ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1357/QĐ-UBND |
Quảng Ninh, ngày 04 tháng 05 năm 2016 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Luật Tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Căn cứ Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 18/9/2015 của Văn phòng Chính phủ “V/v ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh”; trong đó đồng ý về chủ trương để tỉnh Quảng Ninh lập Đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở bãi thải than và khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt khi có mưa lũ;
Căn cứ các ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh tại: Thông báo số 25-KL/TU ngày 25/3/2016 của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thông báo số 220/TB-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh, Thông báo số 46/TB-UBND ngày 04/3/2016 của UBND tỉnh, Thông báo số 28a/TB-UBND ngày 26/2/2016 của UBND tỉnh; Văn bản số 7189/UBND-QH2 ngày 23/11/2015 của UBND tỉnh “V/v thực hiện di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”;
Căn cứ các Văn bản tham gia ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương: Văn bản 2310/VPCP-KTTH ngày 05/4/2016 của Văn phòng Chính phủ; văn bản số 138/BKHĐT-KTNN ngày 08/012016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; văn bản 658/BTC-DT ngày 14/01/2016 của Bộ Tài Chính; văn bản số 2555/BNN-KTHT ngày 31/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 108/TTr-UBND ngày 12/4/2016, Văn bản số 874/SXD-HTKT&PTĐT ngày 12/4/2016, Văn bản số 905/SXD-HTKT&PTĐT ngày 13/4/2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025 với các nội dung chính như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, PHẠM VI THỰC HIỆN
1.1. Quan điểm
- Bố trí dân cư phòng tránh thiên tai (ngập lụt, sạt lở) phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và từng địa phương; gắn với quy hoạch chung đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch hiện hành.
- Quy hoạch bố trí dân cư phải đồng bộ, từ quy hoạch khu dân cư, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội khu tái định cư, địa bàn sản xuất, giải quyết việc làm, phục vụ sinh sống ổn định lâu dài của dân tái định cư.
- Quy hoạch các điểm tái định cư nông thôn mới phải dựa trên tiêu chí xây dựng nông thôn mới; gắn liền với chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các hộ dân sau khi tái định cư; hình thành các khu dân cư theo chương trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp truyền thống văn hóa, củng cố an ninh quốc phòng.
- Bố trí ổn định dân cư chủ yếu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; ưu tiên phương án tự tìm nhà ở, chỗ ở mới để di dời, bố trí dân cư theo hình thức xen ghép, tại chỗ, nội bộ phường, xã; đảm bảo cự ly di chuyển ngắn hạn chế việc xáo trộn về đời sống và sản xuất, người dân được di dời có thể sản xuất trên đất cũ với ngành nghề đã làm trước đó.
1.2. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát
- Năm 2016 với mục tiêu an toàn tuyệt đối của người dân khi có thiên tai xảy ra là vấn đề cốt lõi, là chủ yếu; từ đó ưu tiên di dời, bố trí dân cư phòng tránh thiên tai tại các khu vực ngập lụt, sạt lở đặc biệt nguy hiểm cần di dời khẩn cấp tới nơi an toàn; không để xảy ra trường hợp tái lấn chiếm tại các khu vực sạt lở, ngập lụt nguy hiểm ở chân bãi thải, đồi núi, sông suối.
- Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành việc di dời, bố trí, ổn định cuộc sống, sản xuất cho tất cả các hộ dân trong khu vực bị sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than, khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nguy hiểm do thiên tai ở trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
b. Mục tiêu cụ thể
- Đã thực hiện trong năm 2015: Xác định vùng đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm, khu vực bình thường; xác định số các hộ phải di chuyển ngay, di chuyển khẩn cấp, các hộ di dân theo giai đoạn; hoàn thành lập đề án di dân cho từng địa phương và đề án tổng thể cho cả tỉnh; tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân thực hiện di dời khi có yêu cầu.
- Giai đoạn năm 2016 (giai đoạn cấp bách, bắt buộc phải thực hiện):
+ Tiếp tục tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân di dời.
+ Các địa phương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư các dự án hạ tầng khu tái định cư, kè chống sát lở, cải tạo hệ thống thoát nước thuộc phạm vi Đề án.
+ Hoàn thành việc di dời, bố trí, ổn định cuộc sống, sản xuất cho 291 hộ dân trong khu vực bị sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than, khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nguy hiểm do thiên tai (Chiếm khoảng 14% tổng số hộ dân cần di dời của đề án).
- Giai đoạn năm 2017 - 2018: Hoàn thành việc di dời, bố trí, ổn định cuộc sống, sản xuất cho 912 hộ dân trong khu vực bị sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than, khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nguy hiểm do thiên tai (chiếm khoảng 43% tổng số hộ dân cần di dời của đề án).
- Giai đoạn năm 2019 - 2020: Hoàn thành việc di dời, bố trí, ổn định cuộc sống, sản xuất cho 903 hộ dân trong khu vực bị sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than, khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nguy hiểm do thiên tai (chiếm khoảng 43% tổng số hộ dân cần di dời của đề án).
