỷ 300 triệu đồng (Trong đó các danh mục, dự án dự kiến triển khai là 49 tỷ 500 triệu đồng).
+ Giai đoạn 2020 - 2025: 64 tỷ 610 triệu đồng.
(Có biểu Tổng hợp kinh phí khái toán thực hiện Đề án gửi kèm theo).
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng; nâng cao năng lực chỉ đạo, vai trò, trách nhiệm trong điều hành của chính quyền các cấp đặc biệt là cấp cơ sở; phát huy sự chủ động, tích cực của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân; coi việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền dưới nhiều hình thức, thông qua các cơ quan báo chí và các cơ quan có ấn phẩm báo chí; đẩy mạnh sản xuất các chương trình, xuất bản phẩm, ấn phẩm, văn hóa phẩm phục vụ nhân dân các dân tộc trong tỉnh; đấu tranh phòng chống văn hóa độc hại, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa.
3. Tăng cường nguồn lực cho phát triển văn hóa: đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, nghệ thuật, vững vàng về tư tưởng chính trị, tinh thông về nghề nghiệp, có năng lực quản lý nhà nước; xây dựng quy hoạch đào tạo văn hóa, nghệ thuật, ưu tiên việc đào tạo đội ngũ cán bộ thuộc các dân tộc thiểu số, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở.
4. Thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa phát triển mạnh mẽ, rộng khắp, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật: hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở. Nâng cấp, cải tạo và xây mới bãi tập, rạp chiếu phim, trung tâm văn hóa, bảo tàng, hệ thống thư viện, cửa hàng sách…
5. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép giữa các chương trình dự án về phát triển văn hóa các dân tộc và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã và đang triển khai.
Đề án được triển khai thực hiện có ý nghĩa hết sức to lớn, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh, thể hiện trên các lĩnh vực:
1. Về chính trị: Tiếp tục thể hiện sự quan tâm thiết thực của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc. Củng cố và phát huy sức mạnh của các dân tộc đảm bảo các dân tộc được bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, tạo sự phát triển bền vững; củng cố, tăng cường niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
2. Về kinh tế - xã hội: Trên cơ sở xác định “Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, triển khai “Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” góp phần thiết thực trong thực hiện giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; là động lực quan trọng giúp đồng bào các dân tộc tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp; tiếp thu các yếu tố văn hóa mới phù hợp để giao lưu, hội nhập quốc tế, từng bước hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước.
3. Về văn hóa - giáo dục: Việc triển khai thực hiện Đề án góp phần hoàn thiện thiết chế văn hóa, thể thao tại các địa bàn miền núi, biên giới, các xã, bản đặc biệt khó khăn; bảo tồn, phát huy, phát triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng nền văn hóa vừa thống nhất vừa đa dạng trong cộng đồng các dân tộc; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, đẩy lùi tệ nạn xã hội, hủ tục lạc hậu, ngăn chặn mọi biểu hiện tác động xấu tới các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực trong tỉnh có trình độ, năng lực, hiểu biết trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu các giá trị văn hóa mới trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
4. Về quốc phòng - an ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trong tỉnh góp phần cải thiện căn bản đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc tại các địa bàn vùng khó khăn, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và các địa bàn tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh trật tự; đảm bảo quốc phòng an ninh gắn với phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo sự phát triển văn hóa các dân tộc trên nền tảng ổn định an ninh trật tự, góp phần bảo vệ an ninh biên giới, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia trong tình hình mới.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án: chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chủ trương, chính sách cụ thể để tổ chức thực hiện, đạt được mục tiêu của Đề án.
Chủ trì xây dựng và phê duyệt các nội dung thuộc Sở quản lý trực tiếp; phân công nhiệm vụ các đơn vị thuộc Sở để triển khai tổ chức thực hiện Đề án.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện Đề án; tích cực chủ động, nắm bắt thông tin về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Đề án và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Định kỳ 01 năm và từng giai đoạn, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án.
Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề án tại các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.
Tổ chức sơ, tổng kết kết quả việc triển khai thực hiện Đề án và tổng hợp, đôn đốc, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình, kết quả thực hiện.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan cân đối nguồn vốn, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội để thực hiện Đề án.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, hằng năm có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí thực hiện đảm bảo đạt mục tiêu của Đề án; phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh và ban hành những chế độ, chính sách tài chính và đầu tư trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn: Nghiên cứu đặc điểm hình thành và phát triển văn hóa, dân tộc, tôn giáo và con người phục vụ công tác bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên; phối hợp quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Triển khai có hiệu quả Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc cho học sinh thông qua các chương trình chính khóa và ngoại khóa, các hoạt động tập thể…
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai có hiệu quả Đề án Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao và phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 và Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Điện Biên, lồng ghép thực hiện chỉ tiêu về nhà văn hóa xã và nhà sinh hoạt cộng đồng thôn bản.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu triển khai chế độ hỗ trợ cho Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn kịp thời và đúng quy định.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí, cơ quan có ấn phẩm báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các nội dung điều chỉnh, bổ sung của Đề án; xử lý kịp thời những trường hợp đăng, phát và xuất bản nội dung thông tin thiếu khách quan, không chính xác khi tuyên truyền về Đề án.
