ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 141/2016/QĐ-UBND |
Lào Cai, ngày 20 tháng 12 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04/4/2001;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;
Căn cứ Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-BNNPTNT-BKHĐT- BTC-BXD ngày 18/11/2013 của Ủy Ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BTC ngày 11/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài Chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;
Căn cứ Nghị quyết số 87/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Quy định chính sách hỗ trợ công tác tổ chức quản lý khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020;
Xét Tờ trình số: 334/TTr-SNN ngày 20/12/2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo cáo thẩm định số 437/BC-STP ngày 19/12/2016 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ công tác tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.
2. Quyết định này bãi bỏ:
a) Quyết định số 59/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành Quy định về thu tiền sử dụng nước sinh hoạt và mức hỗ trợ sửa chữa công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
b) Quyết định số 70/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về tổ chức quản lý, khai thác và mức hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
c) Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy chế quản lý và hoạt động hệ thống trạm truyền thanh cấp xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai;
d) Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 15/7/2015 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quy định mức thu thủy lợi phí, tiền nước; quản lý và sử dụng thủy lợi phí, tiền nước, kinh phí cấp bù thủy lợi phí từ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÔNG TÁC TỔ
CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC CÔNG TRÌNH KẾT
CẤU HẠ TẦNG DO CẤP XÃ QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 141/2016/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12
năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Quy định này quy định về biện pháp thực hiện chính sách hỗ trợ công tác tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, quy định tại Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số: 87/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
1. Công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu.
2. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung khu vực nông thôn.
3. Công trình kè chống sạt lở bờ sông, suối không gắn với đường giao thông.
4. Công trình giao thông nông thôn gồm: Các tuyến đường trục của xã, đường trục thôn bản, đường trục chính ra cánh đồng và các công trình cầu, ngầm tràn trên tuyến đường do UBND xã quản lý.
5. Công trình nhà trụ sở cơ quan gồm: Trường học (trừ các trường PTTH, trường ngoài công lập, trường dạy nghề); Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND cấp xã; Hội trường kiêm Nhà văn hoá trung tâm cấp xã; Nhà hoạt động cộng đồng xã (nếu có); Nhà công vụ; Trạm y tế xã.
6. Công trình chợ hạng 3 khu vực nông thôn.
7. Hệ thống truyền thanh gồm trạm truyền thanh cấp xã và cụm loa truyền thanh thôn bản, tổ dân phố.
8. Công trình nghĩa trang.
9. Công trình hạ tầng khác của thôn bản, tổ dân phố (nhà văn hóa thôn bản, tổ dân phố, nghĩa trang thôn và các công trình phúc lợi công cộng khác…).
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý.
2. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ công tác quản lý, khai thác, bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
Thực hiện theo Điều 3 Nghị quyết số 87/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
1. Về tổ chức quản lý
a) Chủ đầu tư xây dựng công trình, sau khi xây dựng xong có trách nhiệm bàn giao công trình và hồ sơ công trình cho UBND cấp xã tiếp nhận và hướng dẫn công tác quản lý, vận hành sau đầu tư bảo đảm công trình phát huy hiệu quả.
b) UBND cấp xã sử dụng bộ máy hiện có thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm giúp UBND cấp xã thống nhất chỉ đạo công tác tổ chức quản lý khai thác, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên các công trình kết cấu hạ tầng của xã.
c) Mỗi công trình phân cấp cho xã tổ chức quản lý phải được UBND xã giao cho 01 tổ chức, cá nhân cụ thể chịu trách nhiệm vận hành, duy tu bảo dưỡng, bảo vệ và sửa chữa thường xuyên bằng văn bản, nêu rõ phạm vi ranh giới, nhiệm vụ quản lý cụ thể.
d) Công trình theo tuyến liên xã, UBND huyện phối hợp Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm chỉ đạo các xã thống nhất biện pháp quản lý, phát huy hiệu quả chung.
đ) Tất cả các chủ thể quản lý công trình hạ tầng do cấp xã thành lập, nếu hoạt động kém hiệu quả, không thu được tiền sử dụng (đối với công trình phải thu tiền sử dụng) theo quy định thì phải kiểm tra đánh giá cụ thể để có phương án củng cố lại hoặc chuyển giao công trình cho tổ chức khác có năng lực quản lý tốt hơn.
e) Các Sở quản lý chuyên ngành và các Phòng chuyên môn liên quan quản lý nhà nước đối với công trình có trách nhiệm tham mưu quản lý sử dụng nguồn lực có hiệu quả, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức quản lý công trình ở xã.
