BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1428/QĐ-BNN-TCCB |
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2018 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 về việc Ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp; số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 về phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ);
Xét đề nghị của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tại Văn bản số 229/TTr-VPĐP-HC ngày 25/4/2017 về ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (gọi tắt là Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương) và trực tiếp giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý, tổ chức thực hiện và điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
2. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương do Ngân sách nhà nước bố trí hàng năm để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
4. Trụ sở của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương đặt tại thành phố Hà Nội.
1. Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo Trung ương:
a) Chủ trì, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương; chuẩn bị nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương;
b) Chủ trì, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình; kế hoạch phối hợp, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương tham gia thực hiện Chương trình;
c) Xây dựng kế hoạch vốn, phân bổ vốn ngân sách và các nguồn vốn huy động khác để xây dựng nông thôn mới;
d) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trong phạm vi cả nước;
đ) Lập nhu cầu kinh phí phục vụ hoạt động Ban Chỉ đạo Trung ương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trình Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương phê duyệt và thực hiện;
e) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình;
g) Tổ chức công tác truyền thông và hợp tác quốc tế cho xây dựng nông thôn mới;
h) Đôn đốc các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện và hướng dẫn cơ chế chính sách liên quan đến quản lý, điều hành Chương trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, khen thưởng trong quá trình thực hiện Chương trình.
2. Trình Bộ trưởng:
a) Cơ chế, chính sách, kế hoạch, đề án, dự án và cơ chế phối hợp hoạt động liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
b) Chương trình, kế hoạch, bộ tài liệu phục vụ công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp.
3. Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện và tổng hợp báo cáo công tác đào tạo, tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp theo quy định.
4. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình theo phân công của Bộ trưởng.
5. Về vệ sinh môi trường nông thôn:
a) Trình Bộ trưởng đề án, dự án, mô hình và các nội dung hướng dẫn về xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng cảnh quan môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, thu gom và xử lý chất thải, nước thải, nước sinh hoạt thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới theo quy định;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ ngành liên quan xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng, vận hành và duy trì các mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa;
c) Tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân công của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
6. Về truyền thông xây dựng nông thôn mới:
a) Trình Bộ trưởng kế hoạch, đề án, dự án và tổ chức thực hiện công tác truyền thông của Chương trình;
b) Đề xuất khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới theo đúng quy định; xây dựng kế hoạch, nội dung, tổ chức thực hiện và quản trị Website Chương trình;
c) Trình Bộ có ý kiến tham gia, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương về công tác truyền thông trong xây dựng nông thôn mới.
7. Về Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm:
a) Trình Bộ trưởng khung chính sách Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm để trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định;
b) Chủ trì xây dựng, ban hành chu trình, bộ công cụ về xem xét công nhận sản phẩm thuộc Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm;
c) Tổ chức đánh giá, thi sản phẩm cấp khu vực, cấp Trung ương; Hội chợ, Triển lãm Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm.
8. Thực hiện hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế và các chương trình dự án quốc tế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng và quy định pháp luật.
9. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch, đề án cải cách hành chính của Bộ và quy định của pháp luật.
10. Quản lý tổ chức bộ máy, công chức và người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ. Thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc quyền quản lý của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương theo quy định.
11. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng.
1. Lãnh đạo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: có Chánh Văn phòng và các Phó Chánh Văn phòng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Chánh Văn phòng có trách nhiệm: Trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; ban hành Quy chế làm việc của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật;
b) Chánh Văn phòng điều hành hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương. Phó Chánh Văn phòng giúp Chánh Văn phòng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Chánh Văn phòng; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Các tổ chức tham mưu:
a) Phòng Hành chính, Tổng hợp;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính và Giám sát;
c) Phòng Nghiệp vụ và Môi trường;
d) Phòng Truyền thông và Hợp tác quốc tế;
đ) Phòng Quản lý Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm.
Phòng có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng, được bổ nhiệm, miễn nhiệm theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
3. Biên chế công chức, viên chức của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, gồm:
a) Công chức làm việc theo chế độ chuyên trách nằm trong biên chế công chức hành chính của Bộ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí, tuyển dụng theo vị trí việc làm và quy định của pháp luật;
b) Công chức, viên chức do các Bộ, ngành có liên quan cử đến làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
c) Chánh Văn phòng được ký hợp đồng lao động làm việc có thời hạn tại Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương trên cơ sở vị trí việc làm được Bộ trưởng phê duyệt theo quy định.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, thay thế các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 2501/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/9/2010 về thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; số 309/QĐ-BNN-TCCB ngày 27/02/2014 về điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 2501/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/9/2010 về thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.