9. Các Sở, ngành: Ban Dân tộc tỉnh, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, chỉ đạo theo ngành, lĩnh vực chuyên môn, xây dựng kế hoạch thống nhất và lồng ghép các nguồn lực, các chương trình, dự án để triển khai các nội dung, chính sách liên quan để thực hiện đúng, hiệu quả các nội dung của Đề án đã được phê duyệt.
10. Báo Điện Biên Phủ, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các cơ quan có ấn phẩm báo chí
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự hiểu biết của xã hội về bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc, xây dựng các chương trình, chuyên mục về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc nhằm tuyên truyền, giới thiệu về Đề án.
11. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh
Tăng cường quản lý và phối hợp với các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền cơ sở và nhân dân, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa triển khai thực hiện Đề án, đảm bảo quốc phòng - an ninh gắn với phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc; góp phần bảo vệ an ninh biên giới, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
12. Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp
Triển khai có hiệu quả phong trào tại địa bàn dân cư. Tăng cường huy động các nguồn lực của toàn xã hội; tập hợp, đoàn kết, khơi nguồn và phát huy sự chủ động, sáng tạo của các lực lượng, các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
13. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng
Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội… phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa các dân tộc, tích cực tham gia thực hiện nội dung của Đề án.
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và các Hội chuyên ngành hoạt động tại địa phương (Hội văn hóa dân gian, Hội di sản văn hóa, Hội nghệ sỹ múa, Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh, Hội mỹ thuật,…) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch thực hiện công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên theo các loại hình di sản và lĩnh vực chuyên ngành; coi đây là nhiệm vụ quan trọng được đề ra trong Nghị quyết các nhiệm kỳ đại hội của Hội chuyên ngành; tăng cường kêu gọi các nguồn đầu tư, tài trợ, hỗ trợ hợp pháp khác…
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Hằng năm Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án chủ động xây dựng kế hoạch của địa phương, đề xuất với cơ quan thường trực, lưu ý thứ tự ưu tiên địa điểm, địa bàn, đối tượng, loại hình di sản cần bảo tồn, để đảm bảo tính toàn diện trong việc bảo tồn gắn với phát triển kinh tế xã hội.
Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các dự án thành phần trên địa bàn quản lý; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Đề án trên địa bàn theo đúng mục tiêu, nội dung đã được phê duyệt và các quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn triển khai thực hiện Đề án theo nhiệm vụ được giao. Định kỳ 06 tháng, 01 năm và từng giai đoạn, xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của Đề án trên địa bàn và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan thường trực về kết quả thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đề nghị các tổ chức đoàn thể tỉnh cần kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp (thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để giải quyết, điều chỉnh cho phù hợp./.
BIỂU THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU ĐỀ ÁN BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015
( Kèm theo Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 11/11/2016)
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
TH 2012 |
TH 2015 |
Mục tiêu ĐA 2015 |
Mục tiêu ĐA đến 2020 |
TH năm 2015 So với mục tiêu ĐA |
I |
Mục tiêu 1 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Dân tộc được kiểm kê |
% |
26,3 |
84,2 |
50 |
100 |
Đạt |
2 |
Dân tộc có di sản văn hóa phi vật thể được lập hồ sơ DSVHPVT |
% |
0 |
21 |
50 |
100 |
Chưa đạt |
II |
Mục tiêu 2 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ xã phường có nhà văn hóa |
% |
19,2 |
34,8 |
15 |
30 |
Đạt |
2 |
Tỷ lệ xã thôn, bản có nhà văn hóa |
