ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1379/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 14 tháng 12 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
Căn cứ Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 141/TTr-SVHTTDL ngày 17/11/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030.
Điều 2. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ĐỀ ÁN
PHÁT
TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2023 – 2030
(Kèm theo Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Bắc Giang)
Phần thứ Nhất
TÍNH CẤP THIẾT VÀ NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. TÍNH CẤP THIẾT
- Trong những năm qua, thể thao thành tích cao của tỉnh Bắc Giang đã có nhiều nỗ lực, đổi mới trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tham gia huấn luyện, tập huấn và thi đấu các giải thể thao trong nước, khu vực và quốc tế, nhiều vận động viên (gọi tắt là VĐV) đã xuất sắc giành thành tích cao góp phần nâng cao vị thế của thể thao tỉnh nhà. Tuy nhiên, kết quả thi đấu năm sau đều cao hơn năm trước nhưng so với các tỉnh, thành, ngành và các tỉnh miền núi trong cả nước từ năm 2010 đến nay phát triển còn chậm, số huy chương giành được qua các kỳ đại hội tăng không đáng kể (năm 2012 tham gia 11 môn, đến năm 2023 tham gia 15 môn), một số bộ môn tham gia thi đấu tại đại hội không đạt mục tiêu về huy chương vàng; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tuyển chọn, đào tạo VĐV chưa làm thường xuyên nên một số môn thể thao có thế mạnh của tỉnh không giữ được thành tích như môn: Vật, Đá cầu, Cầu lông…; số huấn luyện viên (gọi tắt là HLV) giỏi chưa nhiều, trong khi đó một số tỉnh, thành, ngành trước đây xếp sau Bắc Giang song qua kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 đã vươn lên bắt kịp và vượt tỉnh Bắc Giang về số huy chương1; một số địa phương đang tập trung đầu tư rất cao, có trọng tâm, trọng điểm cho các môn thể thao có thế mạnh.
- Trước sự vươn lên mạnh mẽ về thể thao thành tích cao của các tỉnh, thành phố và ngành, thời gian tới thể thao thành tích cao của tỉnh nhà đòi hỏi phải tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn nữa, có trọng tâm, trọng điểm và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn mới. Vì vậy, việc ban hành Đề án “Phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2030” là hết sức cần thiết.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Văn bản của Trung ương
- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới2;
- Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao;
- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ Quy định về Chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;
- Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 1752/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật thể dục, thể thao quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1992/QĐ-TTg ngày 11/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch;
- Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 22/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035.
2. Văn bản của tỉnh
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025)3;
- Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định chế độ chính sách và hỗ trợ đối với huấn luyện viên, vận động viên, học sinh năng khiếu thể thao tỉnh Bắc Giang.
- Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND, ngày 08/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quy định về khen thưởng, khuyến khích thành tích đạt được trong lĩnh vực thể thao, giáo dục-đào tạo, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - văn nghệ, văn học-nghệ thuật và báo chí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Phần thứ Hai
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC, CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ KẾT QUẢ, THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC CỦA THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẮC GIANG
I. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
1. Điều kiện phát triển nguồn VĐV
- Hệ thống các giải thi đấu thể thao hàng năm trên địa bàn tỉnh có gần 2.000 giải thể thao cấp xã, phường, thị trấn; từ 120-130 giải thể thao cấp huyện, ngành; trên 20 giải thể thao cấp tỉnh dành cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là có các lứa tuổi thiếu niên và trẻ hàng năm4, là điều kiện để phát hiện và tuyển chọn các VĐV tập luyện, tập huấn tham gia các giải đạt thành tích cao.
- Hệ thống các lớp Năng khiếu thể thao (NKTT) tuyến cơ sở đặt tại các huyện, thành phố được duy trì ổn định, là cơ sở để phát huy hiệu quả trong việc cung cấp lực lượng VĐV cho các đội tuyển thể thao của tỉnh.
2. Thực trạng lực lượng HLV, VĐV các đội tuyển và học sinh NKTT
- Hiện Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT đang quản lý, đào tạo gần 400 VĐV, học sinh NKTT, trong đó:
+ Đội tuyển tỉnh gồm 20 HLV và 49 VĐV tập trung tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT với 15 môn thể thao5.
+ Đội tuyển trẻ của tỉnh gồm 22 HLV và 86 VĐV tập trung tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT với 15 môn thể thao6.
+ Đội tuyển năng khiếu của tỉnh gồm 121 VĐV tập trung tập luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT với 15 môn thể thao.
+ Học sinh NKTT của tỉnh gồm 18 HLV và 83 học sinh năng khiếu đang tập trung tập luyện tại các huyện, thành phố với tổng số 18 lớp7.
- Số VĐV cung cấp cho đội tuyển quốc gia để tập luyện có 19 VĐV (Đội tuyển quốc gia 09 VĐV; Đội tuyển trẻ quốc gia 10 VĐV).
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT, KẾT QUẢ VÀ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC
1. Cơ sở vật chất
1.1. Tuyến tỉnh:
- Có 02 nhà tập luyện và thi đấu gồm: 01 nhà thi đấu ở Khu đô thị phía Nam với sức chứa 4500 chỗ ngồi, 01 nhà tập luyện và thi đấu ở đường Nghĩa Long với sức chứa 1.500 chỗ ngồi, 01 sân tennis có mái che trong khuôn viên của nhà tập luyện và thi đấu ở đường Nghĩa Long, 02 nhà tập luyện và thi đấu đảm bảo việc tập luyện của các đội tuyển thể thao của tỉnh.
- Khu làm việc cho đội ngũ HLV gồm: 10 phòng làm việc và 01 hội trường.
- Khu nội trú của VĐV các đội tuyển gồm 50 phòng ở khép kín, có trang bị điều hòa, bình nóng lạnh, giường, tủ, bàn học.
1.2. Tuyến cơ sở:
Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện gồm 18 địa điểm phục vụ 18 lớp NKTT tập luyện, thời gian tập luyện 01 buổi/ngày.
2. Kết quả, thành tích của thể thao tỉnh Bắc Giang (phụ lục 1, 2, 3 kèm theo)
- Từ năm 2012 đến nay, Bắc Giang đã tham gia thi đấu 630 giải trong nước, khu vực và quốc tế, trong đó: Số huy chương quốc gia là 1920 huy chương các loại: Giải vô địch quốc gia đạt 796 huy chương, trong đó có 208 huy chương vàng (HCV), 214 huy chương bạc (HCB), 374 huy chương đồng (HCĐ); Giải trẻ quốc gia đạt 1.124 huy chương (270 HCV, 298 HCB, 556 HCĐ); có 1.750 lượt VĐV đạt đẳng cấp Quốc gia. Số huy chương quốc tế là 95 huy chương các loại: Giải thế giới đạt 27 huy chương (11 HCV, 12 HCB, 4 HCĐ), Giải Châu Á đạt 29 huy chương (08 HCV, 11 HCB, 10 HCĐ), Giải Đông Nam Á đạt 39 huy chương (21 HCV, 11 HCB, 07 HCĐ).
- Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VI/2010 với 60 môn thể thao, Bắc Giang tham gia 8 môn giành được 39 huy chương các loại (16HCV, 8HCB, 15HCĐ), xếp thứ 11/66 tỉnh thành, ngành trong cả nước và xếp thứ 1/19 tỉnh miền núi; Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 với 36 môn, Bắc Giang tham gia thi đấu 7 môn và giành được 32 huy chương các loại (9 HCV, 11 HCB, 12 HCĐ), xếp thứ 18/63 các tỉnh, thành, ngành, xếp thứ 1/19 tỉnh miền núi tham dự; Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 với 36 môn, Bắc Giang tham gia 10 môn thể thao và giành được 21 huy chương các loại (9 HCV, 3 HCB, 9 HCĐ), xếp thứ 18/65 các tỉnh, thành, ngành, xếp thứ 1/19 các tỉnh miền núi; Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 với 43 môn thể thao, Bắc Giang tham gia 12 môn giành được 44 huy chương các loại (14 HCV, 11 HCB, 19 HCĐ), xếp thứ 17/65 các tỉnh, thành, ngành (tăng 1 bậc so với Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2018), xếp vị trí thứ 2/19 tỉnh miền núi của cả nước (giảm 01 bậc so các kỳ đại hội trước).
- Với kết quả thành tích đạt được trên có sự đóng góp của nhiều VĐV tiêu biểu như: Vũ Thị Trang môn Cầu lông; Nguy n Thị Mai Hưng, Võ Thị Kim Phụng môn Cờ vua; Phạm Tiến Sản, Nguy n Thị Oanh môn Điền kinh; Nguy n Anh Tuấn, Hoàng Thị Hải môn Đá cầu... đã đóng góp cho thành tích chung của thể thao Việt Nam trên đấu trường quốc tế, trong số đó có 11 HCV Giải Đá cầu thế giới, 01 HCV Điền kinh Châu Á trong nhà, 01 HCV Cờ vua Châu Á. Riêng VĐV Nguy n Thị Oanh Bắc Giang tại 2 kỳ SEA Games 31 và 32 đã giành được 07 HCV.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
- Tỉnh đã thường xuyên quan tâm đến chế độ chính sách đối với VĐV, HLV thể thao của tỉnh, đã ban hành: Nghị quyết số 18/2019/NQ-HĐND ngày 11/7/2019 của HĐND tỉnh8; Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của HĐND tỉnh9; Quyết định 153/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh10 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND tỉnh11. Các chế độ chính sách trên đều được HĐND, UBND tỉnh áp dụng tối đa mức quy định của các cơ quan cấp trên, đây là động lực thúc đẩy cho thể thao thành tích cao của tỉnh ngày càng phát triển.
- Số môn thể thao thành tích cao từng bước được mở rộng về quy mô (năm 2012 chỉ có 11 môn, đến năm 2023 có 15 môn) được đào tạo tập trung.
- Đội ngũ viên chức, HLV làm công tác huấn luyện thể thao thành tích cao ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng, đa số HLV các đội tuyển thể thao của tỉnh đều trưởng thành từ VĐV, sau đó được đào tạo tại các Trường Đại học thể thao, vì vậy vừa có kiến thức về chuyên ngành cũng như kinh nghiệm thi đấu.
- Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng lên, có nhiều VĐV đạt thứ hạng cao tại các giải thể thao quốc gia và quốc tế12.
- Công tác tuyển chọn VĐV, học sinh NKTT cho từng tuyến được tổ chức chặt chẽ, định kỳ tổ chức sàng lọc, lựa loại, qua đó bảo đảm chất lượng trong công tác huấn luyện.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo VĐV thể thao thành tích cao đã được quan tâm đầu tư, một số công trình thể thao được xây mới đáp ứng cho công tác huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao của tỉnh và đăng cai tổ chức các giải thể thao cấp quốc gia, quốc tế.
2. Tồn tại, hạn chế
- Kết quả thi đấu của một số môn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh: Môn Vật không có HCV nào qua 3 kỳ đại hội, môn Đá cầu chỉ giành được 1 HCV của mỗi kỳ đại hội (trong khi đó Bắc Giang là cái nôi của môn Đá cầu), môn Cầu lông có chiều hướng đi xuống (Đại hội lần thứ VII - 2014 có 3 HCV, nhưng đến Đại hội lần thứ VIII - 2018 chỉ giành được 1 HCV, Đại hội lần thứ IX - 2022 cũng chỉ giành được 1 HCV).
- Thể thao thành tích cao chưa được đầu tư mạnh, các VĐV ít được đi cọ xát, thi đấu ở các giải khu vực và thế giới để nâng cao khả năng chuyên môn; chỉ tiêu đào tạo VĐV cơ bản vẫn giữ nguyên và không tăng nhiều, đặc biệt là những môn thể thao thế mạnh lực lượng còn ít và mỏng; các VĐV ít được đi tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như nước ngoài.
- Đội ngũ HLV chưa đồng đều, số HLV giỏi chưa nhiều, số lượng huy chương qua từng năm đều tăng nhưng chủ yếu là giải trẻ và giải cúp các câu lạc bộ; chất lượng thành tích cao ở các giải vô địch quốc gia chưa nhiều; số VĐV, HLV tham gia đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia còn ít.
- Hệ thống đào tạo VĐV trẻ của tỉnh chưa có khâu đột phá, chưa có chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài thể thao. Công tác tuyển chọn, huấn luyện, ứng dụng khoa học công nghệ, công tác kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện của VĐV còn hạn chế.
- Điều kiện tập luyện cho VĐV một số môn còn chưa đáp ứng được yêu cầu; trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho tập luyện thể lực, bổ trợ cho VĐV còn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn đặt ra; vai trò của y học hồi phục, chăm sóc và chữa trị chấn thương trong quá trình đào tạo VĐV còn thiếu.
3. Nguyên nhân
3.1. Nguyên nhân khách quan
- Tỷ lệ người tập thể thao thường xuyên tuy phát triển mạnh trong các đối tượng, song nhận thức của một bộ phận người dân về tập luyện để nâng cao thành tích đóng góp cho thể thao thành tích cao của tỉnh chưa được nâng cao, chủ yếu là tập luyện để nâng cao sức khỏe, không muốn cho con em mình đi theo nghiệp thể thao, đây cũng là một trong những khó khăn trong công tác tuyển chọn VĐV, học sinh NKTT của tỉnh để trở thành VĐV chuyên nghiệp.
- Việc đầu tư cho thể thao thành tích cao ở một số tỉnh rất mạnh như Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình... đã giúp cho VĐV của các tỉnh nâng cao hơn về khả năng chuyên môn và thành tích thi đấu.
- Chưa có nhiều tổ chức, cá nhân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp (liên đoàn, CLB...) quan tâm, tham gia tài trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp TDTT, đặc biệt là thể thao thành tích cao của tỉnh.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
- Một số cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng và tầm quan trọng của thể thao thành tích cao trong đời sống và phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy, chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho sự phát triển thể thao thành tích cao; công tác tuyển chọn VĐV vào các tuyến vẫn mang tính bị động.
- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội hóa cho phát triển thể thao thành tích cao còn hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện còn thiếu; việc ứng dụng khoa học và công nghệ, y học thể thao trong huấn luyện, đào tạo VĐV thể thao thành tích cao chưa đáp ứng yêu cầu. Chế độ, chính sách phục vụ phát triển thể thao thành tích cao còn hạn chế, chưa phát huy mạnh mẽ được tiềm năng phát triển thể thao thành tích cao của Bắc Giang.
- Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp đối với HLV, VĐV chưa làm thường xuyên; một số HLV chưa chịu khó nghiên cứu để tiếp cận phương pháp huấn luyện mới cũng như tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn do Cục Thể dục thể thao và Liên đoàn Thể thao quốc gia tổ chức.
- Các đội tuyển thể thao của tỉnh ít có dịp đi cọ sát, tập huấn ở các trung tâm mạnh trong nước, đặc biệt là tập huấn ở nước ngoài để tích lũy tâm lý và kinh nghiệm thi đấu; một số giải trong hệ thống thi đấu quốc tế không tham dự được do nguồn kinh phí hạn chế, từ đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả thể thao của tỉnh.