- Định hướng giai đoạn năm 2020 - 2025: Gắn kết với chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo lấy chất lượng cuộc sống của người dân là mục tiêu làm trọng tâm để giải quyết việc làm, từng bước ổn định đời sống các hộ dân sau tái định cư, tiến tới hình thành các điểm dân cư mới có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1.3. Phạm vi, đối tượng thực hiện
- Bao gồm toàn tỉnh Quảng Ninh với 14 địa phương: 04 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái); 02 thị xã (Quảng Yên, Đông Triều); 08 huyện (Hoành Bồ, Vân Đồn, Cô Tô, Ba Chẽ, Đầm Hà, Bình Liêu, Hải Hà, Tiên Yên).
- Di dân ra khỏi khu vực sạt lở, ngập nguy hiểm chân bãi thải, khai trường khai thác than và các khu vực sạt lở, ngập lụt nguy hiểm khác khi có mưa lũ. Tập trung vào các đối tượng, khu vực bị ảnh hưởng trong đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015.
- Lưu ý, Đề án này không áp dụng cho các trường hợp sau:
+ Các trường hợp di dân các vùng thiên tai đột xuất, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng.
(Các trường hợp di dân các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng thực hiện theo Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh “V/v phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể bố trí khu dân cư các vùng theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015”, nay đã được thay thế bằng Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020).
+ Các dự án đầu tư công trình nâng cấp, sửa chữa, xây mới đê, cống, kênh tưới tiêu, đê biển, kè bảo vệ bờ sông, hồ chứa, đập; các công trình không nhằm mục đích khắc phục hậu quả, thiệt hại trong đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015.
(Các dự án đầu tư công trình nâng cấp, sửa chữa, xây mới đê, cống, kênh tưới tiêu, đê biển, kè bảo vệ bờ sông, hồ chứa, đập; các công trình không nhằm mục đích khắc phục hậu quả, thiệt hại trong đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ tính cấp bách của từng dự án cụ thể lập đề xuất chủ trương đầu tư báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định; chủ động khắc phục, có biện pháp ứng phó nguy cơ mất an toàn công trình, bảo vệ tính mạng, tại sản người).
II. TỔNG HỢP NHU CẦU DI DỜI DÂN RA KHỎI VÙNG SẠT LỞ, NGẬP LỤT NGUY HIỂM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Chia theo đối tượng
Tổng nhu cầu di dời dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 2.122 hộ (85 vị trí); trong đó:
- Số hộ trong khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm ở chân các bãi thải và khai trường khai thác than: 413 hộ (11 vị trí).
- Số hộ trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm khác: 1.362 hộ (32 vị trí).
- Số hộ trong khu vực ngập lụt đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm khác (bao gồm cả trường hợp nguy hiểm do lũ quét): 347 hộ (42 vị trí).
Bảng 1: Tổng hợp nhu cầu di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm chia theo đối tượng
Stt |
Tên địa phương |
Tổng số hộ dân |
Số hộ trong khu vực sạt lở, ngập lụt đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm ở chân các bãi thải và khai trường khai thác than |
Số hộ trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm khác |
Số hộ trong khu vực ngập lụt đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm (bao gồm cả trường hợp nguy hiểm do lũ quét) |
1 |
Thành phố Hạ Long |
1.278 |
53 |
1.225 |
0 |
|
Riêng khu 3, 4, 5, 6 phường Cao Xanh, TP Hạ Long |
1.200 |
0 |
1.200 |
0 |
2 |
Thành phố Cẩm Phả |
332 |
332 |
0 |
0 |
3 |
Thành phố Uông Bí |
21 |
21 |
0 |
0 |
4 |
Huyện Vân Đồn |
27 |
0 |
3 |
24 |
5 |
Huyện Hoành Bồ |
50 |
0 |
15 |
35 |
6 |
Thị xã Đông Triều |
44 |
27 |
11 |
6 |
7 |
Huyện Ba Chẽ |
131 |
0 |
47 |
84 |
8 |
Huyện Tiên Yên |
147 |
0 |
45 |
102 (do lũ quét) |
9 |
Huyện Hải Hà |
6 |
0 |
0 |
6 |
10 |
Huyện Đầm Hà |
17 |
0 |
17 |
0 |
11 |
Huyện Bình Liêu |
44 |
0 |
0 |
44 (do lũ quét) |
12 |
Huyện Cô Tô |
9 |
0 |
4 |
5 |
13 |
Thành phố Móng Cái |
0 |
0 |
0 |
0 |
14 |
Thị xã Quảng Yên |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Tổng cộng |
2.106 |
433 |
1.367 |
306 |
2.2. Chia theo giai đoạn
- Giai đoạn năm 2016: Tổng nhu cầu di dời dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm là 291 hộ dân, chiếm 14% tổng số hộ di dời.
- Giai đoạn năm 2017-2018: Tổng nhu cầu di dời dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm là 912 hộ dân, chiếm 43% tổng số hộ di dời.
- Giai đoạn năm 2019-2020: Tổng nhu cầu di dời dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm là 903 hộ dân, chiếm 43% tổng số hộ di dời.
