UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 01 tháng 6 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA TRANG THIẾT BỊ Y TẾ KỸ THUẬT CAO CỦA NGÀNH Y TẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 31/2000/TTLT/BTC-BYT ngày 25/4/2000 của Bộ Tài chính, Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2004/TTLT-BTC-BYT-BNV ngày 27/2/2004 của Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại công văn số: 389/SYT-TCKT ngày 20/4/2006,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1: Phê duyệt Đề án xã hội hóa trang thiết bị y tế kỹ thuật cao của ngành y tế tỉnh Bình Dương, gồm những nội dung sau đây:
Ngành Y tế tỉnh Bình Dương về mạng lưới khám, chữa bệnh gồm có một Bệnh viện đa khoa tỉnh được xếp hạng bệnh viện hạng nhì là tuyến điều trị cao nhất trong tỉnh với qui mô công suất giường bệnh trên 700 giường bệnh, 01 Bệnh viện Y học cổ truyền, 01 Bệnh viện Điều dưỡng- Phục hồi chức năng và 06 Bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 01 Nhà hộ sinh 20 giường bệnh. Với chức năng nhiệm vụ tiếp nhận cấp cứu, khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ cán bộ nhân dân trong tỉnh.
Các thiết bị y tế hiện đại công nghệ cao rất đắt tiền, trong khi đó ngân sách nhà nước có hạn chưa thể đáp ứng được. Nguồn kinh phí để đầu tư mua sắm cần phải huy động nguồn vốn ngoài xã hội của cá nhân và tập thể v.v…
Do thiếu thiết bị y tế trong chẩn đoán, điều trị người bệnh, thường xuyên phải chuyển tuyến từ tuyến xã lên tuyến huyện, từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh và từ tuyến tỉnh lên Trung ương, gây khó khăn và tốn kém cho người bệnh.
Kinh phí (nguồn vốn đầu tư) của xã hội, trong đó có rất nhiều cá nhân trong và ngoài ngành có khả năng, có tâm huyết đóng góp để đầu tư mua sắm thiết bị y tế vừa giúp nâng cao trình độ y tế của địa phương, vừa góp phần cải thiện đời sống, nhưng chưa có chế độ thích đáng để thu hút đầu tư, thu hút sự đóng góp của xã hội trong và ngoài nước.
2. Địa điểm đầu tư xã hội hoá trang thiết bị y tế
Các cơ sở y tế công lập của Nhà nước có nhu cầu cần phải đầu tư mà ngân sách nhà nước chưa có khả năng đầu tư bố trí kinh phí.
Đa dạng hoá các hình thức đầu tư gồm nhiều hình thức:
- Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư.
- Vốn vay ưu đãi đầu tư, vốn kích cầu.
- Vốn tài trợ, ủng hộ, tặng.
- Vốn của cán bộ công chức đóng góp.
- Các loại vốn khác như hợp tác liên kết v.v…
Để tổ chức triển khai thực hiện xã hội hoá trang thiết bị y tế trong ngành đạt hiệu quả, Sở Y tế đề nghị các cơ sở công lập, có nhu cầu triển khai thực hiện, phải xây dựng phương án hoạt động cụ thể, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dựa trên cơ sở các hình thức đầu tư đã được phê duyệt.
Việc xem xét cho thực hiện đầu tư xã hội hoá trang thiết bị y tế kỹ thuật phải căn cứ vào nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân cũng như về các quy chế chuyên môn kỹ thuật và đội ngũ cán bộ y tế của từng đơn vị.
Đối tượng thực hiện phương án này là các cơ sở khám, chữa bệnh và phòng bệnh công lập Nhà nước.
Đối với y tế xã do thiết bị y tế không phức tạp, thì có thể huy động các nhà đầu tư đưa dụng cụ, thiết bị vào phục vụ và được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ đã được quy định.
5. Quản lý phân phối và sử dụng nguồn thu
a) Thu
- Giá thu dịch vụ phí do thủ trưởng các đơn vị quyết định mức thu sau khi trình lên Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Các khoản thu khác phát sinh trong hoạt động cung cấp dịch vụ y tế.
b) Chi
- Chi lương, tiền công và các loại phụ cấp (nếu có). Đối với cán bộ của cơ sở khám chữa bệnh công lập, làm kiêm nhiệm cho bộ phận bán công, thì trả tiền công theo hình thức thù lao tuỳ theo mức độ tham gia công việc của từng người.
- Chi các khoản đóng góp theo chế độ quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
- Tiền thuốc, hoá chất, vật tư, dụng cụ y tế tiêu hao trực tiếp sử dụng cho người bệnh (tính theo giá mua vào).
