ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1344/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 24 tháng 04 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 12/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030;
Căn cứ Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 4547/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Văn bản số 775/UBND-KT ngày 20/02/2023 của UBND tỉnh về việc chủ trương xây dựng Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 149/TTr-SNN ngày 19/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung như sau:
1. Tên nhiệm vụ: Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Phát triển cây trồng chủ lực, cây ăn quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng, phù hợp thị trường tiêu thụ, theo hướng tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
b) Mục tiêu cụ thể: Thực hiện đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 gồm các nội dung sau:
- Xác định cụ thể diện tích, sản lượng đối với từng cây trồng chủ lực của tỉnh (lúa, ngô, lạc, rau các loại, sắn, dừa) và cây ăn quả (dừa xiêm, bưởi, xoài).
- Tại các vùng sản xuất tập trung:
+ Đối với cây chủ lực: Diện tích sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận; diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương); diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm.
+ Đối với cây ăn quả: Diện tích sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết; diện tích trồng mới, trồng tái canh; tỷ lệ sử dụng giống đạt tiêu chuẩn, diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương); diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm.
- Giá trị sản xuất 01 ha canh tác đối với cây hàng năm và cây ăn quả.
3. Định hướng phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả đến năm 2030
a) Phát triển các cây trồng chủ lực của tỉnh gồm cây lúa, cây ngô, cây lạc, rau các loại, cây sắn và cây dừa; định hướng phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng; vùng sản xuất tập trung; các nội dung có liên quan và giải pháp thực hiện.
b) Phát triển cây ăn quả chính: Dừa xiêm, bưởi, xoài,…; định hướng bố trí phát triển; các nội dung có liên quan và giải pháp thực hiện.
4. Cơ quan chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT.
5. Đại diện chủ đầu tư: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
6. Thời gian hoàn thành lập đề án: Tháng 10/2023.
(Đề cương nhiệm vụ chi tiết kèm theo Tờ trình số 149/TTr-SNN ngày 19/4/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT)
Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện Đề án, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
II. CÁC CĂN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Căn cứ pháp lý
2. Các nguồn tài liệu, số liệu
3. Các nguồn bản đồ
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ Á
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
V. CHỦ ĐẦU TƯ, THỜI GIAN VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN
Phần II
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRỒNG TRỌT TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TỚI SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT
1. Điều kiện tự nhiên
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Bình Định
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2022
1. Hiện trạng sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh
2. Hiện trạng phát triển cây trồng chủ lực
2.1. Cây lúa
2.2. Cây ngô
2.3. Cây lạc
2.4. Rau các loại
2.5. Cây sắn
2.6. Cây dừa
3. Hiện trạng phát triển cây ăn quả
3.1. Hiện trạng chung về phát triển cây ăn quả
3.2. Hiện trạng một số cây ăn quả chính
4. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng chủ lực và cây ăn quả
Phần III
NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VÀ CÂY ĂN QUẢ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM - MỤC TIÊU
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VÀ CÂY ĂN QUẢ ĐẾN NĂM 2025 - 2030
1. Phát triển các cây trồng chủ lực của tỉnh
1.1. Đối với cây lúa
1.2. Cây ngô
1.3. Cây lạc
1.4. Rau các loại
1.5. Cây sắn
1.6. Cây dừa
2. Phát triển cây ăn quả
III. GIẢI PHÁP CHUNG
1. Về cơ chế chính sách
2. Về khoa học công nghệ và khuyến nông
3. Về đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng tập trung
4. Liên kết sản xuất, tiêu thụ
5. Thị trường tiêu thụ
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Phần V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là ngành kinh tế gắn liền với đời sống và hoạt động của con người, là ngành sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nguồn nước...), gắn chặt với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội với gần 2/3 dân số sống ở nông thôn. Xuất phát từ đặc điểm đó, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp tác động tích cực và có hiệu quả đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đối với tỉnh Bình Định, năm 2015 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2663/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của UBND tỉnh phê duyêt Quy hoạch phát triển ngành trồng trọt tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 4547/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh. Để cụ thể hóa quy hoạch phát triển ngành trồng trọt tỉnh, làm cơ sở để các địa phương xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả một cách hiệu quả, thống nhất cần khảo sát, rà soát, xác định lại cụ thể thực trạng phát triển, từ đó đưa ra định hướng, nội dung nhiệm vụ và giải pháp phát triển phù hợp, bền vững; phát triển các cây trồng chủ lực, cây ăn quả theo vùng trồng tập trung phù hợp với lợi thế, điều kiện cụ thể và nhu cầu thị trường; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từng bước “chuẩn hóa” các sản phẩm trồng trọt theo hướng VietGAP, hữu cơ,… để kết nối hỗ trợ tiêu thụ thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu, nâng cao giá trị sản xuất trồng trọt và thu nhập cho người dân.
