BỘ Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1355/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2021 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2021 CỦA BỘ Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ vào Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 cửa Chính phủ về Quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định 30/2017/NĐ-CP ngày 21/03/2017 quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế (Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Vụ Kế hoạch - Tài chính (Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế) chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị tham gia công tác bảo đảm y tế phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch của đơn vị để triển khai thực hiện và giám sát các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 5. Các ông/bà: Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2021
CỦA BỘ Y TẾ
(Kèm theo Quyết định số 1355/QĐ-BYT ngày 23 tháng 02 năm 2021
của Bộ Y tế)
Căn cứ dự báo tình hình thời tiết, khí hậu năm 2021 và nhiệm vụ công tác bảo đảm y tế phòng, chống thiên tai năm 2021;
Căn cứ kết quả công tác bảo đảm y tế phòng, chống thiên tai năm 2020 của Ngành y tế; Bộ Y tế Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 như sau;
1. Mục đích
Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động trong công tác dự báo, dự phòng, sẵn sàng ứng phó kịp thời, có hiệu quả về y tế trong các tình huống thiên tai, thảm họa; nhanh chóng khắc phục hậu quả sau thiên tai, thảm họa nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, thảm họa gây ra.
2. Yêu cầu
2.1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Ủy ban Quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai;
2.2. Chủ động tổ chức lực lượng và dự trữ thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại các tuyến; đặc biệt là tuyến y tế cơ sở; tăng cường hội nhập quốc tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đáp ứng kịp thời và khắc phục có hiệu quả các tình huống thiên tai, bão lũ gây ra.
2.3. Tăng cường công tác cảnh báo, dự báo tình hình, thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn các biện pháp dự phòng, xử trí để cộng đồng dân cư có kỹ năng phòng, tránh ứng phó thiên tai.
1. Mục tiêu chung
Chủ động dự phòng, sẵn sàng ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai, thảm họa gây ra; nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, tránh của nhân dân với thiên tai, thảm họa; tăng cường hội nhập quốc tế Trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Kiện toàn hệ thống tổ chức phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế và Sở Y tế các địa phương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu ngành y tế các địa phương và vai trò điều phối của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế;
2.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh trọng điểm thiên tai; ban hành quy trình chuẩn cho các đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (GMT) của các tỉnh về ứng phó y tế với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
2.3. Tham gia có hiệu quả dự án ARCH do JICA tài trợ, tăng cường vận động tài trợ của các tổ chức quốc tế;
2.4. Kiểm tra, giám sát các tỉnh trọng điểm thiên tai; duy trì công tác thông tin, báo cáo, sơ kết, tổng kết theo quy định.
III. NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN
TT |
Nội dung công việc |
Thời gian |
Đơn vị chủ trì thực hiện |
|||
Q1 |
Q2 |
Q3 |
Q4 |
|||
1. |
Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức Ban chỉ huy PCTT và TKCN |
|||||
1.1 |
Kiện toàn Ban chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế. |
|
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực |
1.2. |
Xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ ban hành về tổ chức, nhiệm vụ, đồng phục, trang thiết bị y tế cho các đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT). |
|
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực, - Các Vụ, cục, đơn vị liên quan; |
1.3. |
Thành lập các tổ cơ động phòng chống thiên tai, TKCN và phòng chống dịch bệnh. |
* |
* |
* |
* |
Sở Y tế các tỉnh thành phố; các đơn vị trực thuộc Bộ |
1.4. |
Xây dựng quy trình xử lý y tế trước, trong và sau thiên tai phù hợp với từng loại hình thiên tai, thảm họa. |
* |
* |
* |
|
VP Thường trực, Sở Y tế các tỉnh, thành phố. |
1.5. |
Quy định mẫu báo cáo khẩn cấp để các địa phương báo cáo trước, trong và sau thiên tai, thảm họa. |
|
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực. |
2. |
Tổ chức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phòng chống thiên tai |
|||||
2.1. |
Tổ chức huấn luyện, diễn tập cho cán bộ quân và dân y tham gia ứng phó sự cố về thiên tai và tìm kiếm cứu nạn |
|
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực; Sở Y tế các tỉnh /TP |
2.2 |
Tổ chức huấn luyện, diễn lập cho các đội cấp cứu cơ động, vệ sinh môi trường, PC dịch bệnh |
|
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực ; Sở Y tế các tỉnh /TP |
23. |