% |
10,2 |
19,25 |
20 |
40 |
Chưa đạt |
3 |
Tỷ lệ thôn, bản, TDP được gắn biển tên |
% |
5 |
26,6 |
100 |
|
Chưa đạt |
III |
Mục tiêu 3 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Tỷ lệ công chức văn hóa, xã hội là người dân tộc thiểu số |
% |
80,4 |
91,7 |
40 |
70 |
Đạt |
2 |
Tỷ lệ công chức văn hóa, xã hội được đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ |
% |
30 |
50 |
40 |
70 |
Đạt |
IV |
Mục tiêu 4 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Huyện, thị xã, thành phố được hỗ trợ phát triển 01 loại hình DSVHPVT, hoạt động DL |
Huyện, thị, TP |
4 |
7 |
10 |
10 |
Chưa đạt |
2 |
Hỗ trợ 03 bản văn hóa TT |
Bản |
0 |
01 |
03 |
05 |
Chưa đạt |
3 |
Hỗ trợ 10 bản văn hóa DL |
Bản |
01 |
01 |
10 |
15 |
Chưa đạt |
V |
Mục tiêu 5 |
|
|
|
|
|
|
1 |
Bảo tồn các dân tộc Cống và Si La |
Dân tộc |
0 |
0 |
02 |
02 |
Chưa đạt |
2 |
Kiểm kê di sản văn hóa dân tộc Cống và Si La |
Dân tộc |
0 |
02 |
02 |
|
Đạt |
DANH MỤC NỘI DUNG/DỰ ÁN ĐÃ ĐƯỢC ĐẦU TƯ CỦA ĐỀ ÁN BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2015
( Kèm theo Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 11/11/2016)
Đơn vị tính: đồng
TT |
DANH MỤC/NỘI DUNG ĐẦU TƯ |
Kế hoạch giai đoạn 2013 - 2015 |
Thực hiện đến năm 2015 |
Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch (%) |
Nguồn vốn |
Ghi chú |
|||
Tổng |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
||||||
|
Tổng số |
143.980.000 |
22.660.838 |
6.857.293 |
7.420.444 |
8.383.101 |
15,74% |
|
|
1 |
Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên |
21.150.000 |
9.728.824 |
3.921.000 |
1.726.424 |
4.081.400 |
46,00% |
|
|
1.1 |
Khảo sát, kiểm kê phân loại lập hồ sơ khoa học các loại hình văn hóa phi vật thể. |
|
1.643.000 |
142.000 |
687.600 |
813.400 |
|
|
|
|
Kiểm kê toàn diện 3 dân tộc và kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể 16 dân tộc; lập 10 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể |
|
1.564.200 |
142.000 |
638.800 |
783.400 |
|
NSĐP |
|
|
78.800 |
|
48.800 |
30.000 |
|
CTMT |
|||
1.2 |
Lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng |
|
722.824 |
100.000 |
68.824 |
554.000 |
|
|
|
- |
Lập 05 hồ sơ di tích, 02 di tích thành phần thuộc di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, hoàn thiện 01 di tích quốc gia Thành Bản Phủ |
|
505.000 |
|
|
505.000 |
|
NSĐP |
|
|
217.824 |
100.000 |
68.824 |
49.000 |
|
CTMT |
|||
1.3 |
Khoanh vùng, bảo vệ, tôn tạo di tích danh thắng |
|
7.363.000 |
3.679.000 |
970.000 |
2.714.000 |
|
|
|
- |
Di tích thành phần thuộc di tích quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ |
|
2.963.000 |
979.000 |
270.000 |
1.714.000 |
|
NSĐP |
|
- |
Trùng tu, tôn tạo 05 di tích |
|
4.400.000 |
2.700.000 |
700.000 |
1.000.000 |
|
CTMT |
|
2 |
Bảo vệ, phát triển tiếng nói, chữ viết |
1.500.000 |
- |
|
|
|
|
|
|
3 |
Nghiên cứu, Bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa |
11.000.000 |
570.000 |
300.000 |
200.000 |
70.000 |
5,18% |
CTMT |
|
3.1 |
Thực hiện bảo tồn, phục dựng lễ hội, trò chơi dân gian của các dân tộc |
|
570.000 |
300.000 |
200.000 |
70.000 |
|
|
|
4 |
Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa vùng đồng bào dân tộc. (Xây dựng hương ước, quy ước trong việc xây dựng đời sống văn hóa các dân tộc nhằm duy trì và phát triển rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư, bài trừ hủ tục) |
4.600.000 |
830.000 |
- |
415.000 |
415.000 |
18,04% |
NSĐP |
|
4. 1 |
Tổ chức khảo sát, thống kê các hủ tục lạc hậu của cơ sở, đề xuất giải pháp |
|
440.000 |
|
220.000 |
220.000 |
|
|
Mô hình, đề án về hôn nhân |
4.2 |
Hỗ trợ xây dựng hương ước, quy ước |
|
30.000 |
|
15.000 |
15.000 |
|
|
|
4.3 |
Chi công tác tuyên truyền (xây dựng cụm cổ động tuyên truyền) |
|
360.000 |
|
180.000 |
180.000 |
|
|
|
5 |
Đầu tư bảo tồn một số thôn, bản truyền thống và bản văn hóa du lịch của các dân tộc. |
28.500.000 |
2.200.000 |
600.000 |
1.600.000 |
|
7,72% |
|
|
|
Bản truyền thống dân tộc Thái Che Căn |
|
600.000 |
600,000 |
|
|
|
CTMT |
|
1.600.000 |
|
1.600.000 |
|
|
NSĐP |
|
|||
6 |
Bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người |
2.500.000 |
902.000 |
82.000 |
574.000 |
246.000 |
36,08% |
