ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 16 tháng 01 năm 2020 |
V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013;
Theo đề nghị của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tại Tờ trình số 02/TTr-PCTT ngày 13 tháng 01 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 trên địa bàn tỉnh Sơn La (có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành thành viên Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh; Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHÒNG,
CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 136/QĐ-UBND ngày 16/01/2020 của UBND tỉnh)
Để chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai kịp thời, hiệu quả; giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP KẾ HOẠCH
Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;
Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ Quy định về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai; Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ;
Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; Nghị định số 65/2019/NĐ-CP ngày 18/7/2019 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 104/2017/NĐ-CP ;
Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai;
Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;
Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;
Quyết định số 1857/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2014 và Quyết định số 2901/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt và công bố kết quả phân vùng bão và xác định nguy cơ bão, nước dâng do bão cho khu vực ven biển Việt Nam;
Quyết định số 1270/QĐ-TTg ngày 03/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ;
Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh Sơn La về việc Thực hiện Kết luận số 649-KL/TU ngày 16/6/2019 của Tỉnh ủy kết luận Hội nghị đánh giá công tác Phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Sơn La;
Quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt dự án rà soát, bổ sung quy hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 574/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc Phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai năm 2019 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1. Mục đích
- Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, an toàn về người và tài sản, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai có hiệu quả của toàn dân trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật.
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả.
- Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
- Tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về phòng, chống thiên tai và tác động của thiên tai đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân trong tỉnh.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ 4.0 phù hợp với công tác PCTT trong tình hình mới.
- Cung cấp thông tin cho việc lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chương trình nông thôn mới tại địa phương.
- Sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả trong việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai; ưu tiên các giải pháp phi công trình, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực và nhận thức cho cộng đồng chủ động PCTT.
- Có xét đến bối cảnh biến đổi khí hậu, khả năng xảy ra thiên tai cực đoan.
III. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
Sơn La là một tỉnh miền núi vùng Tây Bắc cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên. Tỉnh Sơn La gồm 12 đơn vị hành chính, có diện tích tự nhiên 1.412.349 ha, có tọa độ địa lý từ 20°39’ đến 22°02’ độ vĩ Bắc và 103°11’ đến 105°02’ độ kinh Đông. Vị trí giới hạn như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, Điện Biên và Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía Đông giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên.
Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La
Sơn La có địa hình phân hóa phức tạp, trên 87% diện tích tự nhiên có độ dốc từ 250 trở lên, chia cắt ngang và chia cắt sâu mạnh bởi các dãy núi cao, thung lũng, sông, suối và mặt bằng 02 cao nguyên. Sơn La nằm trong lưu vực chính của hệ thống sông Đà và sông Mã, ngoài ra còn có rất nhiều các con suối lớn nhỏ khác nhau đã tạo ra mạng lưới sông suối khá dày (0,66 - 0,85 km/km2); mùa mưa, lượng mưa tập trung kết hợp với độ dốc cao thường xảy ra lũ dồn, lũ quét, sạt lở đất; mùa khô lượng mưa nhỏ, lưu lượng trên các sông suối suy giảm, nhiều suối bị cạn kiệt hoặc không xuất hiện dòng chảy.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa Đông lạnh khô, mùa Hè nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa mưa chính thức kéo dài 5 tháng, lượng mưa trung bình năm 1.380 mm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2019 ước tăng 9,03% so với năm 2018; trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 2,4%; công nghiệp - xây dựng giảm 14,15%; khu vực dịch vụ tăng 10,81%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,9%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch: chiếm tỷ trọng cao và tiếp tục đóng góp nhiều nhất cho nền kinh tế là khu vực dịch vụ tăng từ 37,86% năm 2018 lên 42% năm 2019; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 29,3%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6% trong cơ cấu kinh tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng còn khó khăn, đặc biệt là hệ thống công trình giao thông, thủy lợi còn nhiều công trình tạm, thiếu đồng bộ; năng lực phòng, chống thiên tai thấp. Nhiều công trình đã bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2018 chưa thể khắc phục kịp thời.
