ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2023/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 06 tháng 4 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị định số 67/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích;
Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 777/TTr-SVHTTDL ngày 31 tháng 3 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2023 và thay thế Quyết định số 39/2018/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định phân cấp, ủy quyền quản lý di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ
DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG
CẢNH XẾP HẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
NAI
(Kèm theo Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Nai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về phân cấp quản lý đối với di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là di tích - danh thắng).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi tắt là UBND tỉnh); Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện); Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là UBND cấp xã); tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về di tích - danh thắng
1. UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước đối với di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về di tích - danh thắng nói chung và quản lý trực tiếp một số di tích được phân cấp nói riêng.
2. Hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và của tỉnh có liên quan.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước về di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh.
4. Ưu tiên kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước (Trung ương, tỉnh, huyện) đầu tư có trọng điểm cho các di tích lịch sử cách mạng quan trọng và các di tích có giá trị đặc biệt ở địa phương. Các di tích khác chủ yếu sử dụng nguồn vốn vận động xã hội hóa và các nguồn vốn khác (nếu có).
Chương II
QUẢN LÝ VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ CÁC DI TÍCH - DANH THẮNG
(Chi tiết các di tích - danh thắng tại Phụ lục kèm theo)
Điều 4. Phân cấp quản lý di tích
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý các di tích:
a) Khu danh thắng Bửu Long (không bao gồm chùa Bửu Phong) - thành phố Biên Hòa (cấp Quốc gia).
b) Di tích Thành cổ Biên Hòa - thành phố Biên Hòa (cấp Quốc gia).
c) Di tích Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá khám Tân Hiệp ngày 02/12/1956 - thành phố Biên Hòa (cấp Quốc gia).
d) Di tích Nhà hội Bình Trước - thành phố Biên Hòa (cấp Quốc gia).
đ) Di tích Lăng mộ Trịnh Hoài Đức - thành phố Biên Hòa (cấp Quốc gia).
e) Di tích Nhà Xanh - thành phố Biên Hòa (cấp Quốc gia).
g) Di tích Văn miếu Trấn Biên - thành phố Biên Hòa (cấp Quốc gia).
h) Di tích mộ và đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh - thành phố Biên Hòa (cấp Quốc gia).
i) Danh thắng Vườn Quốc gia Cát Tiên - huyện Tân Phú (cấp Quốc gia đặc biệt).
k) Di tích Vườn cao su đầu tiên, Sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây - huyện Thống Nhất (cấp tỉnh).
l) Di tích Địa điểm thành lập Đoàn 125 - Tiền thân của lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia - huyện Cẩm Mỹ (cấp Quốc gia).
2. Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai (Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh) quản lý các di tích:
a) Di tích Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam Bộ - huyện Vĩnh Cửu (cấp Quốc gia).
b) Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961 - 1962) - huyện Vĩnh Cửu (cấp Quốc gia).
c) Di tích Địa đạo Suối Linh - huyện Vĩnh Cửu (cấp Quốc gia).
d) Di tích Khảo cổ học Suối Linh - huyện Vĩnh Cửu (cấp tỉnh).
3. UBND cấp huyện quản lý di tích - danh thắng còn lại trên địa bàn huyện, trừ di tích - danh thắng được quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý theo phân công của UBND cấp huyện.
5. Các di tích được xếp hạng sau khi Quy định này có hiệu lực được phân cấp cho UBND cấp huyện nơi có di tích xếp hạng quản lý.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong quản lý di tích
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng trên địa bàn tỉnh.
b) Trình UBND tỉnh dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về các hoạt động thuộc lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di tích thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh.
c) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình về di tích sau khi được phê duyệt.
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ và khai thác phát huy giá trị di tích - danh thắng trên toàn tỉnh; giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về di tích - danh thắng; khen thưởng và xử lý vi phạm về di tích - danh thắng theo quy định.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền
- Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng hồ sơ tư liệu về di tích - danh thắng; thực hiện số hóa trong quản lý di tích - danh thắng.
- Tổ chức quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích - danh thắng được phân công quản lý.
