ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1332/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 13 tháng 8 năm 2019 |
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Y tế (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng U BND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 13/08/2019 của
Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Thủ tục Cấp giấy phép bán buôn rượu (mã số: BCT-BGI-275226)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị bỏ “bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh”.
Lý do: Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định về thành phần hồ sơ: “Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh” là một trong điều kiện đủ để cấp Giấy phép bán buôn rượu. Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 22 quy định về tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu yêu cầu: “Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu”. Tại Điều 19 Mục 3 quy định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: “Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Như vậy, khoản 4 Điều 22 đã nằm trong khoản 6 Điều 22 của Nghị định.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi: Bỏ khoản 4 Điều 22 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ: “Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc Bản tự công bố sản phẩm của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh”.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm giấy tờ hành chính, đồng thời giảm chi phí thuân thủ TTHC.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 10.480.014 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.104.596 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 375.418 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 3.58 %
2. Thủ tục Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép bán buôn rượu (mã số: BCT-BGI-275227)
2.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Đề nghị quy định cụ thể “Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung” gồm: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu sửa đổi tên chủ doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh); Giấy giới thiệu hoặc hợp đồng mua bán (khi thay đổi thương nhân cung cấp rượu, hoặc loại rượu).
Lý do: Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định về thành phần hồ sơ: “ Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung". Việc quy định này còn chung chung gây khó hiểu cho tổ chức, công dân và cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy đề nghị chỉnh sửa lại điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP theo hướng cụ thể hơn: Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung gồm: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu sửa đổi tên chủ doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh); Giấy giới thiệu hoặc hợp đồng mua bán (khi thay đổi thương nhân cung cấp rượu, hoặc loại rượu).
2.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ghi cụ thể: Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung gồm: Giấy đăng ký kinh doanh (nếu sửa đổi tên chủ doanh nghiệp hoặc địa điểm kinh doanh); Giấy giới thiệu hoặc hợp đồng mua bán (khi thay đổi thương nhân cung cấp rượu, hoặc loại rượu).
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm giấy tờ hành chính, đồng thời giảm chi phí thuân thủ TTHC.
3. Thủ tục Cấp lại Giấy phép bán buôn rượu (do hết thời gian hiệu lực) (mã số: BCT-BGI-275228)
3.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị bỏ “Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh”.
Lý do: Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu trong trường hợp hết thời hạn hiệu lực được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định được áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ quy định về thành phần hồ sơ: “Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh” là một trong điều kiện đủ để cấp Giấy phép bán buôn rượu. Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 22 quy định về Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu yêu cầu: “Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu”. Tại Điều 19, Mục 3 quy định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: “Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm”. Như vậy, khoản 4 Điều 22 đã nằm trong khoản 6 Điều 22 của Nghị định.
3.2. Kiến nghị thực thi
Bỏ khoản 4 Điều 22 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính phủ: “Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc Bản tự công bố sản phẩm của các sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh”.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm giấy tờ hành chính, đồng thời giảm chi phí thuân thủ TTHC.
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.288.008 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.062.757 đồng/năm
- Chi phí tiết kiệm: 225.251 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4 %
II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bổ sung mẫu của từng thành phần hồ sơ (Mẫu Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục; mẫu Quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học do người có thẩm quyền cấp; Mẫu báo cáo về trang thiết bị làm việc của văn phòng; lớp học, phòng thực hành, cơ sở phục vụ đào tạo trong đó phải có văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm; Mẫu Danh sách trích ngang đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia giảng dạy; Mẫu Chứng chỉ sẽ cấp cho học viên khi kết thúc khóa học).
Lý do: Không ban hành mẫu hồ sơ cụ thể sẽ gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC vì chủ yếu chưa nắm rõ hình thức trình bày, các nội dung, bố cục thông tin phải cung cấp; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.
- Về kết quả giải quyết TTHC (đối với thủ tục có mã số BGD-BGI-285355): Đề nghị bổ sung thời gian có hiệu lực của quyết định cho phép hoạt động giáo dục.
Lý do: Nhằm bảo đảm mục tiêu quản lý, bảo đảm quyền lợi của người học, việc quy định thời hạn có hiệu lực của quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục là cần thiết và cần được bổ sung để hạn chế việc sau khi cấp phép, các điều kiện bảo đảm cho việc hoạt động của các trung tâm không được quan tâm, chú trọng ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, quyền lợi của người học.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học theo hướng bổ sung mẫu hồ sơ liên quan tới từng TTHC.
