ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1401/QĐ-UBND |
Kiên Giang, ngày 25 tháng 6 năm 2014 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 51/2001/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 69/TTr-SKHCN, ngày 02 tháng 6 năm 2014 về việc sửa đổi Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc, Thủ trưởng các Sở, ngành và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 2482/QĐ-UBND ngày 17 tháng 10 năm 2008 của Chủ tịch UBND tỉnh và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ
TỊCH |
VỀ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1401/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2014 của
UBND tỉnh Kiên Giang)
1. Quy định này quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm của tỉnh Kiên Giang đã được Nhà nước bảo hộ (sau đây gọi là chỉ dẫn địa lý Phú Quốc); Quy định cụ thể về việc cấp, sửa đổi, gia hạn và thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc; điều kiện để được sử dụng và sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Phú Quốc; quy định về tổ chức kiểm soát chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
2. Những nội dung về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc không nêu trong quy định này thì áp dụng theo pháp luật hiện hành.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan đến việc quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc: Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm nước mắm có nguồn gốc từ huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và có danh tiếng, chất lượng đặc thù do điều kiện tự nhiên và bí quyết sản xuất của người dân Phú Quốc quyết định, được thể hiện tại Văn bằng số 01 ngày 01/6/2001 của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc: Là quyền được thực hiện các hành vi sau:
a) Gắn (in, dán, đúc, dập hoặc hình thức khác) chỉ dẫn địa lý Phú Quốc lên bao bì đựng sản phẩm nước mắm, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nước mắm.
b) Giới thiệu, quảng cáo nhằm để bán, lưu thông, tàng trữ sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc: Là văn bản do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang hoặc cơ quan (chuyên môn) được UBND tỉnh ủy quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện sử dụng, trong đó xác nhận các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, chủng loại, số lượng sản phẩm được sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
4. Tem chỉ dẫn địa lý: Là loại tem có tên chỉ dẫn địa lý được cơ quan nhà nước quản lý về chỉ dẫn địa lý quy định mẫu mã, chất liệu...sử dụng làm dấu hiệu nhận biết cho các sản phẩm chỉ dẫn địa lý, được sử dụng một lần cho các sản phẩm đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý (Phụ lục 01).
5. Ban Kiểm soát nước mắm Phú Quốc: Là đơn vị được UBND tỉnh Kiên Giang hoặc cơ quan chuyên môn được UBND tỉnh ủy quyền thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý chỉ dẫn địa lý về kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ việc sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
6. Logo chỉ dẫn địa lý Phú Quốc: Là hình ảnh, biểu tượng chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, được cơ quan nhà nước phê duyệt, dùng để gắn lên sản phẩm nước mắm đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Điều 4. Sản phẩm chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm là sản phẩm nước mắm có những tính chất chất lượng đặc thù sau đây:
1. Màu sắc: Màu cánh gián đậm đặc trưng.
2. Mùi: Mùi thơm nhẹ rất đặc trưng, không có mùi tanh và mùi amoniắc.
3. Vị: Mặn, ngọt đậm, kèm theo vị béo tự nhiên. Có hậu vị ngọt béo của đạm tự nhiên và chất béo từ mỡ cá.
4. Độ đạm: Độ đạm tối thiểu: 20gN/lít; Độ đạm tối đa: 43gN/lít.
Điều 5. Điều kiện để sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
Sản phẩm chỉ dẫn địa lý Phú Quốc được bảo hộ là sản phẩm đáp ứng được các điều kiện sau:
1. Là sản phẩm nước mắm đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng được quy định tại Điều 4.
2. Sản phẩm được sản xuất bởi các tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước quản lý về chỉ dẫn địa lý cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
3. Sản phẩm phải được kiểm soát theo quy định trong quá trình sản xuất và có khả năng truy suất nguồn gốc.
4. Sản phẩm phải được dán tem chỉ dẫn địa lý đáp ứng điều kiện truy suất nguồn gốc của sản phẩm.
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC
1. Vùng đánh bắt cá nguyên liệu dùng để chế biến nước mắm Phú Quốc là vùng biển Kiên Giang, Cà Mau thuộc Vịnh Thái Lan.
2. Quá trình ủ chượp, rút kéo, pha đấu và đóng chai nước mắm phải được thực hiện trong phạm vi địa lý của huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
1. Cá nguyên liệu dùng để chế biến nước mắm Phú Quốc là giống cá cơm (Stolephorus) thuộc họ cá trỏng (Engraulidae) bao gồm các loại: Cá cơm than, Đỏ, Sọc tiêu, Phấn chì, tỷ lệ cá cơm trong nguyên liệu chế biến tối thiểu là 85%.
2. Muối dùng để chế biến nước mắm Phú Quốc là muối biển, được sản xuất tại các vùng cung cấp muối thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu, Phan Thiết hoặc muối có chất lượng tương đương, được bảo quản bằng cách kê cao cách mặt đất 15 cm trở lên trong thời gian tối thiểu 60 ngày tính từ ngày sản xuất.
Điều 8. Thùng ngâm ủ và dụng cụ chứa đựng
1. Thùng ủ chượp có hình trụ, được làm bằng gỗ từ các loại cây: hộ phát, trai, bời lời, vên vên, quỷnh, mè điếc, sao và không chịu sự xâm thực của côn trùng, mối, mọt.
2. Thùng chứa nước mắm cốt, các loại nước mắm long, nước mắm thành phẩm và vật liệu chứa đựng, bao gói nước mắm thành phẩm phải làm bằng vật liệu không độc, không gây hại cho sức khỏe con người và không làm ảnh hưởng tới chất lượng đặc thù của nước mắm Phú Quốc.
Việc sản xuất nước mắm Phú Quốc gồm các công đoạn đánh bắt và muối cá trên tàu, ủ chượp, kéo rút, pha đấu, bao gói và ghi nhãn sản phẩm nước mắm thành phẩm như sau:
1. Đánh bắt và muối cá trên tàu
a. Cá ngay sau khi đánh bắt đưa lên tàu cần được rửa sạch, loại bỏ tạp chất và các loài cá khác thành cá nguyên liệu quy định tại Khoản 1 Điều 7 của quy định này.
b. Cá nguyên liệu được trộn đều với muối theo tỷ lệ khối lượng từ 2,5 - 3 cá: 1 muối, sau cùng rải đều một lớp muối dày 5 cm trên bề mặt.
Hỗn hợp cá trộn muối được quản trong hầm tàu, nắp hầm đậy kín và rút bỏ nước bổi ở đáy hầm.
2. Ủ chượp
a. Vệ sinh thùng và đắp lù lọc cho thùng chứa, mở nút lù.
b. Cá muối được bốc dỡ từ hầm tàu đổ vào thùng chứa, phủ lên bề mặt trên cùng lớp muối dày khoảng 3-5 cm.
c. Sau khoảng 7 (bảy) ngày, rút khô nước bổi, phủ lên bề mặt chượp lớp đệm làm bằng bàng, gài nén chặt bằng thanh gỗ, đóng nút lù.
d. Đổ nước bổi lên thùng cho đến khi ngập thanh gỗ chắn.
e. Thời gian ủ chượp đến khi chượp chín trung bình từ 12 tháng đến 15 tháng trong điều kiện có mái che, ở điều kiện tự nhiên của môi trường.
