ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1345/QĐ-UBND |
Trà Vinh, ngày 09 tháng 7 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;
Căn cứ Quyết định số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 383/TTr-SNN ngày 03/6/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, giai đoạn 2021 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÒNG, CHỐNG MỘT SỐ DỊCH BỆNH NGUY HIỂM TRÊN
THỦY SẢN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH, GIAI ĐOẠN 2021 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh)
1. Mục tiêu chung
Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công một số vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Chủ động phòng, khống chế các bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi nước lợ, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện tích nuôi.
b) Chủ động phòng, khống chế các bệnh trên cá nuôi, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 8% tổng diện tích nuôi.
c) Chủ động phòng bệnh, khống chế bệnh trên nghêu, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 5% tổng diện tích nuôi.
d) Chủ động phòng bệnh, giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan trên diện rộng.
e) Ngăn chặn có hiệu quả một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm, các bệnh mới nổi, nguy cơ xâm nhiễm vào tỉnh.
g) Xây dựng thành công ít nhất 10 cơ sở ATDB đối với một số bệnh nguy hiểm để phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu; khuyến cáo người nuôi học tập, áp dụng.
(Chi tiết các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên kiểm soát tại Phụ lục kèm theo).
1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành
a) Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trên địa bàn tỉnh; tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên phòng bệnh, khống chế và kiểm soát tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh
- Tổ chức các buổi tọa đàm trên sóng phát thanh, truyền hình, các lớp tuyên truyền để hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản thực hiện các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Phân công lực lượng cán bộ chuyên môn phối hợp địa phương định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; hướng dẫn xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,...
- Xem xét, sử dụng vắc xin để chủ động phòng bệnh, giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh, ngăn ngừa kháng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.
c) Giám sát bị động tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Thường xuyên kiểm tra cơ sở nuôi thủy sản tại các vùng nuôi trọng điểm; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh, tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và các thông số quan trắc môi trường.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan rộng.
d) Giám sát chủ động
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát các mầm bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được ưu tiên phòng bệnh, khống chế và kiểm soát tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch trên các tuyến sông đầu nguồn, các cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm. Tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
- Tổ chức giám sát chủ động, cập nhật các quy trình xét nghiệm, đặc điểm dịch tễ, các biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập vào tỉnh.
đ) Tổ chức xây dựng bản đồ dịch tễ lưu hành một số dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản và đề xuất, hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh.
e) Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong tỉnh.
2. Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản từ ngoài vào tỉnh
a) Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch giống thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản nhập tỉnh theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên giống thủy sản nhập tỉnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý triệt để trong trường hợp phát hiện tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
c) Thành lập các đội kiểm tra liên ngành, chuyên ngành thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản nhập vào tỉnh.
a) Tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp các quy định về vùng, cơ sở ATDB của OIE và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Tổ chức giám sát chủ động, xây dựng cơ sở ATDB với các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên thủy sản nuôi được liệt kê tại Phụ lục ban hành kèm theo Kế hoạch này và một số bệnh theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
c) Tổ chức ghi chép, lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu của địa phương và doanh nghiệp về dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, các tài liệu liên quan để được công nhận ATDB.
4. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản
a) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chẩn đoán và giám sát chủ động các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản; đào tạo, tập huấn chuyên môn về dịch tễ, kỹ thuật xét nghiệm, bảo đảm đáp ứng theo tiêu chuẩn của Việt Nam và yêu cầu của quốc tế.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật, xây dựng mới các quy trình xét nghiệm bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản.
5. Tăng cường năng lực thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, để cảnh báo, chủ động ứng phó với các điều kiện môi trường bất lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại.
b) Rà soát, đánh giá hiện trạng, các điểm quan trắc môi trường, ưu tiên hệ thống quan trắc tự động tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, vùng nuôi biển, vùng nuôi lồng trên sông lớn.
c) Rà soát, đánh giá hiện trạng, bổ sung trang thiết bị, máy móc, nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo môi trường.
d) Tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về quan trắc môi trường.
6. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin
a) Phối hợp với các Viện, Trường nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm: Báo cáo, chia sẻ, phân tích số liệu dịch bệnh, dự báo, cảnh báo dịch bệnh, lập bản đồ dịch tễ.
7. Thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức
a) Xây dựng chiến lược truyền thông nguy cơ phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi, loại hình truyền thông; tổ chức tập huấn về truyền thông nguy cơ.
b) Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.
c) Chia sẻ kết quả giám sát bị động, giám sát chủ động, xây dựng cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB với các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu để hỗ trợ xác định thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu.