Tổ chức tập huấn thí điểm cho cán bộ tham gia đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) tại Hà Tĩnh tiến tới ban hành Bộ tài liệu chung trên toàn quốc |
|
* |
* |
* |
VPTT; Sở Y tế Hà Tĩnh |
3. |
Bảo đảm hậu cần phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn |
|||||
3.1. |
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất với cấp có thẩm quyền đầu tư cho hệ thống chỉ huy điều hành (sở chỉ huy) tại Bộ Y tế, có kết nối với tuyến Trung ương và các địa phương. |
* |
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục liên quan, Sở Y tế |
3.2. |
Tổng hợp đề xuất biển xe, cờ hiệu ưu tiên “Xe Hộ đê” “Xe tìm kiếm cứu nạn” năm 2021 cho các xe ô tô thuộc hệ thống phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ Y tế. |
* |
* |
|
|
Văn phòng Thường trực |
3.3. |
Mua sắm trang phục dùng chung cho cán bộ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế (quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, ủng, đèn pin, loa cầm tay, bộ đàm...) để sử dụng khi đi công tác. |
|
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực, Sở Y tế, Đơn vị trực thuộc |
3.4. |
Tổ chức mua sắm bổ sung thuốc, hóa chất, vật tư y tế dự trữ phòng, chống thiên tai. |
* |
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực, Sở Y tế, Đơn vị trực thuộc |
4. |
Truyền thông |
|||||
4.1. |
Truyền tải kịp thời các thông tin chỉ đạo của Ủy ban quốc gia về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trên WEBSITE của Bộ Y tế, các mạng xã hội (Viber, Zalo, Facebook...) |
|
+ |
|
|
- Vụ TT và TĐKT; - VP Thường trực; - Trung tâm TT& GDSK TW - SYT, Đơn vị trực thuộc |
4.2. |
Chỉ đạo các Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe tăng cường truyền thông cho người dân biết cách xử lý, di chuyển khỏi vùng nguy hiểm khi có thiên tai và chủ động tự bảo vệ sức khỏe trong mùa bão lụt; |
* |
* |
* |
* |
- Vụ TT và TĐKT; - Trung tâm TT & GDSK TW - TT KSBT các tỉnh |
4.3. |
Phối hợp với Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trường y tế hướng dẫn người dân làm vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa lũ. |
* |
* |
* |
* |
- Cục Y tế dự phòng, - Cục Quản lý môi trường y tế, - Trung tâm TT& GDSK TW - Sở Y tế |
5. |
Tổ chức trực phòng chống thiên tai |
|||||
5.1. |
Tổ chức tổ thường trực sẵn sàng ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ; hệ thống phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ Y tế, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương ứng phó trong tình huống thiên tai, thảm họa. |
* |
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục liên quan; Các đơn vị trực thuộc; Sở Y tế (khi có thiên tai) |
5.2. |
Ban chỉ huy PCTT và TKCN tổ chức trực phòng chống theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; gồm: trực lãnh đạo, trực văn phòng và các tổ thường trực. |
* |
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực |
6. |
Hợp tác quốc tế |
|||||
6.1. |
Vận động các chính phủ, Tổ chức phi Chính phủ WHO, UNICEF...tiếp tục tài trợ, hỗ trợ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế; cử các đội tham gia các hoạt động của dự án ARCH do JICA tài trợ khi có yêu cầu. |
* |
* |
* |
* |
- Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục liên quan; - Sở Y tế |
6.2. |
Tham dự các Hội nghị quốc tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. |
|
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục liên quan. |
6.3. |
Chuẩn bị nội dung, sắp xếp thời gian/chương trình làm việc (trực tuyến) với Ban thư ký ASEAN, dự án Tăng cường năng lực về quản lý thảm họa y tế của ASEAN (dự án ARCH). |
* |
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục liên quan. |
7. |
Kiểm tra, giám sát |
|||||
7.1. |
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai, thảm họa tại các địa phương, đơn vị trực thuộc Bộ. |
* |
* |
* |
* |
Văn phòng Thường trực, các Vụ, cục liên quan. Sở Y tế |
7.2. |
Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các địa phương về phòng chống thiên tai theo phân công của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; tham gia các đoàn kiểm tra khác khi có yêu cầu. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định. |
* |
* |
* |
* |
Ban Chỉ huy Phòng Chống thiên tai và TKCN Bộ Y tế, Sở Y tế |
7.3. |
Kiểm tra, giám sát |
|
|
* |
* |
Ban CH phòng chống thiên tai và TKCN, Sở Y tế |
8 |
Tổng kết, báo cáo |
|
|
|
* |
Ban CH phòng chống thiên tai và TKCN, Sở Y tế |
- Ngân sách Chi cho công tác PCTT và TKCN tuyến Trung ương (Chương trình cấp Bộ): 5.000 triệu đồng (có dự toán kế hoạch kèm theo).
- Ngân sách chi thường xuyên của đơn vị;
- Chi cho công tác PCTT và TKCN (ngân sách địa phương);
- Nguồn Viện trợ;
- Dự trữ quốc gia;
- Quỹ phòng chống thiên tai của các địa phương;
- Bảo hiểm y tế.
1. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN
- Xây dựng kế hoạch triển khai công tác phòng chống thảm họa và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Y tế, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt và chủ trì triển khai thực hiện.