CTMT |
Số liệu do Ban Dân tộc cung cấp |
7 |
Xây dựng đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc các khu, địa bàn bố trí ổn định dân cư |
2.500.000 |
- |
|
|
|
|
|
|
8 |
Đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh Điện Biên với quy mô trưng bày trong nhà, ngoài trời về di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên |
11.000.000 |
- |
|
|
|
|
|
|
9 |
Đầu tư xây dựng Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên theo hướng là một Đoàn nghệ thuật ca múa nhạc dân tộc và hiện đại |
8.600.000 |
7.512.964 |
1.486.193 |
2.742.790 |
3.283.981 |
87,36% |
NSĐP |
|
9.1 |
Đầu tư trang thiết bị và xây dựng sàn tập (Bổ sung thiết bị âm thanh, ánh sáng) |
|
5.000.000 |
1.000.000 |
2,000.000 |
2.000.000 |
|
|
|
9.2 |
Chính sách hỗ trợ và sưu tầm, sáng tác mới (Nhuận bút sáng tác) |
|
1.653.108 |
340.307 |
502.952 |
809.849 |
|
|
|
9.3 |
Xây dựng chương trình Ca -múa - nhạc |
|
491.537 |
145.886 |
151.013 |
194.638 |
|
|
|
10 |
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc |
1.000.000 |
142.600 |
|
34.000 |
108.600 |
14,26% |
NSĐP |
03 lớp tập huấn tại các huyện, thị xã, thành phố và 01 lớp tập huấn Di sản văn hóa |
11 |
Tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc |
3.250.000 |
774.450 |
468.100 |
128.230 |
178.120 |
23,83% |
NSĐP |
|
11.1 |
Sản xuất, xuất bản các ấn phẩm, xuất bản phẩm: sách, báo, website, CD, VCD, CD ROM, tờ gấp, progam... nhằm giới thiệu, quảng bá, tuyên truyền các loại hình di sản văn hóa các dân tộc tình Điện Biên |
|
774.450 |
468.100 |
128.230 |
178.120 |
|
|
Chuyên mục Di sản Văn hóa và sản xuất 05 bộ phim giới thiệu các di sản văn hóa |
12 |
Gắn biển tên các thôn, bản |
29.580.000 |
|
|
|
|
|
|
|
13 |
Dạy tiếng nói chữ viết dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông |
7.800,000 |
|
|
|
|
|
|
|
14 |
Hỗ trợ đầu tư xây dựng các bản văn hóa-Du lịch |
11.000.000 |
|
|
|
|
|
|
|
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11
năm 2016 của UBND tỉnh)
TT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
TH 2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
MT (2016-2020) |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
MT (2020 - 2025) |
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN/ĐƠN VỊ PHỐI HỢP |
1. |
Mục tiêu 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 |
Số Huyện, thị xã, thành phố được kiểm kê di tích |
% |
0 |
0 |
0 |
60 |
100 |
100 |
100 |
|
|
|
|
|
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/UBND cấp huyện. |
1.2 |
Di tích, danh lam thắng cảnh mới phát hiện được lập hồ sơ đề nghị xếp hạng; |
Di tích |
18 |
18 |
21 |
23 |
25 |
27 |
27 |
29 |
31 |
33 |
35 |
36 |
36 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/UBND cấp huyện. |
1.3 |
Trùng tu, tôn tạo, phục hồi (mới) |
Di tích |
7 |
0 |
1 |
2 |
3 |
3 |
3 |
4 |
5 |
6 |
6 |
6 |
6 |
Đơn vị được giao quản lý trực tiếp di tích |
1.4 |
Bảo quản số hiện vật hiện có và hiện vật sưu tầm bổ sung. |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
Bảo tàng cấp tỉnh |
2 |
Mục tiêu 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Tỷ lệ các dân tộc được kiểm kê, đánh giá. |
% |
84,2 |
84,2 |
90 |
95 |
100 |
100 |
100 |
|
|
|
|
|
|
UBND cấp huyện |
2.2 |
Tỷ lệ các dân tộc có các giá trị di sản văn hóa, tiêu biểu, đại diện được bảo tồn, phát huy; |
% |
% |
5,3 |
5,3 |
25 |
30 |
40 |
50 |
60 |
70 |
80 |
90 |
100 |
100 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND cấp huyện. |
3 |
Mục tiêu 3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trở lên được lập hồ sơ đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
Di sản |
4 |
8 |
10 |
11 |
13 |
15 |
15 |
|
|
|
|
|
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/UBND cấp huyện |
3.2 |
Số di sản văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại |
Di sản |
0 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
|
|
|
|
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/UBND cấp huyện |
4 |
Mục tiêu 4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4.1 |
Số nghệ nhân được lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân |
Nghệ nhân |
9 |
9 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