- Về kết quả giải quyết TTHC (đối với thủ tục có mã số BGD-BGI-285355): Đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 49 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục theo hướng bổ sung thời gian có hiệu lực của quyết định.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 25.414.113 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 13.897.478 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 11.516.635 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 45%.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Bổ sung cách thức thực hiện như gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua e-mail hoặc qua dịch vụ công trực tuyến...
Lý do: Các TTHC chưa được quy định cụ thể về cách thức thực hiện, dẫn tới thực tế khi phát sinh TTHC, tổ chức, cá nhân không rõ thực hiện như thế nào, ở đâu, bằng những hình thức nào... dẫn tới mất thời gian, tốn kém chi phí, không chủ động trong việc thực hiện TTHC.
- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị quy định rõ hơn về một số thành phần hồ sơ được quy định tại các TTHC như: Giấy phép kinh doanh (bản gốc hay bản công chứng hay bản phô tô kèm bản gốc); Tờ trình đề nghị cấp phép (phần quy định cam kết là tự cam kết hay có đơn vị nào xác nhận, cấp nào xác nhận vào nội dung được cam kết...); Danh sách trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ (làm rõ khái niệm minh chứng hợp lệ)
Lý do: Các thủ tục có quy định thành phần hồ sơ còn mang tính chung chung, quy định nhiều thuật ngữ có thể gây hiểu nhầm và dẫn tới việc tổ chức, cá nhân không rõ hình thức, nội dung, cách thức để bảo đảm hồ sơ theo quy định; ngoài ra, bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, tổ chức, cá nhân có thể còn phải thực hiện thêm nhiều TTHC khác như đi xin xác nhận, đi phô tô công chứng... mới bảo đảm theo quy định hiện hành mà thực tế, các nội dung, nội hàm này là yêu cầu, nghiệp vụ khi thẩm định, thẩm tra thực tế của cơ quan có thẩm quyền trước khi ra quyết định.
- Đề nghị quy định số lượng hồ sơ cá nhân, tổ chức phải nộp (01 bộ).
Lý do: Quy định hiện hành đối với các TTHC này đều chưa có điểm nào quy định về số lượng bộ hồ sơ mà tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị. Do đó, khi thực hiện TTHC có thể gây khó khăn, mất thời gian và tốn kém chi phí trong chuẩn bị hồ sơ.
- Bổ sung quy định các mẫu hồ sơ như: Mẫu Công văn đăng ký, mẫu danh sách trích ngang, kế hoạch, tờ trình... đối với từng TTHC nêu trên.
Lý do: Nhằm chuẩn hóa yêu cầu về từng thành phần hồ sơ (thông qua mẫu), đặc biệt giảm thời gian tìm hiểu, chuẩn bị hồ sơ và cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện.
- Về kết quả giải quyết TTHC: Bổ sung thời gian có hiệu lực của quyết định cho phép hoạt động giáo dục.
Lý do: Nhằm bảo đảm mục tiêu quản lý, bảo đảm quyền lợi của người học, việc quy định thời hạn có hiệu lực của các quyết định cho phép, xác nhận là cần thiết và cần được bổ sung để hạn chế việc sau khi có quyết định, các điều kiện để được cho phép, xác nhận không được bảo đảm dẫn tới ảnh hưởng tới mục tiêu, chất lượng của hoạt động ngoài giờ chính khóa cũng như quyền lợi của học sinh.
2.2. Kiến nghị thực thi
- Về cách thức thực hiện và số bộ hồ sơ: Bổ sung, sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 7 và Điểm a Khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng bổ sung cụ thể cách thức thực hiện của TTHC (như gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện, qua e-mail, dịch vụ công trực tuyến...) và số lượng bộ hồ sơ mà tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị khi thực hiện TTHC.
- Về thành phần hồ sơ và mẫu hóa thành phần hồ sơ: Bổ sung, sửa đổi Khoản 2 Điều 7 và Khoản 2 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng quy định cụ thể về nội dung, hình thức, yêu cầu xác nhận đối với mỗi loại hồ sơ; bổ sung mẫu hóa một số thành phần hồ sơ (như Tờ trình, Công văn đăng ký, Danh sách trích ngang, Kế hoạch...).