1.1. Sơn La chịu ảnh hưởng của 17 loại hình thiên tai, gồm: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, sụt lún đất, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sương mù và cháy rừng.
1.2. Tập quán và điều kiện sinh sống của đồng bào các dân tộc ở tỉnh miền núi sinh sống gần nguồn nước, canh tác ven bờ sông suối, ở vùng thung lũng hay trên các sườn núi cao làm nương rẫy... là những nơi rất dễ bị tổn thương, ảnh hưởng nhiều hơn về tần suất xảy ra các dạng thiên tai lũ quét, sạt lở, gió lốc, rét hại, băng giá.
1.3. Đời sống nhân dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, yếu và thiếu về khả năng ứng phó, về phương tiện, trang thiết bị, công cụ trong phòng, chống thiên tai; thiếu kiến thức, kỹ năng, ý thức phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Công tác cảnh báo, thông tin, truyền tin, tuyên truyền và tiếp nhận thông tin còn rất nhiều khó khăn, hạn chế đặc biệt tại cơ sở từ cấp xã đến các hộ gia đình và người dân. Còn nhiều cộng đồng sinh sống trong vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
1.4. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khu đô thị, phát triển sản xuất làm vùi lấp, ngăn cản dòng chảy thoát lũ tự nhiên; khai thác tài nguyên, khoáng sản phá vỡ cân bằng sinh thái, thảm phủ thực vật suy giảm làm gia tăng nguy cơ, cường độ, tần suất, cấp độ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, gió lốc, nắng nóng, hạn hán, rét hại, sương muối, băng giá.
1.5. Ảnh hưởng Biến đổi khí hậu, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Sơn La diễn biến thời tiết phức tạp, cực đoan, bất thường; xảy ra các dạng thiên tai khó lường, tần suất, cấp độ gia tăng, hậu quả thiệt hại nghiêm trọng hơn.
1.6. Hệ thống kênh tiêu thoát lũ, ngập úng; kè chống sạt lở trên sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở; các công trình phòng chống, chế ngự lũ, lũ quét và sạt lở năng lực phòng chống còn thiếu và yếu.
1.7. Tình trạng ngập lụt đã và đang gia tăng, phát sinh tại các khu đô thị, trung tâm các huyện, đặc biệt là những khu vực dọc đường quốc lộ 6, do phát triển dân cư, cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất làm ngăn cản dòng chảy thoát lũ, vùi lấp các cửa hang thoát lũ tự nhiên, hệ thống tiêu thoát nước chưa phù hợp điều kiện phòng chống mưa lũ trên địa bàn.
2. Khu vực xung yếu, trọng điểm nguy cơ với các dạng thiên tai
Hình 2: Bản đồ các vị trí đã xảy ra lũ quét và sạt lở đất
Hình 3: Bản đồ phân bố lượng mưa 1 ngày lớn nhất
Hình 4: Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất
(Vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt tại Phục lục 1a, 1b).
V. HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
5.1. Hệ thống đo mưa tự động
Hình 5. Bản đồ vị trí các trạm đo mưa tự động
TT |
Trạm |
TT |
Trạm |
1 |
Nà Ớt - Mai Sơn |
14 |
Mường Giôn - Quỳnh Nhai |
2 |
Chiềng Đen - TP Sơn La |
15 |
Mường Sại - Quỳnh Nhai |
3 |
Bó Mười - Thuận Châu |
16 |
Xím Vàng - Bắc Yên |
4 |
Chiềng Chăn - Mai Sơn |
17 |
Hua Nhàn - Bắc Yên |
5 |
Nà Bó - Mai Sơn |
18 |
Mường Thải - Phù Yên |
6 |
Mường Bám 1 - Thuận Châu |
19 |
Lóng Sập - Mộc Châu |
7 |
Mường Lạn - Sốp Cộp |
20 |
Chiềng Khừa - Mộc Châu |
8 |
Mường Lèo - Sốp Cộp |
21 |
Gia Phù - Phù Yên |
9 |
Tân Xuân - Vân Hồ |
22 |
Chiềng Khoa - Vân Hồ |
10 |
Sập Xa - Phù Yên |
23 |
Chiềng Đông - Yên Châu |
11 |
Chiềng Pha - Thuận Châu |
24 |
Lóng Phiêng - Yên Châu |
12 |
Bon Phặng - Thuận Châu |
25 |
Chiềng Công - Mường La |
13 |
Chiềng Bôm - Thuận Châu |
|
|
(Các trạm do BCH PCTT&TKCN tỉnh quản lý)
5.2 Điểm đo mực nước và cảnh báo lũ trên các sông suối
- Trạm Cầu Sông Mã, huyện Sông Mã;
- Trạm Quảng Tiến, huyện Sông Mã;
- Trạm Nà Xá, huyện Phù Yên;
- Trạm Cầu 308, thành phố Sơn La;
- Trạm Hát Lót, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn;
5.3. Cột mốc cảnh báo lũ và mức báo động lũ trên các sông suối
1. Suối Nậm La
Cấp báo động |
Vị trí |
||||
Mốc SL1 |
Mốc SL2 |
Mốc SL3 |
Mốc SL4 |
Mốc SL5 |
|
Tọa độ: 2357855; 386638 |
Tọa độ: 2358908; 3870452 |
Tọa độ: 2361601; 387126 |
Tọa độ: 2364823; 386847 |
Tọa độ: 2367607; 388163 |
|
I |
599,70 |
595,00 |
586,50 |
580,00 |
575,50 |
II |
601,20 |
596,00 |
588,00 |
581,00 |
577,00 |
III |
602,70 |
597,50 |
589,50 |
582,50 |
578,50 |
Khẩn cấp |
604,20 |
599,00 |
591,00 |
584,00 |
580,00 |
2. Suối Nậm Pàn
Cấp báo động |
Vị trí |
||
Mốc MS1 |
Mốc MS2 |
Mốc MS3 |
|
Tọa độ: 2344831; 406121 |
Tọa độ: 2345750; 406171 |
Tọa độ: 2346047; 405558 |
|
I |
514,00 |
512,00 |
510,50 |
II |
515,00 |
513,50 |
512,50 |
III |
516,00 |
515,00 |
514,00 |
Khẩn cấp |
517,00 |
516,50 |
515,50 |
3. Suối Tấc
Cấp báo động |
Vị trí |
||||
Mốc PY1 |
Mốc PY2 |
Mốc PY3 |
Mốc PY4 |
Mốc PY5 |
|
Tọa độ: 2353879, 456007 |
Tọa độ: 2351889, 464528 |
Tọa độ: 2349788, 463175 |
Tọa độ: 2348900, 461292 |
Tọa độ: 2345813, 460365 |
|
I |
179,00 |
162,50 |
151,00 |
140,00 |
121,00 |
II |
180,00 |
163,50 |
152,00 |
141,50 |
122,50 |
III |
181,00 |
164,50 |
153,00 |
143,00 |
124,00 |
Khẩn cấp |
182,00 |
165,50 |
154,00 |
144,50 |
125,50 |
4. Sông Mã
Cấp báo động |
Vị trí |
|||
Mốc SM1 |
Mốc SM2 |
Mốc SM3 |
Mốc SM4 |
|
Tọa độ: 2330954, 368784 |
Tọa độ: 2329755, 369427 |
Tọa độ: 2328448, 369497 |
Tọa độ: 2327811, 371688 |
|
I |
322,00 |
320,00 |
319,50 |
313,00 |
II |
323,50 |
321,50 |
321,00 |
314,50 |
III |
325,00 |
323,00 |
322,50 |
316,00 |
Khẩn cấp |
326,50 |
324,50 |
324,00 |
317,50 |
5.4. Một số công trình kè trọng điểm
STT |
Địa điểm |
Tuyến bờ sông/ bờ suối |
Thời gian xây dựng |
Chiều dài (m) |
Giải pháp kỹ thuật |
1 |
Xã Chiềng Ly - Thuận Châu |
Kè Suối Muội |
2009-2010 |
1,5 |
Kè mềm, tấm bê tông đúc sẵn lắp ghép |
2 |
Xã Quang Huy - Phù Yên |
Kè Suối Tấc |
2007-2010 |
6 |
Kè mềm, tấm bê tông đúc sẵn lắp ghép |
3 |
Thành phố Sơn La |
Kè suối Nậm La |
2016-2018 |
12,5 |
Bê tông M250, tường bản sườn |
4 |
Thị Trấn Sông Mã - Huyện Sông Mã |
Kè Sông Mã |
2016-2018 |
1,945 |
Bê tông trọng lực, ốp mái |
5 |
Xã Mường Giàng - Huyện Quỳnh Nhai |
Kè suối Lu |
2014-2015 |
2,975 |
Kè mềm, tấm bê tông đúc sẵn lắp ghép |
6 |
