ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1325/QĐ-UBND |
Kon Tum, ngày 29 tháng 12 năm 2020 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ “Nông nghiệp hữu cơ”;
Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 308/TTr-SNN ngày 28 tháng 12 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như phụ lục kèm theo.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối, có trách nhiệm chủ trì thực hiện Đề án phát triển Nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án), trong đó tập trung các nội dung chính như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương triển khai thực hiện Đề án; chủ động lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đề án của tỉnh các sở, ngành và địa phương khác có liên quan.
- Chủ trì đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến nông nghiệp hữu cơ.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn có liên quan lựa chọn và xác định các yếu tố hoàn thiện các mô hình thí điểm sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại địa phương theo danh mục đã phê duyệt; đề xuất các đơn vị có năng lực nghiên cứu, chứng nhận và liên kết chuỗi giá trị tham gia triển khai các mô hình thí điểm; xây dựng kế hoạch triển khai và từng bước nhân rộng mô hình.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương xây dựng và đề xuất kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của các huyện/thành phố, các tổ chức và cá nhân. Xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp để xây dựng các mô hình về sản xuất nông nghiệp hữu cơ được quy định trong Đề án này.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hằng năm triển khai thực hiện Đề án (hoàn thành trước ngày 15 tháng 01 hằng năm).
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan đến Đề án.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Sở Y tế
- Phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng dinh dưỡng cao và giá trị sinh học đặc thù đáp ứng nhu cầu phòng bệnh và nâng cao bảo vệ sức khỏe của người dân.
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với sản xuất, kinh doanh dược liệu hữu cơ, mỹ phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lưu thông trên thị trường theo định kỳ quy định trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp các đơn vị có liên quan nghiên cứu khảo sát phát triển các sản phẩm y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ các nguyên liệu dược liệu hữu cơ.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan: Đánh giá, xác định vùng, khu vực đủ điều kiện sản xuất hữu cơ; quy định việc thực hiện các yêu cầu về sử dụng, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, lồng ghép công tác bảo tồn với việc phát triển vùng nông nghiệp hữu cơ theo quy định.
4. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các cơ quan đơn vị có liên quan: Thực hiện quản lý nhà nước đối với kinh doanh thực phẩm hữu cơ và sản phẩm hữu cơ khác thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định; thực hiện quản lý thị trường đối với sản phẩm hữu cơ theo quy định; thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ lưu thông trên thị trường.
5. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, mô hình điểm phục vụ phát triển nông nghiệp hữu cơ trong các Chương trình, dự án, đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định.
6. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan hướng dẫn cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
- Bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ của đề án, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
- Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn lực thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; tín dụng trong nông nghiệp; cân đối, bố trí ngân sách ưu tiên thực hiện Đề án.
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, Ngân sách nhà nước và hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện bảo đảm hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; bố trí nguồn lực thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tham mưu triển khai trình tự, thủ tục để thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư có liên quan được quy định tại Đề án.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách xây dựng nhà ở của các dự án đầu tư trong phát triển nông nghiệp hữu cơ; hằng năm bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo quy định của pháp luật.
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Kon Tum
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ ngành Nông nghiệp thực hiện Đề án này trên địa bàn tỉnh.
10. Các sở, ngành khác và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, hội nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương và các cơ quan liên quan để thực hiện Đề án; vận động, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hữu cơ và gắn kết chuỗi giá trị nông sản hữu cơ.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xác định sản phẩm lợi thế, lĩnh vực chủ lực, vùng có lợi thế về sản xuất hữu cơ; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án, dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tiêu chuẩn ngành nông nghiệp, điều kiện thực tế tại địa phương.
- Căn cứ các quy định của pháp luật, xây dựng và đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù của địa phương như đất đai, hạ tầng, giống, công nghệ sản xuất hữu cơ... phục vụ cho phát triển nông nghiệp hữu cơ.
- Bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện các dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn.