2. Về kinh phí
a) Nhà nước chỉ hỗ trợ công tác bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên cho các công trình đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước hoặc nguồn tài trợ phục vụ công cộng theo các chương trình, dự án sau đầu tư kể từ thời gian đã hết thời hạn bảo hành công trình.
b) Nguồn kinh phí ngân sách cấp hoặc nguồn thu tiền sử dụng loại hình công trình nào, chỉ được sử dụng phục vụ bảo trì loại hình công trình đó, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác; kết thúc năm kế hoạch các đơn vị quản lý phải quyết toán các nguồn kinh phí và thực hiện công khai tài chính theo quy định.
c) Mức hỗ trợ được phân thành mức hỗ trợ khoán gọn và mức hỗ trợ có điều tiết chung. Trong đó mức hỗ trợ khoán gọn được phân bổ cho ngân sách cấp xã ngay từ đầu năm để duy trì hoạt động thường xuyên liên tục của đơn vị trực tiếp quản lý công trình; mức hỗ trợ có điều tiết chung chỉ để sửa chữa các hư hỏng lớn phát sinh, có thể lồng ghép với nguồn vốn khác để kiên cố hóa nâng cấp công trình và giao cho các sở chuyên ngành tổ chức kiểm tra thực tế và đề xuất chủ trương đầu tư, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn.
d) Khi công trình bị sự cố hư hỏng đột xuất, UBND xã chủ động chỉ đạo huy động các nguồn lực Nhà nước hỗ trợ theo chính sách và nhân dân đóng góp tự nguyện để khắc phục ngay đảm bảo sớm khôi phục sản xuất, an sinh xã hội. Ngân sách Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vật tư kỹ thuật, máy móc thiết bị, lao động kỹ thuật để khắc phục khi nguồn kinh phí thường xuyên không đủ chi phí theo trình tự: Ngân sách cấp dưới giải quyết trước, khi thiếu nguồn thì lập dự toán báo cáo ngân sách cấp trên xem xét giải quyết.
Mục 1. ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG
Điều 4. Đơn vị tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Đối với những xã xây dựng nông thôn mới
a) Ban thủy lợi: Theo dõi, tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình tưới tiêu, hồ chứa nước, cấp nước sinh hoạt tập trung và công trình kè chống sạt lở bờ sông suối.
b) Ban quản lý dự án phát triển nông thôn mới: Theo dõi tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ các công trình hạ tầng còn lại.
2. Đối với những xã còn lại: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Ban quản lý công trình hạ tầng giúp UBND cấp xã theo dõi, tổ chức quản lý khai thác bảo vệ tất cả các công trình hạ tầng hiện có của cấp xã.
3. Cơ cấu thành viên các Ban gồm: 01 lãnh đạo xã là trưởng Ban; Kế toán ngân sách cấp xã kiêm kế toán Ban và các cán bộ theo dõi công tác quản lý khai thác công trình là thành viên, số lượng cán bộ của Ban khống quá 05 người, Ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban được sử dụng con dấu của UBND cấp xã để giao dịch công tác.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban: Thường xuyên thu thập số liệu về công trình và hồ sơ công trình phục vụ công tác lập, trình duyệt kế hoạch thu tiền hoặc dự toán kinh phí hỗ trợ; tham mưu cho UBND kiện toàn các tổ chức quản lý khai thác ở từng công trình; tham mưu lập dự toán các nguồn hỗ trợ khoán gọn được cấp về ngân sách xã và ký kết hợp đồng thu tiền sử dụng công trình và hợp đồng thực hiện công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên; thực hiện báo cáo nghiệm thu thanh quyết toán các nguồn kinh phí.
Điều 5. Đơn vị trực tiếp quản lý công trình
1. Công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu
- Công trình trong phạm vi Hợp tác xã nông nghiệp thì giao cho Hợp tác xã nông nghiệp quản lý.
- Công trình ở nơi chưa có Hợp tác xã thì giao cho Tổ hợp tác do cộng đồng bầu chọn hoặc giao cho cá nhân quản lý.