- Xây dựng kế hoạch và lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, bảo quản, phục hồi, tu sửa cấp thiết, trùng tu tôn tạo di tích - danh thắng theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện: Tổ chức công bố quyết định và đón bằng xếp hạng di tích - danh thắng; xây dựng nội quy, nội dung bảng giới thiệu giá trị di tích; chuyên môn nghiệp vụ đối với các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích; tu sửa cấp thiết di tích và các dự án tu bổ di tích thuộc cấp huyện quản lý sau khi được phê duyệt.
- Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan về di tích - danh thắng, theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và các quy định, nhiệm vụ của UBND tỉnh giao.
- Xây dựng Quy chế phối hợp riêng đối với các di tích: (1) Danh thắng Bửu Long; (2) Vườn Quốc gia Cát Tiên; (3) Vườn cao su đầu tiên, Sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây; (4) Địa điểm thành lập Đoàn 125 - Tiền thân của lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia.
e) Làm chủ đầu tư các công trình tu bổ, tôn tạo di tích - danh thắng có nguồn vốn ngân sách, ngân sách kết hợp xã hội hóa đối với các di tích - danh thắng được phân cấp quản lý trực tiếp (ngoại trừ các công trình do UBND tỉnh quyết định).
2. Nhiệm vụ của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai
a) Chịu sự quản lý nhà nước về di tích - danh thắng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND cấp huyện.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị các di tích - danh thắng được phân cấp quản lý, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc quảng bá và khai thác giá trị di tích - danh thắng gắn với phát triển du lịch có hiệu quả.
c) Chịu trách nhiệm trong công tác bảo vệ, phòng ngừa trộm cắp hiện vật và tài sản, phòng chống cháy nổ, thiên tai tại các di tích - danh thắng. Chủ động ngăn chặn và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về di tích - danh thắng các vi phạm liên quan đến di tích - danh thắng.
d) Xây dựng quy hoạch di tích, lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
đ) Là chủ đầu tư các công trình trùng tu, tôn tạo, sửa chữa có nguồn vốn của đơn vị và nguồn xã hội hóa (ngoại trừ các công trình do UBND tỉnh quyết định).
e) Thực hiện đúng nội dung và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn mà mình được phân cấp.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp huyện
Quản lý trực tiếp các di tích - danh thắng xếp hạng được UBND tỉnh phân cấp. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chuyên môn về di sản văn hóa.
a) Chịu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị các di tích - danh thắng được phân cấp quản lý, chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc quảng bá và khai thác giá trị di tích - danh thắng gắn với phát triển du lịch tại địa phương có hiệu quả.
b) Chịu trách nhiệm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di tích - danh thắng theo thẩm quyền; báo cáo, đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các vi phạm ngoài thẩm quyền.
c) Xây dựng kế hoạch và lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, bảo quản, phục hồi, tu sửa cấp thiết, trùng tu tôn tạo di tích - danh thắng theo Luật Di sản văn hóa, Luật Xây dựng và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
d) Làm chủ đầu tư các công trình tu bổ, tôn tạo di tích có nguồn vốn ngân sách, ngân sách kết hợp xã hội hóa đối với các di tích được phân cấp quản lý trực tiếp (ngoại trừ các công trình do UBND tỉnh quyết định).
đ) Được thực hiện việc vận động nguồn kinh phí xã hội hóa để phục vụ cho hoạt động bảo quản, tu sửa cấp thiết và trùng tu, tôn tạo di tích - danh thắng tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
e) Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ di tích đối với UBND cấp xã và những người trực tiếp trông coi di tích - danh thắng trên địa bàn; hướng dẫn các tổ chức, đơn vị và Nhân dân trên địa bàn trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến di tích - danh thắng; tổ chức cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích - danh thắng sau khi được xếp hạng.
g) Bố trí nhân sự bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý di tích - danh thắng trên địa bàn theo phân công:
- Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình quản lý di tích - danh thắng trên các mặt hoạt động theo quy định của UBND tỉnh và của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản; giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực di tích theo quy định pháp luật; khen thưởng và xử lý vi phạm về di tích theo thẩm quyền.
- Thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác về quản lý di tích - danh thắng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và của tỉnh có liên quan.
h) Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về di tích - danh thắng trên địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo ủy quyền của UBND cấp huyện (theo quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-BVHTTDL ngày 08 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh; Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện) và quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
i) Căn cứ tình hình cụ thể ở địa phương, UBND cấp huyện có thể phân cấp tiếp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được UBND tỉnh phân cấp, nhưng phải được sự đồng ý của UBND tỉnh.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp xã
a) Tổ chức quản lý, giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn theo sự phân công của UBND cấp huyện.
b) Tiếp nhận khai báo về di tích, đề xuất việc xếp hạng di tích - danh thắng lên cơ quan có thẩm quyền.
c) Tiếp nhận và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến di tích - danh thắng theo thẩm quyền; ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm; kịp thời báo cáo UBND huyện khi phát hiện di tích - danh thắng xuống cấp hoặc bị xâm hại.
d) Tuyên truyền nâng cao ý thức của Nhân dân địa phương trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng trên địa bàn.
đ) Phối hợp các cấp trong công tác quản lý bảo vệ di tích - danh thắng và thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan tới di tích - danh thắng.
e) Thành lập Ban (tổ) quản lý di tích cấp xã hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm (nếu cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế địa phương) do Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích làm Trưởng ban; các thành viên gồm: Công chức văn hóa - xã hội, đại diện các đoàn thể của xã; tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di tích, người hiểu biết về di tích.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về di tích - danh thắng và các cơ sở tín ngưỡng là di tích đã được xếp hạng hoặc đã được UBND tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương.
b) Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị được phân cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được UBND tỉnh phân cấp, về các nội dung trong Quy định phân cấp quản lý di tích - danh thắng xếp hạng trên địa bàn tỉnh. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ nêu trên.
c) Tổ chức các lớp tập huấn về Luật Di sản văn hóa và công tác bảo tồn - bảo tàng cho cán bộ văn hóa - thông tin cơ sở; đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và tuyên truyền, quảng bá các di tích - danh thắng có hiệu quả.
d) Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích - danh thắng.
đ) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích - danh thắng theo Luật Di sản văn hóa, các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và văn bản chỉ đạo UBND tỉnh.
e) Thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với di tích cấp tỉnh; tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định quy hoạch, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ, tôn tạo di tích - danh thắng cấp Quốc gia, Quốc gia đặc biệt; trình UBND tỉnh phê duyệt sau khi có ý kiến thỏa thuận, thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ý kiến của các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan.
g) Tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích - danh thắng cấp tỉnh; tham mưu UBND tỉnh đề nghị Cục Di sản Văn hóa tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp Quốc gia, Quốc gia đặc biệt và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi hoàn thành việc tu sửa.
h) Tham mưu UBND tỉnh việc tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ hoặc đối tượng kiểm kê di tích của pháp luật hiện hành có liên quan.
i) Hướng dẫn các đơn vị được phân cấp quản lý di tích - danh thắng, các đơn vị chủ đầu tư trùng tu, tôn tạo, phục hồi, tu sửa cấp thiết di tích - danh thắng về chuyên môn theo quy định của Luật Di sản văn hóa, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
k) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về xây dựng bảo đảm cho việc trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng.
l) Phối hợp các địa phương tổ chức thanh, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác trùng tu, tôn tạo, phục hồi di tích và xâm hại di tích - danh thắng trên địa bàn.
m) Ban hành văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích - danh thắng trước khi lập dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi theo quy định của pháp luật hiện hành.
n) Tham mưu, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trình cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định chủ trương đầu tư khi có đề xuất của đơn vị liên quan theo quy định.
o) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Quy định này. Tổ chức phổ biến; định kỳ 03 (ba) năm sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn để tham mưu trình UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư công đối với các dự án đầu tư xây dựng trong việc quản lý, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác có liên quan.
b) Thẩm định các dự án bảo tồn, trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị di tích - danh thắng theo thẩm quyền.
3. Sở Tài chính
a) Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích - danh thắng theo quy định.
b) Kiểm tra việc cấp phát, quản lý việc sử dụng kinh phí theo quy định.
4. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đối với các tổ chức, cá nhân đang hoạt động tại các di tích là cơ sở tôn giáo.
b) Tham gia ý kiến về lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật trùng tu, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là cơ sở tôn giáo; phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định về thực hiện nếp sống văn minh tại các di tích là cơ sở tôn giáo.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh
a) Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các cấp giữ gìn an ninh trật tự trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích - danh thắng.
b) Phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và UBND các cấp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi trộm cắp, mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; các hành vi xâm hại di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên theo Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL ngày 16 tháng 01 năm 2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, học sinh đi tham quan, học tập thực tế tại các di tích - danh thắng.
7. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc triển khai, quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ việc phát hiện, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích - danh thắng.
8. Sở Xây dựng
Chủ trì tổ chức thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và dự toán xây dựng của các công trình tu sửa cấp thiết, bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích - danh thắng, các dự án về xây dựng, cải tạo các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích - danh thắng mà có khả năng ảnh hưởng xấu tới di tích - danh thắng, hoặc các công trình cải tạo, xây dựng trong quá trình thi công phát hiện có di tích, hiện vật, cổ vật, bảo vật Quốc gia theo quy định pháp luật về xây dựng.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị chủ đầu tư thẩm định nội dung về đất đai, tác động môi trường liên quan các khu vực đề xuất lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh; thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lập bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích - danh thắng.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong việc bảo vệ và phát huy các khu vực rừng đặc dụng được xếp hạng hoặc sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, hệ thống thủy lợi phù hợp với yêu cầu duy trì, bảo vệ các di tích - danh thắng theo quy định của pháp luật.
11. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai
a) Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá di tích - danh thắng hiệu quả.
b) Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai chủ động, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, quảng bá về ý nghĩa, giá trị của các di tích - danh thắng, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị của các di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được UBND tỉnh phân cấp quản lý di tích - danh thắng tại địa phương.
Điều 7. Điều khoản thi hành
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp các cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bản có nội dung quy định khác với Quy định này thì thực hiện theo văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ban hành.
Trường hợp nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý./.
PHỤ LỤC
QUẢN LÝ VÀ PHÂN
CẤP QUẢN LÝ CÁC DI TÍCH - DANH THẮNG
(Kèm theo Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND
ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Quy định phân
cấp quản lý di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh xếp hạng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai)
STT |
TÊN DI TÍCH |
SỐ QUYẾT ĐỊNH |
LOẠI HÌNH DI TÍCH |
ĐỊA ĐIỂM DI TÍCH |
CẤP XẾP HẠNG |
I. DANH MỤC PHÂN CẤP CHO SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH |
|||||
1 |
Nhà Xanh |
235/VH-QĐ ngày 12/12/1986 |
Lịch sử |
Phường Thống Nhất |
Quốc gia |
2 |
Mộ Trịnh Hoài Đức |
1539-QĐ ngày 27/12/1990 |
Lịch sử |
Phường Trung Dũng |
Quốc gia |
3 |
Nhà hội Bình Trước |
2307/QĐ ngày 30/12/1991 |