Do đó, việc xây dựng Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là rất cần thiết.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Trồng trọt năm 2018;
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 12/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;
- Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;
- Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030.
- Quyết định số 2487/QĐ-UBND ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch thủy lợi tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 3811/QĐ-UBND ngày 14/9/2021 của UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 11 -CTr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 4547/QĐ-UBND ngày 15/11/2021 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025;
- Văn bản số 775/UBND-KT ngày 20/2/2023 của UBND tỉnh Bình Định về việc chủ trương xây dựng Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Các tài liệu báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
- Chương trình hành động số 11-Ctr/TU ngày 14/5/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh Bình Định;
- Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định qua các năm (2015 - 2022);
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, đất đai, thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn;
- Niên giám thống kê tỉnh Bình Định qua các năm (2015 - 2022);
- Báo cáo tổng kết ngành Nông nghiệp qua các năm (2015 - 2022);
- Các chương trình, dự án; các mô hình khuyến nông thuộc lĩnh vực trồng trọt;
- Số liệu điều tra thực trạng phát triển nông, lâm, thủy sản ở các huyện, thị xã, thành phố…
3. Các nguồn bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Bình Định năm 2019;
- Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bình Định năm 2018;
- Bản đồ quy hoạch vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035;
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030;
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã, thành phố thời kỳ 2021-2030;
- Hệ thống bản đồ địa chính hiện đang quản lý, sử dụng tại địa phương.
- Các bản đồ có liên quan khác.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
1. Tên đề án
Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Phạm vi và thời gian thực hiện
a) Phạm vi: Tỉnh Bình Định.
b) Thời gian thực hiện đề án:
- Giai đoạn 1: Đến năm 2025;
- Giai đoạn 2: Định hướng đến năm 2030.
3. Đối tượng, nội dung nghiên cứu
- Tình hình sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung cây trồng chủ lực của tỉnh và cây ăn quả.
- Điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất trồng trọt: Giao thông, thủy lợi, điện.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt.
1. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu, bản đồ, kết quả các nghiên cứu đã có, các chương trình, dự án đã thực hiện trên địa bàn tỉnh có liên quan đến xây dựng đề án.
2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Xây dựng phiếu điều tra để thu thập số liệu, bảng câu hỏi để lấy ý kiến lãnh đạo các phòng chuyên môn có liên quan ở các địa phương về thực trạng và định hướng phát triển sản xuất các cây trồng chủ lực và cây ăn quả của địa phương.
- Khảo sát thực địa để xác định các vùng sản xuất tập trung các cây trồng chủ lực và cây ăn quả; đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất.
- Khảo sát, đánh giá việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ cao.
- Khảo sát, đánh giá các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu có liên quan để xây dựng đề án.
3. Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá
Tổng hợp các nguồn tài liệu được thu thập, xử lý, phân tích, đánh giá để xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển; đề xuất vị trí, quy mô diện tích các vùng sản xuất tập trung cho cây trồng chủ lực và cây ăn quả; đưa ra nội dung nhiệm vụ, kế hoạch và giải pháp triển khai thực hiện.