- Công trình liên xã: Trong phạm vi mỗi xã giao cho Hợp tác xã hoặc Tổ hợp tác quản lý, đơn vị trực tiếp quản lý thuộc xã đầu nguồn có trách nhiệm vận hành phân phối nước đúng theo thiết kế và kế hoạch dùng nước cho xã hưởng lợi tiếp theo. Hàng năm Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) tổ chức cuộc họp liên các xã hưởng lợi để xem xét những khó khăn nảy sinh và bàn biện pháp khắc phục, đảm bảo điều tiết đủ nước tưới tiêu theo hệ thống công trình.
2. Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung
- Lựa chọn một trong các hình thức quản lý: Doanh nghiệp tư nhân; Đơn vị sự nghiệp công lập; Hợp tác xã nông nghiệp; Tổ hợp tác do cộng đồng bầu chọn; Giao cho tổ chức, cá nhân nhận khoán.
- Đối với công trình cấp nước liên xã, UBND xã có số hộ hưởng lợi nhiều nhất chủ trì thực hiện thủ tục giao công trình cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý. Trước khi giao, UBND xã chủ trì mời Phòng Nông nghiệp và PTNT và UBND các xã hưởng lợi khác bàn bạc thống nhất lựa chọn mô hình và phương án quản lý chung;
- Hàng năm, UBND cấp huyện chỉ đạo các Phòng chuyên môn phối hợp với UBND cấp xã tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình, hoạt động của tổ chức quản lý, hiệu quả cấp nước và tình hình thu tiền sử dụng nước, trên cơ sở đó chỉ đạo kiện toàn lại tổ chức, thực hiện sửa chữa đảm bảo công trình cấp nước ổn định và thu tiền sử dụng nước đúng quy định;
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp UBND cấp huyện kiểm tra các hệ thống cấp nước trung tâm xã, trung tâm cụm xã, và các công trình cấp nước theo thiết kế từ 200 hộ trở lên.
3. Công trình kè bờ sông, suối (không gắn với đường giao thông): Giao cho thôn bản, tổ dân phố tự quản hoặc giao cho các tổ chức đoàn thể trong xã có đơn đề nghị nhận quản lý. Tổ chức được giao quản lý có trách nhiệm cử người trông coi bảo vệ và thực hiện bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên.
4. Công trình giao thông nông thôn: Giao cho thôn bản, tổ dân phố tự quản hoặc giao cho các tổ chức đoàn thể trong xã có đơn đề nghị nhận quản lý.
5. Công trình trụ sở làm việc các cơ quan: Trường học, trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, Trạm y tế xã, Hội trường kiêm nhà văn hoá trung tâm xã, Nhà hoạt động cộng đồng (nếu có): Do người đứng đầu cơ quan sử dụng công trình chịu trách nhiệm quản lý.
6. Công trình chợ hạng 3 khu vực nông thôn: Giao cho Ban quản lý chợ hoặc xét chọn giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, kinh doanh và khai thác chợ.
7. Hệ thống truyền thanh: Trạm truyền thanh xã giao cho Ban văn hóa xã quản lý khai thác, sử dụng và chỉ đạo tổ chức quản lý cụm loa truyền thanh thôn bản.
8. Công trình nhà văn hóa thôn bản, tổ dân phố, nghĩa trang và các công trình phúc lợi công cộng khác của xã giao cho trưởng thôn, tổ trưởng dân phố hoặc tổ chức cá nhân trong xã có đơn nhận quản lý khai thác.
Điều 6. Nội dung, mức hỗ trợ, nguồn kinh phí thực hiện
Thực hiện theo Điều 5 Nghị quyết số: 87/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:
1. Công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu: Hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương cấp bù miễn, giảm tiền dịch vụ thủy lợi và các nguồn ngân sách khác.