3. Kéo rút nước mắm
a. Kéo rút nước mắm cốt: Khi chượp chín, mở nút lù để nước mắm chảy ra từ từ; nước mắm được đổ lại thùng chượp và kéo rút nhiều lần cho đến khi nước mắm trong được gọi là nước mắm cốt; chuyển nước mắm cốt ra thùng chứa thành phẩm.
b. Kéo rút nước mắm long: Hòa tan nước muối vào nước sạch đến bão hòa (dùng muối quy định tại Khoản 2 Điều 7); bơm nước muối tuần hoàn qua các thùng chượp có chất lượng từ thấp đến cao cho đến khi nước mắm trong, gọi là nước mắm long 1; quá trình này được lặp lại để thu nước mắm long 2, nước mắm long 3; chuyển từng loại nước mắm long sang thùng chứa riêng.
4. Pha đấu nước mắm
- Pha nước mắm cốt và nước mắm long 1, nước mắm long 2, nước mắm long 3 với các tỷ lệ thích hợp để tạo ra loại nước mắm có mức chất lượng về độ đạm và hương vị cần thiết;
- Quá trình pha đấu không được cho thêm bất kỳ chất phụ gia, chất bảo quản nào.
Điều 10. Yêu cầu bao gói, bảo quản
1. Nước mắm sau khi pha đấu có thể được chiết rót và bao gói tự động hoặc thủ công. Vật liệu bao gói nước mắm được làm từ chất liệu thủy tinh, nhựa để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm trong quá trình bảo quản.
2. Nước mắm được bao gói theo các loại khác nhau theo dung tích.
3. Nước mắm phải được bao gói tại cơ sở sản xuất hoặc tại cơ sở bao gói nằm trên địa bàn huyện Phú Quốc.
4. Nước mắm sau khi được bao gói được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh những sự tác động bởi những yếu tố độc hại và điều kiện khác biệt.
Điều 11. Yêu cầu về việc ghi nhãn hàng hóa
1. Quy định về ghi nhãn hàng hóa cho sản phẩm chỉ dẫn địa lý Phú Quốc (Phụ lục 2).
Nhãn hàng hóa sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc được quy định như sau:
- Phần 01: Phần chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc trên nhãn hàng hóa.
Đối với các phần chữ trong phần chung của nhãn sản phẩm không được thay đổi phông chữ (hình dáng chữ), màu chữ và màu nền của chữ (hình ảnh kèm theo), phông và màu chữ quy định cụ thể như sau:
+ Font chữ nước mắm là phông kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ đậm;
+ Font chữ PHÚ QUỐC là font kiểu chữ NewBlaskervile, thẳng, màu đỏ đậm;
+ Font chữ sản phẩm chỉ dẫn địa lý là font kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ đậm;
+ Font chữ “truyền thống trăm năm” là font kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ đậm.
Giữa phần chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc và phần riêng của doanh nghiệp phải có dấu hiệu phân cách giữa phần chung và phần riêng của nhãn (đường phân định), như hình ảnh ở trên.
- Phần 02: thông tin của doanh nghiệp
+ Diện tích phần nhãn của doanh nghiệp chiếm 2/3 diện tích của cả nhãn và nằm phía dưới của phần chung chỉ dẫn địa lý;
+ Tên của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và tên thương mại của doanh nghiệp được sử dụng chính thức có kích thước không quá 2/3 từ “ Phú Quốc” được ghi ở phần chung của nhãn;
+ Chỉ được ghi từ “nước mắm Cốt” đối với sản phẩm nước mắm rút lần đầu tiên (nước mắm cốt). Không được ghi từ “nước mắm Cốt” đối với sản phẩm nước mắm không phải là nước mắm cốt (nước mắm long 1, long 2, long 3...);
+ Đảm bảo các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa theo các quy định pháp luật.
2. Quy định về việc sử dụng nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa được quy định tại khoản 1, Điều này được quy định đối với những sản phẩm được Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc cấp tem chỉ dẫn địa lý. Những sản phẩm không được cấp tem chỉ dẫn địa lý không được sử dụng nhãn hàng hóa theo quy định này.
3. Quy định về việc sử dụng logo chỉ dẫn địa lý của Châu Âu
Ngoài việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Khoản 1, 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng logo chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định của Cộng đồng chung Châu Âu (mẫu logo tại Phụ lục 03). Quy định này không bắt buộc đối với việc ghi nhãn hàng hóa của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, nhưng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
CẤP, SỬA ĐỔI, GIA HẠN VÀ THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC
Điều 12. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc được cấp cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện và có đơn yêu cầu cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý tại địa phương.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc là chứng nhận về điều kiện sản xuất theo quy trình được quy định tại Chương 2 và xác định về quy mô sản xuất của tổ chức, cá nhân có đơn yêu cầu. Sản phẩm của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận chỉ được sử dụng chỉ dẫn địa lý khi được cơ quan có thẩm quyền cấp tem chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho nước mắm được cấp lần đầu chỉ có giá trị trong 05 năm tính từ ngày cấp. Giấy chứng nhận có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 05 năm.
4. Mẫu Giấy chứng nhận kèm theo Quyết định của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý Phú Quốc được ban hành kèm theo quy định này, tại Phụ lục 04.
Điều 13. Điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý khi có đủ các điều kiện sau:
1. Được thành lập hợp pháp theo quy định của Pháp luật (nếu là tổ chức).
2. Tự nguyện nộp đơn đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc với cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý.
3. Có hoạt động tổ chức sản xuất và/hoặc kinh doanh nước mắm tại huyện Phú Quốc và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sản xuất và yêu cầu kỹ thuật được quy định tại Chương II.
4. Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
5. Có đầy đủ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc theo quy định.
Điều 14. Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
Tổ chức, cá nhân không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc khi không đáp ứng một trong các điều kiện sau:
1. Tổ chức, cá nhân không đáp ứng được 1 trong những nội dung được quy định tại Điều 18.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật hoặc đang trong quá trình bị điều tra về hành vi vi phạm pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân đang trong quá trình bị các cơ quan giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm của các hoạt động sản xuất nước mắm.