Xã Chiềng Pấc - Thuận Châu |
Thoát lũ Suối Dòn |
2015 |
545 |
Kè mềm, tấm bê tông đúc sẵn lắp ghép |
1. Tổ chức thực hiện Kế hoạch 193/KH-UBND ngày 05/9/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 649-KL/TU ngày 16/6/2019 của Tỉnh ủy kết luận Hội nghị Đánh giá công tác Phòng, chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh.
2. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 137/KH-UBND ngày 07/8/2018 của UBND tỉnh Sơn La về Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác Phòng, chống thiên tai.
3. Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các cấp, các ngành để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở mỗi cấp, mỗi ngành. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN bảo đảm chế độ thông tin, báo cáo kịp thời giữa Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành.
4. Cập nhật, bổ sung, hoàn thiện các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó với thiên tai; đặc biệt là tiếp tục rà soát, bổ sung phương án ứng phó với hạn hán, phòng chống lũ quét và siêu bão trong mùa mưa lũ.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trong đó tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống, ứng phó với thiên tai và Luật Phòng, chống thiên tai đến cấp xã. Tuyên truyền phổ biến Nghị định 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều.
6. Nâng cao chất lượng thông tin, truyền tin, dự báo, cảnh báo thời tiết và thiên tai đến cộng đồng và người dân; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó của các cấp chính quyền, đặc biệt tại cơ sở xã, bản, cộng đồng dân cư đảm bảo thông tin chỉ đạo kịp thời, thông suốt.
7. Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình trọng điểm về phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi, giao thông để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất, kinh doanh.
8. Triển khai kế hoạch quản lý, đầu tư trang bị bổ sung các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
9. Tổ chức và hoạt động Quỹ phòng, chống thiên tai theo Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ. Triển khai tốt công tác quản lý, thu - chi, sử dụng, quyết toán Quỹ Phòng, chống thiên tai.
10. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hệ thống công trình thủy lợi; có kế hoạch sửa chữa kịp thời những công trình hư hỏng. Lập phương án cụ thể phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn tuyệt đối với các hồ chứa, an toàn công trình trong mùa mưa lũ; ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.
11. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực, đặc biệt là sự phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển khu dân cư, phát triển sản xuất phải gắn liền với phòng, chống thiên tai, phù hợp với quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.
12. Xây dựng kế hoạch Phòng chống thiên tai cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025.
13. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ theo quy định, cập nhật theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo, báo cáo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. (Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)
VII. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp phi công trình
1.1. Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2019 và triển khai kế hoạch công tác năm 2020, đặc biệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý tình huống thiên tai.