- Mức hỗ trợ cho hoạt động của Ban thủy lợi xã:
TT |
Diện tích quản lý tưới tiêu thuộc diện cấp bù thủy lợi phí |
Chi thù lao cán bộ Ban |
Chi hoạt động chung của Ban |
Tổng cộng |
1 |
Dưới 50 ha |
5.760.000 |
1.600.000 |
7.360.000 |
2 |
Từ 50 ha đến 150 ha |
6.336.000 |
1.760.000 |
8.096.000 |
3 |
Từ 150 ha đến 250 ha |
6.912.000 |
1.920.000 |
8.832.000 |
4 |
Từ 250 ha đến 350 ha |
7.488.000 |
2.080.000 |
9.568.000 |
5 |
Từ 350 ha đến 450 ha |
8.064.000 |
2.240.000 |
10.304.000 |
6 |
Trên 450 ha |
9.216.000 |
2.400.000 |
11.616.000 |
- Mức hỗ trợ bảo dưỡng công trình thủy lợi:
TT |
Loại hình công trình |
ĐVT |
Mức hỗ trợ kinh phí |
|
Kênh tưới 2 vụ |
Kênh tưới 1 vụ |
|||
1 |
Kênh xây bề rộng đáy > 50 cm |
đồng/km/năm |
5.600.000 |
4.480.000 |
2 |
Kênh xây bề rộng đáy < 50 cm |
đồng/km/năm |
4.800.000 |
3.840.000 |
3 |
Kênh đất bề rộng đáy từ 30 cm trở lên |
đồng/km/năm |
6.400.000 |
5.120.000 |
4 |
Quản lý trạm bơm tưới cố định |
đồng/ha đất lúa/vụ |
800.000 |
|
5 |
Quản lý đập hồ chứa |
đồng/ha đất lúa /năm |
96.000 |
|
6 |
Quản lý đập dâng tự chảy kiên cố |
đồng/ha đất lúa/năm |
64.000 |
|
7 |
Quản lý đập dâng tự chảy tạm |
đồng/ha đất lúa/năm |
128.000 |
- Mức hỗ trợ theo km chiều dài các cấp kênh tính bình quân gồm cả chiều dài dẫn nước của các công trình trên kênh và đường ống dẫn nước đấu nối với kênh có cùng lưu lượng.
- Kinh phí cấp bù còn lại sau khi giao dự toán các khoản chi khoán gọn cho công tác tổ chức quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, bảo trì công trình do tỉnh quản lý lồng ghép với các nguồn vốn hợp pháp khác để sửa chữa, nâng cấp kiên cố hóa kênh mương của các công trình thủy lợi có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng.
2. Công trình cấp nước tập trung:
- Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh cho sửa chữa thường xuyên công trình cấp nước sinh hoạt tập trung của cấp xã ngoài khoản thu tiền sử dụng nước là 10.000 đồng/người/năm tính theo số người được cấp nước thực tế.
- Ngoài mức hỗ trợ trên, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung còn được hỗ trợ 01 lần trang bị 01 bộ dụng cụ sửa chữa đường ống. Chủ đầu tư công trình có trách nhiệm trang bị lấy từ kinh phí xây dựng công trình (công trình đã xây dựng nhưng chưa được trang bị thì UBND cấp xã tự trang bị).
3. Công trình giao thông nông thôn:
Mức hỗ trợ công tác bảo dưỡng thường xuyên đường giao thông nông thôn từ nguồn quỹ bảo trì đường bộ và ngân sách tỉnh như sau:
- Đường trục xã, liên thôn, trục thôn có: Chiều rộng nền đường ≥ 4,0m, mặt bê tông xi măng hoặc láng nhựa hoặc rải cấp phối có chiều rộng mặt đường ≥ 3,0m: 2,5 triệu đồng/km/năm; Chiều rộng nền đường từ ≥ 3,5 m mặt đường đất: 1,5 triệu đồng/km/năm.
- Đường trục chính nội đồng, đường vào nghĩa trang, đường vào bãi rác có mặt đường bê tông xi măng hoặc láng nhựa hoặc rải cấp phối, bề rộng mặt ≥ 3,0m: 01 triệu đồng/km/năm.
- Cầu, ngầm tràn đã được kiên cố hóa trên các tuyến đường trục xã, đường từ xã tới các thôn, đường liên thôn, đường trục thôn, đường trục chính nội đồng: 150.000 đồng/m/năm (tính theo mét dài).
- Các tuyến đường giao thông nông thôn và công trình cầu ngầm khác của xã, thôn bản do huyện, xã tự vận động kinh phí và đóng góp của người dân tham gia bảo dưỡng đảm bảo đi lại thuận tiện.