- Chủ động, thường xuyên tuyên truyền vận động hộ gia đình, chủ trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn tham gia thực hiện nội dung đề án; phân công nhiệm vụ các phòng, ban chuyên môn chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện, tổng hợp đề xuất kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện hàng năm.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ của địa phương, hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện đề án, dự án của địa phương gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU
CƠ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030”
(Kèm theo Quyết định số: 1325/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
- Khẳng định đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước thông qua việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nông thôn theo nội dung của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
- Đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp bền vững của tỉnh. Phát huy những lợi thế sẵn có về đất đai, khí hậu và đặc biệt là về vị trí địa lý của tỉnh Kon Tum để phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh nói chung.
- Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở các quy mô, cấp độ từ hộ gia đình, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm tạo ra thực phẩm hữu cơ, môi trường an toàn cho người nông dân và sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng cao.
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, quy mô lớn. Đảm bảo chất lượng nông sản theo các tiêu chuẩn hữu cơ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đầu ra và an toàn đối với sức khoẻ người sử dụng.
- Giải quyết nhu cầu việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định an ninh kinh tế chính trị xã hội trên địa bàn.
1. Mục tiêu chung
- Phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, góp phần ổn định đời sống, thu nhập cho một bộ phận lao động, dân cư trên địa bàn tỉnh.
- Hình thành các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Tạo nguồn sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ trong nước, khu vực và thế giới.
- Hình thành các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ hướng đến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Nâng cao năng lực, khả năng tổ chức sản xuất, sức cạnh tranh trong chế biến, tiêu thụ của tỉnh.
- Phấn đấu đưa tỉnh Kon Tum là một trong những địa phương trọng điểm về sản xuất nông nghiệp, trong đó thế mạnh là phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với chế biến và tiêu thụ.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Giai đoạn 2021 - 2025
- Trong năm 2021 xác định được các khu vực, diện tích đất phù hợp canh tác, sản xuất nông nghiệp hữu cơ; các đối tượng sản xuất phù hợp với từng địa bàn, khu vực cụ thể; xây dựng được quy trình chuyển hóa đất canh tác hiện có sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ; ứng với các loại sản phẩm thế mạnh của địa phương; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để duy trì và mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Mở rộng và hình thành mới các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, sản phẩm hữu cơ, diện tích cây trồng hữu cơ đạt khoảng 0,5 - 1% tổng diện tích gieo trồng với một số cây trồng chủ lực, ở các vùng sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Cơ cấu 40% sản phẩm từ chăn nuôi tập trung, chuyên nghiệp quy mô lớn, 60% sản phẩm truyền thống, 1-2% sản phẩm hữu cơ trên tổng sản phẩm chăn nuôi.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5 - 1,5% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế: cá nước ngọt, các loài thủy sản bản địa...
- Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 90 - 95%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 75 - 80%.
- Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học đạt trên 30%; tăng tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ trên tổng số sản phẩm phân bón lên 15%; hướng dẫn biện pháp phòng chống sinh vật gây hại phù hợp với sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
- Nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,3 - 1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ.
- 100% sản phẩm hữu cơ được chứng nhận, tiêu thụ theo hệ thống và truy xuất được nguồn gốc.
- Mỗi huyện/thành phố có ít nhất 03 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận.
2.2. Định hướng đến năm 2030
- Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 2 - 3% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp.
- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng trên 2% tổng diện tích đất trồng trọt với các cây trồng chủ lực: lúa, rau đậu các loại, cây ăn quả, cà phê…
- Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 2-3% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trên địa bàn tỉnh. Các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ bao gồm: sữa, thịt gia súc gia cầm…
- Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 1,5 - 3% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế: cá nước ngọt, các loài thủy sản bản địa...
- Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 95 - 98%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 80 - 85%.
- Mỗi huyện/thành phố có ít nhất 05 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận.
- Tăng tỷ lệ người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, sản phẩm phân bón hữu cơ.
- Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ cao gấp 1,5 - 1,8 lần so với sản xuất phi hữu cơ.
1. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm hữu cơ chủ lực
1.1 Ưu tiên sử dụng các vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho từng đối tượng cây trồng, vật nuôi để sản xuất hữu cơ; ưu tiên lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi và giống cây trồng, vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện thổ nhưỡng, chống chịu sâu bệnh và có thị trường tiêu thụ sản phẩm hữu cơ.