Điều 15. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
1. Quy định về hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
a. Đối với tổ chức, cá nhân là thành viên của Hội nước mắm Phú Quốc: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, gồm:
- Đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo mẫu 01-HSGCN, Phụ lục 05;
- Bản sao có công chứng Quyết định cho phép thành lập đối với tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với doanh nghiệp. Nếu là hộ gia đình, cá thể thì phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã/phường về vị trí, điều kiện sản xuất nước mắm theo mẫu 02-HSGCN, Phụ lục 05;
- Bản cam kết tuân thủ các quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” theo mẫu 03-HSGCN, Phụ lục 05:
- Bản sao chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm (hoặc giấy chứng nhận hợp quy);
- Bản sao có công chứng về Chứng nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng nước mắm cơ sở;
- Bản sao các giấy chứng nhận độc quyền về sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, kiểu dáng bao bì (nếu có);
- Mẫu nhãn hàng hóa của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 11 (nếu có);
- Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác đại diện nộp đơn theo mẫu 04-HSGCN. Phụ lục 5 (nếu có).
b. Đối với tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Hội nước mắm Phú Quốc: Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, gồm:
- Tài liệu như Điểm a, Khoản 1, Điều này;
- Bản sao hợp đồng giữa chủ đơn và Hội nước mắm Phú Quốc về việc sử dụng dịch vụ kiểm soát chỉ dẫn địa lý nội bộ của Hội.
c. Yêu cầu về số lượng hồ sơ: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc phải nộp cho cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý 01 bộ hồ, trong đó có 2 bản đơn yêu cầu.
3. Thẩm định hồ sơ xin cấp quyền
a. Thẩm định hình thức đơn
Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc từ khi nhận đơn, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải kiểm tra, xem xét hình thức đơn và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ nếu đơn đáp ứng đầy đủ, chính xác các yêu cầu theo quy định hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn nếu đơn có thiếu sót.
b. Yêu cầu sửa đổi đơn
- Trong trường hợp đơn có thiết sót, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý có văn bản yêu cầu sửa đổi đơn, chủ đơn phải hoàn tất việc sửa đổi, bổ sung đơn bằng văn bản trong vòng 10 (mười) ngày làm việc tính từ ngày phát hành văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn;
- Các tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu được sửa đổi, bổ sung đơn trong vòng 10 (mười) ngày làm việc tính từ ngày nộp đơn nếu tự các tổ chức, cá nhân thấy cần thiết. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn tự nguyện phải làm theo mẫu 05-HSGCN, Phụ lục 05.
c. Thẩm định nội dung đơn
Trong 15 (mười năm) ngày làm việc tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải hoàn thành thẩm định nội dung đơn để xem xét khả năng đáp ứng đầy đủ các điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý của người nộp đơn.
4. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
- Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, trong vòng 05 (năm) ngày làm việc, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý có quyết định cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
- Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho các tổ chức, cá nhân biết.
Điều 16. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
1. Trước 03 (ba) tháng khi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc phải tiến hành nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn đến cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý.
2. Hồ sơ xin gia hạn Giấy chứng nhận
Hồ sơ xin gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, gồm
a. Đơn yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo mẫu 01-HSGCN, Phụ lục 05.
b. Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
c. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác đại diện theo mẫu 04-HSGCN, Phụ lục 05 (nếu có);
3. Thẩm định hồ sơ và đồng ý xin gia hạn
a. Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc tính từ khi nhận đơn, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý tiến hành xem xét hồ sơ xin gia hạn Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Nếu đơn hợp lệ, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải có quyết định gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
b. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải thông báo bằng văn bản từ chối gia hạn và nêu rõ lý do cho chủ đơn biết. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối gia hạn, chủ đơn phải tiến hành khắc phục, hoàn thiện những lý do bị từ chối, sau đó nộp lại hồ sơ theo trình tự từ đầu.
Điều 17. Thủ tục sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
1. Yêu cầu sửa đổi, cấp lập Giấy chứng nhận
a. Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý sửa đổi một số thông tin trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý như: tên, địa chỉ, nhãn hàng hóa, số lượng thùng, sản lượng nước mắm đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý.
b. Nộp đơn yêu cầu cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng hoặc bị mất.
2. Hồ sơ xin sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận
a. Tờ khai yêu cầu sửa đổi hoặc cấp đổi hoặc cấp lại theo mẫu 01-HSGCN, Phụ lục 05;
b. Bản gốc Giấy chứng nhận (trường hợp sửa đổi, cấp đổi hoặc cấp lại do Giấy chứng nhận bị hư hỏng);
c. Xác nhận của chính quyền địa phương (trường hợp bị mất, xin cấp lại);
d. Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác đại diện theo mẫu 04-HSGCN, Phụ lục 05.
3. Thẩm định hồ sơ xin sửa đổi, cấp lại
a. Trong vòng 15 (mười năm) ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ yêu cầu hợp lệ, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải tiến hành thẩm định hồ sơ xin sửa đổi, cấp lại của tổ chức, cá nhân có yêu cầu;
b. Trường hợp hồ sơ xin sửa đổi liên quan đến số lượng thùng, sản lượng nước mắm đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý tiến hành thủ tục, trình tự thẩm định nội dung theo quy định tại Khoản c, Mục 3, Điều 20 của quy định này;
4. Đồng ý sửa đổi, cấp lại Giấy chứng nhận
Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải ra quyết định đồng ý sửa đổi, cấp lại hoặc từ chối cho tổ chức, cá nhân nộp đơn. Trường hợp từ chối sửa đổi, cấp lại, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đơn biết.
Điều 18. Thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
1. Điều kiện thu hồi Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
a. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận không tiến hành sử dụng chỉ dẫn địa lý liên tục từ 02 (hai) năm trở lên.
b. Sản phẩm không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
c. Chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân khác.
d. Sử dụng nhãn hàng hóa, tem chỉ dẫn địa lý không đúng quy định.
e. Tổ chức có pháp nhân bị giải thể hoặc phá sản.
f. Tổ chức, cá nhân tự nguyện chấm dứt việc sử dụng chỉ dẫn địa lý;
g. Chủ thể đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề sản xuất, kinh doanh nước mắm;
h. Điều kiện tự nhiên, môi trường khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi không thể đảm bảo chất lượng sản phẩm đã được bảo hộ.
2. Căn cứ để tiến hành việc thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý gồm:
a. Đề nghị của cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.
b. Biên bản xác nhận việc vi phạm điều kiện sản xuất nước mắm Phú Quốc do cơ quan có thẩm quyền lập hoặc các chứng cứ do các cơ quan giám sát cung cấp.
3. Thủ tục thu hồi, từ chối thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
a. Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài liệu: văn bản yêu cầu, khiếu nại, tố cáo, bằng chứng vi phạm... cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải tiến hành kiểm tra, xác minh tính xác thực của các tài liệu.
b. Sau 05 (năm) ngày làm việc từ khi có kết quả kiểm tra, xác minh, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải ra quyết định thu hồi hoặc từ chối việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
c. Quyết định thu hồi phải được thông báo bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân bị thu hồi quyền và các cơ quan liên quan. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi, tổ chức, cá nhân bị thu hồi phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và số tem chỉ dẫn địa lý chưa sử dụng về cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý.
d. Trong trường hợp từ chối việc thu hồi giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải có thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do từ chối thu hồi cho các bên liên quan biết.
e. Trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực, cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý có trách nhiệm công bố danh sách tổ chức, cá nhân bị thu hồi trên các phương tiện thông tin đại chúng;
f. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý do vi phạm một trong các điểm a, b, c, d, e khoản 1 Điều này, thì sau 2 (hai) năm kể từ ngày có quyết định thu hồi, mới được xem xét cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được áp dụng như cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý lần đầu.