- Chưa có chính sách thu hút nhân tài, chính sách ưu tiên đối với VĐV khi hết tuổi thi đấu dẫn đến bản thân VĐV và gia đình chưa yên tâm, chưa coi thể thao là một nghề cần được đầu tư phát triển.
Phần thứ Ba
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm: Phát triển thể thao thành tích cao là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và mỗi người dân, doanh nghiệp, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo; đảm bảo tốt mối quan hệ giữa phát triển thể thao thành tích cao với thể thao quần chúng và thể thao trường học. Thể thao thành tích cao phải xứng tầm và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phát huy nhân tố con người là trung tâm làm lành mạnh môi trường văn hóa, lối sống trong cộng đồng dân cư, phát triển nhân tài, nâng cao vị thế tỉnh Bắc Giang với các tỉnh, thành, ngành trong cả nước, khu vực và quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động TDTT, thu hút mọi nguồn lực của xã hội để phát triển thể thao thành tích cao trong giai đoạn mới.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030 nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo bước đột phá trong công tác tuyển chọn, huấn luyện, tập huấn và thi đấu. Tiếp tục tập trung đầu tư các môn thể thao thế mạnh của tỉnh13; đồng thời, nghiên cứu để phát triển mới một số môn thể thao có tiềm năng trong hệ thống thi đấu tại Thế vận hội (Olympic), Đại hội Thể thao Châu Á (Asiad), Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Đại hội Thể thao toàn quốc và các giải trẻ quốc gia, khu vực và quốc tế. Phấn đấu Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X-2026 xếp hạng từ 15-17/65 tỉnh, thành phố và ngành về tổng sắp huy chương và xếp thứ nhất các tỉnh miền núi, Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ XI-2030 xếp trong tốp 15/65 tỉnh, thành phố và ngành về tổng sắp huy chương và xếp thứ nhất các tỉnh miền núi; SEA Games lần thứ 33 tại Thái Lan có từ 5-7 huy chương các loại, lần thứ 34 tại Malaysia có từ 6-8 huy chương các loại.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Giai đoạn 2024 - 2026
- Hình thành và ổn định hệ thống đào tạo VĐV thể thao thành tích cao của tỉnh theo 4 tuyến: Học sinh NKTT, đội tuyển năng khiếu, đội tuyển trẻ, đội tuyển tỉnh với số lượng từ 500 - 550 VĐV và trên 100 học sinh NKTT.
- Tập trung đầu tư cho các môn thể thao có thế mạnh của tỉnh, trong đó chú trọng đầu tư phát triển các môn thể thao mũi nhọn, truyền thống của tỉnh, các môn thể thao có trong chương trình thi đấu Đại hội Thể thao toàn quốc, Sea games, Asiad, Olympic; nâng cao thành tích các môn thể thao mà VĐV Bắc Giang có thế mạnh, có sự phát triển ổn định về số lượng và chất lượng, trong đó tập trung các môn thể thao trọng điểm sau:
+ Nhóm 1: Điền kinh, Cờ vua, Cầu lông, Đá Cầu, Vật.
+ Nhóm 2: Wushu, Jujitsu, Cờ tướng, Cầu mây, Cử tạ, Boxing.
+ Nhóm 3: Đẩy gậy, Vovinam, Quần vợt, Judo, Golf.
- Phát triển 1 số môn thể thao mới như: Cờ vây, Kéo co, nhóm môn thể thao dưới nước (Canoeing, Rowing…), nhóm các môn Võ (Kickboxing, Kurask, Võ cổ truyền...)
- Các môn xã hội hóa như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bida, Bóng bàn.
- Hàng năm, tham gia thi đấu giành từ 200 - 230 huy chương các loại, trong đó có 6-8 huy chương quốc tế, đóng góp từ 15-20 VĐV vào các đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia, có từ 50 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia.
- Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X - 2026 phấn đấu đứng từ 15-17/65 tỉnh, thành, ngành về tổng sắp huy chương và xếp vị trí thứ nhất các tỉnh miền núi toàn quốc.
2.2.2. Giai đoạn 2027- 2030
- Tiếp tục duy trì phát triển các môn thể thao thế mạnh giai đoạn trước, duy trì hệ thống đào tạo VĐV tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT từ 550 - 600 VĐV và gần 200 học sinh NKTT cơ sở.
- Hàng năm tham gia thi đấu giành từ 220 - 250 huy chương các loại, trong đó có 8-10 huy chương quốc tế, đóng góp từ 20-25 VĐV vào các đội tuyển và đội tuyển trẻ quốc gia, có từ 70 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia.
- Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ XI năm 2030 phấn đấu trong tốp 15 các tỉnh, thành phố và ngành tham dự Đại hội trong bảng tổng sắp huy chương và xếp thứ nhất các tỉnh miền núi.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, xây dựng ban hành hệ thống chính sách, chế độ đối với HLV, VĐV thể thao phù hợp với quy định của Trung ương và tình hình thực tế của tỉnh.
- Bổ sung, tăng cường, nâng cao chất lượng đội ngũ HLV, VĐV thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
- Chuẩn hóa đội ngũ HLV, các tiêu chuẩn tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuyển chọn, huấn luyện, đào tạo, thi đấu.
- Tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện VĐV các môn thể thao trọng điểm, mũi nhọn, xây dựng lộ trình đào tạo VĐV các môn thể thao Olympic, Asiad. Đầu tư cao, có trọng tâm đối với những môn thể thao có thế mạnh, những VĐV có khả năng tranh chấp huy chương tại các giải quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng nhu cầu cho công tác huấn luyện, tập luyện, thi đấu các môn thể thao; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác huấn luyện, tập luyện của VĐV đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất cho việc tập luyện của các môn thể thao.
2. Giải pháp
2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND ngày 12/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh14;
- Năm 2025 trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số chính sách đặc thù đãi ngộ đối với HLV, VĐV giành được huy chương Olympic, Asiad, SEA Games; ưu tiên cao đối với các môn thể thao trọng điểm nhóm 1 gồm: Điền kinh, Cờ vua, Cầu lông, Đá Cầu, Vật và chính sách ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, tuyển dụng vào biên chế đối với HLV, VĐV đạt thành tích cao và có nhiều đóng góp cho thể thao tỉnh nhà sau khi kết thúc nhiệm vụ thi đấu (thôi làm VĐV).
- Đẩy mạnh xã hội hóa đối với thể thao thành tích cao, huy động các nguồn lực cho công tác xã hội hóa đối với thể thao thành tích cao của tỉnh, vận động các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tài trợ cho thể thao thành tích cao.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức có hiệu quả cho các VĐV, HLV đi tập huấn nâng cao trình độ ở nước ngoài. Xây dựng các chương trình đào tạo và tổ chức mời các chuyên gia trong lĩnh vực TDTT tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho HLV, VĐV của tỉnh.
2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực và chuyên môn a) Về thể thao quần chúng
- Xác định thể thao quần chúng là nền tảng, là cơ sở để phát hiện và tuyển chọn VĐV vào các đội tuyển thể thao của tỉnh, vì vậy, các huyện, thành phố và các ngành liên quan cần tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia tập luyện TDTT trong đó lựa chọn các môn thể thao phù hợp với thế mạnh từng địa phương, đơn vị nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển chọn, đào tạo về thể thao thành tích cao của tỉnh; hàng năm từ cơ sở đến cấp huyện, thành phố và tỉnh đều tổ chức nhiều giải thể thao quần chúng như: Vật, Cầu lông, Đá cầu, Bơi, Đẩy gậy, Việt dã, Võ thuật… để phát hiện các nhân tố kịp thời bồi dưỡng bổ sung lực lượng VĐV cho thể thao thành tích cao của tỉnh.