18 |
18 |
18 |
18 |
18 |
18 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/UBND cấp huyện |
4.2 |
Tỷ lệ nghệ nhân có thu nhập thấp và hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kịp thời và đúng quy định |
% |
0 |
0 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
|
|
|
|
|
|
Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội/UBND cấp huyện. |
5 |
Mục tiêu 5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5.1 |
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa tự chủ, chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện; |
% |
34,8 |
34,8 |
35,5 |
37 |
38,5 |
40 |
40 |
45 |
50 |
55 |
60 |
60 |
60 |
UBND cấp huyện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
5.1 |
Tỷ lệ thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, có chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện |
% |
19,1 |
20,1 |
24 |
26 |
28 |
30 |
30 |
32 |
34 |
36 |
38 |
40 |
40 |
UBND cấp huyện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
5.3 |
Tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố được gắn biển tên |
% |
26,6 |
40 |
60 |
80 |
90 |
100 |
100 |
|
|
|
|
|
|
UBND cấp huyện |
6 |
Mục tiêu 6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6.1 |
Tỷ lệ công chức văn hóa, xã hội là người dân tộc thiểu số |
% |
91,7 |
92 |
93 |
94 |
95 |
95 |
95 |
96 |
97 |
98 |
99 |
100 |
100 |
Sở Nội vụ/UBND cấp huyện |
7 |
Mục tiêu 7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7.1 |
Số huyện, thị xã, thành phố được hỗ trợ phát triển nghề thủ công truyền thống, di sản, hoạt động du lịch |
Loại hình/Huyện |
1/4 |
1/5 |
1/6 |
1/7 |
1/9 |
1/10 |
1/10 |
2/2 |
2/4 |
2/6 |
2/8 |
2/10 |
2/10 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/UBND cấp huyện |
8 |
Mục tiêu 8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8.1 |
Số bản văn hóa truyền thống được đầu tư đầu tư bảo tồn |
Bản |
1 |
1 |
2 |
3 |
3 |
3 |
3 |
4 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/UBND cấp huyện |
8.1 |
Số bản văn hóa - du lịch được hỗ trợ đầu tư |
Bản |
1 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
5 |
5 |
5 |
6 |
7 |
7 |
7 |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/UBND cấp huyện |
9 |
Mục tiêu 9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9.1 |
Bảo tồn di sản văn hóa Si La và Cống) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp |
Dân tộc |
0 |
1 |
1 |
1 |
2 |
2 |
2 |
|
|
|
|
|
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc/UBND huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên. |
KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TỈNH ĐIỆN BIÊN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh)
|
DANH MỤC/ NỘI DUNG ĐỀ ÁN ĐẦU TƯ |
QUY MÔ |
Giai đoạn 2016 - 2020 |
Giai đoạn 2021 - 2025 |
Tổng (2016 - 2025) |
Ghi chú |
||||||||||||
Đơn vị tính |
Thực hiện đến năm 2015 |
2016 - 2025 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
Tổng |
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
Tổng |
||||
|
Tổng số: |
|
|
|
6.420 |
12.160 |
14.710 |
9.960 |
6.250 |
54.300 |
25.250 |
21.340 |
10.110 |
4.890 |
3.020 |
64.610 |
118.910 |
|
A |
Các dự án, danh mục dự kiến triển khai |
|
|
|
6.420 |
12.160 |
14.710 |
9.960 |
6.250 |
49.500 |
25.250 |
21.340 |
10.110 |
4.890 |
3.020 |
64.610 |
114.110 |
|
I |
Bảo tồn di sản văn hóa vật thể |
|
|
|
260 |
2.960 |
5.160 |
2.560 |
1.060 |
12.000 |
1.460 |
1.960 |
1.460 |
960 |
560 |
6.400 |
18.400 |
|
1 |
Kiểm kê di tích |
Huyện |
0 |
10 |
|
|
|
800 |
500 |
1.300 |
|
|
|
|
|
|
1.300 |
|
2 |
Lập hồ sơ di tích |
Di tích |
18 |
36 |
|
600 |
400 |
400 |
400 |
1.800 |
600 |
400 |
400 |
400 |
400 |
2.200 |
4.000 |
|
3 |
Khoanh vùng, tôn tạo, cắm mốc di tích |
Di tích |
7 |
6 |
|
2.000 |
4.000 |
1.000 |
|
7.000 |
500 |
1.000 |
500 |
500 |
|
2.500 |
9.500 |
|
4 |
Sưu tầm, trưng bày, đăng ký hiện vật |
|
|
|
260 |
360 |
760 |
360 |
160 |
1.900 |
360 |
560 |
560 |
60 |
160 |
1.700 |
3.600 |
|
4,1 |
Sưu tầm hiện vật mới |
Hiện vật |
1.896 |
1980 |
200 |
200 |
700 |
300 |
100 |
1.500 |
200 |
500 |
500 |
|
100 |
1.300 |
2.800 |
|
4,2 |
Tổ chức triển lãm |
Cuộc |
39 |
20 |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
300 |
60 |
60 |
60 |