1.2. Triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai; Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; chú trọng việc lồng ghép các biện pháp, nội dung phòng, chống thiên tai vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các sở, ngành, các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn.
1.3. Cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng, chống, ứng phó thiên tai, đặc biệt xây dựng phương án ứng phó với hạn hán, gió lốc, mưa đá, lũ quét và sạt lở đất trong mùa mưa lũ.
1.4. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các Sở, ngành, các huyện, thành phố tiếp tục triển khai thực tốt kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; tăng cường công tác phối hợp hoạt động ứng phó cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm.
1.5. Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, sở, ban, ngành theo quy định của Chính phủ để thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
1.6. Lập kế hoạch mua sắm trang bị các phương tiện, trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các địa phương, lĩnh vực ngành để thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai.
1.7. Triển khai tổ chức đào tạo, tập huấn thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng năm 2020 trên địa bàn tỉnh, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó với thiên tai đến cấp xã, nhất là các trọng điểm dân cư sinh sống, sản xuất tại các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng, thường xuyên xảy ra thiên tai.
1.8. Tiếp tục rà soát, triển khai thực hiện các dự án di dời các hộ dân tại các khu vực xung yếu, trong đó tập trung tổ chức di dời trước đối với những hộ dân đang sinh sống trong khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng lũ quét, sạt lở, ngập lụt.
1.9. Triển khai thực hiện phương án phòng chống rét hại, sương muối (theo Công văn số 3119/SNN-CNTY&TS ngày 22/10/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân năm 2019-2020; Công văn số 1620/SNN-CNTY ngày 29/6/2018 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi, Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh Sơn La về tăng cường công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả của rét đậm, rét hại đối với cây trồng, vật nuôi và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La); phương án phòng chống hạn hán đầu năm 2020 (theo Kế hoạch số 246/KH-UBND ngày 23/12/2019 của UBND tỉnh Sơn La về Thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2019-2020).
1.10. Xây dựng và triển khai Kế hoạch kiểm tra đảm bảo an toàn các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh trước, trong và sau mùa mưa lũ để đảm bảo công trình hoạt động an toàn, chủ động cấp nước phục vụ sản xuất và dân sinh.
1.11. Các địa phương, đơn vị chức năng kiểm tra và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, như: tình trạng xây dựng, san lấp mặt, khai thác vật liệu bằng trái phép lấn chiếm, ngăn cản, gây tắc nghẽn dòng chảy sông suối khe rạch, kênh, mương; xâm phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi làm tăng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt. Tuyên truyền giáo dục pháp luật về các hành vi bị cấm tại Điều 12 của Luật Phòng, chống thiên tai; thực hiện nghiêm túc Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
1.12. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện thu, nộp Quỹ phòng, chống thiên tai đúng, đủ theo quy định; Ban chỉ huy PCTT&TKCN tổ chức thực hiện ký quy chế phối hợp với cục thuế tỉnh để thu quỹ phòng, chống thiên tai đối với doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
1.13. Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, ngành, đơn vị tổ chức trực ban PCTT&TKCN theo quy định, nắm chắc diễn biến tình hình, tình huống, kịp thời thông báo, cảnh báo và thông tin kịp thời diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, điều hành và thông tin, cảnh báo, hướng dẫn đến nhân dân biết để kịp thời ứng phó an toàn, hiệu quả. Nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường do thiên tai gây ra.
1.14. Kiểm tra, xác minh, thống kê và báo cáo kịp thời, đúng quy định Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La.
2. Biện pháp công trình
2.1. Các Chủ đầu tư tập trung lãnh đạo chỉ đạo việc khắc phục hậu quả lũ quét, sạt lở năm 2019 ổn định đời sống sinh hoạt những điểm tái định cư vùng thiên tai, khắc phục diện tích sản xuất, cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại, an toàn mùa mưa lũ năm 2020.
