BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1392/QĐ-BNN-TT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ĐẶC SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-BNN-HTQT ngày 25/03/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt dự toán hoạt động hỗ trợ kỹ thuật “Xây dựng đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam” thuộc nội dung hỗ trợ kỹ thuật Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững tại Việt Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ
ÁN PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ĐẶC SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1392/QĐ-BNN-TT ngày 02 tháng 04 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
1. Phát triển cà phê đặc sản trên những vùng đất có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thích hợp để đem lại chất lượng cà phê tốt nhất.
2. Phát triển cà phê đặc sản phải gắn với thị trường tiêu thụ (là phân khúc cao cấp, yêu cầu đặc thù, có giới hạn), đảm bảo nâng cao tính cạnh tranh, giá trị gia tăng và phân chia lợi nhuận hợp lý giữa các khâu trong chuỗi giá trị.
3. Phát triển cà phê đặc sản phải gắn với việc quản lý chặt chẽ chất lượng đầu vào và đầu ra của sản phẩm; quản lý chặt chẽ các khâu trong chuỗi giá trị cà phê đặc sản, đảm bảo phát triển bền vững ngành cà phê.
4. Phát triển cà phê đặc sản phải huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các nhà quản lý, nhà khoa học, tổ chức quốc tế và hiệp hội.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển “Cà phê đặc sản” Việt Nam phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu “Cà phê đặc sản” ngày càng tăng ở các thị trường xuất khẩu và nội địa; đồng thời nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2021-2025
- Hình thành cơ chế chính sách, thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam.
- Ban hành các quy trình sản xuất cà phê đặc sản Việt Nam.
- Định hướng diện tích cà phê đặc sản đạt 11.500 ha, chiếm khoảng 2% tổng diện tích cà phê; sản lượng cà phê đặc sản khoảng 5.000 tấn.
2.2. Giai đoạn 2026 - 2030
- Hoàn thiện cơ chế chính sách, thương hiệu cà phê đặc sản Việt Nam.
- Định hướng diện tích đạt 19.000 ha, chiếm khoảng 3% diện tích cà phê Việt Nam; sản lượng cà phê đặc sản khoảng 11.000 tấn.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ ĐẶC SẢN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Giai đoạn 2021 - 2030, cà phê đặc sản được định hướng phát triển tại 08 tỉnh, gồm: Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
1. Điện Biên
Cà phê chè đặc sản phát triển tại các xã Ẳng Cang, Ẳng Nưa và Ẳng Tở huyện Mường Ảng, với tổng diện tích khoảng 400 ha vào năm 2025 và 650 ha vào năm 2030. Sản lượng dự kiến khoảng 80 tấn vào năm 2025 và 180 tấn vào năm 2030.
2. Sơn La
Phát triển vùng cà phê chè đặc sản tại 11 xã thuộc 4 huyện/thành phố: Thành phố Sơn La (xã Hua La, Chiềng Đen, Chiềng Cọ); huyện Thuận Châu (xã Phỏng Lái, Chiềng Pha); huyện Mai Sơn (xã Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Dong); huyện Sốp Cộp (xã Dồm Cang, Púng Bánh, Mường Và). Tổng diện tích khoảng 3.900 ha vào năm 2025 và 5.950 ha vào năm 2030. Sản lượng dự kiến khoảng 1.340 tấn vào năm 2025 và 2.800 tấn vào năm 2030.
3. Quảng Trị
Phát triển cà phê chè đặc sản tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, với tổng diện tích ổn định khoảng 60 ha đến năm 2025 và 2030, sản lượng dự kiến khoảng 20 tấn.
4. Kon Tum
Phát triển cà phê đặc sản tại 6 xã/thị trấn thuộc 03 huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông và Đăk Hà với tổng diện tích khoảng 850 ha vào năm 2025 và 1.460 ha vào năm 2030, sản lượng dự kiến khoảng 350 tấn vào năm 2025 và 870 tấn vào năm 2030, trong đó:
a) Phát triển cà phê chè đặc sản tại 04 xã/thị trấn là thị trấn Măng Đen, xã Măng Cành huyện Kon Plông; xã Tê Xăng, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông. Tổng diện tích khoảng 550 ha vào năm 2025 và 860 ha năm 2030; sản lượng dự kiến khoảng 170 tấn vào năm 2025 và 370 tấn vào năm 2030.
b) Phát triển cà phê vối đặc sản tại 02 xã Đắk Hà, xã Hà Mòn huyện Đắk Hà; với tổng diện tích khoảng 300 ha vào năm 2025 và 600 ha vào năm 2030, sản lượng dự kiến khoảng 190 tấn vào năm 2025 và 500 tấn vào năm 2030.