- Cấp tỉnh hàng năm tổ chức từ 20-25 giải thể thao cấp tỉnh, trong đó có các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh phù hợp với với lứa tuổi tuyển chọn những môn hiện đang đào tạo tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để phát triển sâu rộng phong trào thể thao quần chúng trong các đối tượng: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công ty Cổ phần Phân Đạm và Hóa chất Hà Bắc, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh…; phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp theo từng giai đoạn nhằm phát triển thể thao quần chúng nói chung, tổ chức các giải thể thao cho đối tượng thanh thiếu niên, học sinh nói riêng… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh.
b) Về thể thao thành tích cao
- Nâng cao chất lượng trong công tác tuyển chọn, ổn định mô hình đào tạo VĐV thể thao thành tích thể thao theo 4 tuyến15 để bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và lâu dài.
+ Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV của các bộ môn bảo đảm tính khoa học, phù hợp với từng môn, đối tượng tuyển chọn, có tố chất thể thao và năng khiếu thực sự và phải có dự báo về chuyên môn mang tính khả thi cao.
- Nâng cao chất lượng trong công tác huấn luyện nâng cao thành tích thể thao.
+ Để đạt được các mục tiêu đề ra, xác định vị thế của thể thao Bắc Giang qua các kỳ Đại hội thể thao toàn quốc là nhiệm vụ trọng tâm. Vì vậy, cần tập trung đầu tư cao cho các môn thể thao trọng điểm thuộc nhóm 1,2,3 (ưu tiên cao cho đào tạo các môn thể thao thuộc nhóm 1 theo 4 tuyến: Học sinh năng khiếu cơ sở, đội tuyển NKTT tỉnh, đội tuyển trẻ tỉnh, đội tuyển tỉnh).
+ Xây dựng kế hoạch tập luyện, tổ chức tập huấn ở nước ngoài hoặc các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia, các địa phương có thế mạnh đối với các đội tuyển, VĐV ưu tú của các môn thể thao trọng điểm, đặc biệt là các môn thể thao dự báo giành huy chương tại SEA Games, Asiad, ưu tiên cho các VĐV có dự báo thành tích để đi tập huấn tại nước ngoài (hàng năm cử ít nhất 2-5 đội tuyển thể thao đi tập huấn tại nước ngoài và có 8-12 cuộc thi đấu quốc tế).
+ Hàng năm có kế hoạch thuê HLV giỏi, chuyên gia để huấn luyện cho VĐV có khả năng tranh chấp huy chương ở các giải Quốc gia, khu vực và quốc tế.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo tuyến NKTT ở cơ sở
+ Xác định thế mạnh và phong trào TDTT ở các địa phương để mở các lớp năng khiếu thể thao tại cơ sở nhằm cung cấp VĐV cho các đội tuyển thể thao của tỉnh.
+ Xây dựng chương trình huấn luyện ban đầu và mở rộng các lớp NKTT tại cơ sở đối với các môn thể thao đào tạo tại cơ sở phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của học sinh NKTT, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, bổ sung VĐV các đội tuyển thể thao của tỉnh.
2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất
- Giai đoạn 2024 - 2026 tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất, công trình thể thao và đầu tư trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng nhu cầu tập luyện, thi đấu các môn thể thao thành tích cao và đăng cai tổ chức các giải cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, cụ thể như sau:
+ Xây dựng Sân vận động tỉnh (bao gồm cả sân Điền kinh) theo lộ trình; khu tập luyện và thi đấu thể thao dưới nước (bể bơi theo tiêu chuẩn quốc gia); xây dựng các nhà tập tại khu quy hoạch sân vận động phục vụ cho đội tuyển của một số môn như Vật, các môn Võ.
+ Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác huấn luyện thể thao thành tích cao như: Nhà tập thể lực, phòng xông hơi hồi phục, trang bị dụng cụ kiểm tra y sinh… Mua sắm các trang thiết bị tập luyện chung và chuyên môn cho các đội tuyển thể thao của tỉnh.
- Giai đoạn 2027 - 2030 tiếp tục khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất hiện có; đồng thời, đẩy nhanh lộ trình xây dựng Sân vận động tỉnh, khu tập luyện và thi đấu thể thao dưới nước; Tăng cường đầu tư mua sắm, bổ sung trang thiết bị, dụng cụ đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác huấn luyện thể thao thành tích cao.
- Các huyện, thành phố chỉ đạo, rà soát cơ sở vật chất hiện có để tiếp tục nâng cấp, xây dựng mới các công trình thể thao tại cấp huyện, thành phố nhằm phục vụ cho công tác phát triển phong trào thể thao ở cơ sở và đào tạo học sinh năng khiếu thể thao (đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tập luyện cho VĐV).
2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác phối hợp, hợp tác phát triển thể thao thành tích cao, ứng dụng khoa học - công nghệ, y học trong phát triển thể thao thành tích cao.
- Mở rộng mối quan hệ với các địa phương, các Trung tâm thể thao quốc gia, các Trường đại học TDTT để tranh thủ sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện, công tác đào tạo VĐV, ứng dụng khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực thể thao thành tích cao, tranh thủ sự giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như công tác tuyển chọn VĐV năng khiếu; tăng cường hợp tác quốc tế để đào tạo VĐV tài năng ở một số môn thể thao thích hợp.
- Tranh thủ sự ủng hộ của Cục TDTT và các Liên đoàn thể thao quốc gia cho tỉnh Bắc Giang đăng cai tổ chức các giải thể thao cấp quốc gia, khu vực và quốc tế tại tỉnh nhằm tạo động lực cho phong trào thể thao quần chúng phát triển; đồng thời, là cơ hội để thể thao thành tích cao của tỉnh hợp tác, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phương pháp huấn luyện… nhằm phát triển thể thao thành tích cao và góp phần quảng bá hình ảnh Bắc Giang (phấn đấu có từ 5-10 giải thể thao/01 năm được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang).
- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và khu vực nhằm nâng cao công tác chữa trị chấn thương cho VĐV.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện theo đề án giai đoạn 1 (2024-2026) là 216.870.220.000 đồng (chi tiết có phụ lục số 6 kèm theo) trong đó bao gồm:
- Kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Quy định chế độ, chính sách và hỗ trợ đối với huấn luyện viên, vận động viên, học sinh năng khiếu thể thao tỉnh Bắc Giang: 188.911.220.000 đ
- Kinh phí mới theo đề án: 27.959.000.000 đ
+ Kinh phí phát triển đào tạo môn thể thao mới: 12.549.000.000 đ
+ Kinh phí dã ngoại: 4.797.000.000 đ
+ Kinh phí tập huấn, thi đấu nước ngoài: 6.813.000.000 đ
+ Kinh phí thuê chuyên gia, HLV giỏi: 2.300.000.000 đ
+ Kinh phí trang thiết bị phòng tập thể lực chung cho VĐV: 1.500.000.000 đ.
2. Kinh phí thực hiện theo đề án giai đoạn 2 (2027-2030) là 327.716.040.000 đồng (chi tiết có phụ lục số 7 kèm theo) trong đó bao gồm:
- Kinh phí thực hiện theo Nghị quyết số 19/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Quy định chế độ, chính sách và hỗ trợ đối với huấn luyện viên, vận động viên, học sinh năng khiếu thể thao tỉnh Bắc Giang: 305.796.040.000 đ
- Kinh phí mới theo đề án: 21.920.000.000 đ
+ Kinh phí dã ngoại: 5.820.000.000 đ
+ Kinh phí tập huấn, thi đấu nước ngoài: 12.000.000.000 đ
+ Kinh phí thuê chuyên gia, HLV giỏi: 3.300.000.000 đ
+ Kinh phí trang thiết bị phòng tập thể lực chung cho VĐV: 800.000.000 đ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Đề án và báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan thực hiện Đề án.