Bảng 2: Tổng hợp nhu cầu di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm chia theo giai đoạn
Stt |
Tên địa phương |
Tổng số (hộ dân) |
Giai đoạn năm 2016 (hộ dân) |
Giai đoạn 2017-2018 (hộ dân) |
Giai đoạn 2019-2020 (hộ dân) |
1 |
Thành phố Hạ Long |
1.278 |
78 |
400 |
800 |
|
Riêng khu 3, 4, 5, 6 phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long |
1.200 |
0 |
400 |
800 |
2 |
Thành phố Cẩm Phả |
332 |
94 |
238 |
0 |
3 |
Thành phố Uông Bí |
21 |
5 |
7 |
9 |
4 |
Huyện Vân Đồn |
27 |
25 |
2 |
0 |
5 |
Huyện Hoành Bồ |
50 |
5 |
24 |
21 |
6 |
Thị xã Đông Triều |
44 |
27 |
17 |
0 |
7 |
Huyện Ba Chẽ |
131 |
20 |
111 |
0 |
8 |
Huyện Tiên Yên |
147 |
30 |
69 |
48 |
9 |
Huyện Hải Hà |
6 |
0 |
6 |
0 |
10 |
Huyện Đầm Hà |
17 |
0 |
17 |
0 |
11 |
Huyện Bình Liêu |
44 |
3 |
16 |
25 |
12 |
Huyện Cô Tô |
9 |
4 |
5 |
0 |
13 |
Thành phố Móng Cái |
0 |
0 |
0 |
0 |
14 |
Thị xã Quảng Yên |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
Tổng cộng |
2.106 |
291 |
912 |
903 |
3.1. Nguyên tắc quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025
a. Nguyên tắc chung
- Đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng của địa phương (Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu, Quy hoạch nông thôn mới).
- Đảm bảo đồng bộ, kết nối về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, giải quyết việc làm, ổn định sản xuất, cuộc sống của người dân.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch hiện hành.
b. Về định mức đất tái định cư
- Theo Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh “V/v ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; cụ thể: Suất đất ở tái định cư tối thiểu là 60m2/hộ.
- Sử dụng hạn mức giao đất ở theo Quyết định số 1768/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh “V/v ban hành hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở, diện tích đất ở tối thiểu được tách thử cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quang Ninh”; cụ thể:
+ Suất đất ở tái định cư tại nông thôn: Bình quân 300 m2/hộ;
+ Suất đất ở tái định cư tại đô thị: Bình quân 200 m2/hộ.
c. Về hình thức bố trí di dân
Tùy theo tình hình thực tế tại mỗi khu vực có thể bố trí các điểm dân cư tập trung mới hoặc xen ghép, tránh không gây biến động lớn trong đời sống nhân dân.
- Hình thức tập trung: Nhà nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu dân cư tập trung phù hợp với quy hoạch xây dựng; tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, tổ chức di dời, ổn định đời sống của người dân đến khu vực bố trí dân cư tập trung mới theo quy định của pháp luật.
- Hình thức xen ghép: Nhà nước tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ di dời, tổ chức tái định cho người dân (hoặc người dân tự lo tái định cư) tại chỗ (phường, xã, thôn, bản, điểm dân cư hiện có). Không xây dựng khu dân cư tập trung mới để di dời người dân.
3.2. Quy hoạch bố trí ổn định dân cư phòng tránh thiên tai
- Tổng nhu cầu di dời dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm trên địa bàn tỉnh là 2.106 hộ; trong đó:
+ Bố trí di dân theo hình thức tập trung: 1.701 hộ.
+ Bố trí theo hình thức xen ghép: 405 hộ.
- Nhu cầu quỹ đất phục vụ di dời là 105 ha, trong đó đất ở chiếm 35%, còn lại là đất hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cây xanh... chiếm 65%.
- Các địa phương đã xác định nhu cầu quỹ đất, vị trí dự kiến tái định cư; phương án di dời tập trung, ổn định dân cư xen ghép trong Đề án.
Bảng 3: Tổng hợp quy hoạch bố trí ổn định dân cư phòng tránh thiên tai
Stt |
Tên địa phương |
Tổng số hộ dân |
Hình thức Bố trí tập trung (hộ) |
Hình thức bố trí xen ghép (hộ) |
Nhu cầu đất tái định cư (ha) |
1 |
Thành phố Hạ Long |
1.278 |
1.278 |
|
73 |
2 |
Thành phố Cẩm Phả |
332 |
83 |
249 |
4,74 |
3 |
Thành phố Uông Bí |
21 |
21 |
|
1,2 |
4 |
Huyện Vân Đồn |
27 |
26 |
1 |
2,3 |
5 |
Huyện Hoành Bồ |
50 |
48 |
2 |
4,2 |
6 |
Huyện Đông Triều |
44 |
44 |
|
2,5 |
7 |
Huyện Ba Chẽ |
131 |
104 |
27 |
8,9 |
8 |
Huyện Tiên Yên |
147 |
88 |
59 |
7,54 |
9 |
Huyện Hải Hà |
6 |
0 |
6 |
0 |
10 |
Huyện Đầm Hà |
17 |
0 |
17 |
0 |
11 |
Huyện Bình Liêu |
44 |
0 |
44 |
0 |
12 |
Huyện Cô Tô |
9 |
9 |
|
0,77 |
|
Tổng cộng |
2.106 |
1.701 |
405 |
105 |
IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
4.1. Tổng chi phí thực hiện: 2.173 tỷ đồng, bao gồm:
a. Chi phí thực hiện Đề án di dân: 1.625,24 tỷ đồng; trong đó:
- Chi phí thực hiện Đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than: 363,0 tỷ đồng.
- Chi phí thực hiện đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở, ngập lụt nguy hiểm khác: 1.262,24 tỷ đồng.
- Suất đầu tư bình quân trên một hộ dân: 0,766 tỷ đồng/hộ dân.
b. Chi phí đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, cải tạo hệ thống thoát nước: 547,93 tỷ đồng.
