THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/2002/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19 tháng 3
năm 2001 phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn
2001 - 2010,
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Bảo đảm đủ trang thiết bị y tế cho các tuyến theo quy định của Bộ y tế. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị cho các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực. Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành để khai thác sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm chuẩn trang thiết bị y tế. Phát triển công nghiệp trang thiết bị y tế nhằm nâng cao dần tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước và tiến tới tham gia xuất khẩu.
a) Phấn đấu đến năm 2005 bảo đảm cung ứng đủ và khai thác có hiệu quả trang thiết bị y tế thông dụng cho các cơ sở phòng bệnh và chữa bệnh theo qui định của Bộ y tế.
b) Tiếp tục trang bị và phát huy hiệu quả ba trung tâm y tế chuyên sâu Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Huế.
Từ năm 2002 đến năm 2010 có kế hoạch từng bước xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu tại các khu vực theo vùng kinh tế, xã hội; đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
c) Mở rộng sản xuất trang thiết bị y tế thông dụng bảo đảm cung cấp đủ 40% nhu cầu trong ngành vào năm 2005 và 60% vào năm 2010. Đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế công nghệ cao, các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho sản xuất trang thiết bị y tế, dược phẩm và vacxin.
a) Giai đoạn 1: Từ năm 2002 đến 2005
Mục tiêu cần đạt được:
- Đảm bảo TTBYT thiết yếu cho các tuyến y tế từ cơ sở đến trung ương theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Sản phẩm sản xuất trong nước đạt tỷ lệ khoảng 40% tổng số TTBYT thông dụng.
- Đảm bảo độ chính xác và an toàn của TTBYT.
b) Giai đoạn 2: Từ năm 2006 đến 2010.
Mục tiêu cần đạt được:
- Cơ sở khám, chữa bệnh thuộc các tuyến được trang bị đủ số lượng và chất lượng TTBYT theo danh mục tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
- Các bệnh viện trung ương và đa khoa trung tâm tỉnh được trang bị đủ phương tiện kỹ thuật để chẩn đoán và điều trị, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân theo phân tuyến kỹ thuật, đạt trình độ kỹ thuật thiết bị y tế ngang với các nước trung bình tiên tiến trong khu vực.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát huy hiệu quả của các trung tâm y tế chuyên sâu.
- Đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng trong nước có ưu thế, nâng cao chất lượng và tiến tới xuất khẩu, bảo đảm cung cấp đủ 60% nhu cầu dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
- Xây dựng công nghiệp trang thiết bị y tế có trọng tâm, trọng điểm, nhằm hai mục tiêu:
+ Phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm hướng tới xuất khẩu.
- Củng cố hệ thống kinh doanh TTBYT phù hợp với pháp luật Việt Nam, đồng thời từng bước tiếp cận với quy chế của khối ASEAN và thế giới, đáp ứng có hiệu quả hoạt động chung của ngành y tế.
- Củng cố, cải tiến hệ thống đào tạo nhân lực chuyên ngành kỹ thuật TTBYT để khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị y tế, thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa tốt TTBYT đã được trang bị.
- Hoàn chỉnh hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý Nhà nước về TTBYT, tạo môi trường phù hợp để tranh thủ tối đa quá trình hợp tác quốc tế, liên doanh liên kết trong lĩnh vực TTBYT.
a) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trang thiết bị y tế:
- Hoàn chỉnh hệ thống quản lý về trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương. Các sở y tế, các trung tâm y tế huyện có cán bộ chuyên môn theo dõi công tác vật tư thiết bị y tế. Các bệnh viện, các viện trung ương, bệnh viện đa khoa tỉnh có phòng vật tư kỹ thuật thiết bị y tế.
- Thống nhất quản lý Nhà nước về kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế từ trung ương đến địa phương.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng, giám sát hiệu quả khai thác sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở sử dụng và hệ thống kinh doanh theo các quy định của Nhà nước. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế cũng như sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- Ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà khoa học, các cơ sở khoa học và công nghệ tham gia nghiên cứu, chế tạo, khai thác sử dụng và thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trang thiết bị y tế; khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế trong nước. Xây dựng cơ chế thu hồi vốn để duy trì hoạt động và tái đầu tư trang thiết bị y tế. Ban hành qui định về kinh phí dành cho công tác kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế hàng năm.
b) Phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành trang thiết bị y tế:
- Tăng cường đào tạo cán bộ đại học và sau đại học chuyên ngành trang thiết bị y tế.
- Đưa những nội dung cơ bản về quản lý, kỹ thuật-công nghệ, kỹ năng sử dụng trang thiết bị y tế vào chương trình đào tạo cán bộ đại học và trung học Y, Dược.
- Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật trang thiết bị y tế.
c) Đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất, dịch vụ trang thiết bị y tế:
- Đầu tư sản xuất trang thiết bị y tế có trọng tâm, trọng điểm nhằm đạt được tính hiệu quả, kinh tế và hợp lý giữa y tế chuyên sâu và y tế phổ cập.
- Tập trung sản xuất các thiết bị y tế thông dụng phục vụ y tế cơ sở, chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dụng cụ sử dụng một lần và các trang thiết bị phục vụ y tế học đường và gia đình.
- Tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật - thiết bị y tế.
d) Củng cố hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu trang thiết bị y tế theo quy định của nhà nước.
e) Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế về trang thiết bị y tế:
- Nghiên cứu ứng dụng những trang thiết bị y tế, các phương pháp điều trị và chẩn đoán mới trên thế giới để áp dụng có chọn lọc vào Việt Nam.
- Mở rộng hợp tác với các tập đoàn sản xuất trang thiết bị y tế có uy tín trên thế giới trong việc liên doanh sản xuất và chuyển giao công nghệ.
Kinh phí thực hiện Chính sách từ các nguồn:
- Ngân sách nhà nước,
- Nguồn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước,
- Nguồn vốn vay từ nguồn ODA và các quỹ hỗ trợ phát triển trong và ngoài nước,
- Nguồn khác (nếu có).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
|
Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.