4. Phương pháp bản đồ: Kế thừa chồng xếp các bản đồ đã có với bản đồ ngoại nghiệp về kết quả điều tra, khoanh v bổ sung ở thực địa để làm căn cứ cho định hướng vị trí, các vùng trồng cây trồng chủ lực và cây ăn quả trên cơ sở đó xây dựng bản đồ tác nghiệp.
5. Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội nghị để lấy ý kiến các huyện/thị xã/thành phố, viện, trường, các sở, ngành và đơn vị có liên quan để hoàn thiện đề án.
V. CHỦ ĐẦU TƯ, THỜI GIAN VÀ SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN
1. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định.
2. Đại diện chủ đầu tư: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
3. Sản phẩm của đề án: Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, kèm theo:
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp đề án: 10 bộ;
- Bản đồ quy hoạch vùng trồng cây trồng chủ lực và cây ăn quả tập trung đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỷ lệ 1/50.000: 5 bộ;
- File dữ liệu.
4. Thời gian hoàn thành việc lập đề án: 8 tháng, cụ thể:
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRỒNG TRỌT TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT
1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý.
- Địa hình.
- Thời tiết khí hậu (Nhiệt độ, lượng mưa, gió bão).
- Đặc điểm đất đai.
- Thủy lợi, thủy văn.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân số, lao động, thu nhập;
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2015-2022;
- Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế của tỉnh;
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp: Giao thông, thủy lợi, điện.
3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tỉnh Bình Định
- Những thuận lợi;
- Những khó khăn, hạn chế.
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015 - 2022
1. Hiện trạng sản xuất trồng trọt trên địa bàn tỉnh
1.1. Tình hình phát triển sản xuất trồng trọt của tỉnh
1.2. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất
1.3. Phát triển trồng trọt ứng dụng công nghệ cao
1.4. Tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm
1.5. Chính sách phát triển trồng trọt
2. Hiện trạng phát triển cây trồng chủ lực
2.1. Cây lúa
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
2.2. Cây ngô
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
2.3. Cây lạc
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
2.4. Rau các loại
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
2.5. Cây sắn
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
2.6. Cây dừa
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
3. Hiện trạng phát triển cây ăn quả
3.1. Hiện trạng chung về phát triển cây ăn quả
3.2. Hiện trạng một số cây ăn quả chính
a) Xoài:
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
b) Bưởi:
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
c) Dừa xiêm:
- Sản xuất
- Thị trường tiêu thụ
- Các mô hình sản xuất, chuyển đổi hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế
- Đánh giá chung (thuận lợi, tiềm năng lợi thế, tồn tại, khó khăn)
......
4. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng chủ lực và cây ăn quả
4.1. Dự báo về điều kiện sản xuất (đất đai, thời tiết khí hậu, nguồn nhân lực, giải pháp kỹ thuật, ...).
4.2. Dự báo về thị trường và mở rộng sản xuất
1. Quan điểm
- Phát triển cây trồng chủ lực, cây ăn quả phải gắn liền với thị trường tiêu thụ, phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp;
- Phát huy tiềm năng về đất đai; tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng sản xuất cây trồng chủ lực, cây ăn quả chủ lực tập trung, gắn với hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững; thu hút các nhà đầu tư xây dựng các dự án sản xuất trồng trọt công nghệ cao, nhà máy chế biến.
- Đẩy mạnh áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm cây trồng chủ lực, cây ăn quả.
- Phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, xây dựng mã số vùng trồng; truy xuất nguồn gốc, trên cơ sở huy động được các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển sản xuất, chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung: Phát triển cây trồng chủ lực, cây ăn quả trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng, phù hợp thị trường tiêu thụ, theo hướng tập trung, an toàn và bền vững, đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025:
- Xác định cụ thể diện tích, sản lượng đối với từng cây trồng chủ lực của tỉnh (lúa, ngô, lạc, rau các loại, sắn, dừa) và cây ăn quả (dừa xiêm, bưởi, xoài).