- Về kết quả giải quyết TTHC: Bổ sung, sửa đổi Điểm b Khoản 3 Điều 7 và Điểm b Khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng bổ sung thời gian có hiệu lực của quyết định cấp phép và nội dung xác nhận.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 50.733.174 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 17.016.484 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 33.716.689 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 66%.
3. Thủ tục Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học (mã số: BGD-BGI-285221)
3.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Về cách thức thực hiện và số lượng bộ hồ sơ: Bổ sung cách thức thực hiện như gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Lý do: Văn bản quy định TTHC chưa có bất kỳ điểm nào quy định về nội dung nêu trên, việc không quy định dẫn tới khó khăn trên thực tế khi cá nhân phải mất thêm nhiều thời gian tìm hiểu, do không rõ cách làm dẫn tới có thể mất nhiều thời gian đi lại, tìm hiểu và chuẩn bị hồ sơ. Nếu nắm rõ cách thực hiện, số lượng hồ sơ cần chuẩn bị sẽ giúp cá nhân chủ động trong việc thực hiện TTHC, góp phần cắt giảm chi phí thực hiện.
- Về thời gian giải quyết TTHC và thời gian có hiệu lực của giấy giới thiệu: Đề nghị bổ sung thời gian (số ngày cụ thể hay ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ) giải quyết TTHC.
Lý do: Văn bản quy định TTHC không có điểm nào quy định về nội dung này, việc không nắm được thời gian giải quyết (trong bao lâu) cũng là một nguyên nhân tác động trực tiếp tới việc chuẩn bị của cá nhân, sắp xếp thời gian... để thực hiện gây tốn kém, lãng phí; đồng thời, bổ sung thời gian có hiệu lực của giấy giới thiệu 02 mục đích, vừa bảo đảm mục tiêu quản lý việc chuyển trường, học lại của học sinh, song cũng là bảo về quyền lợi của học sinh, khi không quy định thời gian, mà sau khi được cấp nếu học sinh không kịp nhập học ngay mà để sau thời gian dài mới tiến hành nhập học có thể bị cơ sở giáo dục từ chối mặc dù văn bản chưa quy định thời gian hiệu lực.
- Về thành phần hồ sơ: Bổ sung mẫu một số thành phần hồ sơ như mẫu đơn xin học lại, mẫu giấy xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.
Lý do: Nếu bổ sung mẫu, cá nhân sẽ giảm thời gian tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ giải quyết TTHC, ngoài ra còn giúp các cơ quan quản lý thuận lợi trong quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ khi công dân đã chuẩn bị đúng, đủ hồ sơ theo mẫu. Qua đó vừa bảo đảm mục tiêu quản lý, vừa bảo đảm quyền lợi, giảm chi phí thực hiện TTHC của công dân.
3.2. Kiến nghị thực thi
- Về cách thức thực hiện, số lượng bộ hồ sơ, thời gian giải quyết TTHC, thời gian có hiệu lực của giấy giới thiệu: Bổ sung, sửa đổi Điểm a và b Khoản 2 Điều 5 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT theo hướng bổ sung cách thức thực hiện (như: gửi trực tiếp, qua bưu điện, qua e-mail...); cụ thể số lượng bộ hồ sơ (01 bộ) mà cá nhân cần chuẩn bị; bổ sung cụ thể thời gian giải quyết TTHC cho cá nhân (chi tiết tới từng bước, từng cơ quan, đơn vị liên quan...); bổ sung thời gian hiệu lực của giấy giới thiệu (nếu đủ điều kiện được học lại trường trung học khác).
- Về thành phần hồ sơ: Bổ sung, sửa đổi Khoản 1 Điều 6 quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT theo hướng bổ sung mẫu đơn và mẫu giấy xác nhận.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.600.790 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.493.422 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.107.369 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 42,58%.
4. Thủ tục Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ (mã số: BGD-BGI-285237)
4.1. Nội dung đơn giản hóa
Hầu hết các thành phần cơ bản cấu thành TTHC theo quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ của thủ tục đều chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, thực tế thủ tục được thực hiện bám theo nội dung của hoạt động kiểm tra, công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ mà không thực hiện theo đúng quy trình của thủ tục kiểm tra theo văn bản quy định, cụ thể:
- Đề nghị quy định cụ thể trình tự thực hiện TTHC này.
