KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1375/QĐ-KTNN |
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2020 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH V
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Thông báo số 123-TB/BCS ngày 17 tháng 8 năm 2020 kết luận của Ban Cán sự đảng Kiểm toán nhà nước phiên họp ngày 14 tháng 8 năm 2020;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V.
QUYẾT ĐỊNH:
Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V là đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, có chức năng giúp Tổng Kiểm toán nhà nước:
1. Đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của:
a) Các công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;
b) Các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ở trung ương quản lý các ngành, lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ trực tiếp quản lý;
c) Các chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc các lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp, y tế, giáo dục - đào tạo, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ;
d) Các dự án, công trình công nghiệp, công trình dân dụng và công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn quan trọng do Ủy ban nhân dân các cấp quản lý được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
2. Chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp và phát triển nông thôn để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
1. Theo dõi, cập nhật thông tin về việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các công trình, dự án và các doanh nghiệp thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị phục vụ cho công tác kiểm toán.
2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, trung hạn, dài hạn của đơn vị trình Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt;
3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt hoặc theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm đảm bảo mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng.
5. Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do đơn vị chủ trì kiểm toán.
6. Tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của các đơn vị được kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
7. Giải quyết kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán theo phân cấp của Kiểm toán nhà nước.
8. Tham mưu, giúp Tổng Kiểm toán nhà nước chuẩn bị ý kiến của Kiểm toán nhà nước về các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực công nghiệp, dân dụng, nông nghiệp và phát triển nông thôn để Tổng Kiểm toán nhà nước trình Quốc hội.
9. Tham gia với Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán xây dựng chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán đối với lĩnh vực kiểm toán được phân công; đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán thuộc các lĩnh vực kiểm toán do đơn vị thực hiện.
10. Khi tổ chức và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật, của Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán;
c) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hiện;
d) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận, kiến nghị kiểm toán về sai phạm trong báo cáo tài chính và sai phạm trong việc chấp hành pháp luật; đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật những trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
đ) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán;
e) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước hoặc cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật cho Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước;
g) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước trưng cầu giám định về chuyên môn khi cần thiết;
h) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước uỷ thác hoặc thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về tính trung thực của số liệu, tài liệu và kết luận, kiến nghị kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán thực hiện;
i) Thông qua hoạt động kiểm toán, đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước kiến nghị với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách và pháp luật;
k) Đề nghị Tổng Kiểm toán nhà nước chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý những vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán thuộc phạm vi kiểm toán của đơn vị.
11. Quản lý hồ sơ kiểm toán do đơn vị thực hiện; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
12. Xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và tổ chức thực hiện.
13. Quản lý công chức và người lao động của đơn vị theo quy định của Nhà nước và phân cấp của Kiểm toán nhà nước; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua - khen thưởng, kỷ luật, văn thư, lưu trữ, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học của đơn vị theo quy định của Nhà nước và của Kiểm toán nhà nước; định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước kết quả công tác của đơn vị.
14. Thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Tổng Kiểm toán nhà nước giao.
1. Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 1;
c) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 2;
d) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 3;
đ) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 4;
e) Phòng Kiểm toán đầu tư - dự án 5;
g) Phòng Kiểm toán hoạt động.
2. Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V gồm có: Kiểm toán trưởng, các Phó Kiểm toán trưởng, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
4. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
5. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị cấp phòng thuộc Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 601/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006 của Tổng Kiểm toán nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V; Quyết định số 2245/QĐ-KTNN ngày 29/12/2014 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc sửa đổi Quyết định số 601/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006; Quyết định số 931/QĐ-KTNN ngày 12/7/2007 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ; Quyết định số 827/QĐ-KTNN ngày 07/6/2010 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc bổ sung và sửa đổi Quyết định số 931/QĐ-KTNN ngày 12/7/2007.
Việc sửa đổi, bổ sung Quyết định này do Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TỔNG
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.