ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2010/QĐ-UBND |
Biên Hòa, ngày 10 tháng 03 năm 2010 |
VỀ VIỆC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005; Căn cứ
Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường
vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn;
Căn cứ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25/5/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép
hành nghề, mã số chất thải nguy hại;
Căn cứ Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo
vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại;
Căn cứ Nghị quyết số 161/2009/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 của HĐND tỉnh Đồng Nai
khóa VII, kỳ họp thứ 18 về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số
92/2007/NQ-HĐND của HĐND tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số
372/TNMT-VP ngày 05/02/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Loại phí
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
2. Phạm vi điều chỉnh
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình).
2. Các cơ sở y tế tư nhân, công lập và cơ quan y tế đóng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thực hiện nộp phí vệ sinh thu gom và xử lý rác thải y tế nguy hại theo quy định của ngành y tế. Trường hợp phát sinh loại chất thải rắn khác (không phải rác thải y tế nguy hại) thì phải thực hiện kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo đúng quy định tại Quyết định này.
Điều 3. Đối tượng không phải nộp phí
1. Cá nhân, hộ gia đình thải chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình.
2. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí nhưng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Đơn vị tổ chức thu phí
1. Đơn vị tổ chức thu phí là Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa.
a) Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thu phí đối với các đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa tổ chức thu phí đối với các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường được phép ủy quyền cho Chi cục Bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa được phép ủy quyền cho phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí.
Điều 5. Mức thu và mức trích phí
1. Mức thu phí
a) Mức thu đối với chất thải rắn thông thường:
- Các khu vực phường, thị trấn và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh: 40.000 đồng/tấn (bốn mươi ngàn đồng trên một tấn).
- Các khu vực còn lại: 32.000 đồng/tấn (ba mươi hai ngàn đồng trên một tấn).
b) Mức thu đối với chất thải rắn nguy hại: 6.000.000 đồng/tấn (sáu triệu đồng trên một tấn).
2. Mức trích
Mức trích phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn để lại cho đơn vị tổ chức thu phí là 20% (hai mươi phần trăm) trên tổng số phí thu được.
Điều 6. Chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng và quyết toán phí
1. Chứng từ thu phí
Chứng từ thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn do Cục Thuế Đồng Nai phát hành theo quy định. đơn vị tổ chức thu phí phải lập, cấp biên lai hoặc hóa đơn cho đối tượng nộp phí.
2. Thu nộp phí:
a) Đối với đối tượng nộp phí:
- Kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai, thời hạn quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc đăng ký, kê khai; lập hồ sơ theo dõi lượng chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh.
- Căn cứ vào thông báo nộp tiền phí của cơ quan thu phí, đối tượng nộp phí thực hiện nộp phí chất thải rắn tại trụ sở của cơ quan thu phí. Thời hạn nộp phí chậm nhất không quá ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
b) Đơn vị tổ chức thu phí:
- Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí thực hiện đăng ký, kê khai và nộp phí theo quy định.
- Thông báo số phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại phải nộp vào ngân sách Nhà nước cho đối tượng nộp phí.
- Mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn” tại Kho bạc Nhà nước để theo dõi, quản lý tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đối tượng nộp phí trên địa bàn, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí theo quy định.
- Thanh, kiểm tra việc kê khai, nộp phí, quyết toán tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và xử lý vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa báo cáo tình hình, kết quả thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trước ngày 30 tháng 01 hàng năm về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp tình hình thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 01 tháng 03 hàng năm.
c) Cơ quan thuế kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn của đơn vị thu phí.
d) Kho bạc Nhà nước:
- Thực hiện hạch toán số thu phí vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn”, định kỳ hàng tháng, sau khi đối chiếu số thu phí với Sở Tài nguyên và Môi trường, căn cứ đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện hạch toán số phí để lại từ tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn” theo tỷ lệ quy định vào tài khoản tiền gửi của Sở Tài nguyên và Môi trường, đồng thời thực hiện hạch toán số phí còn lại nộp ngân sách Nhà nước đúng quy định.
- Tổng hợp và cung cấp số phí đã hạch toán thu ngân sách Nhà nước cho Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa theo quy định.
3. Quản lý, sử dụng phí
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:
a) Để lại 20% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thu được cho đơn vị trực tiếp thu phí để trang trải chi phí cho việc thu phí.
b) Phần còn lại (80% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thu được) là khoản thu ngân sách địa phương, cụ thể như sau:
- Là khoản thu ngân sách tỉnh đối với phần phí do Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp thu.
- Là khoản thu ngân sách cấp huyện đối với phần phí do Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp thu.
4. Lập dự toán và quyết toán phí
Định kỳ hàng tháng, đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp số tiền phí thu được vào ngân sách Nhà nước, sau khi đã trừ đi khoản thu phí được trích để lại (20%) theo quy định.
Hàng năm, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền phí thu được trên địa bàn của năm trước với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Sau khi quyết toán, số tiền phí được trích để lại chưa chi hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
Điều 7. Công khai chế độ thu phí
Tổ chức thu phí phải niêm yết hoặc thông báo công khai tại địa điểm thu phí ở vị trí thuận tiện để các đối tượng nộp phí dễ nhận biết theo quy định tại phần đ, mục IV Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính gồm: Niêm yết tên phí, mức thu, chứng từ thu; thông báo công khai văn bản quy định thu phí.
Điều 9. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.