Lịch sử |
Phường Thanh Bình |
Quốc gia |
4 |
Nơi diễn ra cuộc nổi dậy phá Nhà lao Tân Hiệp 02/12/1956 |
2754/QĐ/BT ngày 15/10/1994 |
Lịch sử |
Phường Tân Tiến |
Quốc gia |
5 |
Thành Biên Hòa |
3995/QĐ-BVHTTDL ngày 12/11/2013 |
Lịch sử |
Phường Quang Vinh |
Quốc gia |
6 |
Văn miếu Trấn Biên |
2894/QĐ-BVHTTDL ngày 18/8/2016 |
Lịch sử |
Phường Bửu Long |
Quốc gia |
7 |
Đền thờ, mộ Nguyễn Hữu Cảnh |
457-QĐ ngày 25/03/1991 |
Lịch sử |
Phường Hiệp Hòa |
Quốc gia |
8 |
Danh thắng Vườn Quốc gia Cát Tiên |
1419/QĐ-TTg ngày 29/12/2011 |
Danh lam thắng cảnh |
Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước |
Quốc gia đặc biệt |
9 |
Địa điểm thành lập Đoàn 125 - Tiền thân của lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia |
4317/QĐ-BVHTTDL ngày 29/12/2011 |
Lịch sử |
Xã Long Giao |
Quốc gia |
10 |
Vườn cao su đầu tiên - Sân điểm đồn điền cao su Dầu Giây. |
2084/QĐ-UBND ngày 24/7/2009 |
Lịch sử |
Thị trấn Dầu Giây |
Cấp tỉnh |
11 (*) |
Danh thắng Bửu Long (không bao gồm chùa Bửu Phong) |
208/VH-QĐ ngày 13/03/1990 |
Danh lam thắng cảnh |
Phường Bửu Long |
Quốc gia |
II. DANH MỤC PHÂN CẤP CHO UBND CẤP HUYỆN |
|||||
1. UBND THÀNH PHỐ BIÊN HÒA |
|||||
12 |
Đài Chiến sĩ (Đài kỷ niệm) |
1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988 |
Lịch sử |
Phường Trung Dũng |
Quốc gia |
13 |
Quảng trường Sông Phố |
2307/QĐ ngày 30/12/1991 |
Lịch sử |
Phường Thanh Bình |
Quốc gia |
14 |
Tòa bố Biên Hòa |
62/QĐ.UBT ngày 16/02/1979 |
Di tích cách mạng |
Phường Thanh Bình |
Cấp tỉnh |
15 |
Nhà cổ Trần Ngọc Du |
3524/QĐ-CT.UBND ngày 10/10/2005 |
Lịch sử - kiến trúc nghệ thuật |
Phường Tân Vạn |
Cấp tỉnh |
11(*) |
Chùa Bửu Phong |
208/VH-QĐ ngày 13/03/1990 |
Danh lam thắng cảnh |
Phường Bửu Long |
Quốc gia |
16 |
Chùa Đại Giác |
993-QĐ ngày 28/09/1990 |
Lịch sử và nghệ thuật |
Phường Hiệp Hòa |
Quốc gia |
17 |
Đình Tân Lân |
457-QĐ ngày 25/03/1991 |
Lịch sử và nghệ thuật |
Phường Hòa Bình |
Quốc gia |
18 |
Chùa Long Thiền |
1057-QĐ ngày 14/06/1991 |
Lịch sử |
Phường Bửu Hòa |
Quốc gia |
19 |
Đền thờ Nguyễn Tri Phương |
97/QĐ ngày 21/01/1992 |
Lịch sử văn hóa |
Phường Bửu Hòa |
Quốc gia |
20 |
Mộ, Đền thờ Đoàn Văn Cự & 16 Nghĩa binh Thiên Địa hội |
722QĐ/BVHTT ngày 25/04/1998 |
Lịch sử văn hóa |
P Tam Hòa |
Quốc gia |
21 |
Chùa Ông |
04/2001/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2001 |
Lịch sử văn hóa |
Phường Hiệp Hòa |
Quốc gia |
22 |
Đình An Hòa |
100/VH-QĐ ngày 21/01/1989 |
Lịch sử và nghệ thuật |
Phường An Hòa |
Quốc gia |
23 |
Chùa Cô hồn (Bửu Hưng tự) |
62/QĐ.UBT ngày 16/02/1979 |
Cách mạng |
Phường Quang Vinh |
Cấp tỉnh |
24 |
Đình Bình Quan |
6527/QĐ.CTUBT ngày 21/12/2004 |
Lịch sử |
Phường Hiệp Hòa |
Cấp tỉnh |
25 |
Miếu Tổ Sư |
981/QĐ-UBND ngày 28/3/2008 |
Lịch sử - kiến trúc nghệ thuật |
Phường Bửu Long |
Cấp tỉnh |
26 |
Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương |
3704/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 |
Lịch sử |