2.2. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thôn, bản, tiểu khu trước và trong mùa mưa lũ tổ chức kiểm tra, tuần tra, vận động nhân dân phát quang, nạo vét thanh thải dòng chảy các khe suối, lưu vực phía thượng lưu, đầu nguồn; an toàn hành lang giao thông, hành lang lưới điện trong mùa mưa bão. Tiếp tục cắm biển cảnh báo tại những khu vực xung yếu, khu vực nguy cơ cao, không an toàn lũ quét, sạt lở, ngập lụt theo Rà soát, bổ sung quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
2.3. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành trước mùa mưa lũ các dự án di chuyển dân vùng thiên tai, các công trình kè bảo vệ khu dân cư, kè thoát lũ, cầu, cống giao thông, thủy lợi... đảm bảo an toàn trong phòng chống thiên tai lũ quét, sạt lở, ngập lụt.
2.4. Đối với các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng trong khu vực được cảnh báo có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất (tại bản đồ Phân vùng cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tỷ lệ 1/25000 trong Quy hoạch Phòng, chống thiên tai tỉnh Sơn La đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030) phải có giải pháp công trình để phòng, chống lũ quét và sạt lở đất.
VIII. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Bộ Chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
1.1. Xây dựng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch, phương án chủ động lực lượng, phương tiện hỗ trợ, chi viện ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; sẵn sàng ứng phó với tình huống mưa lớn xảy ra lũ quét, sạt lở, ngập lụt. Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt xây dựng lực lượng tại chỗ, trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ, hướng dẫn kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống thiên tai.
1.2. Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác ứng cứu, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, sơ tán dân khi xảy ra thiên tai; đặc biệt là tại các khu vực xung yếu lũ quét, sạt lở, ngập lụt (ven sông, ven suối, vùng trũng thấp...). Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN theo sự phân công của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
1.3. Điều hành xử lý công tác cứu hộ, cứu nạn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tác chiến và làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết; bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự xã hội, bảo vệ an ninh biên giới khi có thiên tai xảy ra.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2.1. Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, khắc phục mưa lũ, sạt lở, gió lốc, rét hại, hạn hán, cháy rừng; theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai và biện pháp khắc phục hậu quả. Phụ trách nghiên cứu khoa học về định hướng chiến lược công tác phòng, chống thiên tai lũ, lụt, úng, hạn gắn với bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2.2. Chỉ đạo Kiểm tra, xác minh, thống kê và báo cáo kịp thời, đúng quy định Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực ngành quản lý.
3.1. Phối hợp các địa phương, đơn vị kiểm tra bảo đảm giao thông thông suốt phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, sơ tán dân; điều phối, kiểm soát an toàn giao thông ở khu vực xảy ra thiên tai.
3.2. Có kế hoạch dự phòng huy động thiết bị cơ động, phương tiện cơ giới, vận tải đường bộ, đường thủy phù hợp với địa hình khi xảy ra thiên tai để kịp thời đáp ứng yêu cầu sơ tán dân cư, lực lượng cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ... theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
3.3. Xây dựng phương án của ngành để ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó với tình huống mưa lũ, siêu bão xảy ra.
3.4. Chỉ đạo Kiểm tra, xác minh, thống kê và báo cáo kịp thời, đúng quy định Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực ngành quản lý.
4.1. Chỉ đạo quy hoạch xây dựng, cấp thoát nước, phát triển đô thị và thị tứ lồng ghép, gắn liền với công tác phòng chống thiên tai, đặc biệt là công tác chống ngập úng tại các khu đô thị.
4.2. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát chế độ bảo trì, duy tu sửa chữa, xử lý các công trình dân dụng, công nghiệp xuống cấp nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống thiên tai lũ, lốc, sạt lở.
4.3. Chỉ đạo, kiểm tra, xác minh, báo cáo, phối hợp giải quyết sự cố kịp thời với cấp có thẩm quyền đúng quy định theo Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, đối với các sự cố công trình (mức độ hư hại công trình, thiệt hại về người) khi xảy ra trong thiên tai.
