ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1363/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 03 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Thực hiện hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 5282/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 29 tháng 12 năm 2014 về việc quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 1174/TTr-STP-THPL ngày 17 tháng 3 năm 2015 của Giám đốc Sở Tư pháp;
Theo đề nghị của Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện công tác quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2015 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các Phụ lục hướng dẫn nội dung báo cáo, thống kê số liệu về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỰC
HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH NĂM 2015 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
1. Mục đích
Thực hiện kịp thời, đầy đủ, nghiêm túc các quy định về xử lý vi phạm hành chính, qua đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch phải được triển khai đồng bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, xác định trách nhiệm cho từng cấp, ngành, đơn vị một cách rõ ràng, công khai, minh bạch.
- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Bảo đảm các điều kiện về nhân lực và kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Xây dựng Quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành có liên quan trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố, có sự phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính với cơ quan quản lý người có thẩm quyền trực tiếp thực công tác xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện kịp thời, thông suốt, hiệu quả.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: các Sở, ban-ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Thời gian thực hiện: Quý III/2015.
b) Rà soát, theo dõi việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời phát hiện các quy định không khả thi, không phù hợp với thực tiễn hoặc chồng chéo, mâu thuẫn để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
Đơn vị chủ trì: các Sở, ban-ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Cả năm 2015.
2. Phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính
Các Sở, ban-ngành, Ủy ban nhân dân các quận huyện chủ động thực hiện việc hướng dẫn nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính; tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi lĩnh vực chuyên ngành hoặc phạm vi địa bàn của cơ quan, đơn vị mình được giao quản lý bằng các hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Đơn vị chủ trì: các Sở, ban-ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Cả năm 2015.
3. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Xác định đối tượng, phạm vi, nội dung kiểm tra trên cơ sở phạm vi, lĩnh vực trọng tâm về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Quý III/2015.
- Thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
Sở Tư pháp tham mưu đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành do Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn, với sự tham gia của đại diện các Sở, ban - ngành có liên quan đến lĩnh vực được kiểm tra. Đơn vị được mời tham dự: đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố. Địa bàn kiểm tra cụ thể do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định sau khi tham khảo ý kiến của các Sở, ban - ngành có liên quan.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: các Sở, ban-ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
Thời gian thực hiện: Quý III/2015.
b) Việc thanh tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện trên cơ sở đề nghị của cơ quan tư pháp các cấp khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn.
4. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bảo đảm tổng hợp số liệu đầy đủ, chính xác, đồng thời đưa ra được các nhận định, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong từng ngành, lĩnh vực, nêu lên được các vấn đề còn tồn tại, các khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân và các giải pháp, kiến nghị, đề xuất cụ thể. Nội dung báo cáo thực hiện theo các Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
Đơn vị thực hiện và thời gian thực hiện:
- Các Sở, ban-ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi lĩnh vực chuyên ngành hoặc phạm vi địa bàn của cơ quan, đơn vị mình được giao quản lý gởi về Sở Tư pháp trước ngày 10 tháng 4 năm 2015 đối với báo cáo 6 tháng, trước ngày 10 tháng 10 năm 2015 đối với báo cáo năm.
- Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo của các Sở, ban-ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện thành báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 4 năm 2015 đối với báo cáo 6 tháng, trước ngày 20 tháng 10 năm 2015 đối với báo cáo năm.
1. Giao Sở Tư pháp chủ trì, tổ chức thực hiện Kế hoạch này và hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện.
2. Các Sở, ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung thực hiện Kế hoạch theo đúng nội dung, yêu cầu, thời hạn nêu trong Kế hoạch này.
3. Kinh phí thực hiện
- Đối với các hoạt động thuộc trách nhiệm của Sở Tư pháp: Kinh phí thực hiện Kế hoạch này trong dự toán kinh phí không tự chủ năm 2015 của Sở Tư pháp và giao Sở Tài chính hướng dẫn Sở Tư pháp quyết toán kinh phí theo quy định.
- Đối với các hoạt động thuộc trách nhiệm của các Sở, ban - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện: Các cơ quan thực hiện việc lập dự toán, phân bổ kinh phí theo quy định.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan phản ánh cho Sở Tư pháp để được hướng dẫn thực hiện hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố./.
HƯỚNG
DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO CÔNG TÁC THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 1363/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
TÊN CƠ QUAN
CHỦ QUẢN1 |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-…… |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm |
BÁO CÁO
Công tác thi
hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Kỳ báo cáo ………..2
(Từ ngày ……..
đến
ngày …….)3
Thực hiện quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012 (Luật XLVPHC) và Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC về việc lập báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 06 tháng/hàng năm, [....]4 báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT XLVPHC VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT
- Nêu rõ tên, hình thức văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành của Ban Cán sự Đảng, Quận, huyện ủy, lãnh đạo Sở, ban-ngành/UBND cấp huyện trong việc triển khai thực hiện Luật XLVPHC và các văn bản quy định chi tiết thi hành5.