60 |
60 |
300 |
600 |
|
4,3 |
Đăng ký bảo vật quốc gia |
Hiện vật |
1 |
3 |
|
100 |
|
|
|
100 |
100 |
|
|
|
|
100 |
200 |
|
II |
Bảo tồn văn hóa phi vật thể |
|
|
|
2.140 |
2.140 |
1.740 |
2.290 |
1.490 |
9.800 |
1.950 |
1.950 |
2.150 |
2.100 |
1.400 |
9.550 |
19.350 |
|
1 |
Kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể |
Dân tộc |
16 |
19 |
|
200 |
100 |
100 |
|
400 |
|
|
|
|
|
|
400 |
|
2 |
Lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể |
Hồ sơ DSVHPVT |
10 |
21 |
800 |
100 |
100 |
100 |
100 |
1.200 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
500 |
1.700 |
|
3 |
Phong tặng nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể |
Đợt |
1 |
5 |
|
200 |
|
200 |
|
400 |
200 |
|
200 |
|
200 |
600 |
1.000 |
|
4 |
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tiêu biểu, đại diện của các dân tộc |
Dân tộc |
|
|
1.040 |
1.140 |
1.040 |
1,340 |
840 |
5.400 |
1.100 |
1.400 |
1.400 |
1.600 |
900 |
6.400 |
11.800 |
|
4,1 |
Bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống |
Điểm |
1 |
10 |
500 |
500 |
500 |
800 |
500 |
2.800 |
500 |
1.000 |
1.000 |
1.000 |
500 |
4.000 |
6.800 |
|
4,2 |
Bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống, tập quán xã hội, tín ngưỡng của các dân tộc |
Lễ |
14 |
13 |
100 |
100 |
100 |
200 |
|
500 |
100 |
100 |
100 |
300 |
100 |
700 |
1.200 |
|
4,3 |
Biên soạn, dịch thuật, xuất bản giới thiệu ngữ văn dân gian, chân dung dân tộc |
Quyển |
10 |
20 |
140 |
140 |
140 |
140 |
140 |
700 |
150 |
150 |
150 |
150 |
150 |
750 |
1.450 |
|
4,4 |
Nghiên cứu, ứng dụng y dược cổ truyền |
Dân tộc |
0 |
15 |
|
100 |
200 |
100 |
100 |
500 |
50 |
50 |
50 |
50 |
50 |
250 |
750 |
|
4,5 |
Bảo tồn, phát huy, giới thiệu ẩm thực và trang phục truyền thống |
Dân tộc |
1 |
10 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
500 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
500 |
1.000 |
|
4,6 |
Bảo tồn, phát nghệ thuật trình diễn dân gian |
Dân tộc |
1 |
3 |
200 |
200 |
|
|
|
400 |
200 |
|
|
|
|
200 |
600 |
|
5 |
Bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số rất ít người |
Dân tộc |
0 |
2 |
|
200 |
200 |
250 |
250 |
900 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
1.000 |
1.900 |
|
6 |
Phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
di sản |
0 |
4 |
200 |
200 |
200 |
200 |
200 |
1.000 |
250 |
150 |
150 |
50 |
|
600 |
1.600 |
|
7 |
Bảo tồn tiếng nói, chữ viết (Nghiên cứu, lưu giữ tiếng nói, chữ viết) |
Dân tộc |
3 |
9 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
500 |
100 |
100 |
100 |
150 |
|
450 |
950 |
|
III |
Đầu tư, phát huy giá trị DSVH, nâng cao đời sống |
|
|
|
4.000 |
7.050 |
7.680 |
5.150 |
3.700 |
27.580 |
21.720 |
17.320 |
6.520 |
1.920 |
1.050 |
48.530 |
76.110 |
|
1 |
Xây dựng trụ sở làm việc và nhà trưng bày Bảo tàng tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20.000 |
15.000 |
5.000 |
|
|
40.000 |
40.000 |
|
2 |
Gắn tên biển thôn, bản, tổ dân phố |
Biển |
473 |
1328 |
3.000 |
3.000 |
3.280 |
2.000 |
2.000 |
13.280 |
|
|
|
|
|
|
13.280 |
|
3 |
Đầu tư xây dựng Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên (hỗ trợ, sưu tầm sáng tác mới, xây dựng chương trình ca múa nhạc) |
|
|
|
300 |
350 |
500 |
1.000 |
300 |
2.450 |
200 |
200 |
200 |
1.000 |
200 |
1.800 |
4.250 |
|
4 |
Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa vùng đồng bào dân tộc; |
|
|
|
350 |
450 |
450 |
450 |
350 |
2.050 |
450 |
450 |
350 |
350 |
350 |
1.950 |
4.000 |
|
4,1 |
Tổ chức khảo sát, thống kê các hủ tục lạc hậu của cơ sở, đề xuất giải pháp |
Dân tộc |
0 |
5 |
- |
100 |
100 |
100 |
|
300 |
100 |
100 |
|
|
|
200 |
500 |
|
4,2 |
Hỗ trợ xây dựng hương ước, quy ước |
Xã/huyện |
|
15/10. |
250 |
250 |
250 |
250 |
250 |
1,250 |
250 |
250 |
250 |
250 |
250 |
1.250 |
2.500 |
|
4,3 |
Chi công tác tuyên truyền đời sống văn hóa và môi trường văn hóa |
|
|
|
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
500 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
500 |
1.000 |
|
5 |
Hỗ trợ, đầu tư bảo tồn một số thôn, bản truyền thống và bản văn hóa du lịch của các dân tộc. |
Bản |
1 |
12 |
- |
3.000 |
3,000 |
700 |
700 |
7.400 |
700 |
1.200 |
400 |
200 |
200 |
2.700 |
