ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2010/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 10 tháng 02 năm 2010 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG ĐÔ THỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Bộ Giao thông
vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 05
tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng về
hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Căn cứ Thông tư số 16/2009TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về sửa
đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ Xây dựng
về hướng dẫn quản lý đường đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về hệ thống đường đô thị trên địa bàn bao gồm toàn bộ phần đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp mở rộng và phát triển đường đô thị.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các ngành có liên quan trong việc lập quy hoạch xây dựng đô thị, mạng lưới giao thông đô thị đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
d) Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, bảo trì, khai thác sử dụng hệ thống đường đô thị. Quản lý xây dựng ngoài hành lang an toàn đường đô thị, kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và công tác quy hoạch xây dựng đô thị theo thẩm quyền.
đ) Đề xuất thiết kế đô thị cho một số tuyến đường chính trong trung tâm đô thị trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
e) Là đầu mối tổng hợp, hướng dẫn lập, thực hiện quy hoạch, kế hoạch nâng cấp cải tạo, bảo trì và phát triển đường đô thị.
g) Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý, khai thác, sử dụng đường đô thị.
h) Cung cấp các hồ sơ về quy hoạch xây dựng được duyệt trong đô thị cho các Sở, ngành liên quan và quận, huyện; kiểm tra, thẩm định việc sử dụng, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
i) Chủ trì, phối hợp cùng các ngành có liên quan, kiểm tra trình Ủy ban nhân dân thành phố danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng vỉa hè, lòng đường vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân quận, huyện; chủ trì cùng các ngành có liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định ban hành Quy định về quản lý, sử dụng vỉa hè, lòng đường, bảo vệ mỹ quan và trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
k) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về kiến trúc cảnh quan đối với đường đô thị trên địa bàn thành phố.
l) Phối hợp với các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân quận, huyện kiểm tra và xử lý các vi phạm trong việc sử dụng vỉa hè, lòng đường theo các quy định hiện hành.
m) Theo dõi, tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Xây dựng về tình hình thực hiện quản lý đường đô thị trên địa bàn thành phố.
a) Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch về phát triển đường giao thông đô thị phù hợp tổng thể phát triển kinh tế xã hội của thành phố, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị.
b) Thẩm định và trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt thiết kế xây dựng đường đô thị và các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn theo thẩm quyền, quản lý bảo trì đường đô thị theo thẩm quyền; thỏa thuận với Sở Xây dựng về quy mô, kiến trúc cảnh quan khi triển khai thực hiện phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đô thị theo quy họach xây dựng được duyệt.
c) Phối hợp với Sở Tài chính lập kế hoạch hàng năm cân đối kinh phí thực hiện kế hoạch bảo trì đường đô thị.
d) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đối với các tuyến đường đô thị.
đ) Trực tiếp quản lý, bảo trì, khai thác phần cầu trên đường đô thị thuộc địa bàn thành phố.
e) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các biện pháp để tăng cường quản lý trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn thành phố.
g) Chỉ đạo lượng lượng Thanh tra Giao thông phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng cùng các ngành chức năng và Ủy ban nhân dân quận, huyện kiểm tra và xử lý các vi phạm trong việc sử dụng vỉa hè, lòng đường theo các quy định hiện hành.
Tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố cân đối kế hoạch vốn để đầu tư các tuyến đường đô thị theo quy hoạch phát triển đô thị. Ưu tiên đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố cân đối kinh phí hàng năm từ nguồn ngân sách thành phố để phục vụ cho công tác bảo trì và phát triển đường đô thị.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện
a) Trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống đường đô thị do địa phương mình quản lý và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
b) Định kỳ hàng năm lập kế hoạch công tác bảo trì hệ thống đường đô thị được Ủy ban nhân dân thành phố phân công, phân cấp quản lý, trình Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Thực hiện công tác quản lý đường đô thị thuộc địa bàn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao và theo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng và Sở Giao thông vận tải.
d) Xây dựng kế hoạch và dự toán quản lý, bảo trì hàng năm để bố trí vốn thực hiện.
đ) Trực tiếp quản lý, duy tu bảo dưỡng đối với vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, hệ thống cấp, thoát nước thuộc các tuyến đường trong đô thị qua các khu quy hoạch trung tâm quận, huyện, thị trấn, thị tứ và các đường trong đô thị thuộc địa bàn quản lý.
e) Cấp giấy phép đào đường và xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuất dưới đường (kể cà các tuyến hẽm) cho các tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn theo hệ thống giao thông được phân cấp quản lý.
g) Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng vỉa hè, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn, có biện pháp chống lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, bảo đảm an toàn giao thông, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
h) Xây dựng kế hoạch danh mục các công trình và tuyến phố được phép sử dụng vỉa hè vào việc kinh doanh, buôn bán gửi Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, thẩm định trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
i) Chỉ đạo các Phòng, ban và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý theo thẩm quyền và tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
8. Tổ chức tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
6. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
a) Quản lý hệ thống đường đô thị thuộc địa giới hành chính trên địa bàn quản lý và thực hiện công việc bảo trì công trình đường đô thị được Ủy ban nhân dân quận, huyện giao. Chịu trách nhiệm về quản lý các hoạt động xây dựng trên các tuyến đường đô thị được giao.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường đô thị trên địa bàn; quản lý, kiểm tra việc sử dụng tạm thời vỉa hè, cho việc cưới, việc tang trên địa bàn được phân cấp quản lý. Tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đường đô thị trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
c) Có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc sử dụng đường đô thị thuộc địa bàn quản lý đúng mục đích, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị; các trường hợp chiếm dụng, sử dụng trái phép phải kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
d) Tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh đô thị.
Điều 2. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan
1. Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tổ chức các lực lượng phối hợp với các đơn vị chức năng của quận, huyện kiểm tra, thanh tra thường xuyên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm việc sử dụng vỉa hè, lòng đường theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Giám đốc Sở Tài chính phối hợp cùng Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Công Thương và các ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành biểu thu phí khi sử dụng một phần bên trong vĩa hè của đường đô thị đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh.
Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện được phân công, phân cấp tại Điều 2. Chủ động bố trí nhân lực, quy định cụ thể các nhiệm vụ và quy trình quản lý đối với các công trình giao thông được phân cấp quản lý. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp tình hình giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về hệ thống đường đô thị.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.