BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1298/QĐ-BNN-KN |
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2024 |
PHÊ DUYỆT DANH MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN TỪ NĂM 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 2166/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/6/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông Trung ương và nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tại Tờ trình số 321/TTr-KN ngày 03/5/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục dự án khuyến nông Trung ương thực hiện từ năm 2025 (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia công bố Danh mục dự án khuyến nông Trung ương và tổ chức thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH
MỤC DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN TỪ NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 1298/QĐ-BNN-KN ngày 08 tháng 05 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên dự án |
Mục tiêu |
Nội dung hoạt động |
Địa bàn triển khai (tỉnh) |
Thời gian thực hiện |
Dự kiến kết quả |
Ghi chú |
I |
Lĩnh vực Trồng trọt - BVTV |
|
|
|
|
||
1 |
Xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao giảm phát thải phục vụ Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta vùng đồng bằng Sông Cửu Long |
- Ứng dụng các giải pháp công nghệ mới xây dựng mô hình sản xuất lúa gạo thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải, giảm chi phí và nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nhãn hiệu gạo "giảm phát thải" và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; - Xây dựng và phát triển bền vững vùng nguyên liệu liên kết sản xuất tiêu thụ lúa giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp xuất khẩu. |
1. Xây dựng mô hình ứng dụng các TBKT sản xuất lúa gạo giảm phát thải, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu .... Thực hiện các hoạt động đo đạc MRV, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận chất lượng và nhãn hiệu gạo. 2. Xây dựng mô hình liên kết giữa THT/HTX và doanh nghiệp tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ lúa gạo gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Sóc Trăng, Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh |
2025 - 2026 |
1) 350 ha mô hình mẫu sản lúa giảm phát thải, năng suất bình quân ≥ 6,2 tấn/ha, được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm được chứng nhận chất lượng và nhãn hiệu truy xuất nguồn gốc; chi phí đầu vào giảm tối thiểu 15% so với đại trà và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiệu quả kinh tế ≥15% so với sản xuất đại trà. 2) 04 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết HTX với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm gắn với hoạt động của các Tổ KNCĐ tại địa điểm xây dựng mô hình và phát triển bền vững. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥20% so với tổng quy mô được duyệt. |
|
2 |
Xây dựng mô hình canh tác lúa - tôm hữu cơ |
- Khai thác lợi thế sinh thái luân phiên giữa hai mùa (mùa mưa nước ngọt và mùa khô nước mặn) phù hợp cho phát triển mô hình lúa - tôm nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế cho nông dân. - Nâng cao vai trò của HTX liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. - Nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp thuận thiên, giảm thiểu sử dụng phân bón, thuốc BVTV từ đó giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững |
1. Xây dựng mô hình canh tác lúa - tôm đạt chứng nhận hữu cơ, gắn với cấp mã số vùng trồng, xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ lúa tôm bền vững gắn với tổ khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên, tạo sản phẩm sạch có nhãn hiệu cung cấp cho thị trường. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Cà Mau, Bạc Liêu |
2025-2026 |
1) 60 ha mô hình canh tác lúa - tôm, năng suất lúa bình quân ≥ 4,5 tấn/ha, được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm lúa đạt chứng nhận hữu cơ; Tôm tỷ lệ sống đạt ≥30%, kích cỡ tôm thương phẩm 20-25 con/kg, năng suất tôm đạt từ 250-350 kg/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế ≥ 15% so với sản xuất đại trà. 2) 02 mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất bao tiêu 100% sản phẩm gắn với Tổ KNCĐ, nhãn hiệu gạo hữu cơ, tôm sạch được truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả và nhân rộng mô hình với diện tích ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
3 |
Xây dựng mô hình sử dụng rơm rạ phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất lúa tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng |
- Thúc đẩy ứng dụng cơ giới trong khâu quản lý rơm rạ bằng thiết bị cuộn rơm; phát triển kinh tế tuần hoàn bằng nghề trồng nấm ăn từ rơm; ủ rơm làm thức ăn cho chăn nuôi trâu bò; sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rơm rạ, bã nấm … và tái sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất lúa nhằm giảm chi phí. - Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng rơm rạ từ đó nâng cao giá trị trong sản xuất lúa, tạo ra các sản phẩm an toàn, giảm phát thải và bảo vệ môi trường. |
1. Xây dựng mô hình: - Ứng dụng cơ giới hoá thu gom rơm rạ. - Sử dụng rơm để trồng nấm ăn (nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ...); làm thức ăn chăn nuôi; sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rơm rạ, bã nấm - Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ ứng dụng phân bón hữu cơ vi sinh (sản xuất từ rơm, bã nấm, chất thải từ chăn nuôi…). 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Thái Bình, Nam Định, Hà Nam |