1.2 Trong năm 2021, các huyện thành phố xác định cụ thể xác định các đối tượng sản xuất chủ lực, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong đó tập trung một số đối tượng gồm: Cây ăn quả: Mít, bơ, sầu riêng; cây có múi (cam, chanh, bưởi); chuối; dứa; chanh dây; mắc ca; gia súc: bò (bò thịt và bò sữa), lợn; dê...; gia cầm: gà, vịt, chim; ; rau đậu các loại; thuỷ sản: các loại cá nước ngọt, các loài thủy sản bản địa; Dược liệu: Sâm Ngọc Linh, Đảng sâm, ...; Lúa; Cà phê: vối, chè (Có Bản đồ tổng thể định hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum).
1.3 Hình thành vùng sản xuất các sản phẩm bản địa, đặc trưng có tiềm năng để xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm để đầu tư sản xuất hữu cơ gắn với phát triển các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 03 sao trở lên.
a) Đối với trồng trọt hữu cơ: Mở rộng và hình thành mới các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, sản phẩm hữu cơ, diện tích cây trồng hữu cơ đạt khoảng 0,5 - 1% tổng diện tích gieo trồng với một số cây trồng chủ lực, ở các vùng sản xuất tập trung, cụ thể:
- Vùng lúa: Diện tích gieo trồng khoảng 150 - 250 ha năm 2025 và khoảng 500 - 700 ha năm 2030.
- Vùng rau, đậu: Diện tích gieo trồng đạt khoảng 20 - 50 ha năm 2025 và trên 50 - 100 ha năm 2030.
- Vùng cây ăn quả các loại: Diện tích trồng đạt khoảng 50 - 100 ha năm 2025 và khoảng 100 - 300 ha năm 2030. Vùng Mắc ca hữu cơ khoảng 100 ha.
- Vùng cà phê: Diện tích gieo trồng đạt khoảng 150 - 250 ha năm 2025 và khoảng 250 - 750 ha năm 2030.
b) Đối với chăn nuôi hữu cơ
Xây dựng các vùng chăn nuôi hữu cơ với các sản phẩm chủ lực như: Sữa, thịt gia súc gia cầm... Riêng vùng chăn nuôi bò hữu cơ gắn với vùng đồng cỏ, vùng trồng trọt sản xuất thức ăn thô xanh hữu cơ.
+ Vùng chăn nuôi trâu, bò: đàn trâu, bò đến năm 2025 đạt khoảng 09 nghìn con và đến năm 2030 đạt khoảng 20 nghìn con.
+ Vùng chăn nuôi lợn, dê: đàn lợn, dê đạt khoảng 50 nghìn con năm 2025 và khoảng 150 nghìn con năm 2030.
+ Vùng chăn nuôi gia cầm: đàn gia cầm đạt khoảng 50 nghìn con năm 2025 và khoảng 150 nghìn con năm 2030, trong đó phát triển đàn gà hữu cơ là chủ đạo.
c) Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ: Xây dựng các vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ với các sản phẩm cá nước ngọt, các loài thủy sản bản địa... Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ gắn với thị trường trong nước, xuất khẩu. Vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ tập trung với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 10 - 20 ha.
d) Dược liệu: Đến năm 2025, phấn đấu tăng diện tích Sâm Ngọc linh đạt khoảng 4.500 ha, cây dược liệu các loại khác khoảng 10.000 ha. Đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 75 - 80%, đối vối hình thức thâm canh không sử dụng môi trường rừng để sản xuất đạt 25-50% tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng.
2. Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
2.1 Xây dựng, hình thành và đưa vào hoạt động các mô hình, các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương ứng, đạt chứng nhận chất lượng sản phẩm, thương hiệu, áp dụng truy xuất nguồn gốc cho từng loại nông sản, sản phẩm hữu cơ.
2.2 Giai đoạn 2021 - 2025
- Đến năm 2022, xây dựng ít nhất 09 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh ứng với các loại sản phẩm, đối tượng thế mạnh, làm hạt nhân phát triển chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm, điển hình, liên kết mở rộng. Trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ: huyện Đăk Hà: 01 mô hình Lúa, 01 mô hình sản xuất cây ăn quả; huyện Tu Mơ Rông: 01 mô hình dược liệu; huyện Đăk Glei: 01 mô hình Cà phê chè; tại Kon Plông: 01 mô hình rau, đậu các loại; huyện Sa Thầy: 01 mô hình chăn nuôi; các mô hình khác bố trí phù hợp ở những vùng thuận lợi để xây dựng và mở rộng.