- Tại các vùng sản xuất tập trung:
+ Đối với cây chủ lực: Diện tích sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết.... ha; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận....%; diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) ... ha; diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm ... ha
+ Đối với cây ăn quả: Diện tích sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết .... ha; diện tích trồng mới, trồng tái canh... ha; tỷ lệ sử dụng giống đạt tiêu chuẩn ... %, diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) ... ha; diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm ... ha
- Giá trị sản xuất 01 ha canh tác đối với cây hàng năm và cây ăn quả. b) Định hướng đến năm 2030:
- Xác định cụ thể diện tích, sản lượng đối với từng cây trồng chủ lực của tỉnh (lúa, ngô, lạc, rau các loại, sắn, dừa) và cây ăn quả (dừa xiêm, bưởi, xoài).
- Tại các vùng sản xuất tập trung:
+ Đối với cây chủ lực: Diện tích sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết.... ha; tỷ lệ sử dụng giống xác nhận....%; diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) ... ha; diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm ... ha
+ Đối với cây ăn quả: Diện tích sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết .... ha; diện tích trồng mới, trồng tái canh .... ha; tỷ lệ sử dụng giống đạt tiêu chuẩn
... %, diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP và tương đương) ... ha; diện tích tưới tiên tiến, tiết kiệm ... ha
- Giá trị sản xuất 01 ha canh tác đối với cây hàng năm và cây ăn quả.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VÀ CÂY ĂN QUẢ ĐẾN NĂM 2030
1. Phát triển các cây trồng chủ lực của tỉnh
1.1. Đối với cây lúa
- Định hướng phát triển (diện tích, năng suất, sản lượng lúa đến năm 2025 và định hướng 2030). Các vùng sản xuất lúa tập trung theo cơ cấu sản xuất gồm: Lúa chế biến, lúa giống và lúa chất lượng cao.
- Các nội dung và giải pháp thực hiện.
1.2. Cây ngô
- Định hướng phát triển (diện tích, năng suất, sản lượng ngô đến năm 2025 và định hướng 2030). Các vùng sản xuất tập trung theo cơ cấu sản xuất: Ngô lấy hạt, ngô nếp, ngô sinh khối.
- Các nội dung và giải pháp thực hiện:
1.3. Cây lạc
- Định hướng phát triển (diện tích, năng suất, sản lượng đến năm 2025 và định hướng 2030). Các vùng sản xuất tập trung theo cơ cấu sản xuất: Lạc chế biến (lạc khô), lạc tươi.
- Các nội dung và giải pháp thực hiện.
1.4. Rau các loại
- Định hướng phát triển (diện tích, năng suất, sản lượng đến năm 2025 và định hướng 2030). Các vùng sản xuất tập trung theo cơ cấu: vùng chuyên canh rau, vùng luân canh và các loại rau chủ lực như: hành, ớt, dưa hấu,...
- Các nội dung và giải pháp thực hiện.
1.5. Cây sắn
- Định hướng phát triển (diện tích, năng suất, sản lượng đến năm 2025 và định hướng 2030).
- Các nội dung và giải pháp thực hiện.
1.6. Cây dừa
- Định hướng phát triển (diện tích, năng suất, sản lượng đến năm 2025 và định hướng 2030). Các vùng sản xuất tập trung theo cơ cấu sản xuất: dừa chế biến (dừa dầu), dừa lấy nước (dừa xiêm).
- Các nội dung và giải pháp thực hiện.
2. Phát triển cây ăn quả
- Định hướng phát triển cây ăn quả trên địa bàn tỉnh.
- Định hướng bố trí phát triển các cây ăn quả chính: Dừa xiêm, bưởi, xoài,…
- Các nội dung và giải pháp thực hiện.
1. Về cơ chế chính sách
2. Về khoa học công nghệ và khuyến nông
3. Về đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng tập trung
4. Liên kết sản xuất, tiêu thụ
5. Thị trường tiêu thụ
I. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Xác định các nội dung thực hiện phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả theo từng giai đoạn, cụ thể:
- Giai đoạn 1: Đến năm 2025
- Giai đoạn 2: Định hướng đến năm 2030
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Nông nghiệp và PTNT
- UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Các Sở ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan.
I. KẾT LUẬN
II. KIẾN NGHỊ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.