4.4. Chỉ đạo Kiểm tra, xác minh, thống kê và báo cáo kịp thời, đúng quy định Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực ngành quản lý.
5.1. Chuẩn bị cơ số thuốc và dụng cụ y tế, phòng ngừa dịch bệnh, chỉ đạo hệ thống bệnh viện, trạm y tế chủ động phương án cấp cứu thương vong, phòng ngừa dịch bệnh bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, khắc phục hậu quả lụt bão. Xây dựng kế hoạch, phương án của ngành để tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả, diễn tập phòng chống thiên tai.
5.2. Chỉ đạo Kiểm tra, xác minh, thống kê và báo cáo kịp thời, đúng quy định Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực ngành quản lý.
6.1. Chỉ đạo đảm bảo về dự trữ lương thực, nhiên liệu, hàng hóa nhu yếu phẩm trong khắc phục hậu quả thiên tai; đặc biệt những vùng cách sông, đường đi lại khó khăn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa; xử lý bình ổn giá các mặt hàng khi có thiên tai xảy ra. Kiểm tra, đôn đốc các dự án và các nhà máy thủy điện nghiêm túc thực hiện quy định về quy trình vận hành, phương án phòng chống lũ bão đảm bảo an toàn đập, nhà máy và vùng hạ du.
6.2. Chỉ đạo Kiểm tra, xác minh, thống kê và báo cáo kịp thời, đúng quy định Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực ngành quản lý.
7. Sở Thông tin và truyền thông
7.1. Đảm bảo công tác thông tin truyền thông phục vụ phòng, chống thiên tai, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống.
7.2. Chỉ đạo Kiểm tra, xác minh, thống kê và báo cáo kịp thời, đúng quy định Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực ngành quản lý.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ và của tỉnh về hỗ trợ đối với các gia đình có người chết, bị thương, nhà cửa bị đổ... do thiên tai gây ra, đồng thời hướng dẫn UBND các huyện, thành phố giải quyết các chính sách, chế độ trợ giúp đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định.
9.1. Xây dựng kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành, chỉ đạo việc xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo phù hợp với đặc điểm thiên tai của từng vùng đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh. Tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
9.2. Chỉ đạo Kiểm tra, xác minh, thống kê và báo cáo kịp thời, đúng quy định Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và đầu tư Hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra và theo Đơn giá tính thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh Sơn La ban hành tại Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La đối với lĩnh vực ngành quản lý.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính: Chủ trì tổ chức thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phối hợp với sở Tài chính ưu tiên đề xuất, cân đối nguồn kinh phí hàng năm về công tác PCTT&TKCN, lập kế hoạch xin nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh giành cho công tác PCTT&TKCN.
11. Sở Tài nguyên và môi trường
11.1. Đảm bảo các về vấn đề về bảo vệ môi trường trong mùa mưa, lũ; khắc phục ô nhiễm môi trường do thiên tai gây ra, phối hợp với các đơn vị liên quan xác lập phương án thích hợp bố trí di chuyển dân, sơ tán và tạm cư phòng, tránh thiên tai tại các địa bàn xung yếu, trọng điểm về lũ quét, sạt lở đất.
11.2. Chỉ đạo, kiểm tra việc khai thác vật liệu, khoáng sản tránh các hoạt động tác động tiêu cực gây tiềm ẩn, làm tăng nguy cơ thiệt hại do mưa lũ, lụt, sạt lở đất gây ra.
12. Sở Ngoại vụ: Làm đầu mối trong quan hệ và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ các thủ tục hành chính trong việc triển khai các chương trình hoặc dự án nhân đạo, phát triển và viện trợ khẩn cấp do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giúp đỡ địa phương khi thiên tai xảy ra.
13. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cấp: Tổ chức vận động và tiếp nhận sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân kịp thời cứu trợ, hỗ trợ cho nhân dân vùng bị thiên tai ổn định đời sống.