- Trong các năm tiếp theo mỗi năm phát triển được ít nhất từ 03 - 05 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đối tượng thực hiện mô hình là các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có tiềm lực và có khả năng nhân rộng mô hình, làm hạt nhân xây dựng, mở rộng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Quy mô tối thiểu đối với một số mô hình tương ứng như sau:
Loại sản phẩm |
Lúa hữu cơ |
Cây ăn quả |
Cà phê |
Rau đậu các loại |
Mắc ca |
Dược liệu |
Bò |
Gia cầm |
Cá |
Lợn |
Quy mô tối thiểu cho 01 mô hình |
5 ha |
5 ha |
5 ha |
5 ha |
5 ha |
5 ha |
50 con |
1.000 con |
50 Lồng |
100 con |
- Đến năm 2025, phát triển 10 loại nông sản, sản phẩm hữu cơ có lợi thế của địa phương gắn với ít nhất 30 chuỗi sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản và sản phẩm trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
Loại sản phẩm |
Lúa hữu cơ |
Cây ăn quả |
Cà phê |
Rau đậu các loại |
Mắc ca |
Dược liệu |
Bò |
Gia cầm |
Cá |
Lợn |
Quy mô tối thiểu đối với chuỗi liên kết |
20 (ha) |
20 (ha) |
20 (ha) |
20 (ha) |
20 (ha) |
20 (ha) |
500 (con) |
1.000 (con) |
100 (lồng) |
500 (con) |
- Trên cơ sở lợi thế, tiềm năng và thế mạnh của mỗi địa phương, phân bổ vùng sản xuất tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các huyện, thành phố, cụ thể như sau:
TT |
Huyện, thành phố |
Lúa |
Cây ăn quả |
Cà phê |
Rau đậu các loại |
Mắc ca |
Dược liệu |
Gia súc |
Gia cầm |
Cá |
Tổng |
1 |
Kon Tum |
2 |
2 |
|
1 |
|
|
1 |
1 |
|
7 |
2 |
Đăk Hà |
1 |
2 |
2 |
|
|
|
|
2 |
1 |
8 |
3 |
Đăk Tô |
|
2 |
|
|
1 |
|
1 |
1 |
|
5 |
4 |
Ngọc Hồi |
|
2 |
1 |
|
1 |
|
2 |
1 |
|
7 |
5 |
Đăk Glei |
|
|
1 |
|
|
1 |
|
|
|
2 |
6 |
Tu Mơ Rông |
1 |
|
1 |
|
|
2 |
|
|
1 |
5 |
7 |
Kon Rẫy |
|
2 |
|
|
1 |
|
2 |
1 |
|
6 |
8 |
Sa Thầy |
|
2 |
|
|
|
|
1 |
|
1 |
4 |
9 |
Kon Plông |
1 |
1 |
|
1 |
|
2 |
1 |
|
1 |
7 |
10 |
Ia H’Drai |
|
2 |
|
|
|
|
2 |
|
1 |
5 |
TỔNG |
5 |
15 |
5 |
2 |
3 |
5 |
10 |
6 |
5 |
56 |
- Đối tượng hỗ trợ: hộ nông dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật, tập trung ưu tiên các địa phương sau:
+ Cây ăn quả: Tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
+ Lúa: Thành phố Kon Tum, Đăk Hà, Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Ngọc Hồi.
+ Rau đậu: Thành phố Kon Tum, các huyện Kon Plông, Đăk Hà, Ngọc Hồi.
+ Cà phê: Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Ngọc Hồi.
+ Dược liệu: Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đăk Glei.
+ Chăn nuôi gia cầm: Thành phố Kon Tum, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ia H’Drai.
+ Chăn nuôi Bò: Ưu tiên triển khai thực hiện tại các địa phương: Sa Thầy, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ia H’Drai.
+ Chăn nuôi Lợn, Dê: Thành phố Kon Tum, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Kon Rẫy, Ia H’Drai.
+ Đối với nuôi cá lồng: Sa Thầy, Ia H’Drai.