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC
Điều 19. Quy định chung về kiểm soát chỉ dẫn địa lý
1. Kiểm soát chỉ dẫn địa lý Phú Quốc: là hệ thống các quy định, các bước quản lý, kiểm tra các hoạt động sản xuất, chế biến và sử dụng dấu hiệu chỉ dẫn địa lý trong thương mại sản phẩm do cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể và các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thực hiện nhằm đảm bảo các đặc tính bảo hộ của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
2. Kiểm soát chỉ dẫn địa lý gồm ba nội dung chính
a) Kiểm soát về nguồn gốc của sản phẩm.
b) Kiểm soát sự tuân thủ các quy định về sản xuất, chế biến, sử dụng nhãn hàng hóa, bao bì.
c) Kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng mang chỉ dẫn địa lý trong hoạt động thương mại và các nội dung khác có liên quan.
3. Hoạt động kiểm soát chỉ dẫn địa lý trong Quy định này là các quy định chuyên biệt theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, không bao gồm các hoạt động kiểm tra chuyên đề của các ngành, lĩnh vực liên quan như: an toàn thực phẩm, quản lý thị trường, hợp chuẩn, hợp quy...
4. Hoạt động kiểm soát chỉ dẫn địa lý phải dựa trên kế hoạch kiểm soát: cơ quan quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý, Hội nước mắm Phú Quốc và các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ theo đúng Kế hoạch kiểm soát đã được phê duyệt.
Điều 20. Nguyên tắc về kiểm soát chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
1. Nguyên tắc đồng thuận: Kế hoạch kiểm soát chỉ dẫn địa lý là sự đồng thuận của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý và Hội nước mắm Phú Quốc, thể hiện những đóng góp của cộng đồng những người sản xuất sản phẩm nhằm mục đích bảo vệ giá trị truyền thống, nâng cao hiệu quả, giá trị của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
2. Nguyên tắc khả thi: Các nội dung kiểm soát là những quy định phù hợp với đặc trưng trong tổ chức sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm, đảm bảo khả năng áp dụng trên thực tế.
3. Nguyên tắc công khai minh bạch: Tất cả các hoạt động kiểm soát phải được thực hiện công khai, đúng quy trình được quy định, kết quả kiểm tra phải được công khai, minh bạch.
4. Nguyên tắc độc lập: các hoạt động kiểm soát do tổ chức, cá nhân tự kiểm soát, hệ thống kiểm soát của Hội nước mắm Phú Quốc và hoạt động kiểm soát của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phải độc lập về tổ chức nhân sự, kinh phí tổ chức triển khai.
Điều 21. Quy định về xây dựng Kế hoạch kiểm soát chỉ dẫn địa lý
1. Kế hoạch kiểm soát là quy định chi tiết về các yếu tố kiểm soát, công cụ, nội dung kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm, phân định về vai trò kiểm soát giữa cơ quan quản lý, Hội nước mắm Phú Quốc và các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý.
2. Kế hoạch kiểm soát là cơ sở để cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý, Hội nước mắm Phú Quốc và các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý tiến hành các hoạt động kiểm soát, phối hợp và kiểm tra quá trình thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng và khả năng truy suất nguồn gốc của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
3. Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý và Hội nước mắm Phú Quốc tiến hành xây dựng và thống nhất Kế hoạch kiểm soát trên cơ sở các yêu cầu của Quy định này, Kế hoạch kiểm soát sẽ được cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý phê duyệt.
Điều 22. Quy định về nội dung của Kế hoạch kiểm soát chỉ dẫn địa lý
1. Yêu cầu về yếu tố kiểm soát chỉ dẫn địa lý
a. Yếu tố bắt buộc trong kế hoạch kiểm soát chỉ dẫn địa lý bao gồm các yêu cầu liên quan đến nguyên liệu, thùng ủ chượp, kỹ thuật ủ chượp, chất lượng sản phẩm và sử dụng tem, nhãn hàng hóa, được cụ thể trong Phụ lục 06.
b. Kế hoạch kiểm soát phải chi tiết về phân cấp kiểm soát, ai kiểm soát yếu tố nào và tần suất kiểm soát ở mỗi mức độ kiểm soát.
2. Công cụ sử dụng trong kiểm soát chỉ dẫn địa lý
a. Công cụ kiểm soát quy trình kỹ thuật và dụng cụ chế biến.
- Mã số thùng ủ chượp: mã số thùng ủ chượp nhằm mục đích làm cơ sở để ghi chép và theo dõi sản lượng và nguồn gốc sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Mã số thùng ngâm ủ được cơ quan quản lý quy định và cấp cho các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng. Nguyên tắc đánh mã số sẽ được cụ thể trong Kế hoạch kiểm soát.
- Sổ nhật ký sản xuất chỉ dẫn địa lý Phú Quốc: là sổ ghi chép tất cả các nội dung hoạt động của tổ chức, cá nhân trong quá trình từ khi đánh bắt nguyên liệu, ủ chượp, thời gian ủ chượp, pha đấu, đóng chai và đưa sản phẩm ra thị trường. Sổ nhật ký sẽ do tổ chức, cá nhân sử dụng ghi chép và theo dõi theo từng thùng ngâm ủ, cũng là tài liệu để Hội nước mắm Phú Quốc và cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý tiến hành kiểm tra và đánh giá. Nội dung sổ nhật ký sản xuất sẽ được quy định trong Kế hoạch kiểm soát.
b. Công cụ kiểm soát về chất lượng
- Kiểm soát độ đạm: là phiếu kết quả phân tích độ đạm của sản phẩm tại các cơ quan được nhà nước cấp giấy phép hoặc các cơ sở phân tích được cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý chỉ định;
- Kiểm soát màu sắc, mùi, vị: là chuyên gia đánh giá chất lượng, được cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý mời để đánh giá chất lượng sản phẩm khi cần thiết. Yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên gia, nguyên tắc tổ chức và hình thức đánh giá sẽ được quy định cụ thể trong Kế hoạch kiểm soát.
c. Công cụ để kiểm soát và truy suất nguồn gốc
- Tem chỉ dẫn địa lý là công cụ, cũng như dấu hiệu để truy suất nguồn gốc của sản phẩm. Tem chỉ dẫn địa lý sẽ được cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý in và thực hiện đánh mã số và quản lý theo từng sổ nhật ký sản xuất;
- Quy trình quản lý, cấp phát và nguyên tắc đánh mã số tem chỉ dẫn địa lý sẽ được cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý quy định cụ thể trong Kế hoạch kiểm soát.
3. Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong kiểm soát chỉ dẫn địa lý.
a. Hoạt động kiểm soát về quy trình kỹ thuật sản xuất, chất lượng cảm quan, sử dụng tem, nhãn hàng hóa được thực hiện thông qua hình thức nhật ký ghi chép và quan sát thực tế.
b. Trong trường hợp cần thiết, khi có dấu hiệu vi phạm, khiếu nại thì hoạt động kiểm tra, đánh giá các yếu tố về chất lượng sẽ dùng phương pháp đánh giá chuyên gia (đối với chỉ tiêu chất lượng cảm quan), phân tích độ đạm (đối với chỉ tiêu độ đạm).
Điều 23. Tổ chức bộ máy về kiểm soát chỉ dẫn địa lý
1. Cấu trúc tổ chức kiểm soát chỉ dẫn địa lý
Hệ thống kiểm soát chỉ dẫn địa lý Phú Quốc được tổ chức làm 3 mức độ, bao gồm:
a. Kiểm soát cơ sở: là hoạt động tự kiểm soát, giám sát, theo dõi về hoạt động sử dụng chỉ dẫn địa lý của các cá nhân, tổ chức được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc theo quy định trong Kế hoạch kiểm soát nhằm đảm bảo điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý bắt buộc phải tổ chức kiểm soát cơ sở, bao gồm những yêu cầu chính:
- Tổ chức quản lý theo thùng ủ chượp theo mã số thùng, tiến hành ghi chép, theo dõi toàn bộ hành vi trong sản xuất và chất lượng sản phẩm cuối cùng;
- Theo dõi việc sử dụng tem, nhãn hàng hóa theo đúng quy định;
- Kiểm soát, đánh giá cảm quan, phân tích chất lượng sản phẩm khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ.
b. Kiểm soát nội bộ: là hệ thống quy định các nội dung kiểm soát của Hội nước mắm Phú Quốc nhằm đảm bảo uy tín, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm của các thành viên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
- Kiểm soát nội bộ là việc triển khai Kế hoạch kiểm soát của Hội nước mắm Phú Quốc đối với các thành viên và những tổ chức, cá nhân không phải là thành viên nhưng ký hợp đồng dịch vụ với Hội;
- Căn cứ vào Kế hoạch kiểm soát, Hội nước mắm Phú Quốc tiến hành xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hoạt động kiểm soát theo quy định;
- Kinh phí cho hoạt động kiểm soát nội bộ do Hội tự chịu trách nhiệm trên cơ sở thống nhất việc thu kinh phí kiểm soát của các thành viên và từ dịch vụ kiểm soát cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài.
c. Kiểm soát bên ngoài: được thực hiện bởi Ban Kiểm soát nước mắm Phú Quốc, nhằm kiểm soát, giám sát và quản lý các hoạt động sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc đối với sản phẩm nước mắm của các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng. Hoạt động kiểm soát của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc được thực hiện dựa trên Kế hoạch kiểm soát.
2. Yêu cầu đối với Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc
- Yêu cầu độc lập: Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc là đơn vị độc lập về tổ chức nhân sự, kinh phí hoạt động đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nước mắm Phú Quốc. Nhân sự của Ban kiểm soát bao gồm những cán không không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nước mắm Phú Quốc;
- Yêu cầu về năng lực: Cán bộ của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc là những người có năng lực, kinh nghiệm về sản xuất, thương mại sản xuất nước mắm Phú Quốc, đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động kiểm soát theo yêu cầu.
3. Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc
- Tổ chức bộ máy: Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc gồm có: 01 Trưởng ban, 02 phó trưởng ban và các thành viên, tối thiểu có 4 thành viên, trong đó ít nhất phải có 01 Phó trưởng ban chuyên trách;
- Quy định về nguồn thu của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc: Nguồn thu tài chính của Ban Kiểm soát có thể từ các nguồn sau:
+ Tiền do ngân sách nhà nước cấp dựa trên nhiệm vụ được giao;
+ Ngân sách thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ từ Sở Khoa học và Công nghệ;
+ Nguồn thu từ kinh phí kiểm soát chỉ dẫn địa lý thông qua hoạt động quản lý và cấp phát tem. Mức kinh phí thu do Ban Kiểm soát thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý;
+ Nguồn huy động tài trợ từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác.
- UBND tỉnh thống nhất để lại 100% kinh phí thu được của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc để phục vụ cho hoạt động bộ máy của Ban kiểm soát;
- Ngân sách hoạt động của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc được quản lý theo các quy định hiện hành của nhà nước về ngân sách.
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC
Điều 24. Chủ sở hữu về chỉ dẫn địa lý
UBND tỉnh Kiên Giang là cơ quan duy nhất thực hiện quyền chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý Phú Quốc với các quyền hạn sau:
1. Đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho chỉ dẫn địa lý Phú Quốc đối với sản phẩm nước mắm.
2. Lập hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung, gia hạn văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
3. Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Trách nhiệm, quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ
UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, bao gồm:
1. Trách nhiệm
a. Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan để xây dựng, sửa đổi các quy định quản lý chỉ dẫn địa lý Phú Quốc trình UBND tỉnh ban hành.
b. Chủ trì tổ chức quản lý về cấp, gia hạn, sửa đổi, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo trình tự, thủ tục của quy định này.
c. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm nước mắm trên địa bàn huyện Phú Quốc thực hiện các quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
d. Quản lý và tổ chức cung cấp thông tin về chỉ dẫn địa lý Phú Quốc nhằm minh bạch hóa thông tin và đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, uy tín của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
e. Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ có đủ trình độ, năng lực tham gia công tác quản lý chỉ dẫn địa lý Phú Quốc. Xây dựng kế hoạch để hỗ trợ nâng cao năng lực, kiến thức cho Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của Sở.
f. Thường xuyên cập nhật thông tin lên website của Sở về các tổ chức, cá nhân được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
g. Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các tỉnh/thành phố thực hiện kiểm tra, khiếu nại về vi phạm sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc trên thị trường.
2. Quyền hạn
a. Kiểm tra, thanh tra việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng.
b. Xử lý các hành vi vi phạm các quy định về sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định của Pháp luật và Nhà nước.
c. Khiếu nại, bảo vệ sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc không bị lạm dụng và sử dụng trái phép trên thị trường.
Điều 26. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND huyện Phú Quốc
Giao cho UBND huyện Phú Quốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, bao gồm:
1. Trách nhiệm
a. Tổ chức bố trí cán bộ phù hợp tham gia Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc.
b. Bố trí văn phòng làm việc, hỗ trợ trang thiết bị cho hoạt động của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc.
c. Tuyên truyền, phổ biến đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước mắm trên địa bàn huyện Phú Quốc thực hiện các quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
2. Quyền hạn
a. Phê duyệt điều lệ hoạt động của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc.
b. Phê duyệt Kế hoạch kiểm soát chỉ dẫn địa lý Phú Quốc do Ban kiểm soát và Hội nước mắm Phú Quốc xây dựng trên cơ sở ý kiến đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ.
c. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức, tài chính đối với Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc.