- Chi phí hậu cần phục vụ công tác khám chữa bệnh (bao gồm: tiền điện, nước, vệ sinh môi trường, nhiên liệu, vật tư văn phòng, ...) và các khoản chi mang tính chất quản lý điều hành hoạt động của đơn vị.
- Các chi phí thường xuyên liên quan đến công tác thu phí và lệ phí.
- Chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng.
- Về trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định:
Đơn vị xây dựng quy chế trích khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp đặc biệt, đơn vị có thể xây dựng, tỷ lệ khấu hao cao hơn quy định, trình cơ quan chủ quản, quyết định nhằm thu hồi vốn kịp thời, nhưng phải phù hợp với thời gian, khả năng kỹ thuật của tài sản và khả năng chi trả của người bệnh.
Toàn bộ số tiền khấu hao tài sản cố định được hoàn trả vốn vay, vốn góp (vốn gốc) cho đơn vị, tập thể, cá nhân góp vốn đầu tư tài sản cố định đó.
- Chi trả lãi vốn vay, vốn góp theo thoả thuận giữa đơn vị khám chữa bệnh công lập và tổ chức, tập thể, cá nhân góp vốn đầu tư nhưng phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh.
- Các khoản thuế phải nộp (nếu có).
c) Kết quả tài chính hàng năm của các trang thiết bị y tế từ nguồn vốn huy động được xác định cơ sở chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi viện phí trong năm tài chính, sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, khoản chênh lệch còn lại, được xử lý theo Thông tư liên tịch số 31/2000/TTLT/BTC-BYT của Bộ Tài chính, Bộ Y tế như sau:
- Trích 30% bổ sung ngân sách Nhà nước (trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị).
- Trích 30% chi cho tổ chức, tập thể, cá nhân góp vốn đầu tư trang thiết bị y tế. Khoản chi này có thể kéo dài thời gian hơn so với thời gian hoàn vốn, do đơn vị công lập và tổ chức, tập thể, cá nhân thoả thuận, nhưng phải phù hợp với thời gian hoạt động của tài sản.
- Trích 30% chi khen thưởng và phúc lợi cho người lao động và các đối tượng trực tiếp hợp tác với đơn vị.
- Trích 10% lập Quỹ dự phòng khám chữa bệnh để chi miễn, giảm viện phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có công với cách mạng.
d) Khi thực hiện hết thời gian hoàn vốn tất cả tài sản cố định mua từ nguồn vốn huy động sẽ thuộc tài sản của đơn vị khám chữa bệnh công lập. Sau kết quả thu chi tài chính hàng năm, nếu đơn vị có thoả thuận thời gian chi trả dài hơn thời gian hoàn vốn, trích 20% cho tổ chức, tập thể, cá nhân góp vốn, số còn lại được bổ sung vào nguồn thu viện phí để thực hiện theo Nghị định 10/CP.
đ) Phương thức quản lý, hạch toán, quyết toán
Đơn vị thu, chi và hạch toán kế toán theo Thông tư Liên tịch số 31/2000/TTLT/BTC-BYT ngày 25/4/2000 của Bộ Tài chính, Bộ Y tế về việc hướng dẫn việc thành lập và cơ chế quản lý tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh bán công; Thông tư liên tịch số 13/2004/TTLT-BTC-BYT-BNV ngày 27/2/2004 của Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế công lập; Thông tư số 121/2002/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.
Hàng quý, năm cùng với việc lập dự toán chi thường xuyên, đơn vị tiến hành lập dự toán đối với nguồn thu dịch vụ trang thiết bị y tế gửi cơ quan chủ quản (Sở Y tế) để tổng hợp gửi Sở Tài chính xem xét và thông báo dự toán được duyệt làm căn cứ thực hiện.
Lập báo cáo quyết toán theo mẫu quy định. Đối với các đơn vị trực thuộc khối tỉnh: gửi báo cáo quyết toán về cơ quan quản lý cấp trên (Sở Y tế) tổng hợp gửi Sở Tài chính để tổ chức xét duyệt quyết toán.
Đối với các Trung tâm Y tế huyện - thị gửi dự toán và báo cáo quyết toán cho cơ quan tài chính đồng cấp để tổ chức xét duyệt dự toán và quyết toán.
e) Công khai báo cáo tài chính.
Căn cứ vào báo cáo quyết toán hàng năm, đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị công bố công khai báo cáo quyết toán trước hội nghị cán bộ công chức của đơn vị.
Điều 2. Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị tổ chức triển khai thực hiện Đề án đạt mục tiêu đề ra.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.