+ Đối với nuôi cá nước lạnh: Kon Plông, Tu Mơ Rông.
2.3 Định hướng giai đoạn 2026 - 2030
- Mở rộng và xây dựng mới các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm, đạt tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng thương hiệu, áp dụng truy xuất nguồn gốc cho từng loại nông sản, sản phẩm hữu cơ. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh đạt 1-3% tổng diện tích gieo trồng sản xuất theo hướng hữu cơ và đảm bảo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
- Trên cơ sở kết quả, kinh nghiệm triển khai giai đoạn 2021 - 2025, xác định các đối tượng phù hợp, tiềm năng và ổn định để định hướng mở rộng sản xuất đến năm 2030. Duy trì hoạt động có hiệu quả các chuỗi đã xây dựng. Hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ổn định về số lượng và chất lượng.
- Mở rộng và xây dựng mới các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tương ứng với các mô hình, các vùng sản xuất được triển khai. Cùng với đó xây dựng thương hiệu cho từng loại nông sản, sản phẩm hữu cơ áp dụng truy xuất nguồn gốc.
- Đối tượng hỗ trợ: Hộ nông dân, Chủ trang trại, Tổ hợp tác, Hợp tác xã và doanh nghiệp. Mở rộng các địa phương được hỗ trợ trên địa bàn toàn tỉnh.
1. Nhóm giải pháp chỉ đạo, điều hành
- Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân, doanh nghiệp thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ, xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay, có hiệu quả về phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh để nhân ra diện rộng.
- Thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất, kiên quyết thu hồi diện tích đất đã giới thiệu thực hiện các dự án trên địa bàn nhưng nhà đầu tư chậm hoặc không triển khai thực hiện để thu hút các dự án tiềm năng. Rà soát, khảo sát diện tích đất nông nghiệp có diện tích lớn, thuận lợi, vận động dồn đổi, tích tụ đất nông nghiệp để hình thành “cánh đồng lớn” thực hiện phát triển nông nghiệp hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với sản xuất nông nghiệp hữu cơ; tập trung đầu tư, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật (thủy lợi, điện, đường giao thông, các dịch vụ hỗ trợ, hỗ trợ hệ thống nhà màng, nhà kính, hệ thống tưới nước nhỏ giọt, thiết bị,…).
- Tăng hiệu quả sử dụng đất đai, nâng cao giá trị cây trồng trên 01 ha đất canh tác, chuyển một số diện tích đất trồng lúa có năng suất thấp sang trồng một số loại cây khác có giá trị kinh tế cao, phát triển ngành trồng trọt theo hướng hình thành các cánh đồng lớn nông nghiệp hữu cơ thích ứng biến đổi khí hậu, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thu hút các nhà đầu tư liên kết với người sản xuất theo chuỗi giá trị.
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, trọng tâm là phát triển các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp và các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Đẩy mạnh đổi mới và phát triển các hợp tác xã kiểu mới theo hướng chú trọng hơn tới việc tổ chức nông dân sản xuất nông sản hàng hóa quy mô lớn, chất lượng bảo đảm gắn với chế biến và tiêu thụ. Khuyến khích và tạo điều kiện để người dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp với điều kiện và khả năng.
2. Nhóm giải pháp về tuyên truyền, vận động
- Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề, bản tin về chủ trương và hiệu quả của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ của các doanh nghiệp để thực hiện tuyên truyền thường xuyên cho Nhân dân biết, hiểu và thực hiện.
- Tăng cường và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng Nhân dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại địa bàn xã nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, ý thức thực hiện, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh trang trại nhỏ lẻ. Phát động các phong trào sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bảo vệ môi trường, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng kế hoạch và dự kiến các cây trồng có khả năng thích ứng với sự biến đổi khí hậu trong tương lai.
- Hỗ trợ các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Tuyên truyền cho người tiêu dùng hiểu biết về sự cần thiết phải sử dụng sản phẩm hữu cơ. Nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới, phương pháp mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm thì mới có nhiều đối tượng khách hàng tiếp cận và sử dụng được sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực thi các chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ để tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong sử dụng, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, người sản xuất và nha quản lý về việc tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, giám sát, chứng nhận nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.
