UBND
TỈNH LẠNG SƠN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 131/QĐ-SGD&ĐT |
Lạng Sơn, ngày 26 tháng 03 năm 2009 |
GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LẠNG SƠN
Căn cứ Quyết định số
93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003, Nghị định số 121/2006/NĐ-CP
ngày 23/10/2006 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục
quốc dân;
Căn cứ Quyết định số 51/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định chuyển trường và tiếp nhận học
sinh tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông;
Căn cứ Quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 18/8/2005 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc
mở rộng lĩnh vực thực hiện cơ chế một cửa tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ
ban nhân dân tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 116 /QĐ-UB ngày 31/01/2005 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc
ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ
công tác của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn;
Căn cứ Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 9/9/2008 cuả UBND tỉnh Lạng Sơn về việc
ban hành Quy định về dạy thêm học thêm;
Căn cứ Thông báo số 07/TB-BCĐCCHC ngày 18/02/2009 của Ban chỉ đạo cải cách hành
chính tỉnh Lạng Sơn về kết quả thẩm định nội dung cải cách thủ tục hành chính
theo cơ chế một cửa tại Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 509/QĐ-SGD&ĐT ngày 8/8/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn Ban hành Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa tại Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Trưởng các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
GIÁM
ĐỐC |
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ
CHẾ MỘT CỬA TẠI SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 131 /QĐ-SGD&ĐT ngày 26 tháng 03 năm
2009 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn)
Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh
1. Hồ sơ của tổ chức, cá nhân thuộc các lĩnh vực: cấp bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông; chuyển trường của học sinh trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông (chuyển từ tỉnh, thành phố khác về tỉnh Lạng Sơn hoặc chuyển từ tỉnh Lạng Sơn đi các tỉnh, thành phố khác); cấp giấy phép dạy thêm; thuyên chuyển công chức, viên chức ngành giáo dục và đào tạo ( đối với những trường hợp đột xuất ) được giải quyết theo cơ chế một cửa tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GD&ĐT).
2. Quy định này quy định về quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quyết định của Sở GD&ĐT.
Điều 2. Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa
1. Thủ tục đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
2. Công khai các thủ tục hành chính, hồ sơ và thời gian giải quyết .
3. Đảm bảo giải quyết nhanh chóng, thuận tiện.
4. Đảm bảo sự phối hợp, giải quyết công việc giữa các phòng thuộc Sở.
Điều 3. Hoạt động bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
1. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa đối với các tổ chức, cá nhân nêu tại Điều 1 Quy định này.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý trực tiếp của Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT.
Mục 1 Thủ tục cấp bản sao bằng tốt nghiệp từ sổ gốc cho học sinh trung học phổ thông, Bổ túc trung học phổ thông
1. Đơn đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp, có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường nơi đã dự thi tốt nghiệp (mẫu số 01/CBS ).
2. Bản sao giấy khai sinh.
3. Hai ảnh cỡ 3 x 4 kiểu CNT ND ( mặt sau ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ) của người đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp.
4. Giấy tờ tùy thân của người đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp ( chứng minh thư nhân dân hoặc giấy giới thiệu của cơ quan nơi đang công tác hoặc của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú ).
Trường hợp, người đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp không đến trực tiếp được, có thể nhờ người khác đến làm thủ tục giúp; người đến làm thủ tục giúp phải có giấy tờ tùy thân chứng minh mối quan hệ với người đề nghị cấp bản sao bằng tốt nghiệp.
1. Cá nhân đến nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở GD&ĐT.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra hồ sơ:
a). Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
b). Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thi ghi vào sổ và ký giao, nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ đến Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.
3. Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục ghi vào sổ theo dõi có chữ ký người giao, nhận; kiểm tra nội dung hồ sơ và trình Giám đốc Sở GD&ĐT ký.
4. Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét hồ sơ và ký.
5. Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục nhận lại kết quả đã được Giám đốc Sở GD&ĐT ký, ghi vào sổ theo dõi của phòng, đến văn thư đóng dấu và chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
6. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận lại kết quả ghi vào sổ theo dõi trả kết quả và chuyển trả cho cá nhân. (theo sơ đồ giải quyết kèm theo )
Điều 6. Thời gian giải quyết: 01 ngày, trường hợp đặc biệt thời gian giải quyết tối đa không quá 03 ngày ( ngày làm việc ).
Điều 7. Lệ phí: Thu lệ phí theo quy định của ủy ban nhân dân tỉnh và tiền mua phôi bản sao bằng tốt nghiệp theo quy định: 15.000đ/01 bản sao.
THỦ TỤC CHUYỂN TRƯỜNG CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. Đơn đề nghị chuyển trường có xác nhận đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường nơi đi và sự đồng ý tiếp nhận của Hiệu trưởng nhà trường nơi chuyển đến (mẫu số 01/CT).
2. Học bạ (bản chính).
3. Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (bản sao).
4. Giấy khai sinh (bản sao).
5. Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 trung học phổ thông (ghi rõ loại hình trường công lập, ngoài công lập).
6. Giấy giới thiệu của Sở GD&ĐT nơi đi cấp (đối với người xin chuyển đến).
1. Cá nhân đến nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở GD&ĐT.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra hồ sơ:
a). Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
b). Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì ghi vào sổ và ký giao, nhận hồ sơ, ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ đến Phòng Giáo dục trung học (đối với THPT), Phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Giáo dục thường xuyên (đối với bổ túc THPT).
3. Phòng Giáo dục trung học (Phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Giáo dục thường xuyên) ghi vào sổ theo dõi có chữ ký người giao, nhận; kiểm tra hồ sơ và trình Giám đốc Sở GD&ĐT.
4. Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét hồ sơ và ký.
5. Phòng Giáo dục trung học (Phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Giáo dục thường xuyên) nhận lại kết quả đã được Giám đốc Sở GD&ĐT ký, ghi vào sổ theo dõi của phòng, đến văn thư đóng dấu và chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
6. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận lại kết quả ghi vào sổ theo dõi trả kết quả và chuyển trả cho tổ chức, cá nhân. (theo sơ đồ giải quyết kèm theo)
Điều 10. Thời gian giải quyết: Tối đa 3 ngày ( ngày làm việc ).
Điều 11. Lệ phí: Không thu lệ phí.
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP DẠY THÊM
1. Đối với cấp giấy phép dạy thêm trong nhà trường, gồm:
a). Văn bản đề nghị Sở GD&ĐT cấp giấy phép dạy thêm (mẫu số 1A/DT);
b). Danh sách trích ngang cán bộ, giáo viên tham gia dạy thêm (mẫu số 2A/DT);
c). Đơn xin học thêm của người học (mẫu số 3A/DT);
d). Kế hoạch tổ chức dạy thêm (mẫu số 4A/DT);
đ). Giấy xác nhận của người thẩm định hồ sơ (mẫu số 5A/DT);
e). Danh sách học sinh học thêm theo lớp (mẫu số 6A/DT);
g). Thời khóa biểu dạy thêm.
2. Đối với cấp giấy phép dạy thêm của cơ sở tư nhân mà người quản lý cơ sở thuộc sự quản lý về tổ chức, nhân sự của Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT, gồm:
a). Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm của cơ sở (mẫu số 1B/DT);
b). Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm của giáo viên (mẫu số 2B/DT);
c). Danh sách trích ngang của người quản lý (mẫu số 3B/DT);
d). Danh sách trích ngang của giáo viên dạy thêm (mẫu số 3B/DT);
đ). Đơn đăng ký dạy thêm của giáo viên, có dán ảnh cỡ 4x6 (mẫu số 4B/DT);
e). Bản kê khai địa điểm, cơ sở vật chất lớp học (mẫu số 5B/Dt);
g). Kế hoạch tổ chức dạy thêm của người quản lý (mẫu số 6BDT);
h). Kế hoạch tổ chức dạy thêm của giáo viên (mẫu số 7B/DT);
i). Giấy xác nhận của người thẩm định hồ sơ (mẫu số 8B/DT);
k). Bản phôtô văn bằng của người quản lý và giáo viên hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (nếu không được đào tạo tại trường sư phạm ).