8. Hợp tác quốc tế về công tác thú y thủy sản
a) Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống dịch bệnh thủy sản, nghiên cứu khoa học về dịch bệnh, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
b) Hợp tác trong kiểm dịch xuất, nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản; đàm phán, thống nhất các yêu cầu về thú y để hỗ trợ xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
1. Ngân sách tỉnh
a) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc cụ thể với Sở Tài chính xây dựng Kế hoạch kinh phí hàng năm phục vụ cho công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, bao gồm: Chi phí mua vật tư, hóa chất bảo quản mẫu, xét nghiệm mẫu; chi phí tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh, quan trắc cảnh báo môi trường; thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi; hóa chất sử dụng tiêu diệt mầm bệnh, xử lý cải tạo môi trường vùng nuôi; chi phí tổ chức xây dựng vùng, cơ sở ATDB.
b) Hàng năm, Sở Tài chính tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí và phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung của Kế hoạch, đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí theo khả năng cân đối cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại địa phương theo quy định.
3. Kinh phí do doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản
Đảm bảo thực hiện các hoạt động quản lý, chăm sóc và phòng, chống dịch bệnh thủy sản tại cơ sở; tổ chức xây dựng, thẩm định cơ sở ATDB và chi phí khác theo quy định hiện hành.
Căn cứ các nội dung của Kế hoạch này, các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, để tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống một số bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2030.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hàng năm, xây dựng và dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn; cân đối, bố trí kinh phí trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện Kế hoạch; nội dung dự toán bao gồm: Chi phí mua vật tư, hóa chất bảo quản mẫu, xét nghiệm mẫu; chi phí tổ chức thực hiện giám sát dịch bệnh, quan trắc cảnh báo môi trường; thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản nuôi; hóa chất sử dụng tiêu diệt mầm bệnh, xử lý cải tạo môi trường vùng nuôi; chi phí tổ chức xây dựng vùng, cơ sở ATDB,... để cảnh báo và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch cho phù hợp và hiệu quả.
b) Tổ chức tuyên truyền, đào tạo tập huấn về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021- 2030 theo Kế hoạch của tỉnh và yêu cầu của địa phương.
c) Xem xét, lựa chọn các cơ sở sản xuất, nuôi thủy sản để hỗ trợ giám sát dịch bệnh và hỗ trợ chuyên môn trong quá trình xây dựng vùng, cơ sở ATDB theo quy định nhằm hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu.
d) Tổ chức giám sát chủ động sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi tại các vùng nuôi thủy sản trọng điểm để cảnh báo sớm tình hình dịch bệnh và hướng dẫn, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh thủy sản hiệu quả.
đ) Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai các nội dung, giải pháp của Kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch, kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hàng năm tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí và phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung của Kế hoạch đúng theo quy định; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên truyền các nội dung Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, nhằm phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
6. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với lực lượng chức năng thuộc các Sở, Ban, Ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vân chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản không rõ nguồn gốc, mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh nguy hiểm; kiểm tra, giám sát việc xả nước thải, chất thải ra môi trường trong hoạt động sản xuất, nuôi thủy sản, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng và bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch.
c) Thành lập các đội kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành tại địa phương.
8. Các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản
a) Các hội, hiệp hội chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân là thành viên của hội và hiệp hội tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch.
b) Các doanh nghiệp, người nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở có chuỗi sản xuất thủy sản để xuất khẩu: Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát lưu hành tác nhân gây bệnh thủy sản trong cơ sở của mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; bố trí kinh phí, nguồn lực để thực hiện Kế hoạch và trách nhiệm theo dõi, giám sát thủy sản trong suốt quá trình thả nuôi và phải báo ngay cho chính quyền cơ sở và cơ quan thú y địa phương khi phát hiện thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ dịch bệnh.
c) Các cơ sở sản xuất giống thủy sản, các doanh nghiệp sản xuất thủy sản để xuất khẩu cần chủ động xây dựng kế hoạch giám sát dịch bệnh và hoàn thiện các điều kiện để được công nhận cơ sở ATDB theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, xử lý./.
CÁC BỆNH NGUY HIỂM, BỆNH MỚI NỔI TRÊN THỦY SẢN NUÔI ĐƯỢC
ƯU TIÊN PHÒNG BỆNH, KHỐNG CHẾ VÀ KIỂM SOÁT
(Kèm theo Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh)
1. Trên tôm nuôi nước lợ (tôm thẻ, tôm sú):
a) Các bệnh nguy hiểm đang lưu hành: Bệnh đốm trắng (WSD), hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHND), vi bào tử trùng (EHP).
b) Các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên tôm có nguy cơ xâm nhiễm vào trong tỉnh: Hội chứng Taura (TS), đầu vàng (YHD), bệnh do DIV1 (DIV1), hoại tử gan tụy (NHP), teo gan tụy (HPD), hoại tử cơ (IMN).
2. Trên cá tra, cá lóc nuôi: Bệnh gan thận mủ (ESC), bệnh xuất huyết, bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus…
3. Trên nghêu, hàu: Bệnh do Perkinsus (tác nhân P. marinus, P. olseni).
4. Trên cá rô phi, cá điêu hồng: Bệnh do TilV (TiLV) và bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Streptococcus.
5. Trên tôm càng xanh: Bệnh trắng đuôi (WTD).
6. Một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm khác, bệnh mới nổi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo cảnh báo của OIE/ NACA./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.