Lý do: Quy định ban hành kèm Nghị định 20/2014/NĐ-CP chưa quy định trình tự cụ thể của việc đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ dẫn tới việc thực hiện chủ yếu theo văn bản hướng dẫn nên không bảo đảm quy định về kiểm soát TTHC, đặc biệt việc thực hiện trong thực tế dựa trên quy định sẽ không phân định đâu là chủ thể, đối tượng chịu tác động, trách nhiệm, thời gian thực hiện...
- Về cách thực thực hiện: Bổ sung cách thức thực hiện như: gửi hồ sơ qua bưu điện; qua e-mail…
Lý do: Quy định ban hành kèm Nghị định 20/2014/NĐ-CP chưa quy định cụ thể cách thức thực hiện, việc quy định giúp đối tượng thực hiện TTHC có thêm lựa chọn trong cách thực hiện TTHC, qua đó giảm bớt thời gian, chi phí tuân thủ TTHC.
- Về thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ, mẫu hồ sơ: Quy định cụ thể về thành phần hồ sơ, số lượng bộ hồ sơ, ban hành mẫu hồ sơ
Lý do: Quy định ban hành kèm Nghị định 20/2014/NĐ-CP chưa quy định rõ về từng thành phần hồ sơ (số lượng); số lượng bộ hồ sơ mà tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị khi thực hiện TTHC; đồng thời chưa mẫu hóa hồ sơ. Các nội dung nêu trên cần được thực hiện nhằm rút ngắn thời gian chuẩn bị, tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ cho đối tượng thực hiện TTHC, rút ngắn thời gian thẩm định, kiểm tra hồ sơ của cơ quan thực hiện TTHC, đặc biệt có thể áp dụng các quy trình nghiệp vụ tự động hóa bằng CNTT nhằm cắt giảm chi phí, thời gian thực hiện, giải quyết TTHC.
- Về thời gian giải quyết: Quy định cụ thể thời gian thực hiện TTHC, từng bước trong quy trình thực hiện TTHC
Lý do: Quy định ban hành kèm Nghị định 20/2014/NĐ-CP chưa quy định nội dung nêu trên do đó, khi thực hiện gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện vì không rõ từng khâu, đoạn trong quy trình được thực hiện trong thời gian bao lâu, dễ phát sinh tiêu cực, trì trệ, tốn kém chi phí trong quá trình giải quyết TTHC.
- Về kết quả thực hiện: Cần quy định cụ thể thời hạn có hiệu lực của quyết định công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập, xóa mù chữ.
Lý do: Quy định ban hành kèm Nghị định 20/2014/NĐ-CP chưa quy định nội dung nêu trên. Việc quy định thời hạn có hiệu lực là cần thiết, nhằm bảo đảm mục tiêu quản lý, góp phần duy trì vững chắc mục tiêu của thủ tục - phổ cập, xóa mù chữ thông qua việc định kỳ phải rà soát, bảo đảm duy trì các tiêu chí để được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
4.2. Kiến nghị thực thi
Các thành phần (cấu phần) cơ bản của 01 thủ tục hành chính của TTHC nêu trên về cơ bản chưa đáp ứng các yêu cầu hiện hành về kiểm soát TTHC, trong trường hợp tiếp tục duy trì TTHC, đề nghị cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội dung cơ bản như sau:
- Về thành phần phần hồ sơ, mẫu hồ sơ: Sửa đổi, bổ sung Điều 27 Quy định ban hành kèm Nghị định 20/2014/NĐ-CP theo hướng quy định cụ thể về số lượng từng hồ sơ; bổ sung mẫu hồ sơ.
- Về trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, số lượng bộ hồ sơ: Sửa đổi, bổ sung Điều 30 Quy định ban hành kèm Nghị định 20/2014/NĐ-CP theo hướng quy định chi tiết, cụ thể hơn các bước, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong từng bước của toàn bộ quy trình thực hiện; cách thức thực hiện (như: gửi hồ sơ qua bưu điện; qua e-mail…); quy định cụ thể số bộ hồ sơ (01 bộ) mà tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị khi thực hiện; bổ sung thời gian giải quyết trong từng bước, cả quy trình giải quyết TTHC; thời hạn có hiệu lực của quyết định công nhận phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 74,193,708 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 42,083,014 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 32,110,695 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43,28 %.
III. LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI
1. Chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa (mã số: BGTVT- 284991)
1.1.Nội dung đơn giản hóa
Để bảo đảm tính hợp lý về thời gian thực hiện thủ tục hành chính, cần quy định thời gian thực hiện thủ tục Chấp thuận chủ trương xây dựng bến thủy nội địa (đối bến thủy trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia hoặc bến nằm trong vung nước cảng biển) là 10 ngày làm việc.