- Công tác phổ biến, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính: (nêu cụ thể hình thức, số cuộc, số lượt người tham dự,..)
- Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: (Nêu cụ thể số cuộc kiểm tra, số cuộc thanh tra, thời gian, đối tượng được kiểm tra, thanh tra, cách thức tổ chức kiểm tra, thanh tra,...)
- Các điều kiện bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: (Nêu cụ thể về tình hình tổ chức, bộ máy, số lượng cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm được phân công thực hiện nhiệm vụ tham mưu về công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về XLVPHC, tình hình bố trí máy móc, trang thiết bị, kinh phí,...)
II. BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Tình hình vi phạm hành chính
- Nêu tình hình vi phạm hành chính trên lĩnh vực/các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý của cơ quan báo cáo.
Trong nội dung này nêu tình hình chung về vi phạm hành chính, có sự phân tích các số liệu được nêu trong các Mẫu tổng hợp số liệu và so sánh, đánh giá tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước, phân tích nguyên nhân dẫn đến việc tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước.
2. Kết quả công tác xử phạt vi phạm hành chính
Nêu tổng quát về số vụ vi phạm hành chính bị phát hiện; tổng số vụ bị xử lý; số vụ không xử lý, lý do không xử lý (có thể chia theo ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý, so sánh tỷ lệ số vụ không xử lý trên tổng số vụ vi phạm bị phát hiện). Tổng số tiền phạt thu được, giá trị tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu (có so sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước).
Đánh giá chung về kết quả đạt được của công tác xử phạt vi phạm hành chính (đánh giá về hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước, tác dụng của việc thực hiện XPVPHC trong thực hiện quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được giao).
3. Khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử phạt vi phạm hành chính
(Từ thực tiễn công tác xử phạt vi phạm hành chính theo ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý trong kỳ báo cáo, [cơ quan lập báo cáo] đưa ra những nhận xét, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác xử phạt vi phạm hành chính).
Nêu cụ thể nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc (do quy định pháp luật, do việc tổ chức thực hiện, do các điều kiện bảo đảm thi hành,...).
4. Kiến nghị, đề xuất những chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác xử phạt vi phạm hành chính, góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa các vi phạm hành chính
(Các kiến nghị, đề xuất, các giải pháp phải gắn liền với những khó khăn, vướng mắc, bất cập nêu tại khoản 3; trường hợp kiến nghị liên quan đến các quy định pháp luật: nội dung kiến nghị phải nêu cụ thể đối với từng điều khoản của từng văn bản và có đề xuất cách xử lý).
III. BÁO CÁO TÌNH HÌNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH6
1. Tình hình vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Nêu tình hình vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn.
Trong nội dung này có sự phân tích các số liệu được nêu trong các Biểu mẫu tổng hợp số liệu và có so sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước.
- Nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Kết quả áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
Nêu tổng quát về tình hình vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội bị phát hiện, xử lý (có thể chia theo nhóm hành vi hoặc độ tuổi, giới tính của người vi phạm,...). Tổng số hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đã được lập và có so sánh sự tăng hay giảm so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá chung về kết quả đạt được của việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
3. Khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
(Từ thực tiễn áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong kỳ báo cáo, [cơ quan lập báo cáo] đưa ra những nhận xét, đánh giá về những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính).
4. Kiến nghị, đề xuất những chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, góp phần giảm thiểu và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội
(Các kiến nghị, đề xuất, các giải pháp phải gắn liền với những khó khăn, vướng mắc, bất cập nêu tại khoản 3; trường hợp kiến nghị liên quan đến các quy định pháp luật: nội dung kiến nghị phải nêu cụ thể đối với từng điều khoản của từng văn bản và có đề xuất cách xử lý).
5. Một số vấn đề khác
- Tình hình thực hiện quy định giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian làm thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo Điều 131 Luật XLVPHC.
- Nêu số lượng đối tượng đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng bỏ trốn trước và trong thời gian chấp hành biện pháp tại các cơ sở nêu trên theo quy định tại Điều 132 Luật XLVPHC; tình hình xử lý các trường hợp này như thế nào?
- Nêu số lượng đối tượng đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại bị ốm nặng, mắc bệnh hiểm nghèo không xác định được nơi cư trú thuộc trường hợp chuyển về cơ sở y tế để điều trị.
- Nêu số lượng đối tượng là người chưa thành niên hoặc người ốm yếu không còn khả năng lao động đã chấp hành xong thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được chuyển về cơ sở bảo trợ xã hội.
- Số lượng vụ việc bị khiếu nại, khởi kiện đối với việc lập hồ sơ đề nghị và ra quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính. Nêu một số nguyên nhân chính.
IV. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ7
1. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân
- Về thể chế;
- Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp;
- Về các điều kiện bảo đảm thi hành.
- …
2. Đề xuất, kiến nghị
|
………………..8 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.