ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1398/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2014 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức;
Căn cứ Quyết định số 4605/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Chương trình hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2011 - 2015 tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 1323/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế và cán bộ, công chức kiểm soát thủ tục hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2012 - 2015;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1231/STP-VB ngày 13 tháng 3 năm 2014;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế và cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các Sở - ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã - thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHÁP CHẾ
VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRỰC TIẾP THAM GIA CÔNG TÁC XÂY DỰNG, KIỂM TRA VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1398/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2014 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1323/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Đề án “Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ cán bộ, công chức pháp chế và cán bộ, công chức kiểm soát thủ tục hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2012 - 2015” nhằm trang bị những kiến thức pháp luật về công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kỹ năng, phương pháp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức trực tiếp tham gia vào hoạt động soạn thảo, góp ý và thẩm định, rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn Thành phố.
2. Công tác bồi dưỡng được thực hiện mang tính thực tiễn, chú trọng kỹ năng thực hành về soạn thảo, góp ý, thẩm định, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định về thủ tục hành chính.
3. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được thực hiện theo đúng Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trong năm 2014, tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho khoảng 300 cán bộ, công chức trực tiếp tham gia vào công tác: xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định về thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, quận - huyện, phường - xã - thị trấn.
1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
Cán bộ, công chức trực tiếp tham gia công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung quy định về thủ tục hành chính; cán bộ pháp chế tại các Sở - ngành và cán bộ, công chức quản lý công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại các Sở - ngành, quận - huyện và phường - xã - thị trấn.
2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Chương trình học bao gồm 72 tiết (36 tiết lý thuyết và 36 tiết thực hành) với những nội dung sau:
a) Công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
- Đánh giá thực trạng và những quy định của pháp luật về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương;
- Các quy định pháp luật về công tác soạn thảo, góp ý, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp;
- Kỹ năng nghiên cứu, phân tích chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác xây dựng pháp luật; dự báo tác động kinh tế-xã hội của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chính sách giới trong công tác xây dựng văn bản;
- Kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Kỹ năng góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật;
- Kỹ năng xây dựng Tờ trình dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
b) Công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
- Các quy định pháp luật về công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
- Trình tự, thủ tục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
- Nghiệp vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
c) Công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
- Các quy định pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính;
- Kỹ năng, nghiệp vụ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có chứa thủ tục hành chính; công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của đơn vị.
3. Phương pháp, hình thức đào tạo:
- Áp dụng phương pháp lý thuyết kết hợp làm bài tập thực hành, xử lý tình huống để học viên phát huy tính chủ động, khả năng suy nghĩ và thực hành các kỹ năng được bồi dưỡng.
- Kiểm tra khi kết thúc khóa học để đánh giá kết quả học tập của từng học viên.
- Tổ chức thành 03 lớp (02 lớp cho cán bộ, công chức sở - ngành và 01 lớp cho cán bộ, công chức quận - huyện); mỗi lớp học 09 ngày.
4. Thời gian thực hiện:
Các lớp bồi dưỡng dự kiến được tổ chức trong Quý II năm 2014.
5. Kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng:
a) Dự toán kinh phí:
Dự kiến kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng là 336.252.000 đồng (Ba trăm ba mươi sáu triệu hai trăm năm mươi hai ngàn đồng), theo nội dung và dự toán chi tiết đính kèm.
b) Nguồn kinh phí:
Trong dự toán được giao đầu năm 2014 cho Sở Tư pháp (nguồn kinh phí không tự chủ) theo Quyết định số 56/2013/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về giao chỉ tiêu dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm 2014.
1. Sở Tư pháp:
a) Chủ trì việc tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ, công chức theo Kế hoạch này.
b) Báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện Kế hoạch này và đề xuất chương trình thực hiện năm 2015.
2. Sở Nội vụ:
Phối hợp cùng Sở Tư pháp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng cán bộ, công chức theo Kế hoạch này.