- Xây dựng kế hoạch để triển khai, thực hiện Đề án (có báo cáo đánh giá sơ kết giai đoạn 2023-2026 và tổng kết thực hiện Đề án năm 2030). Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án trên cơ sở sơ kết, tổng kết và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, cũng như căn cứ theo xu thế phát triển thể thao thành tích cao trong khu vực và cả nước, có thể loại bỏ những môn đầu tư kém hiệu quả, đầu tư mới những môn có nhiều tiềm năng phát triển và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Giang và các cơ quan truyền thông liên quan tổ chức tuyên truyền các hoạt động TDTT nói chung, thể thao thành tích cao nói riêng và công tác đào tạo, huấn luyện, thi đấu thể thao di n ra trên địa bàn của tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực TDTT trên địa bàn tỉnh theo quy định; chỉ đạo các tổ chức hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, các cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao tham gia vào hoạt động đào tạo VĐV thể thao thành tích cao trên địa bàn tỉnh.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn đầu tư, tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Giang (nếu có).
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thể thao thành tích cao.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì tham mưu cân đối vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2026-2030 và hàng năm của tỉnh để triển khai các dự án, hạng mục về cơ sở vật chất Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.
3. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định hiện hành. Phối hợp hướng dẫn và giám sát việc sử dụng kinh phí đảm bảo theo quy định. Phối hợp với Sở VHTTDL rà soát, tham mưu trình cấp thẩm quyền ban hành nghị quyết, quyết định về cơ chế đặc thù, chính sách đãi ngộ, khuyến khích đối với VĐV, HLV.
4. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở VHTTDL tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí đảm bảo nhu cầu đội ngũ HLV các môn thể thao, thực hiện chính sách thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ, chuyên gia, HLV có trình độ chuyên môn cao và các VĐV xuất sắc của tỉnh có mong muốn được tuyển dụng để tiếp tục làm công tác huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao của tỉnh theo đúng quy định.
- Phối hợp với Sở VHTTDL, UBND các huyện, thành phố rà soát, sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập về lĩnh vực thể thao đảm bảo thu gọn đầu mối, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì nghiên cứu và áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong trường học; chỉ đạo các cơ sở giáo dục tạo điều kiện thuận lợi để chuyển, nhập học đối với VĐV, học sinh NKTT khi được tuyển chọn vào Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT của tỉnh.
- Đưa một số môn thể thao truyền thống, có thế mạnh hiện đang đào tạo của thể thao Bắc Giang là môn thể thao tự chọn vào chương trình giáo dục thể chất trong các trường phổ thông tỉnh Bắc Giang. Đưa nội dung thi đấu dành cho VĐV, học sinh NKTT của tỉnh vào trong chương trình thi đấu các giải thể thao học sinh do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức (nếu phù hợp).
- Phối hợp với Sở VHTTDL trong việc tìm kiếm và nuôi dưỡng, giữ nguồn nhân tài cho thể thao thành tích cao của tỉnh nhà, có những chính sách ưu tiên theo đúng quy định đối với VĐV, học sinh NKTT đạt thành tích tại các giải quốc gia, khu vực và quốc tế
6. Sở Xây dựng
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu cho tỉnh về quy hoạch và sửa chữa, xây dựng mới các công trình TDTT.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các công trình TDTT.
8. Các sở, ban, ngành có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp và tổ chức triển khai thực hiện Đề án đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Phối hợp với Sở VHTTDL chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án phát triển thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2030 trên địa bàn.
- Chỉ đạo Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao đẩy mạnh công tác truyền thông; tổ chức các lớp NKTT, các câu lạc bộ thể thao, các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao trong Nhân dân, nhất là trong đối tượng trẻ, thiếu niên và nhi đồng để tạo nguồn VĐV và từng bước cung cấp các VĐV tài năng cho các đội tuyển tỉnh.
- Quan tâm huy động các nguồn lực và triển khai đầu tư về cơ sở vật chất, các công trình TDTT, trang thiết bị TDTT đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo từng giai đoạn, đảm bảo đúng quy hoạch, quy định và hiệu quả.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất TDTT ở cơ sở, các điểm vui chơi giải trí tại các địa bàn khu dân cư và khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh các dịch vụ TDTT hỗ trợ đầu tư nhằm tạo điều kiện cho Nhân dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động TDTT./.
PHỤ LỤC 01.
TỔNG HỢP HUY CHƯƠNG ĐẠT ĐƯỢC TẠI CÁC GIẢI ĐẤU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2012 - 2022
ĐVT: Chiếc
TT |
Năm |
Tổng số huy chương |
Giải Vô địch quốc gia |
Giải Trẻ quốc gia |
Ghi chú |
||||||
Tổng |
HC Vàng |
HC Bạc |
HC Đồng |
Tổng |
HC Vàng |
HC Bạc |
HC Đồng |
||||
1 |
2012 |
83 |
42 |
12 |
11 |
19 |
41 |
9 |
12 |
20 |
|
2 |
2013 |
107 |
47 |
14 |
15 |
18 |
60 |
16 |
15 |
29 |
|
3 |
2014 |
96 |
44 |
15 |
14 |
15 |
52 |
14 |
11 |
27 |
|
4 |
2015 |
120 |
52 |
15 |
18 |
19 |
68 |
20 |
17 |
31 |
|
5 |
2016 |
142 |
51 |
15 |
14 |
22 |
91 |
17 |
24 |
50 |
|
6 |
2017 |
200 |
68 |
13 |
15 |
40 |
132 |
27 |
41 |
64 |
|
7 |
2018 |
187 |
56 |
17 |
13 |
26 |
131 |
36 |
37 |
58 |
|
8 |
2019 |
272 |
74 |
11 |
21 |
42 |
198 |
54 |
44 |
100 |
|
9 |
2020 |
283 |
94 |
27 |
27 |
40 |
189 |
41 |
60 |
88 |
|
10 |
2021 |
95 |
88 |
27 |
20 |
41 |
7 |
3 |
|
4 |
|
11 |
2022 |
335 |
180 |
42 |
46 |
92 |
155 |
33 |
37 |
85 |
|
Tổng |
1920 |
796 |
208 |
214 |
374 |
1124 |
270 |
298 |
556 |
|
PHỤ LỤC 02.
TỔNG HỢP HUY CHƯƠNG ĐẠT ĐƯỢC TẠI CÁC GIẢI ĐẤU QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2012 - 2022
ĐVT: Chiếc
TT |
Năm |
Tổng huy chương |
Giải Thế Giới |
Giải Châu Á |
Giải Đông Nam Á |
Ghi chú |
|||||||||
Tổng |
HC Vàng |
HC Bạc |
HC Đồng |
Tổng |
HC Vàng |
HC Bạc |
HC Đồng |
Tổng |
HC Vàng |
HC Bạc |
HC Đồng |
||||
1 |
2012 |
4 |
1 |
|
1 |
|
2 |
|
1 |
1 |
1 |
|
1 |
|
|
2 |
2013 |
16 |
10 |
4 |
5 |
1 |
0 |
|
|
|
6 |
1 |
3 |
2 |
|
3 |
2014 |
11 |
0 |
|
|
|
5 |
1 |
1 |
3 |
6 |
4 |
1 |
1 |
|
4 |
2015 |
8 |
6 |
3 |
2 |
1 |
0 |
|
|
|
2 |
|
1 |
1 |
|
5 |
2016 |
7 |
1 |
|
1 |
|
6 |
2 |
4 |
|
0 |
|
|
|
|
6 |
2017 |
11 |
5 |
3 |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
|
5 |
3 |
2 |
|
|
7 |
2018 |
16 |
0 |
|
|
|
9 |
2 |
3 |
4 |
7 |
4 |
1 |
2 |
|
8 |
2019 |
9 |
4 |
1 |
2 |
1 |
1 |
|
1 |
|
4 |
3 |
1 |
|
|
9 |
2020 |
0 |
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
|
10 |
2021 |
0 |
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
0 |
|
|
|
|
11 |
2022 |
13 |
0 |
|
|
|
5 |
3 |
|
2 |
8 |
6 |
1 |
1 |
|
Tổng |
95 |
27 |
11 |
12 |
4 |
29 |
8 |
11 |
10 |
39 |
21 |
11 |
7 |
|
PHỤ LỤC 03.