Điều 27. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc
Ban kiểm soát có nhiệm vụ giúp UBND huyện Phú Quốc thực hiện một phần chức năng quản lý nhà nước về chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, gồm cụ thể những nội dung sau:
a. Trách nhiệm
- Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc tuân thủ các quy định của Pháp luật và của Bộ Khoa học và Công nghệ về chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc;
- Thực hiện kiểm tra điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý;
- Chủ trì phối hợp với Hội nước mắm Phú Quốc để xây dựng và thống nhất Kế hoạch kiểm soát, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cơ quan ban hành quyết định thành lập) phê duyệt kế hoạch;
- Quản lý sản xuất, cấp phát tem chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý theo Quy định;
- Thông báo đến cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý về thực trạng sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc khi có yêu cầu;
- Chủ trì phối hợp với Hội nước mắm Phú Quốc để trao đổi thông tin với cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý của Cộng đồng chung Châu Âu về chỉ dẫn địa lý Phú Quốc;
- Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kiểm soát, cấp giấy chứng nhận theo quy định của Pháp luật. Lập báo cáo về tình hình sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý theo định kỳ 06 tháng;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động sản xuất, sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo Kế hoạch kiểm soát đã được phê duyệt;
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước về kết quả trong quá trình kiểm tra, kiểm soát chứng nhận nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc;
- Trách nhiệm bảo mật số liệu, tài liệu theo quy định của Nhà nước. Chỉ được cung cấp số liệu, tài liệu cho những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khi được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
- Trách nhiệm tổ chức việc thu kinh phí kiểm soát chỉ dẫn địa lý Phú Quốc, cũng như việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các khoản thu theo quy định quản lý ngân sách của nhà nước.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát
- Chủ trì phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan xây dựng Điều lệ hoạt động của Ban Kiểm soát nước mắm Phú Quốc, trình UBND huyện Phú Quốc phê duyệt;
- Quyền kiểm soát tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, đóng gói, lưu trữ hoặc buôn bán nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc trên địa bàn huyện Phú Quốc theo Kế hoạch Kiểm soát;
- Quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác hồ sơ, tài liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc;
- Quyền mời chuyên gia đánh giá chất lượng cảm quan, lấy mẫu để đánh giá chất lượng theo quy định về chỉ dẫn địa lý Phú Quốc;
- Quyền từ chối cấp tem chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho các sản phẩm không tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát chỉ dẫn địa lý;
- Quyền quyết định các biện pháp xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân được quy định trong Kế hoạch kiểm soát;
- Quyền yêu cầu cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 1, Điều 24, Quy định này;
- Quyền đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại các địa phương khác nhằm kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý tại các địa phương khác.
Điều 28. Trách nhiệm, quyền hạn của Hội nước mắm Phú Quốc
1. Tổ chức bộ máy, quy định và tổ chức triển khai về hoạt động kiểm soát nội bộ đối với chỉ dẫn địa lý Phú Quốc theo quy định này.
2. Phối hợp với Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc xây dựng Kế hoạch kiểm soát để trình UBND huyện Phú Quốc ban hành.
3. Chủ động tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các thành viên trong Hội về việc tuân thủ các quy định về việc sử dụng chỉ dẫn địa lý và triển khai các hoạt động nâng cao giá trị của chỉ dẫn địa lý.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để quảng bá, giới thiệu nhằm phát triển thị trường sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
5. Được quyền đề xuất Sở Khoa học và Công nghệ thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc theo khoản 1, Điều 23, Quy chế này.
6. Được quyền tham gia góp ý xây dựng hoặc đề nghị sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc.
7. Được quyền khiếu nại với UBND huyện Phú Quốc về những sai phạm của Ban kiểm soát nước mắm Phú Quốc trong hoạt động tổ chức kiểm soát chỉ dẫn địa lý.
Điều 29. Trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị liên quan khác
1. Các ngành và cơ quan liên quan (Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Y Tế) căn cứ trách nhiệm và quyền hạn của mình phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để tuyên truyền, phổ biến các quy định về chỉ dẫn địa lý; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh nước mắm Phú Quốc.
2. Sở Công Thương
a. Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra hoạt động sử dụng, xử lý hành vi vi phạm đối với chỉ dẫn địa lý Phú Quốc trên thị trường.
b. Chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động kiểm tra việc sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc ở bên ngoài tỉnh Kiên Giang.
c. Ưu tiên các hoạt động xúc tiến thương mại do Sở chủ trì để hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý ra thị trường trong nước và quốc tế.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a. Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra về chuyên ngành quản lý chất lượng sản phẩm nhằm hỗ trợ nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Chủ động ưu tiên việc hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, chuyên môn cho thành viên của Ban kiểm soát, cán bộ của Hội nước mắm Phú Quốc, các tổ chức, cá nhân sản xuất nước mắm về lĩnh vực thanh tra, kiểm tra và đánh giá chất lượng đối với sản phẩm nước mắm.
4. Các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng được quyền tham gia giám sát và phản ảnh kịp thời cho các Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các trường hợp khiếu nại hoặc vi phạm về nhãn hiệu, nhãn hàng hóa, chất lượng được bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
Điều 30. Sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
1. Chỉ dẫn địa lý Phú Quốc là dấu hiệu được sử dụng chung cho các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm nước mắm đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
2. Các tổ chức, cá nhân đang sản xuất nước mắm chỉ có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc khi có đơn yêu cầu và được Sở Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc.
Điều 31. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý
1. Quyền của tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
a. Tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý hoàn toàn bình đẳng về quyền lợi cũng như nghĩa vụ liên quan đến chỉ dẫn địa lý.
b. Gắn chỉ dẫn địa lý trên bao bì cho sản phẩm, các phương tiện sản xuất, quảng cáo và bán hàng.
c. Có quyền khai thác, sử dụng và thụ hưởng các lợi ích phát sinh từ chỉ dẫn địa lý.
d. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân vi phạm phải chấm dứt ngay các hành vi vi phạm chỉ dẫn địa lý được Nhà nước bảo hộ.
e. Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đối với chỉ dẫn địa lý bị vi phạm.
f. Được tham gia các chương trình quảng bá, phát triển chỉ dẫn địa lý trên các phương tiện truyền thông.
2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về sử dụng chỉ dẫn địa lý
a. Phải sử dụng đúng và chính xác về chỉ dẫn địa lý.
b. Chỉ sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nước mắm đáp ứng theo quy định nêu tại Điều 4 của Quy định này và các quy định liên quan.
c. Được sử dụng chỉ dẫn địa lý kèm với nhãn hiệu riêng (nếu có).
d. Nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng, hình thức sử dụng có hoặc không có chỉ dẫn địa lý làm sai lệch nhận thức hoặc gây ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của chỉ dẫn địa lý. Mọi hình thức đưa thông tin sai về chỉ dẫn địa lý hoặc lạm dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
e. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không còn nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý có trách nhiệm thông báo đến cơ quan quản lý để làm các thủ tục thu hồi giấy phép.
f. Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định nghĩa vụ của Quy định này và các quy định khác có liên quan nhằm duy trì, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển giá trị tài sản trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý.