2025-2027 |
1) 120 ha mô hình ứng dụng cơ giới hoá thu gom rơm rạ, năng suất cuộn rơm ≥ 90 cuộn/giờ; 15kg/cuộn; ≥ 360 tấn rơm được thu gom. 2) Sản xuất nấm ăn: ≥ 2 tấn nấm rơm; ≥ 2,5 tấn nấm sò; ≥ 2 tấn nấm mỡ đảm bảo an toàn, chất lượng vị ngon, giòn và tem truy suất nguồn gốc. 3) 20 tấn thức ăn từ rơm cho chăn nuôi trâu bò. 4) 50 tấn phân hữu cơ vi sinh được sản xuất quy mô nông hộ/ HTX từ rơm, nguồn chất thải chăn nuôi trâu bò, bã nấm và chế phẩm sinh học. 5) 120 ha mô hình sản xuất lúa, năng suất đạt ≥ 5 tấn/ha/vụ; giảm chi phí sản xuất ≥ 15% (sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ mô hình xử lý phụ phẩm). 6) 03 mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất bao tiêu sản phẩm tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình (lúa gạo, nấm, ...) gắn với Tổ KNCĐ và nhãn hiệu cho sản phẩm gạo, nấm và phát triển bền vững. 7) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 8) Hiệu quả kinh tế của các mô hình ≥ 15% so với sản xuất đại trà. 9) Tổ chức các hoạt động tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả và nhân rộng mô hình với diện tích ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
4 |
Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến, bảo quản ngô sinh khối vụ Đông theo chuỗi tại một số tỉnh phía Bắc |
- Ứng dụng các giống ngô mới có hàm lượng dinh dưỡng, chịu mật độ để sản xuất ngô sinh khối thúc đẩy phát triển vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc; gắn với chế biến, bảo quản làm thức ăn chăn nuôi đại gia súc trong mùa đông và phục vụ xuất khẩu. - Nâng cao vai trò của HTX và Tổ khuyến nông cộng đồng liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị cho người dân. |
1. Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến, bảo quản ngô sinh khối trong vụ Đông ở phía Bắc. 2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân gắn với Tổ Khuyến nông cộng đồng và phát triển bền vững. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, tham quan, hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biết kết quả và nhân rộng mô hình. |
Hà Nội, Phú Thọ, Thanh Hoá |
2025-2026 |
1) 120 ha mô hình sản xuất ngô sinh khối giống mới có hàm lượng dinh dưỡng, chịu mật độ, năng suất ngô sinh khối ≥ 55 tấn/ha/vụ, hiệu quả kinh tế ≥ 15% so với sản xuất đại trà. 2) 200 tấn nguyên liệu thức ăn xanh, chất lượng dinh dưỡng đảm bảo đạt tiêu chuẩn làm thức ăn xanh cho chăn nuôi: thời điểm 30 - 45 ngày sau ủ, sản phẩm ủ chua có màu xanh vàng, mùi chua nhẹ, thơm, có hàm lượng protein thô 7 - 10%, độ pH = 3,9 - 4,3; 3) 03 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết với các doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm cho nông dân gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng và phát triển bền vững. 4) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 5) Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với tổng quy mô dự án được phê duyệt. |
|
5 |
Xây dựng mô hình trồng, thâm canh giống điều mới và trồng nấm linh chi dưới tán điều gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
- Ứng dụng đồng bộ các giải pháp tiên tiến: giống mới, kỹ thuật canh tác: tái canh, trồng xen, xử lý phụ phẩm … phát huy đa giá trị trong sản xuất thâm canh điều nhằm hình thành vùng nguyên liệu và liên kết sản xuất tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Nâng cao vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, xây dựng nhãn hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. - Nâng cao nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp tuần hoàn đối với cây điều: Tận dụng quả giả, vỏ nhân hạt, trồng xen dược liệu dưới tán điều … nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất điều. |
1. Xây dựng mô hình: - Tái canh giống điều mới có năng suất và chất lượng hạt cao; - Thâm canh điều và thực hiện các hoạt động cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. - Xử lý tận dụng phế phụ phẩm cây điều (quả giả, vỏ nhân hạt và tàn dư thực vật) làm phân bón; - Trồng nấm linh chi đỏ dưới tán điều. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất giữa HTX/THT với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Bình Phước, Đồng Nai |
2025-2027 |
1) 50 ha mô hình tái canh bằng các giống điều mới có năng suất và chất lượng hạt cao, tỷ lệ sống ≥ 90%; cây cho quả bói sau 30 tháng sau trồng có tỷ lệ nhân ≥ 28%; ≤ 150 hạt/1kg. 2) 50 ha mô hình thâm canh điều, năng suất đạt trên 1,6 tấn/ha, được cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và nhãn hiệu sản phẩm. 3) 100 tấn phân hữu cơ vi sinh được sản xuất từ phụ phẩm cây điều (quả giả, vỏ nhân hạt và tàn dư thực vật), làm phân bón cho mô hình thâm canh giảm ≥10% chi phí sản xuất. 4) 01 ha mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán điều, sau 04 tháng trồng cho thu hoạch nấm 40-50 kg/1.000 m2, thu hoạch 3 vụ/năm, sản lượng ≥ 130-150 kg/1.000 m2 5) 02 mô hình mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết HTX với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm gắn với Tổ KNCĐ và phát triển bền vững. 6) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 7) Hiệu quả kinh tế của các mô hình ≥15% so với sản xuất đại trà. 8) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥20% so với tổng quy mô được duyệt. |
|
6 |
Xây dựng mô hình tái canh cà phê chè vùng Tây Bắc |
- Chuyển giao đồng bộ tiến bộ kỹ thuật: giống mới, quy trình tái canh phục vụ xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu sản xuất cà phê an toàn đạt chất lượng xuất khẩu cho vùng Tây bắc Việt Nam. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, xây dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. |