3. Đối với cấp giấy phép của cá nhân là cán bộ, giáo viên thuộc sự quản lý về tổ chức, nhân sự của Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT mở lớp dạy thêm và tự dạy, không thuê giáo viên dạy, gồm:
a). Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm (mẫu số 1C/DT);
b). Đơn đăng ký dạy thêm của giáo viên, có dán ảnh cỡ 4x6 (mẫu số 2C/DT);
c). Bản kê khai địa điểm, cơ sở vật chất lớp học (mẫu số 3C/DT);
d). Kế hoạch tổ chức dạy thêm (mẫu số 4C/Dt);
đ). Giấy xác nhận của người thẩm định hồ sơ (mẫu số 5C/DT);
e). Bản phôtô văn bằng của người xin mở lớp hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (nếu không được đào tạo tại trường sư phạm).
4. Đối với cấp giấy phép dạy thêm của cơ sở tư nhân mà người quản lý cơ sở không thuộc sự quản lý về tổ chức, nhân sự của Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT, gồm:
a). Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm của cơ sở (mẫu số 1D/DT);
b). Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm của giáo viên đương nhiệm (mẫu số 2D/DT);
c). Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm của giáo viên (mẫu số 3D/DT);
d). Danh sách trích ngang của người quản lý (mẫu số 4D/DT);
đ). Danh sách trích ngang của giáo viên dạy thêm (mẫu số 4D/DT);
e). Đơn đăng ký dạy thêm của giáo viên, có dán ảnh cỡ 4x6 (mẫu số 5D/DT);
g). Bản kê khai địa điểm, cơ sở vật chất lớp học (mẫu số 6D/DT);
h). Kế hoạch tổ chức dạy thêm của người quản lý (mẫu số 7D/DT);
i). Kế hoạch tổ chức dạy thêm của giáo viên (mẫu số 8D/DT);
k). Giấy xác nhận của người thẩm định hồ sơ (mẫu số 9D/DT);
l). Bản phôtô văn bằng của người quản lý và giáo viên hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (nếu không được đào tạo tại trường sư phạm).
5. Đối với cấp giấy phép của cá nhân là cán bộ, giáo viên không thuộc sự quản lý về tổ chức, nhân sự của Sở GD&ĐT hoặc Phòng GD&ĐT tự mở lớp dạy thêm và tự dạy, không thuê giáo viên dạy, gồm:
a). Đơn đề nghị cấp giấy phép dạy thêm (mẫu số 1E/DT);
b). Đơn đăng ký dạy thêm của giáo viên, có dán ảnh cỡ 4x6 (mẫu số 2E/DT);
c). Bản kê khai địa điểm, cơ sở vật chất lớp học (mẫu số 3E/DT);
d). Kế hoạch tổ chức dạy thêm (mẫu số 4E/DT);
đ). Giấy xác nhận của người thẩm định hồ sơ (mẫu số 5E/DT);
e). Bản phôtô văn bằng của người xin mở lớp hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm (nếu không được đào tạo tại trường sư phạm ).
1. Tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra hồ sơ:
a). Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
b). Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thi ghi vào sổ và ký giao, nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ đến Phòng giáo dục tiểu học, Phòng giáo dục trung học, Phòng giáo dục chuyên nghiệp - giáo dục thường xuyên (Phòng quản lý cấp học, ngành học đó).
3. Các phòng nêu tại điểm b khoản 2 Điều 13 ghi vào sổ theo dõi có chữ ký người giao, nhận; kiểm tra hồ sơ và trình Giám đốc Sở GD&ĐT.
4. Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét hồ sơ và ký.
5. Các phòng nêu tại điểm b khoản 2 Điều 13 nhận lại kết quả đã được Giám đốc Sở GD&ĐT ký, ghi vào sổ theo dõi của phòng, đến văn thư đóng dấu và chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
6. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận lại kết quả ghi vào sổ theo dõi trả kết quả và chuyển trả cho tổ chức, cá nhân. (theo sơ đồ giải quyết kèm theo)
Điều 14. Thời gian giải quyết: tối đa 07 ngày (ngày làm việc).