14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn: Thực hiện chế độ phát tin cảnh báo, thông báo, truyền tin khi xảy ra thiên tai theo quy định, thực hiện các chương trình chuyên đề về phòng, chống, ứng phó thiên tai, hiểm họa.
15. Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh
15.1. Tham mưu cho Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; Tổ chức lực lượng trực ban 24h/24h theo quy định và phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, xử lý kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả các dạng thiên tai. Đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện tốt hoạt động phòng, chống thiên tai; Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy; Quỹ phòng chống thiên tai; tổ chức lực lượng trực ban 24h/24h theo quy định.
15.2. Thu thập xử lý thông tin, báo cáo Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh để ra các chỉ lệnh kịp thời về phòng chống thiên tai; xây dựng, dự thảo các báo cáo theo quy định.
15.3. Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Bắc và các đơn vị liên quan đầu tư xây dựng lắp đặt bổ sung thiết bị, mạng lưới các trạm đo mưa và trạm đo mực nước, các thiết bị thông tin, thông báo, cảnh báo, báo động thiên tai tại cộng đồng trên địa bàn phục vụ việc thông tin cảnh báo kịp thời, chủ động phòng, chống, ứng phó đạt hiệu quả.
16. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh: Chủ động theo dõi, trực tiếp xuống địa bàn được phân công phụ trách để kiểm tra công tác chuẩn bị phòng, chống, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra. Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh kiểm tra, xử lý những nội dung liên quan trong công tác phòng, chống, ứng phó các dạng thiên tai thuộc lĩnh vực, địa bàn trọng điểm.
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
17.1. Cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
17.2. Quán triệt thực hiện phương châm "4 tại chỗ" (Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; Hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương có hiệu quả). Chủ động lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí sẵn sàng ứng kịp thời các tình huống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
17.3. Xây dựng kế hoạch đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần về lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương và nơi tạm cư. Bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, cứu hộ, cứu nạn, cứu sập và giúp đỡ các gia đình bị nạn. Kịp thời triển khai kế hoạch chi tiết việc huy động lực lượng hỗ trợ, giúp đỡ khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra.
17.4. Thường xuyên kiểm tra các vị trí xung yếu trên địa bàn để đề xuất giải pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và nhà nước. Kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh, Chính quyền địa phương, vi phạm quy định pháp luật trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
17.5. Tổ chức lực lượng trực ban 24h/24h theo quy định. Có kế hoạch hiệp đồng với các đơn vị, địa bàn giáp ranh về lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn kịp thời với các tình huống thiên tai xảy ra.
17.6. Tổ chức thực hiện Quỹ phòng chống thiên tai hiệu quả theo quy định.
17.7. Tổ chức cắm biển cảnh báo tại các điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét theo quy hoạch được phê duyệt tại quyết định số 3268/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Sơn La.
17.8. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng, tránh; những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trách nhiệm và nghĩa vụ trong phòng, chống thiên tai đến mọi tầng lớp nhân dân. Thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống thiên tai. Tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
IX. DỰ KIẾN GIẢI PHÁP NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
1. Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai vượt quá khả năng của tỉnh; đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống thiên tai; sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, giao thông; thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2020; hệ thống cảnh báo thiên tai, các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ ứng phó với lũ quét, sạt lở, ngập lụt.
2. Ngân sách địa phương: Ứng phó tình trạng khẩn cấp do thiên tai, khắc phục cấp bách; đầu tư, mua sắm các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”, trang bị những điều kiện cần thiết phục vụ công tác tập huấn, thông tin, tuyên truyền, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Quỹ Phòng, chống thiên tai tỉnh Thực hiện theo theo Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, Nghị định 83/2019/NĐ-CP ngày 12/11/2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ.
4. Ngoài ra, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn được thực hiện theo phương thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn kinh phí tài trợ, hợp tác của các tổ chức Quốc tế.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan theo từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh năm 2020./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.