Phường Bình Đa |
Cấp tỉnh |
27 |
Đình Hưng Phú |
4767/QĐ-UBND ngày 17/12/2020 |
Lịch sử |
Phường Hiệp Hòa |
Cấp tỉnh |
28 |
Đình Thành Hưng |
4766/QĐ-UBND ngày 17/12/2020 |
Lịch sử |
Phường Hiệp Hòa |
Cấp tỉnh |
29 |
Đình Bình Thiền |
4237/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 |
Lịch sử |
Phường Quang Vinh |
Cấp tỉnh |
30 |
Đình Phước Lư |
4236/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 |
Lịch sử - kiến trúc nghệ thuật |
Phường Quyết Thắng |
Cấp tỉnh |
2. UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH |
|
|
|
|
|
31 |
Mộ Cự thạch Hàng Gòn |
2367/QĐ-TTg ngày 23/12/2015 |
Khảo cổ học |
Xã Hàng Gòn |
Quốc gia đặc biệt |
32 |
Tòa hành chính tỉnh Long Khánh |
1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988 |
Lịch sử |
Phường Xuân An |
Quốc gia |
33 |
Địa điểm Căn cứ Thị ủy Long Khánh |
3703/QĐ-UBND ngày 23/11/2015 |
Lịch sử |
Xã Bàu Trâm và xã Bảo Quang |
Cấp tỉnh |
34 |
Địa điểm ghi dấu trận tập kích đồn Hoàng Diệu ngày 18/5/1969 |
155/QĐ-UBND ngày 15/01/2019 |
Lịch sử |
Phường Bảo Vinh |
Cấp tỉnh |
35 |
Đình Xuân Lộc - Chùa Xuân Hòa |
982/QĐ-UBND ngày 28/3/2008 |
Lịch sử |
Phường Xuân An |
Cấp tỉnh |
3. UBND HUYỆN NHƠN TRẠCH |
|||||
36 |
Địa điểm Vụ thảm sát Giồng Sắn |
3068/QĐ-BVHTTDL ngày 23/9/2014 |
Lịch sử |
Xã Phú Đông và Xã Phước Khánh |
Quốc gia |
37 |
Địa đạo Nhơn Trạch |
04/2001/ QĐ-BVHTT ngày 19/01/2001 |
Lịch sử |
Xã Long Thọ |
Quốc gia |
38 |
Căn cứ Sở Chỉ huy Đặc khu Quân sự Rừng Sác và Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác |
2105/QĐ-BVHTTDL ngày 08/7/2014 |
Lịch sử |
Xã Phước An |
Quốc gia |
39 |
Địa điểm diễn ra trận đánh giữa Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, Sư đoàn 5) và Đại đội 240 Biên Hòa với Tiểu đoàn Mãng Xà vương vào ngày 20/12/1967 |
636/QĐ-UBND ngày 01/3/2013 |
Lịch sử |
Xã Long Thọ |
Cấp tỉnh |
40 |
Đình Phú Mỹ |
3525/QĐ.CT.UBND ngày 10/10/2005 |
Lịch sử - kiến trúc nghệ thuật |
Xã Phú Hội |
Cấp tỉnh |
41 |
Đình Phước Thiền |
3607/QĐ-UBND ngày 07/12/2009 |
Lịch sử - kiến trúc nghệ thuật |
Xã Phước Thiền |
Cấp tỉnh |
42 |
Gò Me |
129/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 |
Khảo cổ học |
Xã Vĩnh Thanh |
Cấp tỉnh |
4. UBND HUYỆN LONG THÀNH |
|||||
43(*) |
Địa điểm Căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa nông thôn U3 (1961 - 1975) |
1566/QĐ.CT.UBND ngày 21/04/2005 |
Lịch sử |
Xã Bình Sơn |
Cấp tỉnh |
44 |
Mộ Nguyễn Đức Ứng và 27 Nghĩa binh chống Pháp |
2754/QĐ/BT ngày 15/10/1994 |
Lịch sử văn hóa |
Xã Long Phước |
Quốc gia |
45 |
Đình Phước Lộc |
2368/QĐ-UBND ngày 30/07/2007 |
Kiến trúc nghệ thuật |
Thị trấn Long Thành |
Cấp tỉnh |
46 |
Đền thờ Trần Hưng Đạo |
3640/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 |
Lịch sử |
Xã Bình Sơn |
Cấp tỉnh |
47 |
Đình Phước Nguyên |
4956/QĐ-UBND ngày 08/12/2021 |
Lịch sử |
Xã An Phước |
Cấp tỉnh |
48 |
Đình An Lợi |
886/QĐ-UBND ngày 08/4/2022 |
Lịch sử |
Xã An Phước |
Cấp tỉnh |
5. UBND HUYỆN TRẢNG BOM |
|||||
43 (*) |