1. Xây dựng mô hình tái canh cà phê bằng giải pháp: - Trồng mới thay thế với giống Catimor chọn lọc, THA1 cho diện tích cà phê già cỗi không có khả năng phục hồi kết hợp trồng cây che bóng đa dụng thích hợp và có hiệu quả. - Đốn cải tạo, chăm sóc phục hồi cho diện tích cà phê cuối chu kì, kết hợp trồng cây che bóng đa dụng thích hợp và có hiệu quả. - Cưa đốn và ghép cải tạo với giống mới TN1, TN2 cho diện tích cà phê cuối chu kìkết hợp trồng cây che bóng đa dụng thích hợp và có hiệu quả. 2. Thực hiện các hoạt động cấp mã số vùng trồng, xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho các mô hình. 3. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ giữa THT/HTX và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 4. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 5. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình |
Sơn La, Điện Biên |
2025-2027 |
1) 20 ha mô hình trồng mới đạt tỷ lệ sống trên 90% và cho thu hoạch ở năm thứ 3 đạt ≥ 5 tấn quả tươi/ha. 2) 20 ha mô hình đốn cải tạo, chăm sóc phục hồi, tăng năng suất đạt ≥ 10 tấn quả tươi/năm. 3) 10 ha mô hình cưa đốn và ghép cải tạo với giống mới TN1, TN2 cho năng suất bói ở năm thứ 2 đạt 5-8 tấn/ha và chất lượng cà phê đặc sản. 4) Cây che bóng: tăng thêm thu nhập từ cây che bóng (trám đen và mắc ca) sau 3 năm đạt ≥ 8 triệu đồng/ha. 5) Các mô hình được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm được gắn nhãn hiệu và truy xuất ngồn gốc. 6) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết HTX với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm theo chuỗi gắn với Tổ KNCĐ và phát triển bền vững. 7) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông Cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 8) Hiệu quả kinh tế của các mô hình ≥15% so với sản xuất đại trà. 9) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥20% so với tổng quy mô được duyệt. |
|
7 |
Xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh cây Sơn ta tại một số tỉnh phía Bắc |
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống (trồng hạt /cây ghép) từ vườn cây đầu dòng và khai thác giá trị đa dụng của cây Sơn ta phục vụ xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất nhựa cung cấp cho ngành nghề: Sơn, đóng tầu, ngành thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, xây dựng nhãn hiệu hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập và an sinh cho người dân vùng miền núi. |
1. Xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh cây Sơn ta gắn với giải pháp khai thác nhựa. Thực hiện các hoạt động cấp mã số vùng trồng, xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ nhựa Sơn ta giữa THT/HTX và doanh nghiệp tiêu thụ gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Phú Thọ, Tuyên Quang |
2025-2027 |
1) 20 ha mô hình trồng mới cây Sơn ta tỷ lệ sống trên 90%, cây sinh trưởng phát triển tốt, năm thứ 3 khai thác trên 500 kg nhựa/ha, được cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2) 20 ha mô hình thâm canh cây Sơn ta, năng suất nhựa tăng trên 15% so với đại trà, được cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 3) 02 mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ 100% sản phẩm nhựa Sơn ta theo chuỗi giá trị gắn với tổ KNCĐ, nhãn hiệu sản phẩm và phát triển bền vững. 4) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 5) Hiệu quả kinh tế của các mô hình ≥ 15% so với đại trà. 6) Tổ chức tập huấn kỹ thuật về trồng và thâm canh gắn giải pháp khai thác nhựa sơn ta cho các hộ tham gia mô hình. 7) Tổ chức hội nghị đầu bờ, hội thảo, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô phê duyệt. |
|
8 |
Xây dựng mô hình mẫu sản xuất dừa theo tiêu chuẩn hữu cơ tại một số tỉnh Duyên hải đồng bằng sông Cửu Long |
- Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng vuồn mẫu phục vụ xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu sản xuất dừa hữu cơ tập trung. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, xây dựng nhãn hiệu hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo sản phẩm phục vụ ăn tươi và chế biến, xuất khẩu. |
1. Xây dựng mô hình mẫu sản xuất dừa hữu cơ, thực hiện các hoạt động cấp mã số vùng trồng, xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ giữa THT/HTX và doanh nghiệp tiêu thụ gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Trà Vinh, Bến Tre, |
2025-2027 |
1) 60 ha mô hình dừa hữu cơ, năng suất đạt 11.000 trái/ha/ năm, được cấp mã số vùng trồng, gắn nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiệu quả kinh tế mô hình ≥ 15%. 2) 02 mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ 100% sản phẩm theo chuỗi gía trị gắn với tổ KNCĐ và phát triển bền vững. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥20% so với tổng quy mô được duyệt. |
|
9 |
Xây dựng mô hình sản xuất mía phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại các tỉnh phía Bắc |
- Ứng dụng các công nghệ mới: nhân và thâm canh giống mía mới, kỹ thuật luân xen canh bắt buộc trong sản xuất mía, xử lý phụ phẩm sau thu hoạch, chế biến mía nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vũng vùng nguyên liệu tại các tỉnh phía Bắc. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. |
1. Xây dựng mô hình: - Trồng xen cây họ đậu với mía thời kỳ kiến thiết cơ bản. - Ứng dụng chế phẩm xử lý thân lá, bã mía sau thu hoạch và chế biến tạo phân HCVS có hàm lượng đạt tiêu chuẩn TCVN. - Ứng dụng phân bón tạo ra xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp sản xuất mía giảm chí phí ở năm thứ 2 và thứ 3. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất giữa HTX/THT, tổ KNCĐ với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và phát triển bền vững. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Tuyên Quang, Thanh Hoá và Nghệ An |