Lý do: Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT thì thời hạn giải quyết thủ tục hành chính là 05 ngày làm việc. Tuy nhiên, đối với các trường hợp phải lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan thì thời gian này không bảo đảm như:
- Đối với trường hợp bến thủy trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, trước khi chấp thuận Sở Giao thông vận tải phải lấy ý kiến của Chi Cục Đường thủy nội địa về vị trí và ảnh hưởng của bến đối với luồng và phạm vi bảo vệ các công trình khác ở khu vực.
- Đối với bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển, trước khi chấp thuận Sở Giao thông vận tải phải lấy ý kiến bằng văn bản của Cảng vụ Hàng hải khu vực.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi bổ sung điểm c Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT theo hướng: “c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận xây dựng bến thủy nội địa trên đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương và gửi cho chủ đầu tư. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do....”.
2. Chấp thuận vận tải hành khách ngang sông (mã số: BGTVT-284989)
2.1.Nội dung đơn giản hóa: Để bảo đảm tính hợp lý về thời gian thực hiện thủ tục hành chính, đề nghị quy định thời gian cho ý kiến của Cảng vụ Hàng hải và Chi cục Đường thủy nội địa khu vực đối với trường hợp phương tiện hành trình qua vùng nước hàng hải hoặc phương tiện hành trình trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia liên quan là 05 ngày làm việc.
Lý do: Theo quy định tại điểm c và điểm d Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT thì thời hạn giải quyết thủ tục hành chính là 05 ngày làm việc. Trong đó, quy định trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải lấy ý kiến các cơ quan trên và trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến của các cơ quan có liên quan Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận.
Như vậy, Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT không quy định cụ thể thời gian các cơ quan có liên quan (Cảng vụ Hàng hải và Chi cục Đường thủy nội địa khu vực) cho ý kiến. Do vậy, không xác định được thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Bổ sung điểm đ vào Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT theo hướng như sau: “đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Cảng vụ Hàng hải hoặc Chi cục Đường thủy nội địa khu vực có văn bản tham gia ý kiến gửi Sở Giao thông vận tải”
IV. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
- Đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân
- Đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên
- Đăng ký thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên
- Đăng ký thành lập Công ty cổ phần
- Đăng ký thành lập Công ty hợp danh
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp.
Lý do: Theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm); theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp không ghi ngành nghề kinh doanh.
1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ theo hướng kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp quản lý; trong đó các báo cáo danh mục ngành nghề kinh doanh đã hoạt động( ngành nghề nào là chính) để cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp.
- Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh) - mã số: BKH-271908
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh) - mã số: BKH-271912
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy thông báo lập Chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh
Lý do: Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm); theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của Chi nhánh/VPĐD/ĐĐKD không ghi ngành nghề kinh doanh.
2.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ theo hướng kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp quản lý; trong đó cáo báo cáo danh mục ngành nghề kinh doanh đã hoạt động( ngành nghề nào là chính) để cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp.
- Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) - mã số: BKH-271915
- Thông báo lập địa điểm kinh doanh(đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương) - mã số: BKH-271913
3.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy thông báo lập Chi nhánh/ văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh.
Lý do: Theo Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm); theo Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của Chi nhánh/VPĐD/ĐĐKD không ghi ngành nghề kinh doanh.
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư
(Phụ lục II-19 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Lý do: Các thông tin cơ bản trong Giấy đề nghị theo PL II-19 trùng lặp với Thông báo lập Chi nhánh/VPĐD/ĐĐKD. Thông tin về Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được lấy từ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan đăng ký đầu tư cấp.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ theo hướng kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp quản lý; trong đó cáo báo cáo danh mục ngành nghề kinh doanh đã hoạt động( ngành nghề nào là chính) để cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp.
- Sửa đổi bổ sung Điều 33 Nghị định số 78/2019/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ (Đối với trường hợp thành lập Chi nhánh/VPĐD/ĐĐKD đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư thành phần hồ sơ bổ sung thêm Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan đăng ký đầu tư cấp).
4.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bãi bỏ thủ tục này.
Lý do: Theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014 (Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm); theo Điều 24 Luật DN 2014, Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp không ghi ngành nghề kinh doanh.