4.2. Chi phí thực hiện Đề án chia theo giai đoạn
a. Giai đoạn năm 2016: Tổng chi phí thực hiện: 354,32 tỷ đồng, bao gồm:
- Chi phí thực hiện Đề án di dân: 224,26 tỷ đồng (cho 291 hộ dân), trong đó:
+ Chi phí thực hiện Đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than: 147,96 tỷ đồng (Cho 179 hộ dân gồm: 85 hộ tập trung thuộc các địa phương: Hạ Long, Đông Triều; 94 hộ xen ghép thuộc thành phố Hạ Long) do tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc thực hiện.
+ Chi phí thực hiện Đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở, ngập lụt nguy hiểm khác: 76,31 tỷ đồng (Cho 112 hộ dân gồm: 58 hộ tập trung thuộc các địa phương: Hạ Long, Vân Đồn, Hoành Bồ, Cô Tô; 54 hộ xen ghép thuộc các địa phương: Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu) do ngân sách Tỉnh thực hiện.
- Chi phí đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, cải tạo hệ thống thoát nước: 130,6 tỷ đồng. Ngân sách Tỉnh + địa phương + nguồn vốn môi trường (Đã phân cấp cho địa phương quản lý).
b. Giai đoạn năm 2017-2018: Tổng chi phí thực hiện: 933 tỷ đồng, bao gồm:
- Chi phí thực hiện Đề án di dân: 724,19 tỷ đồng (cho 912 hộ dân), trong đó:
+ Chi phí thực hiện đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than: 208,72 tỷ đồng (cho 245 hộ dân, trong đó 90 hộ dân theo hình thức tập trung thuộc các địa phương: Cẩm Phả, Uông Bí; 155 hộ dân theo hình thức xen ghép thuộc thành phố Cẩm Phả) do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện, bao gồm:
+ Chi phí thực hiện đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở, ngập lụt nguy hiểm khác: 515,47 tỷ đồng (Cho 667 hộ dân gồm: 590 hộ tập trung thuộc các địa phương: Hạ Long, Hoành Bồ, Đông Triều, Ba Chẽ, Tiên Yên, Cô Tô; 77 hộ xen ghép thuộc các địa phương: Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu) do ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn xã hội hóa thực hiện.
- Chi phí đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, cải tạo hệ thống thoát nước: 208,806 tỷ đồng.
c. Giai đoạn năm 2019 - 2020: Tổng chi phí thực hiện 884,78 tỷ đồng, bao gồm:
- Chi phí thực hiện Đề án di dân: 675,73 tỷ đồng (cho 903 hộ dân), trong đó:
+ Chi phí thực hiện đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở chân bãi thải, khai trường khai thác than: 6,33 tỷ đồng cho 09 hộ dân do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện.
+ Chi phí thực hiện đề án di dân ra khỏi khu vực sạt lở, ngập lụt nguy hiểm khác: 669,4 tỷ đồng (cho 894 hộ dân gồm: 867 hộ tập trung, 27 hộ xen ghép) (Do ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và các nguồn xã hội hóa thực hiện).
- Chi phí đầu tư xây dựng kè chống sạt lở, cải tạo hệ thống thoát nước: 209,066 tỷ đồng.
4.3. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn
- Ngân sách tỉnh từ nguồn ngân sách dự phòng để ưu tiên triển khai thực hiện Đề án di dân đầu tư hạ tầng phòng tránh thiên tai cho giai đoạn năm 2016, hỗ trợ di dời, thuê nhà trong thời gian di dời, phá dỡ hoàn nguyên môi trường: 243,05 (chiếm 11%).
- Vốn từ các đơn vị ngành Than thực hiện Đề án di dân, đầu tư hạ tầng phòng tránh thiên tai tại các khu vực sạt lở, nguy hiểm chân bãi thải, khai trường khai thác than: 363 tỷ đồng (chiếm 17%), trong đó:
+ Vốn từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: 356,67 tỷ đồng.
+ Vốn từ Tổng Công ty Đông Bắc - Bộ Quốc phòng: 6,33 tỷ đồng.
(Danh mục dự án đầu tư thuộc trách nhiệm thực hiện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc tại Phụ lục 1.
Khái toán kinh phí thực hiện các dự án đầu tư thuộc trách nhiệm thực hiện của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc tại Phụ lục 2).
- Vốn ngân sách Trung ương thực hiện Đề án di dân, đầu tư hạ tầng phòng tránh thiên tai tại các khu vực sạt lở, nguy hiểm khác cho giai đoạn từ năm 2017 đến 2020: Dự kiến 1.566,32 tỷ đồng (chiếm 72%).
Đề xuất phần vốn Trung ương từ các nguồn Trung ương để lại cho Tỉnh và các nguồn hỗ trợ khác theo quy định; dự kiến:
+ Bổ sung 30% thuế bảo vệ môi trường cho Tỉnh (để Tỉnh hưởng 100%).
+ Tỉnh được hưởng 70% tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (hiện nay Tỉnh mới được 30%).
