ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1426/QĐ-UBND |
Hậu Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 4361/QĐ-BNV ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Chỉ số đánh giá cải cách hành chính và Quy định về đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính tỉnh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: ……../QĐ-UBND ngày … tháng … năm
2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang)
Quy định này quy định về đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (sau đây gọi là CCHC) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Quy định này áp dụng đối với các sở, ban ngành tỉnh (sau đây gọi là cơ quan cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện) trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Mục tiêu đánh giá, xếp loại
1. Thông qua đánh giá, xếp loại xác định rõ mặt mạnh, mặt yếu trong thực hiện CCHC của cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.
2. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác CCHC trên địa bàn tỉnh.
3. Tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác CCHC tại cơ quan, đơn vị.
4. Làm căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để xét thi đua khen thưởng trong lĩnh vực CCHC của các cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh.
1. Việc đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện công tác CCHC tại các cơ quan, đơn vị phải được tổ chức định kỳ hàng năm.
2. Đảm bảo tính trung thực, phản ánh đúng tình hình thực tế kết quả thực hiện công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị.
3. Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, tính chính xác và công bằng.
4. Công bố, công khai chỉ số CCHC sau khi đánh giá.
Điều 5. Tiêu chí xây dựng Bộ chỉ số đánh giá CCHC
1. Bộ tiêu chí xác định chỉ số CCHC đối với cơ quan cấp tỉnh và UBND cấp huyện được cấu trúc thành 2 nhóm:
a) Nhóm 1: Đánh giá kết quả thực hiện CCHC của cơ quan, đơn vị qua báo cáo tự đánh giá chấm điểm;
b) Nhóm 2: Đánh giá tác động của CCHC qua kết quả điều tra xã hội học.
2. Các lĩnh vực đánh giá, xếp loại CCHC:
a) Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC;
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật;
c) Cải cách thủ tục hành chính;
d) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính;
đ) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
e) Cải cách tài chính công;
g) Hiện đại hóa nền hành chính;
h) Thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông.
3. Nội dung Bộ chỉ số đánh giá CCHC đối với các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện được ban hành kèm theo Quy định này.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan ban hành quy định chỉ số đánh giá, xếp loại công tác CCHC đối với cấp huyện và cấp xã.
Điều 6. Trình tự, thời gian thực hiện đánh giá, xếp loại
1. Các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Tổ chức thực hiện việc đánh giá kết quả CCHC của các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
b) Tiến hành tự đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện CCHC của cơ quan, đơn vị mình gửi kết quả tự đánh giá và các tài liệu kiểm chứng liên quan về Hội đồng thẩm định đánh giá, xếp loại kết quả CCHC tỉnh (thông qua cơ quan thường trực Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
2. Hội đồng thẩm định đánh giá, xếp loại kết quả CCHC tỉnh tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá của các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và phân công cơ quan thường trực của Hội đồng thẩm định tiến hành điều tra xã hội học đối với đơn vị được đánh giá. Hội đồng thẩm định tỉnh báo cáo kết quả thực hiện về Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố kết quả thực hiện công tác CCHC của các cơ quan, đơn vị.
Chỉ số CCHC được đánh giá theo thang điểm 100, trong đó 50 điểm do đơn vị được đánh giá tự chấm trên cơ sở tiêu chí đưa ra và 50 điểm thông qua điều tra xã hội học.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đối với các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Hội đồng thẩm định làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.
1. Các cơ quan, đơn vị đạt từ 90 đến 100 điểm: Xếp loại xuất sắc.
2. Các cơ quan, đơn vị đạt từ 80 đến dưới 90 điểm: Xếp loại tốt.
3. Các cơ quan, đơn vị đạt từ 65 đến dưới 80 điểm: Xếp loại khá.
4. Các cơ quan, đơn vị đạt từ 50 đến dưới 65 điểm: Xếp loại trung bình.
5. Các cơ quan, đơn vị đạt dưới 50 điểm: Xếp loại yếu.
Kết quả xếp loại công tác CCHC hàng năm là căn cứ để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định khen thưởng trong công tác CCHC đối với các cơ quan, đơn vị đạt loại xuất sắc tiêu biểu, đồng thời phê bình, kỷ luật đối với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xếp loại yếu.
1. Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng thẩm định đánh giá, xếp loại CCHC tỉnh và kinh phí điều tra xã hội học được đảm bảo bằng ngân sách Nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có).
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho việc đánh giá, xếp loại chỉ số CCHC hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 12. Trách nhiệm thực hiện
1. Các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Quy định này trong phạm vi cơ quan, đơn vị mình; thực hiện tự đánh giá, chấm điểm công tác CCHC đầy đủ, chính xác và kịp thời theo đúng Quy định này.
b) Căn cứ nội dung, phương pháp, thang điểm đánh giá, xếp loại của cấp mình triển khai thực hiện trong nội bộ của cơ quan, đơn vị phù hợp với thực tế, để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất.
c) Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc điều tra xã hội học để xác định chỉ số CCHC của cơ quan, đơn vị.
2. Sở Nội vụ:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện Quy định này;
b) Tập huấn, bồi dưỡng cho công chức phụ trách CCHC của các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác đánh giá, xếp loại CCHC;
c) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định đánh giá, xếp loại CCHC tỉnh;
d) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí chi cho hoạt động của Hội đồng thẩm định đánh giá, xếp loại CCHC và kinh phí điều tra xã hội học;
đ) Tổ chức tiếp nhận kết quả tự chấm điểm của các cơ quan, đơn vị và tiến hành điều tra xã hội học để đánh giá, xếp loại công tác CCHC đối với các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
e) Tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, khen thưởng đối với các cơ quan, đơn vị xếp loại xuất sắc cũng như phê bình, kiểm điểm đối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện chưa đạt trong công tác CCHC.
3. Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Nội vụ lập dự toán kinh phí để tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 13. Các cơ quan cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc hoặc có quy định mới về công tác này, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nội vụ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành Quy định mới cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.