4.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 theo hướng kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp nộp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh trực tiếp quản lý; trong đó cáo báo cáo danh mục ngành nghề kinh doanh đã hoạt động (ngành nghề nào là chính) để cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 134.421.818 đồng/năm
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 134.421.818 đồng/năm
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100 %.
5.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị bổ sung thành phần hồ sơ là “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế nhận vốn góp/cổ phần/phần vốn góp”.
Lý do: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư năm 2014 thành phần hồ sơ kèm theo không có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức kinh tế nhận vốn góp/cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài nên không đối chiếu được thông tin của của tổ chức kinh tế nhận vốn góp/cổ phần/phần vốn góp do Nhà đầu tư kê khai tại Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
5.2. Kiến nghị thực thi:
Bổ sung thành phần hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
6. Thủ tục Giãn tiến độ đầu tư (mã số: BKH-272011)
6.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư”.
- Đề nghị bổ sung thành phần hồ sơ “Các văn bản, giấy tờ liên quan đến các thủ tục mà Nhà đầu tư đã hoàn thành sau khi được chấp thuận đầu tư”.
Lý do:
+ Thành phần hồ sơ “Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư” là do cơ quan nhà nước cấp ra nên khi cần tra cứu thông tin có thể tra cứu trên phần mềm quản lý văn bản của cơ quan không cần yêu cầu Nhà đầu tư nộp lại.
+ Tại mục III-Đầu tư tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-BKHĐT ngày 28/7/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư không quy định về việc phải nộp kèm các văn bản, giấy tờ liên quan đến các thủ tục mà Nhà đầu tư đã hoàn thành sau khi được chấp thuận đầu tư.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi, bổ sung Mục III-Đầu tư tại Việt Nam, Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1038/QĐ-BKHĐT ngày 28/7/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
V. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
1. Thủ tục sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ Người có công (mã số: BLĐ-TBVXH-BGI-286168)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị quy định cụ thể đối với thành phần hồ sơ “Các giấy tờ làm căn cứ đính chính thông tin”.
Lý do:
Điểm b, khoản 3, Điều 48 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân quy định thành phần hồ sơ như sau: “Đơn đề nghị đính chính thông tin trong hồ sơ người có công (Mẫu HS5) kèm các giấy tờ làm căn cứ để đính chính thông tin”.
Trong khi điểm b khoản 3 Điều 27 Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng quy định thành phần hồ sơ của thủ tục Đề nghị sửa đổi thông tin trong hồ sơ người có công đối với đối tượng đã chuyển ra ngoài quân đội, hiện nay do Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý hồ sơ gồm “Đơn đề nghị (Mẫu HS5); Bản sao có chứng thực chứng minh thư nhân dân; sổ đăng ký hộ khẩu; Quyết định thay đổi họ, đệm, tên; thay đổi, cải chính hộ tịch (quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ); hồ sơ người có công do cơ quan đang quản lý cung cấp (bản chính)”.
Như vậy, cần quy định cụ thể “các giấy tờ làm căn cứ đính chính” là những giấy tờ nào? khi nộp hồ sơ công dân nộp bản sao hay bản sao chứng thực và thành phần hồ sơ tiếp nhận ban đầu (ngành Lao động-Thương binh và Xã hội) phải thống nhất với thành phần hồ sơ của cơ quan phối hợp (ngành Quân đội).
- Về thời gian thực hiện: Đề nghị quy định cụ thể thời hạn giải quyết của các cơ quan liên quan trong giải quyết thủ tục hành chính.
Lý do: Tại khoản 3, Điều 48, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định rõ cách thức, trình tự thực hiện TTHC, trách nhiệm của các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính, tuy nhiên, không quy định rõ thời gian giải quyết của các cơ quan phối hợp, dẫn đến không xác định được tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính, gây khó khăn cho việc hẹn trả kết quả cho công dân.
1.2. Kiến nghị thực thi
- Sửa đổi khoản 3 Điều 48 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân theo hướng quy định cụ thể “các giấy tờ làm căn cứ đính chính” là những giấy tờ nào? khi nộp hồ sơ công dân nộp bản sao hay bản sao chứng thực và thành phần hồ sơ tiếp nhận ban đầu (ngành Lao động-Thương binh và Xã hội) phải thống nhất với thành phần hồ sơ của cơ quan phối hợp (ngành Quân đội).