+ Tỉnh được hưởng 100% tiền vượt thu hàng năm.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn thực hiện Đề án theo giai đoạn
Stt |
Nguồn vốn |
Năm 2016 (tỷ đồng) |
Giai đoạn 2017-2018 (tỷ đồng) |
Giai đoạn 2019-2020 (tỷ đồng) |
Tổng cộng (tỷ đồng) |
Tỷ lệ (%) |
1 |
Vốn ngân sách tỉnh |
206,36 |
15,67 |
21,01 |
243,05 |
11,0 |
2 |
Vốn ngân sách Trung ương |
0,00 |
708,86 |
857,46 |
1.566,32 |
72,0 |
3 |
Vốn các đơn vị ngành Than |
147,96 |
208,72 |
6,33 |
363,00 |
17,0 |
3.1 |
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam |
141,63 |
208,72 |
6,33 |
356,67 |
|
3.2. |
Tổng Công ty Đông Bắc |
6,33 |
0,00 |
0,00 |
6,33 |
|
|
Tổng cộng |
354,32 |
933,00 |
884,79 |
2.173,00 |
100,0 |
(UBND tỉnh đã có văn bản số 7189/UBND-QH2 ngày 23/11/2015 báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ về nội dung trên và Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2310/VPCP-KTTH ngày 05/4/2016 giao UBND tỉnh hoàn thiện Đề án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo Luật Đầu tư công trước khi đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.
Việc bố trí nguồn vốn và khả năng cân đối vốn sẽ tuân thủ theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
Bảng 5: Tổng hợp chi phí thực hiện Đề án chia theo giai đoạn
Stt |
Địa phương |
Năm 2016 |
Giai đoạn năm 2017-2018 |
Giai đoạn năm 2019-2020 |
Tổng cộng |
|||
Chi phí di dân |
Chi phí đầu tư hạ tầng |
Chi phí di dân |
Chi phí đầu tư hạ tầng |
Chi phí di dân |
Chi phí đầu tư hạ tầng |
|||
1 |
Thành phố Hạ Long |
55,69 |
104,08 |
295,11 |
208,16 |
590,23 |
208,16 |
1.461,44 |
2 |
Thành phố Cẩm Phả |
88,22 |
25,66 |
203,80 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
317,68 |
3 |
Thành phố Uông Bí |
3,51 |
0,00 |
4,92 |
0,00 |
6,33 |
0,00 |
14,76 |
4 |
Huyện Vân Đồn |
24,34 |
0,05 |
0,93 |
0,11 |
0,00 |
0,37 |
25,80 |
5 |
Huyện Hoành Bồ |
4,97 |
0,27 |
23,88 |
0,54 |
19,83 |
0,54 |
50,02 |
6 |
Thị xã Đông Triều |
18,98 |
0,00 |
12,54 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
31,52 |
7 |
Huyện Ba Chẽ |
9,27 |
0,00 |
106,72 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
115,99 |
8 |
Huyện Tiên Yên |
13,91 |
0,00 |
53,24 |
0,00 |
47,76 |
0,00 |
114,90 |
9 |
Huyện Hải Hà |
0,00 |
0,00 |
2,78 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
2,78 |
10 |
Huyện Đầm Hà |
0,00 |
0,00 |
7,88 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
7,88 |
11 |
Huyện Bình Liêu |
1,39 |
0,00 |
7,42 |
0,00 |
11,59 |
0,00 |
20,39 |
12 |
Huyện Cô Tô |
3,98 |
0,00 |
4,97 |
0,00 |
0,00 |
0,00 |
8,95 |
|
|
224,26 |
130,06 |
724,19 |
208,81 |
675,73 |
209,07 |
2.173,00 |
V. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Về tuyên truyền vận động
- Tổ chức công bố công khai các quy hoạch: Quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai; Quy hoạch vùng bị lũ quét và sạt lở đất đá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để người dân biết, phòng tránh.
- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Kết hợp tuyên truyền đồng bộ giữa cơ quan truyền thông, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội. Thực hiện chính sách xã hội hóa đối với công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
5.2. Về chế độ chính sách
Nghiên cứu các chính sách, hỗ trợ chung trong các trường hợp và các chính sách, hỗ trợ riêng trong từng trường hợp cụ thể.
a. Trường hợp bố trí di dân xen ghép, người dân tự lo tái định cư
* Đối với các hộ di dời thuộc phạm vi bãi đổ thải, khai trường khai thác than:
- Về đất đai, tài sản: Bồi thường đất đai, tài sản hợp pháp gắn liền với đất theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Các khoản hỗ trợ:
+ Hỗ trợ tự tìm tái định cư: Theo Quyết định số 1766/2014/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh “V/v ban hành quy định về bồi thường và hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”: Đối với khu vực nông thôn 120 triệu đồng/hộ; đối với khu vực đô thị 150 triệu đồng/hộ
+ Hỗ trợ thuê nhà trong thời gian di dời: Theo Thông báo số 1724-TB/TU ngày 01/8/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh; cụ thể: Mức hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng/hộ gia đình trong thời gian 3 tháng (Chỉ áp dụng đối với những trường hợp phải di dời do trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015).
+ Hỗ trợ phá dỡ, hoàn nguyên môi trường: Mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/hộ (áp dụng theo chi phí phá dỡ, hoàn nguyên môi trường đã thực hiện tại khu 4 phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả năm 2015).
* Đối với các hộ di dời ngoài phạm vi bãi đổ thải, khai trường khai thác than:
- Về đất đai, tài sản: Bồi thường đất đai, tài sản hợp pháp gắn liền với đất theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Các khoản hỗ trợ:
+ Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ: 20 triệu đồng/hộ.
+ Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình theo quy định riêng của tỉnh (Quyết định số 2369/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh quy định áp dụng chi tiết mức hỗ trợ đối với các hộ di dân thuộc Chương trình bố trí, sắp xếp dân cư trên địa bàn tỉnh Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ) mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ.
+ Hỗ trợ thuê nhà trong thời gian di dời: Theo Thông báo số 1724-TB/TU ngày 01/8/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh; cụ thể: Mức hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng/hộ gia đình trong thời gian 3 tháng (Chỉ áp dụng đối với những trường hợp phải di dời do trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015).
+ Hỗ trợ phá dỡ, hoàn nguyên môi trường: Mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/hộ (Áp dụng theo chi phí phá dỡ, hoàn nguyên môi trường đã thực hiện tại khu 4 phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả năm 2015).
b. Trường hợp bố trí di dân tập trung, nhà nước, doanh nghiệp bố trí đất tái định cư cho người dân.
* Về đất đai, tài sản:
- Bồi thường tài sản hợp pháp gắn liền với đất theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng các khu tái định cư tập trung để bố trí đất tái định cư cho người dân. Người dân được miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức đất được giao theo quy định.
* Các khoản hỗ trợ:
- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11 /2012 của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ: 20 triệu đồng/hộ;
- Hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình theo quy định riêng của tỉnh (Quyết định số 2369/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của UBND tỉnh quy định áp dụng chi tiết mức hỗ trợ đối với các hộ di dân thuộc Chương trình bố trí, sắp xếp dân cư trên địa bàn tỉnh Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ) mức hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ.
- Hỗ trợ thuê nhà trong thời gian di dời: Theo Thông báo số 1724-TB/TU ngày 01/8/2015 của Tỉnh ủy Quảng Ninh. Cụ thể: Mức hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng/hộ gia đình trong thời gian 3 tháng. (Chỉ áp dụng đối với những trường hợp phải di dời do trận mưa lũ lịch sử cuối tháng 7, đầu tháng 8/2015).
- Hỗ trợ phá dỡ, hoàn nguyên môi trường: Mức hỗ trợ 2,5 triệu đồng/hộ (Áp dụng theo chi phí phá dỡ, hoàn nguyên môi trường đã thực hiện tại khu 4 phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả năm 2015).
5.3. Giải pháp về quản lý quy hoạch
- Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, quy hoạch xây dựng của địa phương và khu vực, tiến hành lập quy hoạch chi tiết xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng tái định cư để tổ chức thực hiện theo kế hoạch hàng năm.
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc - Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức rà soát, điều chỉnh điều chỉnh quy mô, công suất của các mỏ, cao độ các bãi thải mỏ để giảm thiểu khối lượng đất đá đổ thải (giảm cao độ đổ thải đất đá của các mỏ); hạn chế tối đa khai thác lộ thiên; khẩn trương lập quy hoạch vùng than theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 197/TB-UBND ngày 14/8/2015.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh chủ động, chủ trì nghiên cứu lập hồ sơ quy hoạch, xây dựng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng các khu tái định cư dân cư tập trung; thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng đối với các trường hợp di dân xen ghép, tự tái định cư.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh chủ động, chủ trì rà soát hiện trạng ngập lụt tại các địa phương; xác định nguyên nhân; lập điều chỉnh quy hoạch thoát nước tại các địa phương trong điều kiện đổi khí hậu nước biển dâng làm cơ sở đầu tư xây dựng công trình khắc phục tình trạng ngập lụt tại các địa phương.
- UBND các địa phương ban hành quyết định thu hồi đối với diện tích đất bồi thường tái định cư theo thẩm quyền do địa phương quản lý. Tổ chức phá dỡ nhà ở, công trình trên đất, hoàn nguyên môi trường, quản lý sử dụng hiệu quả diện tích đất sau thu hồi.
5.4. Các giải pháp xây dựng công trình giảm nhẹ, phòng chống thiên tai
- Xây dựng các công trình đê, kè chống sạt lở chân các bãi thải, sườn đồi, ven sông suối để đảm bảo an định, an toàn công trình; thường xuyên kiểm tra, gia cố công trình phòng hộ, nhất là khi có dự báo bão, triều cường.
- Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thoát nước theo quy hoạch chung xây dựng; thường xuyên nạo vét bùn đất để đảm bảo khả năng tiêu thoát nước cho khu vực; xây dựng các trạm bơm cưỡng bức để giảm úng ngập cục bộ khi xảy ra mưa làm ngập cục bộ những khu vực chưa được đầu tư hệ thống thoát nước đồng bộ.
- Triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư, công trình hạ tầng khắc phục, phòng tránh thiên tai đảm bảo đúng quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
- Đẩy mạnh trồng cây gây rừng, bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
5.5. Giải pháp về vốn
- Nguồn vốn đầu tư dự kiến đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ là chính kết hợp với vốn từ các đơn vị ngành Than (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc - Bộ Quốc phòng).
Ngân sách tỉnh bố trí vốn đối ứng để triển khai thực hiện Đề án di dân, đầu tư hạ tầng phòng tránh thiên tai cho giai đoạn năm 2016; hỗ trợ di dời, hỗ trợ tự tìm tái định cư, thuê nhà trong thời gian di dời, phá dỡ hoàn nguyên môi trường.
- Kết hợp lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, dự án trên địa bàn để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn vốn, chống lãng phí thất thoát; kết hợp công tác di dân tái định cư của đề án với các dự án di dân, tái định cư, dự án khu đô thị đã triển khai trên địa bàn tỉnh.