5. Gia Lai
Phát triển cà phê vối đặc sản tại 06 xã thuộc 03 huyện Đắk Đoa (xã Đắk Krong, Hà Bầu); huyện Ia Grai (xã la Bă, Ia Yor) và huyện Chư Prông (xã Bàu Cạn, Ia Phin) với tổng diện tích khoảng 1.170 ha vào năm 2025 và 2.340 ha vào năm 2030, sản lượng dự kiến khoảng 620 tấn vào năm 2025 và 1.700 tấn vào năm 2030.
6. Đắk Lắk
Phát triển cà phê vối đặc sản tại 05 xã thuộc 03 huyện/thành phố, gồm: Huyện Krông Năng (xã Ea Tân, Ea Toh); huyện Krông Păk (Hòa An, Ea Yông) và thành phố Buôn Ma Thuột (xã Ea Tu), với tổng diện tích khoảng 1.060 ha vào năm 2025 và 2.120 ha vào năm 2030. Sản lượng dự kiến khoảng 560 tấn vào năm 2025 và 1.500 tấn vào năm 2030.
7. Đắk Nông
Phát triển cà phê vối đặc sản tại các xã Thuận An và Đức Minh thuộc huyện Đắk Mil với tổng diện tích khoảng 670 ha vào năm 2025 và 1.340 ha vào năm 2030. Sản lượng dự kiến khoảng 350 tấn vào năm 2025 và 980 tấn vào năm 2030.
8. Lâm Đồng
Phát triển cà phê đặc sản tại 6 xã, thị trấn thuộc 3 huyện/thành phố, với tổng diện tích khoảng 3.370 ha vào năm 2025 và 5.040 ha vào năm 2030, sản lượng dự kiến khoảng 1.460 tấn vào năm 2025 và 3.070 tấn vào năm 2030, trong đó:
a) Phát triển cà phê chè đặc sản tại xã Trạm Hành, xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt và xã Lát, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương với diện tích khoảng 2.900 ha vào năm 2025 và 4.100 ha năm 2030. Sản lượng dự kiến khoảng 1.130 tấn vào năm 2025 và 2.250 tấn vào năm 2030.
b) Phát triển cà phê vối đặc sản tại xã Đinh Lạc, xã Gung Ré, huyện Di Linh, với tổng diện tích khoảng 470 ha vào năm 2025 và 940 ha năm 2030. Sản lượng dự kiến khoảng 320 tấn vào năm 2025 và 820 tấn vào năm 2030.
1. Bổ sung và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015, số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030.
- Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về cà phê đặc sản Việt Nam.
2. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, lấy doanh nghiệp làm trung tâm
- Các địa phương, doanh nghiệp, hộ sản xuất căn cứ vào lợi thế về điều kiện sinh thái và thị trường, xác định vùng tiềm năng trồng cà phê đặc sản, ưu tiên giữ gìn và phát triển thành vùng nguyên liệu truyền thống sản xuất cà phê đặc sản.
- Khuyến khích các trang trại, hộ sản xuất hình thành tổ hợp tác/hợp tác xã nhằm liên kết với doanh nghiệp trong thu mua nguyên liệu đầu vào, trao đổi kỹ thuật sản xuất, tiếp cận/chuyển giao khoa học công nghệ và ký kết hợp đồng bảo tiêu sản phẩm cà phê đặc sản.
- Mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát vùng trồng cà phê đặc sản dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.
- Đẩy mạnh gắn kết 4 nhà: Nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nước trong nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cà phê đặc sản.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ trong sản xuất cà phê đặc sản
- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, cải tạo đất để gìn giữ và duy trì tính chất lý hóa của đất; kiểm soát điều kiện đất đai, nguồn nước và các yếu tố khác để bảo vệ vùng trồng cà phê đặc sản.
- Nghiên cứu chọn tạo giống và xây dựng quy trình canh tác, sơ chế, bảo quản và chế biến cà phê đặc sản.
- Ứng dụng vào sản xuất quy trình canh tác, thu hái (đạt độ chín 100%), sơ chế, bảo quản đảm bảo chất lượng cà phê đặc sản Việt Nam.
- Đẩy mạnh cơ khí hoá, tự động hoá trong chế biến; chế biến sâu sản phẩm, tăng thị phần cà phê rang xay (chủ yếu tiêu dùng nội địa) và cà phê hòa tan công nghệ hiện đại (sấy lạnh).
4. Đào tạo nguồn nhân lực
- Đào tạo nhân lực, nâng cao nhận thức, kỹ năng cho người trồng cà phê đặc sản.