10.100 |
|
5,1 |
Đầu tư bảo tồn bản truyền thống một số dân tộc gắn với phát triển du lịch |
Bản |
1 |
5 |
|
2.500 |
2.800 |
500 |
500 |
6.300 |
500 |
1.000 |
200 |
200 |
200 |
2.100 |
8.400 |
|
5,2 |
Hỗ trợ bản văn hóa du lịch trên địa bàn tỉnh |
Bản |
3 |
7 |
|
500 |
200 |
200 |
200 |
1.100 |
200 |
200 |
200 |
|
|
600 |
1.700 |
|
6 |
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, tăng cường năng lực các thiết chế văn hóa cơ sở vùng dân tộc |
Lớp |
10 |
|
200 |
100 |
200 |
500 |
200 |
1.200 |
200 |
300 |
300 |
100 |
50 |
950 |
2.150 |
|
7 |
Tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật và các di sản văn hóa tiêu biểu của các dân tộc |
|
|
|
150 |
150 |
250 |
500 |
150 |
1.200 |
170 |
170 |
270 |
270 |
250 |
1.130 |
2.330 |
|
7,1 |
Duy trì chuyên trang Di tích Điện Biên Phủ và Di sản Văn hóa trên cổng thông tin điện tử của Sở VHTTDL |
Chuyên mục/năm |
|
|
50 |
50 |
50 |
150 |
50 |
350 |
70 |
70 |
70 |
70 |
150 |
430 |
780 |
|
7,2 |
Sản xuất, xuất bản các phim giới thiệu các di sản văn hóa |
Phim |
13 |
14 |
100 |
100 |
200 |
350 |
100 |
850 |
100 |
100 |
200 |
200 |
100 |
700 |
1.550 |
|
IV |
Kinh phí triển khai Đề án, sơ kết, tổng kết |
|
|
|
20 |
10 |
30 |
10 |
50 |
120 |
20 |
10 |
30 |
10 |
60 |
130 |
250 |
|
1 |
Hội nghị triển khai |
Hội nghị |
|
|
10 |
|
|
|
|
10 |
10 |
|
|
|
|
10 |
20 |
|
2 |
Kinh phí thanh tra, kiểm tra giám sát (mỗi năm một đợt, mỗi đợt 02 huyện và 01 đơn vị) |
|
|
5 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
50 |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
50 |
100 |
|
3 |
Sơ kết tại tỉnh |
|
|
|
|
|
20 |
|
|
20 |
|
|
20 |
|
|
20 |
40 |
|
4 |
Tổng kết tại tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
40 |
40 |
|
|
|
|
50 |
50 |
90 |
|
B |
Các chương trình, đề án có liên quan quan |
|
3268,6 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4800 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
4800 |
|
I |
Đề án dạy Tiếng Thái, Tiếng Mông cho HS tiểu học, THCS (2016 - 2020) |
|
3268,6 |
|
|
|
|
|
|
4800 |
|
|
|
|
|
0 |
4800 |
|
|
|
|
Tổng số: |
118.910 triệu đồng (Một trăm mười tám tỷ, chín trăm mười triệu đồng./. |
1 Bao gồm: Di tích Hang động Xá Nhè, hang động Khó Chua La ở huyện Tủa Chùa; Hang động Há Chớ, Hang Thẳm Khương ở huyện Tuần Giáo, Di tích hang động Chua Ta ở huyện Điện Biên
2 Bao gồm: Di tích Thành Vàng Lồng ở huyện Tủa Chùa; Hang động Mùn Chung ở huyện Tuần Giáo, Công trình Đại thủy nông Nậm Rốm ở thành phố Điện Biên Phủ, Di tích dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ ở huyện Điện Biên.
3 Gồm: Pắc Ma, Huổi Só1, Huổi Só2, Huổi Lé, Huổi Le, Đồi Cao.
4 Xinh Mun, Kháng, Phù Lá, Si La, Cống, Hà Nhì, Hoa (ngành Xạ Phang), Lào
5 Phân theo loại hình: Tiếng nói, Chữ viết: 24 DSVHPVT (Tiếng nói: 16; Chữ viết: 08); Ngữ văn dân gian: 246 DSVHPVT; Nghệ thuật trình diễn dân gian: 225 DSVHPVT; Tập quán xã hội và tín ngưỡng: 65 DSVHPVT; Lễ hội truyền thống: 38 DSVHPVT; Nghề thủ công truyền thống: 42 DSVHPVT; Tri thức dân gian: 50 DSVHPVT
Phân theo dân tộc: Dân tộc Thái: 156 DSVHPVT; Dân tộc Mông: 112 DSVHPVT; Dân tộc Khơ Mú: 77 DSVHPVT; Dân tộc Hà Nhì: 62 DSVHPVT; Dân tộc Dao: 59 DSVHPVT; Dân tộc Si La: 47 DSVHPVT; Dân tộc Cống: 45 DSVHPVT; Dân tộc Lào: 39 DSVHPVT; Dân tộc Kháng: 31 DSVHPVT; Dân tộc Hoa: 26 DSVHPVT; Dân tộc Xinh Mun: 23 DSVHPVT; Dân tộc Tày, Nùng: 05 DSVHPVT; Dân tộc Phù Lá: 04 DSVHPVT; Dân tộc Kinh: 03 DSVHPVT; Dân tộc Sán Chỉ: 01 DSVHPVT
6 Bao gồm: Xòe Thái, Tết Nào pê chầu - Ăn tết chính của người Mông (ngành Mông đen) tại huyện Mường Ảng; lễ Kin pang then của người Thái (ngành Thái trắng) tại Thị xã Mường Lay; lễ hội đền Hoàng Công Chất tại thành Bản Phủ, huyện Điện Biên; Kỹ thuật chế tác và sử dụng một số nhạc của của dân tộc Thái tỉnh Điện Biên; Tri thức dân gian về y dược học cổ truyền chữa gãy, dập xương và bong gân của người Thái (ngành Thái trắng) tại thị xã Mường Lay; Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong trên vải và thêu, dệt của người Mông (ngành Mông hoa) tại huyện Mường Chà; Bun huột nặm - Tết té nước của người Lào tại huyện Điện Biên và Lễ Ua nếnh - lễ cúng tổ tiên của người Mông (ngành Mông xanh) tại huyện Tủa Chùa.
