ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2010/QĐ-UBND |
Long Xuyên, ngày 13 tháng 4 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 27
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005;
Căn cứ Luật Đầu tư được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 03 tháng 6
năm 2008;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất
đai được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu
đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính
phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ
sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn
hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính
hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục,
dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 129/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đề án “Cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực
bảo vệ tài nguyên và môi trường”;
Căn cứ Thông tư số 230/2009/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính
hướng dẫn ưu đãi thuế đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định
số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt
động bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 239/TTr.SKHĐT
ngày 24 tháng 3 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC BẢO VỆ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 13/4 /2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang)
1. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường được quy định tại Điều 3 Quy định này của các thành phần kinh tế thực hiện trên địa bàn tỉnh An Giang;
2. Quy định này không điều chỉnh đối với hoạt động bảo vệ môi trường là nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định của pháp luật; hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện bằng nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
1. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003;
2. Các loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
3. Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
4. Các loại hình Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;
5. Các đơn vị sự nghiệp hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 3. Lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường
Các lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường được khuyến khích đầu tư tại Quy định này bao gồm:
1. Thu gom, vận chuyển rác thải;
2. Xử lý rác thải;
3. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại (kể cả chất thải y tế);
4. Xử lý chất thải rắn nguy hại (kể cả chất thải y tế);
5. Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung;
6. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ phân tán;
7. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại các đô thị trên địa bàn tỉnh;
8. Sản xuất năng lượng tái tạo từ sức gió, ánh sáng mặt trời, thuỷ triều, địa nhiệt, năng lượng sinh học, sản xuất năng lượng sạch từ việc tiêu huỷ chất thải ô nhiễm môi trường;
9. Cơ sở hoả táng, điện táng;
10. Cơ sở quan trắc và phân tích môi trường;
11. Các hoạt động khác quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ.
Điều 4. Tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn
1. Tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của từng lĩnh vực đầu tư nêu tại Điều 3 được quy định này thực hiện theo mục V Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các cơ sở được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ);
2. Ưu đãi đầu tư được xác nhận cho các dự án đầu tư đáp ứng được quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 5. Giao đất, cho thuê đất
1. Được giao đất hoặc cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình bảo vệ tài nguyên và môi trường theo các hình thức:
a) Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
b) Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất;
c) Giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất.
2. Riêng đối với đất đô thị, đất ở:
a) Nếu giao đất được giảm 30% tiền sử dụng đất;
b) Nếu thuê đất được miễn tiền thuê đất bảy năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
3. Trường hợp nhà đầu tư đã ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án bảo vệ tài nguyên và môi trường theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành) thì số kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã đầu tư đối với diện tích đất phục vụ hoạt động dự án sẽ được ngân sách nhà nước hoàn trả.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể, công khai thủ tục, thời gian hoàn trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các chủ đầu tư dự án xã hội hóa;
4. Trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất nhưng nhà đầu tư có nguyện vọng được thực hiện theo phương thức giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê để thực hiện dự án đầu tư (không thực hiện theo quy định miễn giảm tiền sử dụng đất) thì được thực hiện theo quy định hiện hành về thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và được trừ chi phí bồi thường đất, hỗ trợ đất đã ứng trước (nếu có) vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp.
Trong trường hợp này nhà đầu tư được tính giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền thuê đất vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và có các quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền một lần theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai;
5. Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên cùng đăng ký lựa chọn một địa điểm để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường thì thực hiện chọn nhà đầu tư theo phương thức đấu thầu để lựa chọn dự án đáp ứng cao nhất các tiêu chí về quy mô, chất lượng, hiệu quả.