2025 - 2027 |
1) 60 ha mô hình mía giai đoạn thiết kế cơ bản trồng xen cây họ đậu, năng suất mía tăng trên 10%, chất lượng đạt tiêu chuẩn nhà máy; Thu nhập từ cây trồng xen (lạc ≥ 1,4 tấn/ha; đậu tương ≥ 0,6 tấn/ha) 2) 240 tấn phân HCVS được sản xuất quy mô nông hộ/ HTX từ lá mía, thân lá cây họ đậu, bã mía ... 3) 120 ha mô hình thâm canh (ở năm thứ 2 và thứ 3) năng suất mía ≥ 10% so với đại trà, chất lượng đạt tiêu chuẩn nhà máy, giảm chi phí 20%. 4) 03 mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất giữa HTX/THT, tổ KNCĐ với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm theo chuỗi giá trị và phát triển bền vững. 5) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 6) Hiệu quả kinh tế của các mô hình ≥ 15% so với sản xuất đại trà. 7) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
10 |
Xây dựng mô hình sản xuất các giống lạc mới phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại các tỉnh phía Bắc |
- Ứng dụng các tiến bộ giống, kỹ thuật canh tác vào sản xuất nhằm duy trì và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại các tỉnh phía Bắc. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm lạc theo chuỗi giá trị. |
1. Xây dựng mô hình sản xuất các giống lạc mới phục vụ phát triển vùng nguyên liệu. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa HTX/THT và tổ KNCĐ gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Bắc Giang, Nam Định và Nghệ An |
2025 - 2026 |
1) 150 ha mô hình sản xuất các giống lạc mới phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, năng suất bình quân ≥3,7 tấn/ha; Hiệu quả kinh tế tăng ≥15% so với sản xuất đại trà. 2) 03 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm giữa THT/HTX, tổ KNCĐ với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mô hình. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả và nhân rộng mô hình với diện tích ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
11 |
Xây dựng mô hình trồng, thâm canh cây na mới theo VietGAP tại một số tỉnh phía Bắc |
- Chuyển giao đồng bộ tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất cây ăn quả (na) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, rải vụ thu hoạch để giảm thiểu áp lực thị trường, kéo dài thời gian khai thác, nâng cao hiệu quả trong sản xuất na tại các vùng sản xuất na tập trung. - Thúc đẩy các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm gắn với tổ khuyến nông cộng đồng. |
1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh một số giống na mới có năng suất, chất lượng tốt theo tiêu chuẩn VietGAP và gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
Quảng Ninh, Bắc Giang |
2025 - 2027 |
1) 20 ha mô hình trồng, thâm canh giống na mới, tỷ lệ sống sau trồng đạt >95%, cây sinh trưởng, phát triển tốt; sau trồng 03 năm cây bắt đầu cho thu hoạch quả bói, năng suất ≥ 0,7 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế ≥ 15% so với sản xuất đại trà. 2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng và phát triển bền vững. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến và nhân rộng kết quả của mô hình. Nhân rộng mô hình ≥20% so với quy mô được phê duyệt. |
|
12 |
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất chuối theo chuỗi giá trị phục vụ xuất khẩu tại một số tỉnh phía Bắc |
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất chuối nhằm giảm tác động của sâu bệnh hại, nâng cao năng suất, chất lượng phục vụ xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu chuối xuất khẩu. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. |
1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh chuối theo quy trình quản lý bệnh hại tổng hợp. Thực hiện các hoạt động cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình. |
Phú Thọ, Lào Cai |
2025 - 2027 |
1) 30 ha mô hình trồng, thâm canh chuối; Tỷ lệ sống sau trồng đạt ≥95%, cây sinh trưởng phát triển tốt, sau trồng 15 tháng cây bắt đầu cho thu hoạch, năng suất tăng ≥10% so với đại trà, mô hình được cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc. Hiệu quả kinh tế ≥ 15% so với sản xuất đại trà. 2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng và phát triển bền vững. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến và nhân rộng kết quả của mô hình. Nhân rộng mô hình ≥20% so với quy mô được phê duyệt. |
|
13 |
Xây dựng mô hình ghép cải tạo, thâm canh vải chín sớm theo VietGAP tại một số tỉnh phía Bắc |
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng các mô hình thâm canh vải chín sớm, mô hình chuyển đổi cơ cấu giống vải theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân, phục vụ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở một số tỉnh phía Bắc. - Thúc đẩy các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ khuyến nông cộng đồng tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình: - Ghép cải tạo chuyển đổi cơ cấu giống vải. - Thâm canh vải Trứng Hưng Yên theo VietGAP. Thực hiện hoạt động truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và chứng nhận VietGAP. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu kết quả của dự án. |
Hưng Yên, Hà Nam |
2025 - 2027 |