4. Công trình kè bảo vệ bờ sông suối:
Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh, cụ thể:
- Kè bảo vệ bờ sông, suối biên giới, sông nội địa: 10 triệu đồng/km/năm.
- Kè bảo vệ bờ suối nội địa: 03 triệu đồng/km/năm.
5. Công trình nhà trụ sở cơ quan:
Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh cho công trình trụ sở làm việc; nhà văn hoá trung tâm cấp xã; nhà công vụ; trạm y tế xã; trường lớp học: 6.000 đồng/m2 xây dựng cho nhà 01 tầng; 8.000 đồng /m2 sàn nhà 2 tầng trở lên.
6. Công trình chợ hạng 3 khu vực nông thôn:
Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh là 04 triệu đồng/chợ/năm ngoài nguồn thu được để lại theo quy định.
7. Công trình Trạm truyền thanh cấp xã và cụm loa truyền thanh thôn bản, tổ dân phố:
- Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh để bảo dưỡng trạm truyền thanh cấp xã là 01 triệu đồng/trạm/năm;
- Mức hỗ trợ cho cụm loa truyền thanh thôn bản, tổ dân phố để chi tiền điện và hoạt động của người quản lý là 01 triệu đồng/cụm/năm.
8. Công trình nghĩa trang trung tâm cấp xã:
Mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh là 03 triệu đồng/nghĩa trang/năm.
9. Công trình hạ tầng khác của thôn bản, tổ dân phố (nhà văn hóa thôn bản, tổ dân phố, nghĩa trang thôn và các công trình phúc lợi công cộng khác…):
Là công trình phúc lợi của cộng đồng, khuyến khích xã, thôn bản tổ chức các dịch vụ tạo nguồn thu để bù đắp chi phí bảo dưỡng công trình, UBND cấp xã hỗ trợ chỉ đạo công tác lập kế hoạch và huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân để bảo dưỡng thường xuyên.
Điều 7. Các hỗ trợ khác cho công tác quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình
1. Hỗ trợ ngân sách tỉnh cho Đài truyền thanh truyền hình cấp huyện để sửa chữa thiết bị công trình trạm truyền thanh cấp xã là 03 triệu đồng/trạm/năm; Sửa chữa cụm loa truyền thanh thôn bản, tổ dân phố là 01 triệu đồng/cụm loa/năm (có điều tiết chung trong cấp huyện).
2. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn:
a) Các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực quản lý theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
b) Riêng nguồn kinh phí Trung ương cấp bù do miễn, giảm tiền dịch vụ thủy lợi để tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi:
- Giao cho Chi cục Thủy lợi tỉnh 1% tổng kinh phí do Trung ương cấp bù miễn, giảm tiền dịch vụ thủy lợi cho tỉnh hàng năm.
- Giao cho UBND cấp huyện 4% tổng kinh phí do Trung ương cấp bù miễn, giảm tiền dịch vụ thủy lợi cho tỉnh hàng năm.
3. Sửa chữa công trình:
- Công trình kết cấu hạ tầng do cấp xã quản lý khi có hư hỏng lớn, UBND xã không cân đối được nguồn kinh phí để sửa chữa, được ngân sách cấp trên xem xét, hỗ trợ kinh phí đầu tư sửa chữa theo kế hoạch và khả năng ngân sách của từng cấp. Trình tự thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
- Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu sửa chữa lớn công trình do cấp xã quản lý báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình UBND tỉnh giao danh mục chuẩn bị đầu tư cho cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện theo trình tự xây dựng cơ bản hiện hành.
1. Lập dự toán:
a) Quy định chung cho các công trình kết cấu hạ tầng
- UBND cấp xã lập dự toán kinh phí hỗ trợ khoán gọn từ ngân sách Nhà nước hàng năm theo định mức hỗ trợ tương ứng với từng loại công trình, trình UBND cấp trên trực tiếp xét duyệt.
- UBND cấp huyện kiểm tra, rà soát, tổng hợp lập dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ trên địa bàn, gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt và giao dự toán.