Việc đấu thầu dự án thuộc trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường;
6. Nhà đầu tư sử dụng đất hợp pháp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền sở hữu nhà và tài sản theo quy định của pháp luật. Trình tự và thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai;
7. Việc sử dụng đất của nhà đầu tư phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch và đúng các quy định của pháp luật về đất dai. Khi hết thời hạn giao đất, thuê đất nếu nhà đầu tư không có nhu cầu tiếp tục sử dụng, bị giải thể, chuyển đi nơi khác thì phải trả lại đất đã được giao cho nhà nước; trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, không có hiệu quả thì nhà nước sẽ thu hồi lại đất đồng thời phải nộp ngân sách nhà nước toàn bộ tiền thuê đất được miễn theo giá đất tại thời điểm bị thu hồi đối với thời gian sử dụng đất không đúng mục đích, và phải nộp ngân sách nhà nước những khoản mà nhà đầu tư đã được ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP;
8. Khi được nhà nước giao đất và miễn thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất và miễn thu tiền thuê đất, nhà đầu tư không được tính giá trị đất đang sử dụng vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và không được dùng đất làm tài sản thế chấp để vay vốn;
9. Nhà đầu tư không được chuyển nhượng đất đã được Nhà nước giao để thực hiện dự án bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trường hợp được chuyển nhượng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải bảo đảm việc sử dụng sau chuyển nhượng không làm thay đổi mục đích sử dụng đất phục vụ hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trong trường hợp này Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc thu hồi lại đất đã giao cho chủ đầu tư cũ để giao đất hoặc cho thuê đất đối với chủ đầu tư mới theo quy định của của pháp luật hiện hành về đất đai;
10. Đối với đất nhận chuyển nhượng hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân, nhà đầu tư được tính giá trị quyền sử dụng đất đang sử dụng vào tài sản của dự án đầu tư và được khấu hao thu hồi vốn đầu tư theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Lệ phí trước bạ, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
1. Nhà đầu tư được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn với đất; được miễn các khoản phí, lệ phí khác liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất.
Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn, giảm phí sử dụng hạ tầng theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Nhà đầu tư được ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành.
Điều 7. Về áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp
Thực hiện theo mục VI Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (sau đây gọi tắt là Thông tư số 135/2008/TT-BTC).
Điều 8. Chính sách ưu đãi về tín dụng
Nhà đầu tư thuộc phạm vi, đối tượng quy định tại Điều 1 và Điều 2 của quy định này được vay vốn tín dụng đầu tư hoặc hỗ trợ sau đầu tư theo quy định về tín dụng đầu tư của nhà nước (Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính).
Điều 9. Chính sách huy động vốn
Thực hiện theo mục VII Thông tư số 135/2008/TT-BTC.
Điều 10. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Người lao động thuộc các dự án bảo vệ tài nguyên và môi trường được thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, về lao động.
1. Tập thể và người lao động hoạt động trong các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường có thành tích xuất sắc được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Các cá nhân, tập thể tham gia đóng góp cho các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường được Nhà nước ghi nhận, khuyến khích và khen thưởng theo quy định của pháp luật.
3. Sở Nội vụ hướng dẫn quy trình, thủ tục xét, khen thưởng các danh hiệu thi đua đối với các cá nhân, tập thể tham gia đóng góp cho hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 12. Điều khoản dẫn chiếu khuyến khích và ưu đãi đầu tư
Ngoài các chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư được quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, nhà đầu tư còn được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ và Thông tư số 230/2009/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính.
Điều 13. Quy định cấp Giấy chứng nhận đầu tư
Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Điều 14. Hồ sơ, thủ tục, thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư
1. Nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Chủ đầu tư nộp:
a) 08 (tám) bộ hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
b) 04 (bốn) bộ hồ sơ cho Quản lý các khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh đối với dự án thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư của các cơ quan này.
2. Thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư: được tính kể từ ngày tiếp nhập hồ sơ hợp lệ.
a) Đối với dự án thuộc quy trình đăng ký: 15 ngày làm việc.
b) Đối với các dự án thuộc quy trình thẩm tra: 25 ngày làm việc.
3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư ban đầu:
a) Dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn dưới 15 tỷ VND thì không cần phải có Giấy chứng nhận đầu tư.