- Đào tạo, tập huấn về sơ chế, bảo quản, chế biến sâu, pha chế cho người sản xuất, doanh nghiệp, HTX cà phê đặc sản.
- Đào tạo đội ngũ chuyên gia kỹ thuật trong chế biến, pha chế và thử nếm đánh giá sản phẩm.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ về chọn tạo giống, xây dựng quy trình thâm canh, bảo quản, chế biến cà phê đặc sản.
- Đào tạo đội ngũ thử nếm cà phê đạt tiêu chuẩn Thế giới.
5. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê đặc sản cho các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê đặc sản. Tăng cường kết nối giữa người sản xuất và những nhà rang xay, chế biến, tiêu thụ cà phê đặc sản.
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu cà phê đặc sản phục vụ thị trường trong nước và thế giới. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê đặc sản thông qua chương trình xúc tiến thương mại.
- Tổ chức các cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam hàng năm với quy mô toàn quốc, từng bước mở rộng ra khu vực và thế giới, tạo sân chơi cho chuỗi giá trị cà phê đặc sản.
- Tổ chức các cuộc hội thảo về cà phê đặc sản cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng, quảng bá sản phẩm để phát triển và khai thác triệt để thị trường tiêu thụ cà phê đặc sản nội địa.
6. Giải pháp về vốn đầu tư
- Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư hình thành các vùng trồng, xây dựng cơ sở chế biến sâu sản phẩm cà phê đặc sản.
- Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư: Nghiên cứu chọn tạo giống; xây dựng quy trình canh tác, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cà phê đặc sản; chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ quan nghiên cứu cà phê...
- Xây dựng các phòng thí nghiệm đánh giá chất lượng cà phê đặc sản (phòng LAB) đạt tiêu chuẩn thế giới, được SCA ủy nhiệm để cấp giấy chứng nhận chất lượng cà phê đặc sản, giúp doanh nghiệp và người sản xuất phát triển cà phê đặc sản thuận lợi hơn.
7. Về hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế nhằm trao đổi nguồn gen, giống cà phê đặc sản; chuyển giao khoa học công nghệ về trồng, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm cà phê đặc sản; quảng bá, tiêu thụ sản phẩm cà phê đặc sản Việt Nam.
8. Giải pháp khác
Thành lập Hiệp hội cà phê đặc sản Việt Nam làm cầu nối giữa các tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm cà phê đặc sản trong và ngoài nước.
1. Bộ Nông nghiệp và PTNT
Giao Cục Trồng trọt là đơn vị đầu mối, chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, hướng dẫn, triển khai thực hiện Đề án; định kỳ sơ kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án; đề xuất điều chỉnh cơ chế, chính sách, giải pháp để Đề án phát huy hiệu quả.
2. Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh vùng phát triển cà phê đặc sản
- Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; tham mưu ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển cà phê đặc sản tại địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cà phê đặc sản; giám sát chất lượng đầu vào, đầu ra của sản phẩm cà phê đặc sản.
- Hỗ trợ các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê đặc sản quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trong nước, cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới.
3. Các đối tượng tham gia sản xuất, chế biến, tiếp thị tiêu thụ cà phê đặc sản
- Hộ nông dân: Thực hiện chặt chẽ quy trình canh tác, thu hái, sơ chế, bảo quản cà phê đặc sản được cấp có thẩm quyền ban hành, chuyển giao.
- Cơ sở chế biến: Thực hiện sơ chế, chế biến theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ đúng được hương vị, chất lượng sản phẩm cà phê đặc sản.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê: Phối hợp với các cơ quan quản lý xúc tiến thương mại, quảng bá phát triển thị trường cà phê đặc sản đến người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, cung cấp cho người sản xuất cà phê thông tin, yêu cầu thị trường cà phê đặc sản để phát triển bền vững hơn.
- Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam:
Vận động và hướng dẫn các doanh nghiệp thành viên hiệp hội liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất tại các vùng cà phê đặc sản.
Hàng năm phối hợp tổ chức các cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam, hướng tới thu hút sự tham gia của các sản phẩm cà phê đặc sản trong khu vực và trên thế giới.
Phối hợp tổ chức các cuộc bán đấu giá sản phẩm đạt giải cà phê đặc sản Việt Nam hàng năm, thành lập các sàn giao dịch cà phê đặc sản trực tuyến nhằm đưa giá trị cà phê đặc sản về đúng giá trị.
Đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp có sản phẩm cà phê đặc sản trong nước với các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đặc sản thế giới.
Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm cà phê đặc sản Việt Nam.
4. Các Bộ, Ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Đề án./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.