Điều 32. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, đấu tranh chống các hành vi xâm phạm quyền chỉ dẫn địa lý, gây suy thoái môi trường, điều kiện tự nhiên khu vực chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi hoặc bao che cho những hành vi vi phạm, xâm phạm quyền chỉ dẫn địa lý thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý; xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội làm ảnh hưởng đến danh tiếng, chất lượng sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc, Hội nước mắm Phú Quốc và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Quy định này và các quy định pháp luật khác liên quan.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phải phản ảnh kịp thời bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
MẪU TEM CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM
1. Quy định về logo chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc
- Logo chung Phú Quốc gồm ba màu chủ đạo gồm màu đỏ đậm, màu xanh biển và màu vàng nhạt (như màu minh họa), phông chữ PHÚ QUỐC của logo là phông kiểu chữ NewBlaskervile. màu vàng, phông chữ nước mắm - extract of fish là phông kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu vàng.
2. Quy định về Phần 01: Phần chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc trên nhãn hàng hóa:
Đối với các phần chữ trong phần chung của nhãn sản phẩm không được thay đổi phông chữ (hình dáng chữ), màu chữ và màu nền của chữ (hình ảnh kèm theo), phông và màu chữ quy định cụ thể như sau:
- Font chữ nước mắm là phông kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ đậm;
- Font chữ PHÚ QUỐC là font kiểu chữ NewBlaskervile, thẳng, màu đỏ đậm;
- Font chữ sản phẩm chỉ dẫn địa lý là font kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ đậm;
- Font chữ “truyền thống trăm năm” là font kiểu chữ Myriad Pro, nghiêng, màu đỏ đậm.
Hình ảnh kèm theo:
3. Quy định giữa phần chung của chỉ dẫn địa lý và phần riêng của doanh nghiệp
- Giữa phần chung của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc và phần riêng của doanh nghiệp phải có dấu hiệu phân cách giữa phần chung và phần riêng của nhãn (đường phân định), như hình ảnh ở trên.
- Phần 02: thông tin của doanh nghiệp
+ Diện tích phần nhãn của doanh nghiệp chiếm 2/3 diện tích của cả nhãn và nằm phía dưới của phần chung chỉ dẫn địa lý;
+ Tên của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và tên thương mại của doanh nghiệp được sử dụng chính thức có kích thước không quá 2/3 từ “ Phú Quốc” được ghi ở phần chung của nhãn;
+ Chỉ được ghi từ “nước mắm Cốt” đối với sản phẩm nước mắm rút lần đầu tiên (nước mắm cốt). Không được ghi từ “nước mắm Cốt” đối với sản phẩm nước mắm không phải là nước mắm cốt (nước mắm long 1, long 2, long 3...);
+ Đảm bảo các yêu cầu về ghi nhãn hàng hóa theo các quy định pháp luật.
MẪU LOGO CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐƯỢC BẢO HỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA CỘNG ĐỒNG CHUNG CHÂU ÂU
- Quy định vị trí sử dụng logo chung của Châu Âu nếu tổ chức, cá nhân sử dụng:
Giấy chứng nhận số:……………………. SỬA ĐỔI/GIA HẠN |
|
MẪU HỒ SƠ YÊU CẦU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
Mẫu 01-HSGCN |
Phụ lục 5 |
||
ĐƠN YÊU CẦU CẤP, SỬA ĐỔI, GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang Chủ đơn dưới đây yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm |
DẤU NHẬN
ĐƠN |
||
CHỦ ĐƠN Tên đầy đủ: ………………………………………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….. Điện thoại: ………………Fax: ……………………Email:
………………………… |
|||
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐƠN □ là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn □ là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được chủ đơn ủy quyền □ là người khác được chủ đơn ủy quyền 1. Tên đầy đủ: ………………………………………………………………………….. 2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….. 3. Điện thoại: ………………Fax: ……………………Email: ………………………… |
|||
NỘI DUNG YÊU CẦU □ Cấp Giấy chứng nhận mới □ Sửa đổi Giấy chứng nhận □ Ra hạn Giấy chứng nhận |
|||
PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG YÊU CẦU SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ 1. Quy mô sản xuất nước mắm Phú Quốc a. Diện tích nhà xưởng (m2): ……….. b. Tổng số lượng thùng ủ chượp: ……….thùng. c. Trong đó, số lượng thùng ủ chượp đủ điều kiện sản xuất chỉ dẫn địa lý Phú Quốc theo quy định: …………….thùng. d. Lượng cá chượp trung bình: ... tấn/thùng. e. Sản lượng nước mắm Phú Quốc bình quân đã sản xuất trong 03 năm qua: …………lít. f. Sản lượng nước mắm Phú Quốc dự kiến bình quân được sản xuất trong 05 năm tới tính từ ngày nộp đơn:…………..lít. 2. Đặc điểm sản xuất, thương mại sản phẩm nước mắm Phú Quốc a. Hoạt động đóng chai của chủ đơn: □ Có đóng chai; □ Không đóng chai b. Sản lượng đóng chai/năm của chủ đơn: …………. lít. c. Số năm sản xuất nước mắm của chủ đơn: …………. năm. 3. Quy mô đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý a. Số thùng đăng ký sản xuất chỉ dẫn địa lý Phú Quốc: …………thùng. b. Sản lượng đăng ký dự kiến sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc/năm: ……….. lít. |
|||
CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO |
KIỂM TRA DANH MỤC |
||
Tài liệu tối thiểu: |
|
||
□ Tờ khai, gồm .... trang x 02 bản |
□ |
||
□ Bản cam kết tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý |
□ |
||
□ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập... |
□ |
||
□ Tài liệu chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm/chứng nhận hợp quy |
□ |
||
□ Tài liệu công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở |
□ |
||
□ Bản sao giấy chứng nhận về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu; |
□ |
||
□ Mẫu nhãn, bao bì (nếu có) |
□ |
||
□ Giấy ủy quyền nộp đơn |
□ |
||
□ Tài liệu bổ trợ khác (ghi rõ): |
□ |
||
|
Cán bộ nhận
đơn
|
||
PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG YÊU CẦU SỬA ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN 1. Mã số Giấy chứng nhận đã được cấp: 2. Nội dung yêu cầu sửa đổi Giấy chứng nhận: a) Thay đổi chủ thể đứng tên Giấy chứng nhận: □ b) Đổi mới Giấy chứng nhận do rách, nát, mất: □ c) Lý do khác……………. □ 3. Mô tả cụ thể nội dung sửa đổi (họ tên người đứng tên, số lượng thùng đăng ký, sản lượng nước mắm sử dụng, nhãn hàng hóa...)