Địa điểm Căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa đô thị U1 (1961 - 1975) |
1566/QĐ.CT.UBND ngày 21/04/2005 |
Lịch sử |
Xã Thanh Bình |
Cấp tỉnh |
49 |
Địa điểm Chiến thắng Yếu khu Quân sự Trảng Bom |
3277/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 |
Lịch sử |
Thị trấn Trảng Bom |
Cấp tỉnh |
6. UBND HUYỆN XUÂN LỘC |
|||||
50 |
Núi Chứa Chan |
1204/QĐ-BVHTTDL ngày 29/3/2012 |
Danh lam thắng cảnh |
Xã Xuân Trường, xã Xuân Thọ, xã Suối Cát, xã Xuân Hiệp và thị trấn Gia Ray |
Quốc gia |
51 |
Căn cứ Rừng Lá |
3456/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 |
Lịch sử |
Xã Xuân Hòa |
Cấp tỉnh |
52 |
Hồ Núi Le |
1354/QĐ-UBND ngày 07/5/2019 |
Danh lam thắng cảnh |
Thị trấn Gia Ray |
Cấp tỉnh |
7. UBND HUYỆN VĨNH CỬU |
|||||
53 |
Địa điểm thành lập Chi bộ Cộng sản Bình Phước Tân Triều và Tỉnh ủy lâm thời Biên Hòa |
224/QĐ.UBND ngày 23/01/2007 |
Lịch sử |
Xã Tân Bình |
Cấp tỉnh |
54 |
Đồi Phòng Không |
5278/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 |
Khảo cổ học |
Xã Hiếu Liêm |
Cấp tỉnh |
55 |
Đình Long Chiến |
1783/QĐ.UBND ngày 15/7/2011 |
Lịch sử |
Xã Bình Lợi |
Cấp tỉnh |
56 |
Đình Phú Trạch |
3698/QĐ.UBND ngày 26/12/2011 |
Lịch sử |
Xã Thạnh Phú |
Cấp tỉnh |
57 |
Đình Cẩm Vinh |
3968/QĐ.UBND ngày 04/12/2013 |
Lịch sử |
Xã Tân Bình |
Cấp tỉnh |
8. UBND HUYỆN ĐỊNH QUÁN |
|||||
58 |
Địa điểm chiến thắng La Ngà |
235/VH-QĐ ngày 12/12/1986 |
Lịch sử |
Xã La Ngà |
Quốc gia |
59 |
Đá Chồng Định Quán |
1288/VH-QĐ ngày 16/11/1988 |
Danh lam Thắng cảnh |
Thị trấn Định Quán |
Quốc gia |
60 |
Đình Định Quán |
130/QĐ-UBND ngày 31/01/2023 |
Lịch sử |
Thị trấn Định Quán |
Cấp tỉnh |
9. UBND HUYỆN THỐNG NHẤT |
|||||
61 |
Đình Hưng Lộc |
4070/QĐ-UBND ngày 02/12/2008 |
Lịch sử |
Xã Hưng Lộc |
Cấp tỉnh |
62 |
Đình Dầu Giây |
3969/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 |
Lịch sử |
Thị trấn Dầu Giây |
Cấp tỉnh |
10. UBND HUYỆN TÂN PHÚ |
|||||
63 |
Địa điểm ghi dấu sự kiện Vượt ngục Tà Lài |
815/QĐ-UBND ngày 12/3/2021 |
Lịch sử |
Xã Tà Lài |
Cấp tỉnh |
64 |
Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương |
985/QĐ-UBND ngày 30/3/2017 |
Lịch sử |
Xã Phú Sơn |
Cấp tỉnh |
III. DANH MỤC PHÂN CẤP CHO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC TỈNH (KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN - VĂN HÓA ĐỒNG NAI) |
|||||
65 |
Căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ |
3744/QĐ-BVHTT ngày 29/11/1997 |
Lịch sử văn hóa |
Xã Hiếu Liêm |
Quốc gia |
66 |
Địa đạo Suối Linh |
61/1999/QĐ-BVHTT ngày 13/09/1999 |
Lịch sử văn hóa |
Xã Hiếu Liêm |
Quốc gia |
67 |
Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961 - 1962) |
02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19/01/2004 |
Lịch sử văn hóa |
Xã Phú Lý |
Quốc gia |
68 |
Di tích khảo cổ học Suối Linh |
5277/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 |
Khảo cổ học |
Xã Hiếu Liêm |
Cấp tỉnh |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.