5.6. Giải pháp ổn định đời sống sau khi tái định cư
Gắn kết với chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, từng bước ổn định đời sống các hộ dân sau tái định cư, tiến tới hình thành các điểm dân cư mới có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
1. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh:
- Căn cứ nội dung của Đề án di dân tổng thể của tỉnh, giao Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố làm chủ đầu tư đề án, các dự án chi tiết của địa phương; Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức khảo sát cụ thể, chính xác từng hộ dân thuộc diện phải di dời, thực hiện kiểm đếm tài sản và xác định mức đền bù cho các hộ dân, lập biên bản từng cụ thể từng hộ dân; lập Đề án chi tiết cho từng địa phương, các dự án đầu tư xây dựng thuộc đề án, lấy ý kiến tham gia của Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định; chủ động huy động, bố trí các nguồn lực để triển khai thực hiện đề án đảm bảo tiến độ; tuyên truyền, vận động để nhân dân thống nhất với việc triển khai thực hiện đề án (Có cam kết thống nhất của các hộ dân với chính quyền cơ sở). Trước mắt trong năm 2016 phải chủ động bố trí nguồn lực để hoàn thành di dời các hộ dân trong vùng sạt lở, ngập lụt đặc biệt nguy hiểm, cấp bách đảm bảo tính mạng, an toàn cho người dân, đảm bảo xong trước mùa mưa, lũ năm 2016.
- Chủ động, phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc, Công ty cổ phần Tập đoàn Indevco và các đơn vị có liên quan kịp thời khắc phục hậu quả, thiệt hại do mưa lũ; xây dựng, sửa chữa các công trình bảo vệ an toàn cho người dân; tổ chức di dời dân cư ra khỏi khu vực sạt lở, ngập lụt nguy hiểm đến nơi an toàn, ổn định cuộc sống theo đề án di dân của từng địa phương.
- Ban hành quyết định thu hồi đối với diện tích đất bồi thường tái định cư do địa phương quản lý. Tổ chức phá dỡ nhà ở, công trình trên đất, hoàn nguyên môi trường, quản lý sử dụng hiệu quả diện tích đất sau thu hồi.
- Kết hợp công tác di dân tái định cư của đề án với các dự án di dân, tái định cư, dự án khu đô thị đã triển khai tại địa phương để tiết kiệm, tránh lãng phí. Cập nhật các điểm bố trí dân cư tái định cư vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của địa phương.
- Kiểm tra, báo cáo tình hình triển khai thực hiện, đề xuất, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc (nếu có); báo cáo Sở Xây dựng định kỳ 06 tháng/lần để Sở Xây dựng tổng hợp tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh trước ngày 20/6 và ngày 20/12 hàng năm để UBND tỉnh chỉ đạo xử lý kịp thời.
- Chủ tịch UBND các địa phương chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về việc cụ thể hóa triển khai thực hiện Đề án này tại địa phương mình; đồng thời báo cáo, đề xuất xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
2. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, là đầu mối phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn UBND các địa phương triển khai thực hiện Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đề án bảo đảm hiệu quả đầu tư.
- Hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch khu dân cư tái định cư, sắp xếp các khu dân cư, công trình kiến trúc, kho tàng ra ngoài các khu vực có nguy cơ sạt lở, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, suối, ven biển và chân các bãi thải theo quy định; trình tự, thủ tục đầu tư hạ tầng các khu tái định cư, các công trình phòng tránh thiên tai.
- Rà soát số lượng quỹ nhà ở hiện có trên địa bàn Tỉnh để có kế hoạch hỗ trợ các huyện, thị xã, thành phố có nhu cầu về nhà ở cho hộ di dời bố trí dân cư phòng tránh ngập lụt, sạt lở khi cần thiết.
- Thực hiện ý kiến của Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản số 2310/VPCP-KTTH ngày 05/4/2016; hoàn chỉnh các hồ sơ để UBND tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo Luật đầu tư công trước khi đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn UBND các địa phương triển khai thực hiện Đề án đối với các trường hợp di dời theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- Rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng nâng cao khả năng thoát lũ của các công trình thoát nước, phân lũ; thường xuyên kiểm tra đánh giá hiện trạng công trình hồ chứa nước, sửa chữa và nâng cấp, bổ sung, các công trình bảo vệ an toàn cho hồ, đập.
- Lâu dài, nghiên cứu giống cây trồng, giải pháp khai thác rừng phù hợp để giảm hiện tượng lũ quét, xói lở trong mùa mưa.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài Chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác để thực hiện có hiệu quả những nội dung của đề án.
5. Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn trong dự toán hàng năm để thực hiện các mục tiêu của đề án.
6. Các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung của Đề án.
7. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc - Bộ Quốc Phòng:
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan; điều chỉnh quy mô, cao độ, ranh giới các bãi đổ thải mỏ, khai trường khai thác than để hạn chế ảnh hưởng của hoạt động khai thác than, nguy cơ sạt lở đến khu dân cư.
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Đề án, tổ chức di dời dân cư ra khỏi các khu vực sạt lở, ngập lụt nguy hiểm chân bãi thải, khai trường, khai thác than do đơn vị quản lý; tổ chức di dời 1.200 hộ dân tại Khu 3, 4, 5, 6 và khu Đồi Chè, phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long theo Kết luận số 19-KL/TU ngày 03/02/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại buổi làm việc với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc.