KẾT QUẢ THI ĐẤU CỦA ĐOÀN THỂ THAO BẮC GIANG TẠI CÁC KỲ ĐẠI HỘI THỂ THAO TOÀN QUỐC
TT |
Kỳ Đại hội |
Số môn tham gia |
Thành tích đạt được |
Tổng số |
Ghi chú |
||
HCV |
HCB |
HCĐ |
|||||
1 |
Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014 |
07 |
09 |
11 |
12 |
32 |
Với kết quả đạt được 33 huy chương các loại trong đó (09 HCV, 11 HCB, 12 HCĐ) xếp thứ 19 trên 65 tỉnh, thành, ngành tham dự Đại hội, xếp thứ 1/19 tỉnh miền núi. Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. |
2 |
Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII năm 2018 |
10 |
09 |
03 |
09 |
21 |
Với kết quả đạt được 09 HCV, 03 HCB, 09 HCĐ đoàn thể thao Bắc Giang xếp thứ 18 trên 65 tỉnh, thành, ngành tham dự; đứng thứ 1/19 tỉnh miền núi, Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. |
3 |
Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022 |
12 |
14 |
11 |
19 |
44 |
Với kết quả đạt được 44 huy chương các loại, trong đó có 14 HCV, 11 HCB, 19 HCĐ, đoàn thể thao Bắc Giang xếp thứ 17 trên 65 tỉnh, thành, ngành tham dự; xếp vị trí thứ 2/19 các tỉnh miền núi cả nước, Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. |
PHỤ LỤC 4.
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐẾN NĂM 2030
STT |
Môn |
Năm 2023 |
Giai đoạn từ năm 2024 - 2026 |
Tăng giai đoạn 1 |
Giai đoạn từ năm 2027 - 2030 |
Tăng giai đoạn 2 |
|||||||||||||||
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
|||||||||||||||
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
||
1 |
Điền Kinh |
4 |
15 |
4 |
25 |
4 |
25 |
4 |
25 |
|
|
4 |
25 |
4 |
30 |
4 |
30 |
4 |
30 |
|
|
2 |
Cờ vua |
6 |
28 |
6 |
35 |
6 |
35 |
6 |
35 |
|
|
6 |
40 |
6 |
40 |
6 |
40 |
6 |
40 |
|
|
3 |
Cầu lông |
5 |
35 |
5 |
35 |
5 |
35 |
5 |
35 |
|
|
5 |
40 |
5 |
40 |
5 |
40 |
5 |
40 |
|
|
4 |
Đá cầu |
5 |
37 |
5 |
35 |
5 |
35 |
5 |
35 |
|
|
5 |
40 |
5 |
40 |
5 |
40 |
5 |
40 |
|
|
5 |
Vật |
5 |
32 |
7 |
45 |
7 |
50 |
7 |
55 |
|
|
7 |
60 |
7 |
60 |
7 |
60 |
7 |
60 |
|
|
6 |
Đẩy gậy |
1 |
8 |
2 |
20 |
3 |
25 |
3 |
25 |
|
|
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
|
|
7 |
Wushu |
2 |
11 |
2 |
20 |
3 |
20 |
3 |
20 |
|
|
3 |
20 |
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
|
|
8 |
Jujitsu |
2 |
16 |
3 |
20 |
3 |
25 |
3 |
25 |
|
|
3 |
25 |
3 |
30 |
3 |
30 |
3 |
30 |
|
|
9 |
Cờ tướng |
1 |
12 |
1 |
20 |
2 |
20 |
3 |
25 |
|
|
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
|
|
10 |
Cầu mây |
2 |
12 |
2 |
25 |
3 |
25 |
3 |
30 |
|
|
3 |
30 |
3 |
30 |
3 |
30 |
3 |
30 |
|
|
11 |
Cử tạ |
1 |
11 |
2 |
20 |
2 |
25 |
3 |
25 |
|
|
3 |
30 |
3 |
30 |
3 |
30 |
3 |
30 |
|
|
12 |
Boxing |
2 |
9 |
2 |
15 |
2 |
18 |
3 |
18 |
|
|
3 |
20 |
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
|
|
13 |
Vovinam |
2 |
15 |
2 |
15 |
2 |
18 |
3 |
18 |
|
|
3 |
20 |
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
|
|
14 |
Quần vợt |
2 |
14 |
2 |
15 |
2 |
18 |
2 |
18 |
|
|
2 |
20 |
2 |
20 |
2 |
20 |
2 |
20 |
|
|
15 |
Judo |
1 |
5 |
2 |
15 |
2 |
16 |
2 |
16 |
|
|
2 |
20 |
2 |
20 |
2 |
20 |
2 |
20 |
|
|
16 |
Cờ vây |
0 |
0 |
1 |
10 |
2 |
15 |
2 |
20 |
|
|
2 |
20 |
2 |
20 |
2 |
20 |
2 |
20 |
|
|
17 |
Kéo co |
0 |
0 |
2 |
20 |
3 |
25 |
4 |
30 |
|
|
4 |
35 |
4 |
35 |
4 |
35 |
4 |
35 |
|
|
18 |
Gofl |
0 |
0 |
1 |
5 |
1 |
5 |
1 |
8 |
|
|
1 |
8 |
1 |
8 |
1 |
8 |
1 |
10 |
|
|
19 |
Nhóm các môn võ |
0 |
0 |
2 |
10 |
3 |
20 |
3 |
20 |
|
|
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
3 |
25 |
|
|
20 |
Nhóm các môn thể thao dưới nước (Canoing Rowing...) |
0 |
0 |
2 |
20 |
3 |
30 |
6 |
35 |
|
|
6 |
40 |
6 |
40 |
6 |
40 |
6 |
40 |
|
|
|
Tổng số |
40 |
260 |
55 |
425 |
65 |
485 |
70 |
515 |
|
|
70 |
565 |
70 |
590 |
70 |
590 |
70 |
600 |
|
|
Ghi chú số tăng so với năm trước liên kê và tổng số tăng cả giai đoạn |
|||||||||||||||||||||
|
Thực trạng 2023 |
Số tăng so với năm trước liên kề |
Tăng giai đoạn 1 |
Số tăng so với giai đoạn 1 |
Tăng giai đoạn 2 |
||||||||||||||||
Tăng |
40 |
260 |
14 |
165 |
11 |
60 |
5 |
30 |
30 |
255 |
0 |
50 |
0 |
25 |
0 |
0 |
0 |
15 |
0 |
90 |
PHỤ LỤC 5.