- Sửa đổi khoản 3, Điều 48, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo hướng quy định cụ thể thời hạn giải quyết TTHC của các cơ quan liên quan.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục “Sửa đổi thông tin cá nhân trong hồ sơ Người có công”.
1. Nhóm thủ tục hành chính liên quan đến Cấp phép Quỹ xã hội, quỹ từ thiện (gồm: Thủ tục Cấp giấy phép thành lập và Công nhận điều lệ Quỹ xã hội, quỹ từ thiện (BNV-BGI-264631); Thủ tục Công nhận quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ (BNV-BGI-264632); Thủ tục công nhận thay đổi, bổ sung thành viên hội đồng quản lý quỹ (BNV-BGI-264633).
1.1. Nội dung đơn giản hóa
- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị cắt giảm “Phiếu lý lịch tư pháp” của thành viên ban sáng lập quỹ là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước.
Lý do: Mục đích của việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận. Qua triển khai thực tế cho thấy hồ sơ đề nghị thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến Cấp phép Quỹ xã hội, quỹ từ thiện của các thành viên sáng lập quỹ là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước phải nộp “Lý lịch tư pháp” trong thành phần hồ sơ là không hợp lý, gây tốn kém chi phí và thời gian vì, các đối tượng này đang được theo dõi, quản lý chặt chẽ về nhân thân bởi hệ thống cơ quan nhà nước.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi khoản 2 Điều 13 Nghị định số 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện theo hướng cắt giảm thành phần hồ sơ “Phiếu lý lịch tư pháp” của thành viên ban sáng lập quỹ đối với đối tượng là công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí, thời gian khi thực hiện thủ tục hành chính.
VII. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc;
Bỏ yêu cầu điều kiện: Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Lý do:
- Trong quá trình thực tế thực hiện, việc rút ngắn thời gian thực hiện TTHC để doanh nghiệp được cấp phép và đưa vào hoạt động sớm hơn đơn vị thực hiện TTHC thấy vậy là hợp lý.
- Theo Điều 20 Mục 2 Nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 Nghị định về quản lý phân bón thì yêu cầu điều kiện: Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học đã được quy định trong thành phần hồ sơ.
1.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính từ 20 ngày làm việc xuống 15 ngày làm việc.
Bãi bỏ điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 cụ thể hủy bỏ yêu cầu điều kiện (Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học).
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian giải quyết, đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC.
2.1. Nội dung đơn giản hóa
- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ: Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Lý do: Không rõ về thành phần hồ sơ, bởi theo quy định, hiện tại xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm không phải tập huấn kiến thức cho tổ chức, cá nhân để xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm mà các tổ chức, cá nhân tự nghiên cứu tài liệu có liên quan để xác nhận.
- Đề nghị bổ sung cách thức nộp hồ sơ theo phương thức trực tuyến qua dịch vụ công trực tuyến.
Lý do: Theo quy định tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khi đó đã có một số tổ chức đã thực hiện việc gửi hồ sơ qua internet (trực tuyến) nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại để thực hiện TTHC.
2.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị bỏ điểm d, khoản 1; điểm c khoản 2 Điều 10 hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.
Đề nghị bổ sung thêm cách thức nộp hồ sơ trực tuyến cụ thể ( tại điều 10 sửa lại như sau: chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan được quy định qua đường bưu điện, nộp trực tiếp hoặc nộp trực tuyến).
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian giải quyết, đồng thời giảm chi phí tuân thủ TTHC.
VIII. LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1. Thủ tục Tiếp nhận thông báo sản phẩm quảng cáo (mã số: BVH- BGI-278911)
1.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị bãi bỏ nội dung trong thành phần hồ sơ “Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm treo băng rôn quảng cáo”
Lý do: Đối với quảng cáo trên băng rôn việc quy định phải có văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với các doanh nghiệp, cá nhân gây khó khăn khi thiết lập hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính bởi lẽ trường hợp họ thực hiện quảng cáo trên băng rôn với số lượng lớn tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn nhiều huyện dẫn tới việc để có văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo phải mất nhiều thời gian đi lại, gây tốn kém về kinh phí cho người dân.
1.2. Kiến nghị thực thi
Sửa đổi khoản 6 Điều 29 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 theo hướng chỉ quy định “Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với bảng quảng cáo”. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi văn bản đồng ý tiếp nhận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố quản lý. Các tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về việc sở hữu hoặc sử dụng địa điểm quảng cáo, Phòng Văn hóa Thông tin, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm giấy tờ hành chính, đồng thời giảm chi phí thuân thủ TTHC.