Nếu nhà đầu tư có nhu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì nộp Bản đăng ký đầu tư theo mẫu để được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
b) Hồ sơ đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đến dưới 300 tỷ VND:
- Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu).
- Nếu dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, nộp kèm: Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập.
c) Hồ sơ đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô dưới 300 tỷ VND:
- Bản đăng ký đầu tư (theo mẫu).
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh).
- Báo cáo năng lực tài chính (do nhà đầu tư lập và tự chịu trách nhiệm).
Nếu dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, nộp kèm:
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập.
+ Hợp đồng liên doanh (nếu thành lập tổ chức kinh tế liên doanh).
d) Hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn từ 300 tỷ VND trở lên:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu).
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư (đối với tổ chức: bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đối với cá nhân: hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân).
- Báo cáo năng lực tài chính (do nhà đầu tư lập và tự chịu trách nhiệm).
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu đầu tư theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh).
Nếu dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế, nộp kèm:
+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với loại hình doanh nghiệp dự kiến thành lập.
+ Hợp đồng liên doanh (nếu thành lập tổ chức kinh tế liên doanh).
Điều 15. Sở Kế hoạch và Đầu tư
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi tình hình thực hiện chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh;
2. Tổng hợp danh mục, lập đề cương chi tiết và tiến hành công bố công khai trên các phương tiện thông tin, trên website An Giang hoặc tiến hành thực hiện các phương thức thích hợp để mời gọi đầu tư đối với dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang;
3. Phối hợp kiểm tra, đề xuất xử lý đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường;
4. Thực hiện nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định hiện hành.
Điều 16. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh;
2. Theo dõi và báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân tình hình triển khai thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ tài nguyên và môi trường;
3. Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, xác định danh mục dự án đầu tư bảo vệ tài nguyên và môi trường hàng năm để phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh An Giang đăng ký nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với dự án bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh;
4. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 để Sở Kế hoạch và Đầu tư lập đề cương chi tiết kêu gọi đầu tư;
5. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các đoàn thể, cơ quan báo đài và Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cơ quan, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác kiểm tra và hướng dẫn việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng đến các loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chủ trì phối hợp với lực lượng Cảnh sát môi trường, Ban Quản lý các Khi kinh tế, Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định việc miễn, giảm phí sử dụng hạ tầng quy định tại Điều 6 và các nội dung khác tại Quy định này;
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo tinh thần Chỉ thị số 13/2009/CT-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
1. Triển khai chính sách ưu đãi đầu tư về thuế đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là chính sách thuế đối với hoạt động đầu tư bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Kịp thời giải quyết chính sách ưu đãi đầu tư về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và Quy định này.
3. Tổng hợp và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tình hình thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn theo định kỳ hàng tháng.
Điều 19. Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh An Giang
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan tổng hợp danh mục dự án bảo vệ tài nguyên và môi trường hàng năm trên địa bàn để trình Ngân hàng Phát triển Việt Nam cung cấp tín dụng đầu tư Nhà nước theo quy định hiện hành;
2. Chịu trách nhiệm triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo quy định này.
Điều 20. Các Sở, ngành cấp tỉnh
Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo Chỉ thị số 13/2009/CT-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
Điều 21. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
1. Chịu trách nhiệm thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư triển khai dự án;
2. Theo dõi tình hình triển khai quy hoạch, dự án đầu tư bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn;
3. Hỗ trợ nhà đầu tư các vấn đề có liên quan trong quá trình đầu tư và vận hành dự án đầu tư bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn;
4. Báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở, ngành liên quan nhũng vấn đề khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình nhà đầu tư triển khai dự án;
5. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo tinh thần Chỉ thị số 13/2009/CT-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện Quy định này. Đề xuất kịp thời cho Uỷ ban nhân dân tỉnh giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Định kỳ sáu tháng một lần có báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì phát sinh hoặc vướng mắc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.