- Thời điểm lập dự toán cùng với thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm.
b) Quy định riêng đối với nguồn cấp bù tiền miễn giảm dịch vụ thủy lợi:
- UBND cấp huyện kiểm tra, rà soát, tổng hợp hồ sơ xác nhận đối tượng và diện tích đất được miễn thủy lợi phí theo quy định; thống kê quy mô quản lý công trình thủy lợi; tổng hợp kế hoạch kinh phí cấp bù miễn giảm tiền dịch vụ thủy lợi trên địa bàn; gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp diện tích thuộc diện cấp bù miễn, giảm tiền dịch vụ thủy lợi trình UBND tỉnh phê duyệt; Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh văn bản đề nghị Bộ Tài chính bổ sung kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí.
- Đối với kinh phí tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật: Kinh phí 01% cho cấp tỉnh: Hàng năm Chi cục Thủy lợi lập kế hoạch và dự toán chi tiết cùng thời điểm với lập dự toán chi thường xuyên của đơn vị trình Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính thẩm định, giao dự toán để thực hiện; Kinh phí 04% cho cấp huyện: Đơn vị được UBND cấp huyện giao thực hiện có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán gửi Phòng Tài chính, Kế hoạch thẩm định, giao dự toán để thực hiện.
2. Giao dự toán và cấp phát kinh phí:
a) UBND tỉnh quyết định giao dự toán cho ngân sách cấp huyện và đơn vị thụ hưởng ở tỉnh cùng với thời gian giao dự toán ngân sách năm theo quy định.
b) Căn cứ vào quyết định của UBND tỉnh, UBND cấp huyện quyết định giao dự toán cho ngân sách cấp xã và đơn vị thuộc cấp huyện quản lý chậm nhất 20 ngày sau khi quyết định của tỉnh có hiệu lực.
c) UBND cấp xã quyết định giao dự toán, cấp phát kinh phí cho các tổ chức, cá nhân được UBND xã giao trực tiếp quản lý công trình chậm nhất 10 ngày sau khi quyết định của huyện có hiệu lực.
d) Riêng đối với nguồn vốn cấp bù miễn giảm tiền dịch vụ thủy lợi: Căn cứ tổng số kinh phí được UBND huyện giao và ý kiến thống nhất bằng văn bản của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, UBND cấp xã quyết định trích 30% kinh phí giao cho Ban Thủy lợi xã để thực hiện nhiệm vụ sửa chữa nhỏ công trình thủy lợi trong xã; 70% hỗ trợ hoạt động quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng của các đơn vị được UBND xã giao trực tiếp quản lý công trình.
3. Quyết toán kinh phí: UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị thụ hưởng kinh phí hỗ trợ chịu trách nhiệm thực hiện quyết toán và báo cáo quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng tài liệu hướng dẫn chi tiết thực hiện Quy định này và tổng hợp, báo cáo đánh giá kết quả tình hình thực hiện hàng năm, đề xuất với UBND tỉnh những nội dung cần điều chỉnh bổ sung trong quá trình thực hiện.
2. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, khai thác công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
3. Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy định này lĩnh vực quản lý, khai thác, bảo dưỡng công trình thủy lợi, kè sông suối, cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Điều 10. Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức quản lý khai thác và bảo dưỡng thường xuyên công trình giao thông.
Điều 11. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở chuyên ngành cân đối các nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, tham mưu cho UBND tỉnh giao dự toán theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng, điều chỉnh mức hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình kết cấu hạ tầng của xã phù hợp với tình hình giá cả và Chính sách của Nhà nước trình UBND tỉnh;
Điều 12. Các sở, ngành: Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công Thương, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức quản lý, bảo trì công trình do ngành quản lý.
Điều 13. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về quản lý khai thác, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng.
2. Xây dựng, tổng hợp kế hoạch, thẩm tra, phê chuẩn kế hoạch kinh phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên cho các xã theo phân cấp quản lý ngân sách.
3. Kiểm tra đôn đốc công tác tổ chức quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên công trình trên địa bàn.
4. Quản lý, sử dụng quỹ đất trong và ngoài hành lang an toàn của các công trình theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm và kịp thời các trường hợp lấn chiếm sử dụng trái phép đất trong hành lang an toàn của công trình.
5. Phối hợp các đơn vị quản lý chuyên ngành và các lực lượng liên quan chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình.
6. Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ và khắc phục kịp thời công trình khi có sự cố do thiên tai gây ra.
7. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo về các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ công trình hạ tầng nông thôn trên địa bàn theo quy định của pháp luật./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.