1) 10 ha mô hình ghép cải tạo vải chín sớm, tỷ lệ cây sống sau ghép đạt ≥ 95%, năng suất năm thứ 3 đạt ≥10 tấn/ha. 2) 30 ha mô hình thâm canh vải chín sớm (thu hoạch sớm hơn các giống chính vụ 15-20 ngày), năng suất đạt ≥15 tấn/ha, đạt chứng nhận VietGAP, truy xuất nguồn gốc và gắn nhãn hiệu sản phẩm. 3) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng. 4) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 5) Hiệu quả kinh tế của các mô hình ≥ 15% so với sản xuất đại trà. 6) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng ≥20% so với quy mô được phê duyệt. |
|
14 |
Xây dựng mô hình liên kết sản xuất cây ăn quả theo VietGAP gắn với du lịch sinh thái tại một số tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ |
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nho, táo kết hợp phát triển du lịch sinh thái nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, xây dựng nhãn hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, tạo sản phẩm phục vụ ăn tươi và chế biến gắn với du lịch sinh thái, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. |
1. Xây dựng mô hình trồng, thâm canh nho, táo theo VietGAP kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Thực hiện các hoạt động cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, cấp chứng nhận VietGAP 2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và gắn với tổ khuyến nông cộng đồng. 3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình |
Ninh Thuận, Bình Thuận |
2025 - 2027 |
1) 16 ha mô hình sản xuất nho, táo theo VietGAP (thực hiện liên tiếp trên cùng điểm), năng suất ≥ 10% so với sản xuất đại trà, được cấp mã số vùng trồng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc. Hiệu quả kinh tế ≥ 15% so với sản xuất đại trà 2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh liên kết HTX, tổ KNCĐ với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm gắn với phát triển du lịch sinh thái của địa phương và phát triển bền vững. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥20% so với quy mô được duyệt. |
|
15 |
Xây dựng mô hình quản lý sâu bệnh hại trong sản xuất chanh leo, chanh không hạt đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tạo vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu |
- Ứng dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, ưu tiên các biện pháp sinh học, hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm chanh leo, chanh không hạt đạt tiêu chuẩn GlobalGAP phục vụ xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu chế biến và xuất khẩu. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. |
1. Xây dựng mô hình sản xuất chanh leo, chanh không hạt đạt tiêu chuẩn GlobalGAP phục vụ chế biến và xuất khẩu. 2. Thực hiện cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, cấp chứng nhận GlobalGAP 3. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình |
Gia Lai, Kon Tum, Tiền Giang |
2025 - 2027 |
1) 30 ha mô hình sản xuất chanh leo, chanh không hạt được cấp mã số vùng trồng và truy xuất nguồn gốc, trong đó 15ha sản phẩm đạt chứng nhận GlobalGAP; Hiệu quả kinh tế ≥ 15% so với sản xuất đại trà. 2) 03 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm gắn với Tổ khuyến nông cộng đồng và phát triển bền vững. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến và nhân rộng kết quả của mô hình. Nhân rộng mô hình ≥20% so với quy mô được phê duyệt |
|
16 |
Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây nguyên liệu gắn với hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại một số vùng trồng chính. |
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống mới, quy trình canh tác, cơ giới hóa đồng bộ nhằm duy trì sản xuất khoai tây vụ Đông, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cho ăn tươi và chế biến phục vụ xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến công nghiệp. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. |
1. Xây dựng mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ sản xuất khoai tây hàng hóa. 2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa HTX/THT, tổ KNCĐ với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm khoai tây phục vụ ăn tươi và chế biến công nghiệp. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá |
2025 - 2026 |
1) 150 ha khoai tây hàng hóa ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, năng suất bình quân ≥20 tấn/ha; Hiệu quả kinh tế tăng ≥15% so với sản xuất đại trà. 2) 05 mô hình tổ chức quản lý sản xuất, liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm giữa THT/HTX, tổ KNCĐ với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của mô hình. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
17 |
Xây dựng mô hình sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng |
- Hình thành một số vùng sản xuất hoa sen chất lượng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước; Xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm từ sen và phát triển bền vững. - Thúc đẩy các hợp tác xã, tổ khuyến nông cộng đồng, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gắn với du lịch sinh thái. |
1. Xây dựng mô hình sản xuất hoa sen chất lượng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái và nhãn hiệu cho sản phẩm sen. 2. Xây dựng mô hình HTX/THT và tổ khuyến nông cộng đồng liên kết với doanh nghiệp tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Sen gắn với phát triển du lịch sinh thái. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Hà Nội, Thái Bình |
2025 - 2026 |
1) 30 ha mô hình sản xuất hoa sen chất lượng cao gắn với phát triển du lịch sinh thái, thu nhập bình quân từ 250 - 300 triệu/ha/năm. Hiệu quả kinh tế tăng ≥15% so với sản xuất đại trà. 2) 02 mô hình THT/HTX liên kết với doanh nghiệp tổ chức quản lý sản xuất Sen gắn với dịch vụ du lịch sinh thái và tiêu thụ 100% sản phẩm được gắn nhãn hiệu và phát triển bền vững. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