Điều 15. Lệ phí: Không thu lệ phí.
THỦ TỤC THUYÊN CHUYỂN CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Đơn đề nghị chuyển công tác (mẫu số 01/CCT).
2. Sơ yếu lý lịch cá nhân (mẫu số 2a-BNV/2007).
3. Hồ sơ đánh giá xếp loại công chức, viên chức (bản sao).
4. Giấy khám sức khoẻ của cơ sở y tế có thẩm quyền.
5. Bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng (bản sao).
6. Quyết định tuyển dụng (bản sao).
7. Quyết định bổ nhiệm vào ngạch (bản sao).
8. Quyết định nâng bậc lương hiện hưởng (bản sao).
9. Văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý.
10. Văn bản đồng ý tiếp nhận của đơn vị nơi cán bộ, viên chức xin chuyển đến.
Điều 17. Quy trình giải quyết:
1. Cá nhân đến nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở GD&ĐT.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xem xét, kiểm tra hồ sơ:
a). Nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
b). Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thi ghi vào sổ và ký giao, nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả và chuyển hồ sơ đến Phòng Tổ chức - Cán bộ.
3. Phòng Tổ chức - Cán bộ ghi vào sổ theo dõi có chữ ký người giao, nhận; kiểm tra hồ sơ và trình Giám đốc Sở GD&ĐT.
4. Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét hồ sơ, ký.
5. Phòng Tổ chức - Cán bộ nhận lại kết quả đã được Giám đốc Sở GD&ĐT ký, ghi vào sổ theo dõi của phòng, đến văn thư đóng dấu và chuyển cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
6. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận lại kết quả ghi vào sổ theo dõi trả kết quả và chuyển trả cho cá nhân. (theo sơ đồ giải quyết kèm theo)
Điều 18. Thời gian giải quyết: Tối đa 07 ngày ( ngày làm việc ).
Điều 19. Lệ phí: Không thu lệ phí.
Điều 20. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng
1. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
2. Tham mưu trong việc trang bị cơ sở vật chất làm việc đảm bảo phục vụ hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; mẫu hóa các loại văn bản liên quan đến quá trình thực hiện cơ chế một cửa tại Sở GD&ĐT.
3. Thường xuyên nghiên cứu, rà soát, tham mưu cho lãnh đạo Sở điều chỉnh, bổ sung kịp thời nội dung thực hiện, thời hạn giải quyết cho từng lĩnh vực phù hợp với quy định hiện hành.
Điều 21. Trách nhiệm của cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
1. Cán bộ làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý, chỉ đạo của Chánh Văn phòng; có trách nhiệm chấp hành đúng thời gian làm việc theo quy định; tiếp nhận, chuyển giao và trả kết quả đúng thời gian quy định; giải thích, hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về hoàn chỉnh hồ sơ.
2. Nếu vì lý do khách quan, việc giải quyết hồ sơ bị chậm thì thông báo cho tổ chức, cá nhân biết và hẹn ngày trả.
3. Tham mưu cho Chánh Văn phòng về các trang thiết bị làm việc, hồ sơ, sổ sách, liên quan đến quá trình thực hiện, giải quyết công việc.
Điều 22. Trách nhiệm của các phòng thuộc Sở
1. Thực hiện giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng thời gian quy định.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định thì có ý kiến trực tiếp với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh.
3. Nếu vì lý do khách quan, việc giải quyết hồ sơ bị chậm thì trao đổi với cán bộ bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để thông báo cho tổ chức, cá nhân.
4. Trường hợp việc giải quyết hồ sơ có liên quan đến các phòng khác thì phòng chịu trách nhiệm chính phải trực tiếp liên hệ để phối hợp giải quyết.
5. Các phòng liên quan khi được yêu cầu phải phối hợp để giải quyết và hoàn tất những nội dung liên quan.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng báo cáo Giám đốc Sở xem xét, quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.