- Tổ chức phá dỡ nhà ở, công trình trên đất, hoàn nguyên môi trường, quản lý sử dụng hiệu quả diện tích đất thuộc quản lý của đơn vị sau khi thu hồi, tránh tái lấn chiếm.
- Tổ chức hoàn nguyên, trồng cây xanh tại các khai trường, bãi đổ thải để hạn chế nguy cơ xói lở, ngập lụt khu dân cư.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các ông, bà Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Tổng Giám đốc tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đông Bắc - Bộ quốc phòng; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các phường, xã, thị trấn có hộ di dời; Thủ trưởng các Sở, ngành và đơn vị liên quan chịu căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CỦA
TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG CÔNG TY ĐÔNG BẮC
(Kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 04/5/2016 của
UBND tỉnh)
STT |
Danh mục dự án |
I |
Danh mục dự án đầu tư thuộc trách nhiệm thực hiện của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam |
1 |
Địa bàn thành phố Hạ Long |
1.1 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 23 hộ dân (105 nhân khẩu) tại phường Hà Tu nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nguy hiểm do ảnh hưởng mỏ than Núi Béo (hình thức tái định cư tập trung). |
1.2 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 29 hộ dân (90 nhân khẩu) tại phường Hà Phong nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nguy hiểm do ảnh hưởng tuyến đường từ khai trường mỏ Hà Tu sang mỏ than Núi Béo (hình thức tái định cư tập trung). |
1.3 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 01 hộ dân (4 nhân khẩu) tại phường Hà Khánh nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở, ngập lụt nguy hiểm do ảnh hưởng của bãi đổ thải Chính Bắc của TKV (hình thức tái định cư tập trung). |
2 |
Địa bàn thành phố Cẩm Phả |
2.1 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 94 hộ hộ dân tại tổ 1, tổ 2 khu 4, phường Mông Dương nằm trong khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm ở chân bãi thải của Công ty than Cọc 6 (hình thức tái định cư xen ghép) (đã hoàn thành trong năm 2015) |
2.2 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 12 hộ hộ dân tại tổ 3, tổ 5 khu 4, phường Mông Dương nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đặc biệt nguy hiểm ở chân bãi thải của Công ty than Cọc 6 (hình thức tái định cư xen ghép). |
2.3 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 17 hộ dân tại tổ 9 khu 6, phường Mông Dương nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đặc biệt nguy hiểm ở chân bãi thải của Công ty than Thăng Long (hình thức tái định cư xen ghép). |
2.4 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 209 hộ dân tại tổ thôn Khe Sim xã Dương Huy nằm trong khu vực có nguy cơ ngập lụt nguy hiểm do có địa hình trũng, lòng chảo, xung quanh là khu vực khai thác than (83 hộ dân bố trí tập trung, 126 hộ dân bố trí xen ghép). |
3 |
Địa bàn thành phố Uông Bí |
3.1 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 21 hộ dân tại tổ 3 Khu 9, phường Vàng Danh nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đặc biệt nguy hiểm ở chân bãi thải của của Công ty than Vàng Danh (hình thức tái định cư tập trung). |
4 |
Địa bàn thị xã Đông Triều |
4.1 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 18 hộ dân tại Khu Công Nông, Phường Mạo Khê nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đặc biệt nguy hiểm do nằm cạnh bãi khai thác than lộ thiên của Công ty than Mạo Khê (hình thức tái định cư tập trung). |
II |
Danh mục dự án đầu tư thuộc trách nhiệm thực hiện của Tổng Công ty Đông Bắc |
1 |
Di dời, bố trí tái định cư cho 9 hộ dân tại Khu Vĩnh Tân, phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở đặc biệt nguy hiểm do ảnh hưởng của khai trường khai thác vỉa 9a, 9b của Tổng Công ty than Đông Bắc (hình thức tái định cư tập trung). |
KHAI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THUỘC
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM VÀ TỔNG
CÔNG TY ĐÔNG BẮC
(Kèm theo Quyết định số 1357/QĐ-UBND ngày 04/5/2016 của
UBND tỉnh)
STT |
Danh mục dự án |
Khái
toán |
I |
Các dự án đầu tư thuộc trách nhiệm thực hiện của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (424 hộ dân gồm 175 hộ bố trí tập trung, 249 hộ bố trí xen ghép) |
356,67 |
1 |
Chi phí bồi thường đất ở |
149,40 |
2 |
Chi phí bồi thường nhà ở, tài sản |
76,32 |
3 |
Chi phí hỗ trợ tự tìm tái định cư |
37,35 |
4 |
Chi phí hỗ trợ thuê nhà trong thời gian di dời |
2,54 |
5 |
Chi phí phá dỡ, hoàn nguyên môi trường |
1,06 |
6 |
Chi phí đầu tư hạ tầng khu tái định cư |
90,00 |
II |
Các dự án đầu tư thuộc trách nhiệm thực hiện của Tổng Công ty Đông Bắc (9 hộ dân theo hình thức tập trung) |
6,33 |
1 |
Chi phí bồi thường nhà ở, tài sản |
1,62 |
2 |
Chi phí hỗ trợ thuê nhà trong thời gian di dời |
0,05 |
3 |
Chi phí phá dỡ, hoàn nguyên môi trường |
0,02 |
4 |
Chi phí đầu tư hạ tầng khu tái định cư |
4,63 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.