- Tổ chức lực lượng thường trực: nắm chắc tình hình thiên tai, thảm họa; thu thập xử lý thông tin, báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đề xuất phương án xử trí; tham mưu cho lãnh đạo Bộ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh có liên quan triển khai kế hoạch ứng phó;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức mua sắm dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế; đề xuất cấp hàng dự trữ hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu; đề xuất Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Bộ Tài chính cấp trang thiết bị, vật tư để phục vụ công tác phòng chống thiên tai;
- Chủ trì phối hợp với Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương đặc biệt là các vùng có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo về phòng chống thiên tai thảm họa theo chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ:
Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các nội dung liên quan công tác phòng chống dịch; phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế:
- Chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách chi cho phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị mình để chủ động, sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn cấp khi có thiên tai, thảm họa xảy ra. Có phương án bảo đảm, an toàn cho người, cơ sở vật chất, trang thiết bị của đơn vị trực thuộc trong tác tình huống thiên tai, bão lũ.
- Các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh xây dựng kế hoạch sẵn sàng cấp cứu, vận chuyển, thu dung điều trị nạn nhân khi có yêu cầu; tổ chức các tổ cơ động; đội cấp cứu ngoại viện sẵn sàng hỗ trợ các địa phương tham gia ứng phó sự cố thiên tai khi có yêu cầu.
4. Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương:
- Tham mưu cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN của tỉnh triển khai công tác bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai và TKCN trên địa bàn trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp theo phương châm “4 tại chỗ”;
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo thẩm quyền; xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai, thảm họa; đặc biệt là công tác kết hợp quân dân y;
- Tiếp tục tổ chức giám sát, xét nghiệm, cách ly, điều trị những trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, các trường hợp đến từ vùng dịch bệnh (đặc biệt là dịch Covid-19); đảm bảo các cơ sở điều trị an toàn với Covid-19;
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền xây dựng kế hoạch; tổ chức huấn luyện các tổ cơ động cấp cứu, vận chuyển, phòng, chống dịch bệnh sẵn sàng huy động khi có tình huống; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu về y tế cho lực lượng tham gia phòng chống thiên tai, thảm họa; nắm vững các đối tượng “yếu thế” cần trợ giúp về y tế để phân công hỗ trợ khi có tình huống thiên tai, thảm họa xảy ra;
- Chỉ đạo Trung tâm y tế dự phòng chuẩn bị sẵn sàng các đội phòng chống dịch cơ động, sẵn sàng tổ chức cơ động phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi xảy ra thiên tai, thảm họa.
- Chủ động tham mưu cho Lãnh đạo UBND tỉnh/TP bố trí ngân sách địa phương chi cho hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức dự trữ cơ sở thuốc, trang bị, hóa chất, vật tư y tế sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn; rà soát các phương tiện cơ giới (xe 2 cầu, gầm cao) trên địa bàn để đưa vào Kế hoạch huy động chở bệnh nhân, nạn nhân trong tình huống thiên tai, thảm họa;
- Tổ chức, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thiên tai, thảm họa. Tổng hợp báo cáo, đề xuất công tác phòng chống thiên tai theo quy định.
Nhận được kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin Liên hệ với Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch Tài chính) để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết/.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG/NGÂN SÁCH PHÒNG, CHỐNG
THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN CỦA BỘ Y TẾ NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 1355/QĐ-BYT ngày 23 tháng 02 năm
2021)
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Nội dung chi |
Số tiền |
1. |
Tổ chức lớp tập huấn cho các đội EMT cho các tỉnh/thành phố |
100 |
2. |
Xây dựng đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) thí điểm tại tỉnh Hà Tĩnh |
150 |
3. |
Trang thiết bị, trang phục cho các đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) phục vụ tập huấn, diễn tập |
100 |
4. |
Chi công tác phí kiểm tra, giám sát các địa phương, đơn vị về công tác phòng chống thảm họa của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các Vụ, Cục |
326 |
5. |
Chi trả tiếp nhận, vận chuyển, xuất cấp, giao nhận hàng hóa phòng, chống thiên tai thảm họa, kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa |
300 |
6. |
Chi bảo quản hàng hóa phòng chống thiên tai thảm họa |
500 |
7. |
Bảo trì, nâng cấp phần mềm kế toán |
24 |
8. |
Thuê chuyên gia tư vấn xây dựng tài liệu tập huấn cho đội hỗ trợ y tế khẩn cấp (EMT) |
100 |
9. |
Mua sắm trang thiết bị, cơ số thuốc phòng chống lụt bão, vật tư, hóa chất phục vụ công tác ứng phó sự cố, thiên tai và thảm họa |
3.400 |
|
Tổng cộng |
5.000 |
(Năm tỷ đồng)
DANH MỤC VẬT TƯ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, DỊCH
BỆNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2021
(Kèm theo Quyết định số 1355/QĐ-BYT ngày 23 tháng 02 năm
2021)
TT |
Nội dung chi |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá (VNĐ) |
Kinh phí (VNĐ) |
Ghi chú |
1. |
Phèn chua |
Kg |
8.000 |
50,000 |
400.000.000 |
|
2. |
Mua hóa chất khử khuẩn |
Kg |
14.354 |
209.000 |
3.000.000.000 |
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
3.400.000.000 |
|
(Ba tỷ bốn trăm triệu đồng)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.