3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ: Áp dụng tối đa cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp hữu cơ của Trung ương, địa phương đảm bảo theo đúng quy định.
4. Nhóm giải pháp phát triển và ứng dụng công nghệ
- Xây dựng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp với phát huy kiến thức bản địa, sản xuất hữu cơ gắn với chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải khí nhà kính. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho từng loại sản phẩm, đáp ứng quy chuẩn Việt Nam theo quy định.
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các chế phẩm sinh học, phân hữu cơ sinh học, tác nhân phòng trừ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các chế phẩm sinh học xử lý môi trường nông nghiệp.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất, nhu cầu dinh dưỡng cho các cây trồng chủ lực phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
- Bảo tồn, phục tráng, khai thác, phát triển và xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao.
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao và giá trị sinh học đặc thù, đảm bảo tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân.
- Chọn tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, đặc biệt kháng sâu bệnh, phù hợp với sản xuất hữu cơ; nghiên cứu, phát triển và sử dụng con giống, vật tư đầu vào hữu cơ trong nuôi trồng thủy sản.
- Triển khai thí điểm các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, dược liệu) gắn với chuỗi giá trị cho một số sản phẩm chủ lực, đặc sản có lợi thế của các địa phương và mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ; từng bước nhân rộng mô hình.
- Tiếp nhận chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất, nhân giống, chế biến …
- Xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, người dân sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm hữu cơ tại các vùng sản xuất tập trung tạo ra hàng hóa quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực.
- Khuyến khích các hình thức sản xuất quy mô hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm đặc sản bản địa, sản phẩm được phép khai thác từ tự nhiên có giá trị gia tăng cao và giá trị truyền thống.
- Đẩy mạnh phong trào xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với thu gom rác thải, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Gắn với việc thực hiện Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030, ưu tiên chế biến các sản phẩm hữu cơ bao gồm các món ăn, các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc dược liệu, mỹ phẩm...để nâng cao giá trị gia tăng.
- Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và phát triển thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
- Hằng năm xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ để triển khai thực hiện.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đưa các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện ích và chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn.
- Kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp để chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
6. Nhóm giải pháp về hệ thống tổ chức chứng nhận và thừa nhận
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kết nối các đơn vị có chức năng thẩm quyền chứng nhận, thừa nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đến các đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh theo quy định.
7. Đào tạo, tập huấn, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực
- Tập huấn cho cán bộ, công chức, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ngành có liên quan các kiến thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ và quản lý nhà nước về nông nghiệp hữu cơ.
- Tổ chức tập huấn về triển khai xây dựng các mô hình, dự án về hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hữu cơ; xây dựng các mô hình sản xuất hữu cơ mẫu trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Tổ chức thăm quan, học tập các mô hình, phương pháp sản xuất, chế biến, xúc tiến thương mại và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
8. Giải pháp về phân bón hữu cơ, bảo vệ thực vật sinh học
- Phân bón và chất cải tạo đất, thuốc bảo vệ thực vật và chất kiểm soát sinh vật gây hại, chất hỗ trợ chế biến, chất phụ gia, chất làm sạch, khử trùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải được sản xuất từ các nguyên liệu và phương pháp phù hợp tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật khác có liên quan.
- Tăng cường tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ:
+ Phụ phẩm ngành trồng trọt: rơm rạ, lá mía, ngô, sắn, bã mía, bã sắn...
+ Chất thải chăn nuôi: lượng phân chuồng từ chăn nuôi hàng năm được sử dụng làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn… còn lại có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ.
+ Thủy sản: hàng năm có chất thải từ nuôi trồng và khai thác thủy sản có thể tái sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ.
+ Nguồn nguyên liệu khác: rác thải sinh hoạt …
- Xây dựng cơ chế chính sách sử dụng tối đa phụ phẩm nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, tăng lượng phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp.
1. Nguồn vốn
- Vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp, nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
- Vốn ngân sách thông qua việc hỗ trợ xây dựng các đề án, dự án, tư vấn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng của các bộ ngành Trung ương, địa phương và lồng ghép từ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, kinh phí khoa học công nghệ, khuyến nông, các dự án ODA và chương trình khoa học và công nghệ khác có liên quan.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ của đề án áp dụng theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
Quá trình triển khai thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.