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO HỌC SINH NĂNG KHIẾU THỂ THAO ĐẾN NĂM 2030
STT |
Môn |
Năm 2023 |
Giai đoạn từ năm 2024 - 2026 |
Tăng giai đoạn 1 |
Giai đoạn từ năm 2027 - 2030 |
Tăng giai đoạn 2 |
|||||||||||||||
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
|||||||||||||||
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
HLV |
VĐV |
||
1 |
Điền Kinh |
3 |
12 |
3 |
12 |
3 |
12 |
3 |
12 |
|
|
3 |
12 |
3 |
12 |
3 |
12 |
3 |
12 |
|
|
2 |
Cờ vua |
1 |
5 |
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
|
|
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
|
|
3 |
Cầu lông |
1 |
12 |
2 |
12 |
2 |
12 |
2 |
12 |
|
|
2 |
12 |
2 |
12 |
2 |
12 |
2 |
12 |
|
|
4 |
Đá cầu |
3 |
12 |
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
|
|
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
|
|
5 |
Vật |
5 |
25 |
5 |
25 |
5 |
25 |
5 |
25 |
|
|
5 |
25 |
5 |
25 |
5 |
25 |
5 |
25 |
|
|
6 |
Đấy gậy |
0 |
0 |
1 |
6 |
1 |
10 |
1 |
10 |
|
|
1 |
10 |
1 |
10 |
1 |
10 |
1 |
10 |
|
|
7 |
Wushu |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
|
|
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
|
|
8 |
Jujitsu |
0 |
0 |
1 |
4 |
1 |
5 |
1 |
5 |
|
|
1 |
5 |
1 |
5 |
1 |
5 |
1 |
5 |
|
|
9 |
Cờ tướng |
0 |
0 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
|
|
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
|
|
10 |
Cầu mây |
1 |
6 |
1 |
6 |
1 |
6 |
1 |
6 |
|
|
1 |
6 |
1 |
6 |
1 |
6 |
1 |
6 |
|
|
11 |
Cử tạ |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
12 |
Boxing |
0 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
|
|
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
|
|
13 |
Vovinam |
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
|
|
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
2 |
8 |
|
|
14 |
Quần vợt |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
|
|
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
1 |
4 |
|
|
15 |
Judo |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
16 |
Cờ vây |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
17 |
Kéo co |
0 |
|
0 |
|
1 |
10 |
1 |
10 |
|
|
1 |
10 |
1 |
10 |
1 |
10 |
1 |
10 |
|
|
18 |
Gofl |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
19 |
Nhóm các môn thể thao dưới nước (Canoing Rowing...) |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
|
20 |
Nhóm các môn võ |
0 |
0 |
1 |
5 |
1 |
5 |
1 |
5 |
|
|
1 |
5 |
1 |
5 |
1 |
5 |
1 |
5 |
|
|
|
|
18 |
92 |
24 |
110 |
25 |
125 |
25 |
125 |
|
|
25 |
125 |
25 |
125 |
25 |
125 |
25 |
125 |
|
|
Ghi chú số tăng so với năm trước liên kê và tổng số tăng cả giai đoạn |
|||||||||||||||||||||
|
Thực trạng 2023 |
Số tăng so với năm trước liên kề |
Tăng giai đoạn 1 |
Số tăng so với giai đoạn 1 |
Tăng giai đoạn 2 |
||||||||||||||||
Tăng |
18 |
92 |
6 |
18 |
1 |
15 |
0 |
0 |
4 |
18 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
PHỤ LỤC 6.
KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2024 - 2026
STT |
Chỉ tiêu |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Tổng kinh phí giai đoạn 1 |
||||||
Chế độ |
HLV |
Tổng số tiền |
Chế độ |
HLV |
Tổng số tiền |
Chế độ |
HLV |
Tổng số tiền |
|||
I |
Chế đô dinh dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VĐV đội tuyển tỉnh |
240,000 |
140 |
11,961,600,000 |
240,000 |
172 |
14,695,680,000 |
240,000 |
182 |
15,550,080,000 |
42,207,360,000 |
|
VĐV đội tuyển trẻ |
200,000 |
140 |
9,968,000,000 |
200,000 |
172 |
12,246,400,000 |
200,000 |
182 |
12,958,400,000 |
35,172,800,000 |
|
VĐV đội tuyển NK |
150,000 |
194 |
10,359,600,000 |
150,000 |
201 |
10,733,400,000 |
150,000 |
216 |
11,534,400,000 |
32,627,400,000 |
|
Hoc sinh năng khiếu |
100,000 |
134 |
4,770,400,000 |
100,000 |
150 |
5,340,000,000 |
100,000 |
150 |
5,340,000,000 |
15,450,400,000 |
|
|
|
|
37,059,600,000 |
|
|
43,015,480,000 |
|
|
45,382,880,000 |
125,457,960,000 |
II |
Chế độ thi đấu (Tiền ăn chênh lệch) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VĐV đội tuyển tình |
80,000 |
140 |
336,000,000 |
80,000 |
172 |
412,800,000 |
80,000 |
182 |
436,800,000 |
1,185,600,000 |
|
VĐV đội tuyển trẻ |
120,000 |
140 |
504,000,000 |
120,000 |
172 |
619,200,000 |
120,000 |
182 |
655,200,000 |
1,778,400,000 |
|
VĐV đội tuyển NK |
170,000 |
194 |
989,400,000 |
170,000 |
201 |
1,025,100,000 |
170,000 |
216 |
1,101,600,000 |
3,116,100,000 |
|
|
|
|
1,829,400,000 |
|
|
2,057,100,000 |
|
|
2,193,600,000 |
6,080,100,000 |
III |
Kinh phí thi đấu |
|
4,740,000,000 |
|
545 |
5,450,000,000 |
|
580 |
5,800,000,000 |
15,990,000,000 |
|
IV |
Chế độ tiền lương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VĐV đội tuyển tỉnh |
180,000 |
140 |
7,660,800,000 |
180,000 |
150 |
8,208,000,000 |
180,000 |
160 |
8,755,200,000 |
24,624,000,000 |
|
VĐV đội tuyển trẻ |
75,000 |
140 |
3,192,000,000 |
75,000 |
150 |
3,420,000,000 |
75,000 |
160 |
3,648,000,000 |
10,260,000,000 |
|
VĐV đội tuyển NK |
55,000 |
194 |
3,243,680,000 |
55,000 |
180 |
3,009,600,000 |
55,000 |
190 |
3,176,800,000 |
9,430,080,000 |
|
|
|
|
14,096,480,000 |
|
|
14,637,600,000 |
|
|
15,580,000,000 |
44,314,080,000 |
V |
Kinh phí dã ngoại |
|
|
1,422,000,000 |
|
|
1,635,000,000 |
|
|
1,740,000,000 |
4,797,000,000 |
VI |
Kinh phí tập huấn, thi đấu nước ngoài |
|
|
2,000,000,000 |
|
|
2,260,000,000 |
|
|
2,553,000,000 |
6,813,000,000 |
VII |
Kinh phí thuê chuyên gia, HLV giỏi |
|
|
500,000,000 |
|
|
800,000,000 |
|
|
1,000,000,000 |
2,300,000,000 |
VIII |
Kinh phí thiết bị phòng tập thể lực |
|
|
500.000.000 |
|
|
500,000,000 |
|
|
500,000,000 |
1,500,000,000 |
IX |
Kinh phí trang thiết bị |
|
|
4,263,080,000 |
|
|
4,596,080,000 |
|
|
4,761,080,000 |
13,620,240,000 |
|
Tổng cộng các mục |
|
|
66,410,560,000 |
|
|
74,951,260,000 |
|
|
79,510,560,000 |
216,870,220,000 |
PHỤ LỤC 7.
KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2027 - 2030
STT |
Chỉ tiêu |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
Tổng kinh phí giai đoạn 2 |
||||||||
Chế độ |
SL |
Tổng số tiền |
Chế độ |
HLV |
Tổng số tiền |
Chế độ |
HLV |
Tổng số tiền |
Chế độ |
HLV |
Tổng số tiền |
|||
I |
Chế độ dinh dưỡng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VĐV đội tuyển tỉnh |
240,000 |
202 |
17,258,880,000 |
240,000 |
207 |
17,686,080,000 |
240,000 |
207 |
17,686,080,000 |
240,000 |
212 |
18,113,280,000 |
70,744,320,000 |
|
VĐV đội tuyển trẻ |
200,000 |
202 |
14,382,400,000 |
200,000 |
207 |
14,738,400,000 |
200,000 |
207 |
14,738,400,000 |
200,000 |
212 |
15,094,400,000 |
58,953,600,000 |
|
VĐV đội tuyển NK |
150,000 |
226 |
12,068,400,000 |
150,000 |
241 |
12,869,400,000 |
150,000 |
241 |
12,869,400,000 |
150,000 |
246 |
13,136,400,000 |
50,943,600,000 |
|
|
|
|
43,709,680,000 |
|
|
45,293,880,000 |
|
|
45,293,880,000 |
|
|
46,344,080,000 |
180,641,520,000 |
II |
Chế độ thi đấu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VĐV đội tuyển tỉnh |
80,000 |
202 |
484,800,000 |
80,000 |
207 |
496,800,000 |
80,000 |
207 |
496,800,000 |
80,000 |
212 |
508,800,000 |
1,987,200,000 |
|
VĐV đội tuyển trẻ |
120,000 |
202 |
727,200,000 |
120,000 |
207 |
745,200,000 |
120,000 |
207 |
745,200,000 |
120,000 |
212 |
763,200,000 |
2,980,800,000 |
|
VĐV đội tuyển NK |
170,000 |
226 |
1,152,600,000 |
170,000 |
241 |
1,229,100,000 |
170,000 |
241 |
1,229,100,000 |
170,000 |
246 |
1,254,600,000 |
4,865,400,000 |
|
|
|
|
2,364,600,000 |
|
|
2,471,100,000 |
|
|
2,471,100,000 |
|
|
2,526,600,000 |
9,833,400,000 |
III |
Kinh phí thi đấu |
|
|
6,300,000,000 |
|
|
6,550,000,000 |
|
|
6,550,000,000 |
|
|
6,700,000,000 |
26,100,000,000 |
IV |
Chế độ tiền lương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VĐV đội tuyển |
180,000 |
180 |
9,849,600,000 |
180,000 |
185 |
10,123,200,000 |
180,000 |
185 |
10,123,200,000 |
180,000 |
190 |
10,396,800,000 |
40,492,800,000 |
|
VĐV đội tuyển trẻ |
75,000 |
180 |
4,104,000,000 |
75,000 |
185 |
4,218,000,000 |
75,000 |
185 |
4,218,000,000 |
75,000 |
190 |
4,332,000,000 |
16,872,000,000 |
|
VĐV đội tuyển NK |
55,000 |
200 |
3,344,000,000 |
55,000 |
215 |
3,594,800,000 |
55,000 |
215 |
3,594,800,000 |
55,000 |
220 |
3,678,400,000 |
14,212,000,000 |
|
|
|
|
17,297,600,000 |
|
|
17,936,000,000 |
|
|
17936,000,000 |
|
|
18,407,200,000 |
71,576,800,000 |
V |
Kinh phí dã ngoại |
|
|
1,890,000,000 |
|
|
1,965,000,000 |
|
|
1,965,000,000 |
|
|
2,010,000,000 |
5,820,000,000 |
VI |
Thi đấu nước ngoài |
|
|
2,700,000,000 |
|
|
2,900,000,000 |
|
|
3,100,000,000 |
|
|
3,300,000,000 |
12,000,000,000 |
VII |
Kinh phí thuê chuyên gia, HLV giỏi |
|
|
500,000,000 |
|
|
800,000,000 |
|
|
1,000,000,000 |
|
|
1,000,000,000 |
3,300,000,000 |
VIII |
Kinh phí thiết bị phòng tập thể lực |
|
|
200,000,000 |
|
|
200,000,000 |
|
|
200,000,000 |
|
|
200,000,000 |
800,000,000 |
IX |
Trang thiết bị tập luyện |
|
|
4,521,080,000 |
|
|
4,621 080,000 |
|
|
4,621,080,000 |
|
|
4,681,080,000 |
18,444,320,000 |
|
Tổng cộng |
|
|
79,482,960,000 |
|
|
82,737,060,000 |
|
|
83,137,060,000 |
|
|
85,168,960,000 |
327,716,040,000 |
1 Thái Nguyên giành 18 huy chương Vàng
2 “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân. Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về y tế và các lĩnh vực ảnh hưởng đến sức khoẻ như môi trường, thể dục, thể thao, văn hoá… vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các cấp... Xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các đề án, chương trình về nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam. Quan tâm các điều kiện để mỗi người dân được bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo… Đổi mới căn bản giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường. Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể
3 nêu rõ mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2020-2025 là: “… đưa Bắc Giang phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc; có tốc độ tăng trưởng kinh tế nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước; kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, công nghiệp, đô thị. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của cả nước… Phấn đấu Bắc Giang nằm trong nhóm 15 tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô GRDP; thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người/năm) cao hơn bình quân cả nước. Vị thế, hình ảnh tỉnh Bắc Giang tiếp tục được khẳng định ở tầm cao mới”.
4 như: Võ (Vovinam, WuShu, Boxing), Đá cầu, Cầu lông gia đình, giải trẻ chạy Việt dã, giải thiếu niên, giải trẻ Vật tự do, Đẩy gậy
5 Cầu lông, Đá cầu, Cờ vua, Cờ tướng, Điền kinh, Vật, Đẩy gậy, Wushu, Jujitsu, Cầu mây, cử tạ, Boxing, Vovinam, Quần vợt, Judo
6 Cầu lông, Đá cầu, Cờ vua, Cờ tướng, Điền kinh, Vật, Đẩy gậy, Wushu, Jujitsu, Cầu mây, cử tạ, Boxing, Vovinam, Quần vợt, Judo
7 thuộc các bộ môn: Cầu lông, Đá cầu, Cờ vua, Điền kinh, Vật, Cầu mây, Wushu, Boxing, Vovinam, Quần vợt
8 quy định mức chi thực hiện chế độ dinh dưỡng đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao; hỗ trợ dinh dưỡng đối với học sinh năng khiếu thể thao; chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao trên địa bàn tỉnh
9 Quy định chế độ, chính sách và hỗ trợ đối với huấn luyện viên, vận động viên, học sinh năng khiếu thể thao Bắc Giang
10 ban hành Quy định một số chế độ và trang thiết bị đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao tỉnh Bắc Giang
11 quy định về khen thưởng, khuyến khích thành tích đạt được trong lĩnh vực thể thao, giáo dục-đào tạo, khoa học-kỹ thuật, văn hóa-văn nghệ, văn học-nghệ thuật và báo chí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
12 VĐV Nguyễn Thị Oanh, môn điền kinh là tiêu biểu cho thể thao Bắc Giang.
13 Cầu lông, cờ vua…
14 Quy định chế độ, chính sách và hỗ trợ đối với huấn luyện viên, vận động viên, học sinh năng khiếu thể thao tỉnh Bắc Giang
15 là học sinh năng khiếu thể thao, đội tuyển năng khiếu, đội tuyển trẻ, đội tuyển tỉnh
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.