|
|||
CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO Tài liệu tối thiểu: |
KIỂM TRA DANH MỤC |
||
□ Tờ khai, gồm .... trang x 02 bản |
□ |
||
□ Các giấy tờ liên quan đến thay đổi người đứng tên Giấy chứng nhận; |
□ |
||
□ Mẫu nhãn mác, bao bì sửa đổi; |
□ |
||
□ Bản tường trình mất giấy chứng nhận và giấy chứng nhận bị rách; |
□ |
||
□ Bản mô tả các nội dung thay đổi khác; |
□ |
||
□ Tài liệu bổ trợ (nêu rõ): |
□ |
||
|
Cán bộ nhận
đơn
|
||
PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG YÊU CẦU GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN 1. Mã số Giấy chứng nhận đã được cấp: 2. Thời gian hết hạn của Giấy chứng nhận cũ: |
|||
CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO Tài liệu tối thiểu: |
KIỂM TRA DANH MỤC |
||
□ Tờ khai, gồm .... trang x 02 bản |
□ |
||
□ Bản photo Giấy chứng nhận cũ |
□ |
||
□ Tài liệu bổ trợ: |
□ |
||
|
Cán bộ nhận
đơn
|
||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại ngày tháng năm 20…
|
|||
|
Chữ ký, họ
tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn
|
||
Mẫu 02-HSGCN |
Phụ lục 05 |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY XÁC NHẬN
V/v: Điều kiện của cơ sở sản xuất nước mắm Phú Quốc
Ủy ban nhân dân xã …………………………..huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang xác nhận:
1. Họ và tên chủ hộ: …………………………..…………………………..……………………
2. Số chứng minh thư nhân dân số: …………………………..……………………………...
3. Hộ khẩu thường trú tại: …………………………..………………………………………….
…………………………..…………………………..…………………………………………….
4. Có cơ sở sản xuất nước mắm với các điều kiện như sau:
- Cơ sở sản xuất trên địa bàn ấp …………………..xã ……………………huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang;
- Số thùng sản xuất nước mắm: ………….thùng;
- Số năm sản xuất nước mắm của gia đình: ……………năm
|
T/M UBND
XÃ.... |
Mẫu 03-HSGCN |
Phụ lục 05 |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN CAM KẾT
SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang
Họ và tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………….
Họ và tên người đại diện (nếu là tổ chức): ………………………………………………
Chức vụ: ……………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………..
Điện thoại liên lạc:……………………………………………………………………………
Sau khi đọc kỹ về các quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm, nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tôi/chúng tôi cam kết như sau:
1) Đã hiểu rõ về các quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm.
2) Chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm do Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và các cơ quan được ủy quyền ban hành và các quy định khác của nhà nước có liên quan.
3) Thường xuyên nâng cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nước mắm mang chỉ dẫn địa lý Phú Quốc nhằm giữ gìn uy tín, phát triển danh tiếng của sản phẩm đối với khách hàng.
4) Sử dụng chỉ dẫn địa lý thường xuyên theo đúng quy định.
5) Không có những hành vi làm ảnh hưởng đến uy tín của chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm.
6) Góp phần cùng các tổ chức, cá nhân khác nâng cao chất lượng sản phẩm, quảng bá phát triển chỉ dẫn địa lý Phú Quốc trên thị trường.
|
TỔ CHỨC/CÁ
NHÂN NỘP ĐƠN |
Mẫu 04-HSGCN |
Phụ lục 05 |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ỦY QUYỀN
Tôi là: ………………………………………..Chức vụ: ……………………………………
Đơn vị: ………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………..
Điện thoại: ……………………Fax: ……………………E-mail: …………………………..
Nay ủy quyền cho tổ chức/cá nhân có tên: …………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ……………………… Fax: …………………… E-mail: ……………………….
Với sự ủy quyền này, Tổ chức/cá nhân được ủy quyền được toàn quyền đại diện cho bên ủy quyền nộp các giấy tờ cần thiết, ký các chứng từ cho việc: (đánh dấu “X” và ô thích hợp)
□ Yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
□ Yêu cầu gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
□ Yêu cầu sửa đổi đơn
□ Yêu cầu sửa đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
□ Yêu cầu cấp đổi/cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Xác nhận
của công chứng |
……………, ngày
…….tháng……… năm .... |
Mẫu 05-HSGCN |
Phụ lục 05 |
|
ĐƠN YÊU CẦU SỬA ĐỔI ĐƠN XIN CẤP, SỬA ĐỔI, GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ PHÚ QUỐC CHO SẢN PHẨM NƯỚC MẮM Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Kiên Giang Chủ đơn dưới đây yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm |
DẤU NHẬN
ĐƠN
|
|
CHỦ ĐƠN Tên đầy đủ: ………………………………………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….. Điện thoại: ………………Fax: ……………………Email:
………………………… |
||
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐƠN □ là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn □ là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được chủ đơn ủy quyền □ là người khác được chủ đơn ủy quyền 1. Tên đầy đủ: ………………………………………………………………………….. 2. Địa chỉ: ……………………………………………………………………………….. 3. Điện thoại: ………………Fax: ……………………Email: ………………………… |
||
NỘI DUNG YÊU CẦU SỬA ĐỔI ĐƠN
|
||
CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khai tại ngày tháng năm 20..
|
||
|
Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn (ghi rõ
chức vụ và đóng dấu, nếu có) |
|
Các yếu tố được quy định như sau:
a) Dấu « x » là : phải tổ chức kiểm soát
b) Dấu (*) là : chỉ kiểm soát khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại
Yếu tố phải kiểm soát |
Kiểm soát cơ sở |
Kiểm soát nội bộ |
Ban Kiểm soát |
1. Nguyên liệu |
|
|
|
- Vùng nguyên liệu |
x |
|
|
- Tỷ lệ cá cơm trong nguyên liệu ngâm ủ |
x |
x |
x |
- Loại muối sử dụng |
x |
|
|
2. Dụng cụ chế biến, vật liệu chứa đựng |
|
|
|
- Chất liệu thùng ngâm ủ |
x |
x |
x |
- Thùng, dụng cụ chứa, đựng nước mắm |
x |
|
|
3. Phương pháp chế biến |
|
|
|
- Quy định kỹ thuật ủ chượp |
x |
|
|
- Thời gian ngâm ủ |
x |
x |
x |
- Kỹ thuật rút kéo nước mắm |
x |
|
|
- Kỹ thuật pha đấu nước mắm |
x |
|
|
- Đóng gói nước mắm |
x |
|
|
4. Sử dụng tem, nhãn |
x |
x |
x |
5. Chất lượng nước mắm |
|
(*) |
(*) |
- Độ đạm |
x |
x |
x |
- Màu sắc |
x |
x |
x |
- Mùi |
x |
x |
x |
- Vị |
x |
x |
x |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.