18 |
Xây dựng mô hình sản xuất hoa lay ơn mới tại một số tỉnh phía Bắc. |
1. Chuyển giao các giống hoa lay ơn mới vào sản xuất dần thay thế các giống cũ kém chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. 2. Hình thành vùng sản xuất hoa lay ơn chuyên canh gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình sản xuất hoa lay ơn mới gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. 2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa HTX/THT, tổ KNCĐ với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Quảng Ninh, Hải Phòng |
2025 - 2026 |
1) 05 ha (1.000.000 cành hoa) với các chủng loại hoa lay ơn giống mới. Tỷ lệ cành cấp 1 đạt 95%. Hiệu quả kinh tế ≥15% so với sản xuất đại trà. 2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất liên kết giữa THT/HTX, tổ KNCĐ với doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm được gắn nhãn hiệu (giới thiệu doanh nghiệp, thương lái cho người dân tiêu thụ sản phẩm). 4) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông Cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 5) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
Lĩnh vực Chăn nuôi và thú y |
|
|
|
|
|
||
19 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt tuần hoàn, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
Xây dựng được mô hình chăn nuôi bò tuần hoàn nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi vỗ béo bò thịt gắn với liên kết tiêu thụ sản. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Trồng và chế biến ngô sinh khối làm thức ăn cho bò. 4. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 5. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Bình Thuận, Khánh Hoà |
2025-2027 |
1.Xây dựng 06 mô hình vỗ béo bò thịt, quy mô 1.000 con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: Khả năng tăng khối lượng bình quân ≥ 750 g/con/ngày; 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón (trồng ngô sinh khối làm thức ăn cho bò). 3. Trồng ngô sinh khối và chế biến làm thức ăn cho bò, quy mô 12 ha. Năng suất sinh khối trung bình đạt ≥ 50 tấn/ha. 4. Liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 5. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 6. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với chăn nuôi đại trà; Nhân rộng mô hình được ≥ 15% so với quy mô được phê duyệt. |
|
20 |
Xây dựng mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả. |
Nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo sử dụng tinh bò đực ngoại. |
1. Xây dựng mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật TTNT sử dụng tinh bò đực ngoại có năng suất, chất lượng cao (BBB, Droughmaster, Brahman…). 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Nghệ An, Hà Tĩnh |
2025-2027 |
1. Xây dựng 06 mô hình cải tạo đàn bò địa phương, quy mô 1.000 bò cái nền được thụ tinh nhân tạo. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: khối lượng bê sơ sinh bò lai BBB ≥ 28 kg/con, bò lai khác ≥ 24 kg/con. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 4. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
21 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
Phát triển vùng nguyên liệu gà thương phẩm chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà (Ri lai, Chọi lai, Mía lai) chứng nhận VietGAHP. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Quảng Bình, Quảng Trị |
|
1. Xây dựng 06 mô hình chăn nuôi gà (Ri lai, Chọi lai, Mía lai) đạt chứng nhận VietGAHP, quy mô 50.000 con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt lúc 15 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 95%, khối lượng cơ thể ≥ 1,7 kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 3,2 kg. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng 3. Liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 5. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
22 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Lạc Thuỷ chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
Phát triển vùng nguyên liệu gà Lạc Thuỷ chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Lạc Thuỷ chứng nhận VietGAHP. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Điện Biên, Sơn la |
2025-2027 |
1. Xây dựng 06 mô hình chăn nuôi gà Lạc Thuỷ đạt chứng nhận VietGAHP, quy mô 30.000 con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt lúc 16 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥ 1,6 kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 3,6 kg. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng. 3. Liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 5. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
23 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà Minh Dư (MD) chứng nhận VietGAHP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
Phát triển được vùng nguyên liệu gà MD1.MD; MD2.MD; MD3.MD chứng nhận VietGAHP gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thương phẩm MD1.MD; MD2.MD; MD3.MD đạt chứng nhận VietGAHP. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam |
2025-2027 |
1. Xây dựng 09 mô hình chăn nuôi gà thương phẩm MD1.MD; MD2.MD; MD3.MD, đạt chứng nhận VietGAHP, quy mô 70.000 con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt lúc 15 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 95%; khối lượng cơ thể trung bình ≥ 2,10 kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 2,6 kg. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng 3. Liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 5. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