3. Sở Tài chính:
Thẩm định dự toán kinh phí và hướng dẫn Sở Tư pháp quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định để thực hiện Kế hoạch này.
4. Các Sở - ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện:
Cử cán bộ, công chức theo đúng đối tượng và tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia đầy đủ lớp đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch này./.
DỰ TOÁN KINH PHÍ TỔ CHỨC CÁC LỚP BỒI DƯỠNG
NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1398/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3
năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố)
1. Số lượng cán bộ, công chức:
Dự kiến được bồi dưỡng trong năm 2014 là khoảng 300 học viên (chia thành 03 lớp, trong đó 02 lớp dành cho cán bộ, công chức Sở - ngành và 01 lớp dành cho cán bộ, công chức quận - huyện, phường - xã - thị trấn).
2. Định mức chi đào tạo, bồi dưỡng:
Đơn vị tính: đồng
STT |
Nội dung chi |
Số tiền |
Cơ sở pháp lý |
1. |
Chi thù lao giảng viên: |
27.000.000 |
Tiết d Điểm 1.1 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC |
a) Lớp sở - ngành: Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên chính, cán bộ cấp sở, ngành cấp tỉnh: (18 buổi x 500.000 đồng/buổi) x 02 lớp b) Lớp quận - huyện: Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên chính, cán bộ cấp sở, ngành cấp tỉnh: 18 buổi x 500.000 đồng/buổi |
|
||
2. |
Chi ra đề thi, coi thi, chấm thi |
16.152.000 |
Thông tư số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT |
- Chi ra đề thi: + Soạn thảo và thẩm định câu trắc nghiệm: 60 câu x (72.000 đồng + 64.000 đồng) = 8.160.000 đồng + Phần thi viết: 360.000 đồng/đề |
8.520.000 |
Mục 1.2, 1.3 và 2.1 phụ lục kèm Thông tư số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT |
|
- Chi tổ chức coi thi: (6 người x 168.000 đồng/người/ngày) x 1,5 ngày |
1.512.000 |
Mục 3 phụ lục kèm Thông tư số 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT |
|
- Chi tổ chức chấm thi: + Bài thi trắc nghiệm: 03 người x 03 ngày x 280.000 đồng/ngày + Bài thi tự luận: 300 bài x 12.000 đồng/bài |
6.120.000 |
Mục 4 phụ lục kèm Thông tư 66/2012/TTLT-BTC-BGDĐT |
|
3. |
Chi quản lý, phục vụ lớp học |
293.100.000 |
Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC ; Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 97/2010/TT-BTC |
|
Thuê Hội trường, thiết bị phục vụ học tập (máy chiếu và màn hình để giảng dạy): (54 buổi x 4.000.000 đồng/buổi) |
216.000.000 |
Quyết toán theo hợp đồng; hóa đơn thực tế |
Chi tiền văn phòng phẩm, in, photo đề thi |
3.000.000 |
||
Chi in ấn giáo trình, tài liệu: (300 người x 60.000 đồng/bộ/người) |
18.000.000 |
||
Chi tiền nước: (300 người x 09 ngày x 13.000 đồng/ngày/người) |
35.100.000 |
Điểm d Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 97/2010/TT-BTC |
|
Chi tiền phục vụ, khai giảng, bế giảng; khen thưởng học viên đoạt loại giỏi, xuất sắc |
15.000.000 |
Điểm 1.7, 1.11, 1.12 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC |
|
Chi in chứng chỉ 300 người x 20.000 đồng/chứng chỉ |
6.000.000 |
Tiết b, Điểm 1.8 Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 139/2010/TT-BTC |
|
|
Tổng cộng (1+2+3): |
336.252.000 đồng (Ba trăm ba mươi sáu triệu hai trăm năm mươi hai ngàn đồng) |
Tổng cộng kinh phí: 336.252.000 đồng.
Bằng chữ: Ba trăm ba mươi sáu triệu hai trăm năm mươi hai ngàn đồng.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.