7 Trong đó có 04 nghệ nhân dân tộc Thái (Vàng Văn Thức, Hoàng Thím, Mào Ết, Lương Thị Đại); 01 nghệ nhân dân tộc Mông (Giàng A Sử); 01 nghệ nhân dân tộc Lào (Lường Thị May); 01 nghệ nhân dân tộc Hà Nhì (Pờ Dần Xinh) và 01 nghệ nhân là dân tộc Cống (Hù Văn Sẩm).
8 Gồm: Lễ gạ ma thú - lễ cúng bản, tết cổ truyền của dân tộc Hà Nhì; Lễ mừng cơm mới, lễ cúng bản của dân tộc Si La; Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Cống; Lễ mừng cơm mới của dân tộc Xinh Mun; Lễ pang phóng của dân tộc Kháng; Lễ ma khô, lễ nào pê chầu của dân tộc Mông; Lễ cưới của dân tộc Hoa (ngành Xạ Phang); Lễ tù cải của dân tộc Dao; Lễ cầu mưa của dân tộc Thái (ngành Thái đen); Lễ hội bun huột Nậm của dân tộc Lào; Lễ cầu mưa của dân tộc Khơ Mú.
9 Các nội dung: Bảo tồn 10 nhà truyền thống; xây dựng 01 nhà truyền thống và sân lễ hội phục vụ cộng đồng; nâng cấp trục đường giao thông chính dẫn vào bản, mở rộng thành đường, cải tạo bề mặt, tạo độ dốc và xây dựng rãnh thoát nước; trồng cây xanh, tổ chức trồng cây tạo môi trường xanh, sạch, đặc biệt đã hình thành công trình nhà cộng đồng với kiến trúc truyền thống, là nơi tổ chức các hoạt động truyền dạy, bảo tồn các nghề truyền thống: nghề dệt thổ cẩm, nghề đan lát, nghề rèn, đúc; nghề mộc, nghề làm nhạc cụ truyền thống, bảo tồn trang phục và các hoa văn cổ; hỗ trợ bảo tồn phong tục liên quan đến chu kỳ đời người (sinh-đặt tên-trưởng thành-cưới-dựng nhà-đám ma); bảo tồn lễ hội truyền thống: lễ cúng bản; lễ cầu mưa, cầu mùa; lễ mừng cơm mới; lễ mừng mùa măng mọc; lễ xên phắn bẻ; bảo tồn nghệ thuật biểu diễn và trò chơi dân gian; bảo tồn văn học truyền thống; bảo tồn văn hóa ẩm thực, dụng cụ chế biến lương thực, các bài thuốc về y học dân gian, chữa bệnh.
10 “Một số hiện vật tiêu biểu của Bảo tàng tỉnh Điện Biên”, “Vài nét chân dung dân tộc Xinh Mun tỉnh Điện Biên”, “Dân tộc Kháng tỉnh Điện Biên”, “Dân tộc Si La tỉnh Điện Biên”, “Dân tộc Cống tỉnh Điện Biên”, “Dân tộc Hà Nhì tỉnh Điện Biên”, “Dân tộc Xạ Phang tỉnh Điện Biên”, “Dân tộc Lào tỉnh Điện Biên”, “Di tích và danh thắng tỉnh Điện Biên”, “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Sở chỉ huy Chiến dịch tại Mường Phăng”, “De Castries và Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ”.
11 Tiêu biểu có nghệ nhân Lương Thị Đại với các công trình: “Truyện cổ dân gian Dân tộc Khơ Mú”, “Truyện cổ Dân gian Dân tộc Thái ở tỉnh Điện Biên”, “Hát Then lên chơi chợ mường trời”, “Kin pang Một” của Thái Mường Báng huyện Tủa Chùa”; nghệ nhân Tòng Văn Hân với các công trình: “Quy trình dựng nhà sàn cổ người thái mường Theng”, “Khắp xứ lam ở xã Noong luống Điện Biên”, “Quả còn người Thái đen Mường Theng”, “Văn hoa ẩm thực người Thái đen ở Mường Theng”.
12 Gồm: “Tung còn - trò chơi dân gian đồng bào Thái tỉnh Điện Biên”, “Hương sắc Điện Biên”, “Trò chơi dân gian các dân tộc tỉnh Điện Biên”, “Him Lam nơi ấy”, “Lễ hội Dân gian các Dân tộc tỉnh Điện Biên” (02 tập), “Mênh mang sóng nước Mường Lay”, “Xứng danh anh Bộ đội cụ Hồ”, “Góp phần tìm hiểu lễ hội Xên mường Dân tộc Thái - Mường Thanh xưa”, “Mùa A Sấu - người con tiêu biểu của dân tộc Mông”, “Diễn xướng Tiếng hát làm dâu”, “Tiếng khèn Mông”, “Âm vang một dòng sông”, “Xuân về trên quê hương Mường Nhé” và phim tư liệu khoa học giới thiệu một số lễ hội truyền thống của các Dân tộc trong tỉnh
13 Giai đoạn 2013 - 2015: Toàn tỉnh có 422 lượt cán bộ, CCVV, người lao động của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham gia các lớp đào tạo chuyên môn và tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.