2. Thủ tục Thông báo đoàn người thực hiện quảng cáo (mã số: BVH- BGI-278913)
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị sửa đổi thời gian tại quy định trình tự thực hiện “Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo thông báo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chậm nhất là 05 ngày trước ngày tổ chức đoàn người quảng cáo”.
Lý do: Theo quy định “Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo thông báo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chậm nhất là 15 ngày trước ngày tổ chức đoàn người quảng cáo”.Tuy nhiên, trên thực tế, thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính này đơn giản, không mất nhiều thời gian thẩm định trả lời. Do vậy, việc quy định thời hạn giải quyết 15 ngày là quá dài, lãng phí thời gian đợi chờ của cá nhân, tổ chức.
2.2. Kiến nghị thực thi
Đề nghị sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 36 “Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 05 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính, giảm giấy tờ hành chính, đồng thời giảm chi phí thuân thủ thủ tục hành chính.
1.1.Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị bỏ Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch trong thành phần hồ sơ.
Lý do: Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch là trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính ban hành. Do vậy, việc yêu cầu tổ chức thực hiện thủ tục hành chính nộp bản dự thảo đối với văn bản này là không hợp lý. Mặt khác, qua thực tế thực hiện cho thấy, bản dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch cơ bản không sử dụng được do khả năng xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà nước của các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Bỏ “Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết” tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Bỏ “Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch” tại khoản 3 Điều 9 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
2.1.Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị bỏ Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án trong thành phần hồ sơ.
Lý do: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm xây dựng và ban hành quyết định phê duyệt đồ án. Do vậy, việc yêu cầu tổ chức thực hiện thủ tục hành chính nộp bản dự thảo đối với văn bản này là không hợp lý. Mặt khác, qua thực tế thực hiện cho thấy, bản dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án cơ bản không sử dụng được do khả năng xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà nước của các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế.
2.2. Kiến nghị thực thi:
- Bỏ “Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch” tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Bỏ “Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch” tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
3.1.Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị bỏ Dự thảo quyết định phê duyệt nhiệm vụ trong thành phần hồ sơ
Lý do: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm xây dựng và ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ. Do vậy, việc yêu cầu tổ chức thực hiện thủ tục hành chính nộp bản dự thảo đối với văn bản này là không hợp lý. Mặt khác, qua thực tế thực hiện cho thấy, bản dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ cơ bản không sử dụng được do khả năng xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà nước của các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Bãi bỏ “Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch chi tiết” tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Bãi bỏ “Dự thảo Quyết định phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch” tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
4.1.Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị bỏ Dự thảo quyết định phê duyệt đồ án trong thành phần hồ sơ.
Lý do: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính có trách nhiệm xây dựng và ban hành quyết định phê duyệt đồ án. Do vậy, việc yêu cầu tổ chức thực hiện thủ tục hành chính nộp bản dự thảo đối với văn bản này là không hợp lý. Mặt khác, qua thực tế thực hiện cho thấy, bản dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án cơ bản không sử dụng được do khả năng xây dựng văn bản quản lý hành chính nhà nước của các tổ chức thực hiện thủ tục hành chính còn nhiều hạn chế.
4.2. Kiến nghị thực thi:
- Bỏ “Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch” tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Bỏ “Dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch” tại khoản 4 Điều 10 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm giấy tờ hành chính, đồng thời giảm chi phí thuân thủ TTHC.
1.1. Nội dung phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính:
Quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người bệnh được thụ hưởng cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, để thuận lợi cho công dân và đơn giản hóa thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính, đề nghị bỏ thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính sau:
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh theo mẫu (Phụ lục IV, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP);
- Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính qua dịch bưu chính công ích và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 để công dân không phải trực tiếp đến nộp hồ sơ và nhận kết quả.
Lý do: Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh đã có trong Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Mẫu 02, Phụ lục XI, Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016); Thực hiện bưu chính công ích sẽ giảm chi phí của công dân phải đến trực tiếp Bộ phận hành chính công nộp hồ sơ, cũng như nhận kết quả.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ điểm d Khoản 1 Điều 43 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 114.180.050,đồng/năm;
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 105.744.545 đồng/năm;
- Chi phí tiết kiệm: 8.435.505 đồng/năm;
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7.3%;
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.