24 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt chứng nhận VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
Phát triển vùng nguyên liệu lợn thịt được chứng nhận VietGAHP gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt đạt chứng nhận VietGAHP. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Nghệ An, Hà Tĩnh |
2025-2027 |
1. Xây dựng 06 mô hình chăn nuôi lợn thịt đạt chứng nhận VietGAHP, quy mô 1.000 con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: Khả năng tăng khối lượng 700g/con/ ngày; Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 2,6kg. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải. 3. Liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 5. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
25 |
Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu |
Xây dựng được cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh LMLM trên gia súc để phục vụ xuất khẩu |
1. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh LMLM trên gia súc (trâu, bò, dê, cừu, lợn). 2. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả mô hình. |
Lào Cai, Hà Giang |
2025 -2027 |
1. Xây dựng 02 mô hình được chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh LMLM trên gia súc (trâu, bò, dê, cừu, lợn). 2. Tổ chức đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và duy trì hiệu quả mô hình. 3. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. |
|
26 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản gắn với du lịch sinh thái |
Xây dựng được mô hình chăn nuôi dê sinh sản gắn với du lịch sinh thái, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản sử dụng các giống dê hướng thịt nhập nội và con lai, gắn với du lịch sinh thái nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. 2. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội |
2025 -2027 |
1. Xây dựng 06 mô hình chăn nuôi dê sinh sản gắn với du lịch sinh thái, quy mô 600 con dê cái và 30 con dê đực sinh sản. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: Số lứa đẻ ≥ 1,6 lứa/cái/năm; khối lương sơ sinh ≥ 2,3 kg/con; tỷ lệ nuôi sống đến 3 tháng tuổi ≥ 90%. 2. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 3. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
27 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn bản địa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn bản địa (lợn Vân Pa, lợn Khùa) góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi tại vùng Bắc Trung Bộ. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn bản địa (Lợn Vân Pa, lợn Khùa) thương phẩm tạo sản phẩm đặc trưng vùng miền/địa phương. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Quảng Trị, Quảng Bình |
2025 - 2027 |
1. Xây dựng 06 mô hình chăn nuôi lợn bản địa (Lợn Vân Pa, lợn Khùa), quy mô 900 con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: khối lượng 8 tháng tuổi ≥ 25 kg, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 4,5 kg. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng. 3. Liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 5. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
28 |
Xây dựng mô hình nuôi ong mật tạo sản phẩm OCOP, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
Xây dựng được vùng nguyên liệu mật ong, tạo sản phẩm OCOP, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình nuôi ong mật tạo sản phẩm OCOP. 2. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Lâm Đồng, Đắk Nông |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình nuôi ong mật (ong nội Apis cerana), quy mô 2.000 đàn, 03 cầu chuẩn/đàn. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: năng suất mật bình quân ≥ 18 kg/đàn/năm. Xây dựng và phát triển ≥ 02 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. 2. Liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 3. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 4. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Nhân rộng mô hình được ≥ 15% so với quy mô được phê duyệt. |
|
29 |
Phát triển mô hình chăn nuôi gà H’mông để xây dựng thương hiệu “gà đặc sản xương đen, thịt đen”, tại một số tỉnh Miền núi phía Bắc. |
Xây dựng và phát triển thương hiệu “gà đặc sản xương đen, thịt đen”, gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà H’mông thương phẩm để xây dựng thương hiệu “gà đặc sản xương đen, thịt đen”. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 2. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 3. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang |
2025-2027 |
1. Xây dựng 6 mô hình chăn nuôi gà H’mông thương phẩm, quy mô 60.000 con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt lúc 16 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống ≥ 93%, khối lượng cơ thể ≥ 1,2 kg/con, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng ≤ 3,3 kg. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng. 3. Liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 4. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
30 |
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà hướng trứng để xây dựng thương hiệu “Trứng gà thảo dược” |
Xây dựng và phát triển thương hiệu “Trứng gà thảo dược”, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng được mô hình trồng và chế biến thảo dược bổ sung vào thức ăn cho gà nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi gà hướng trứng, sử dụng thảo dược bổ sung khẩu phần ăn. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Xây dựng mô hình trồng và chế biến thảo dược (Hoài Sơn) làm thức ăn bổ sung cho gà 4. Xây dựng thương hiệu: “Trứng gà thảo dược”. 5. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 6. Tổ chức đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình |
Hà Nội, Vĩnh Phúc |
2025-2027 |
1. Xây dựng 06 mô hình chăn nuôi gà hướng trứng sử dụng thảo dược bổ sung khẩu phần ăn, quy mô 60.000 gà. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: tỷ lệ nuôi sống đến lúc đẻ ≥ 90%; năng suất trứng/mái/năm ≥ 245 quả, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ≤ 2,0 kg. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng. 3. Xây dựng 03 mô hình trồng và chế biến thảo dược (Hoài Sơn) làm thức ăn bổ sung, quy mô 05 ha/mô hình. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt. Năng suất ≥ 12 tấn/ha, đạt theo tiêu chuẩn GACP-WHO. 4. Xây dựng thương hiệu “Trứng gà thảo dược”. 5. Tổ chức liên kết, tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 6. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 7. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
31 |
Phát triển vùng nguyên liệu để xây dựng thương hiệu "Thịt lợn thảo quế", gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
Xây dựng và phát triển thương hiệu “Thịt lợn Thảo quế”, gắn với liên kết tiêu thụ sản phầm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt có bổ sung thảo dược trong khẩu phần thức ăn để xây dựng thương hiệu “Thịt lợn Thảo quế”. 2. Xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 4. Tổ chức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Hà Nam, Hoà Bình |
2025-2027 |
1. Xây dựng 06 mô hình chăn nuôi lợn thịt để xây dựng thương hiệu “Thịt lợn Thảo quế”, quy mô 1.000 con. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: Khả năng tăng khối lượng ≥ 700 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤ 2,6 kg. 2. 100% cơ sở/hộ chăn nuôi tham gia mô hình được xử lý chất thải làm phân bón cho cây trồng. 3. Tổ chức chuỗi liên kết, tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 4. Tổ chức đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình 5. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
32 |
Xây dựng mô hình nuôi ong ngoại (Apis Mellifera) để phát triển thương hiệu "Mật ong sú vẹt" |
Xây dựng và phát triển thương hiệu "Mật ong sú vẹt", gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
1. Xây dựng mô hình chăn nuôi ong ngoại (Apis Mellifera) để phát triển thương hiệu "Mật ong sú vẹt", 2. Tổ chức chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3.Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Nam Định, Thái Bình |
2025-2027 |
1. Xây dựng 06 mô hình nuôi ong ngoại (Apis Mellifera), quy mô 1.800 đàn ong. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt: Năng suất mật bình quân ≥ 38 kg/đàn/năm. Phát triển thương hiệu "Mật ong sú vẹt". 2. Tổ chức chuỗi liên kết, tiêu thụ 100% sản phẩm của mô hình. 3.Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng; thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. 4. Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 10% so với chăn nuôi đại trà. Mô hình được nhân rộng 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
III |
Lĩnh vực Thủy sản và Nghề muối |
|
|
|
|
||
33 |
Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ số, giảm phát thải gắn với tiêu thụ sản phẩm |
Áp dụng công nghệ số hoá, tự động vào nuôi tôm thẻ chân trắng nhằm quản lý thức ăn, môi trường nuôi giúp kiểm soát môi trường, sức khoẻ tôm, giảm phát thải, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. |
1. Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn, ứng dụng công nghệ số trong quản lý thức ăn và môi trường nuôi, giảm phát thải. 2. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Thanh Hóa, Nam Định |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình: quy mô ≥6 ha theo hình thức thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ số trong quản lý thức ăn, môi trường nuôi đạt các chỉ tiêu: - Giai đoạn 1: Giai đoạn ương đạt tỉ lệ sống ≥ 90%, kích cỡ giống đạt khoảng 800 - 1.200 con/kg. - Giai đoạn 2: Cỡ thu hoạch ≤ 60 con/kg, năng suất ≥ 20 tấn/ha/vụ. 2. Xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/Thành viên tổ KN cộng đồng; Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định. 4. Hiệu quả kinh tế: tăng tối thiểu 15% so với trước khi thực hiện mô hình 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
34 |
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm thâm canh gắn với tiêu thụ sản phẩm |
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. - Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường |
1. Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ sinh học. 2. Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Quảng Ngãi, Quảng Nam |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình: quy mô ≥ 4 ha, đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: - Cỡ thu ≤60 con/kg - Năng suất ≥ 20 tấn/ha; - FCR ≤ 1,3. 100% sản phẩm tôm thẻ chân trắng của dự án đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Không chứa dư lượng kháng sinh theo quy định tại Quyết định số 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012. 2. Liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/ Thành viên tổ KN cộng đồng; Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình. 4. Hiệu quả kinh tế: Tăng tối thiểu 15% so với sản xuất ngoài mô hình. 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% quy mô dự án được phê duyệt |
|
35 |
Xây dựng mô hình sử dụng đèn LED chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt ở vùng biển khơi |
- Ứng dụng công nghệ đèn LED chuyên dụng cho nghề lưới vây kết hợp ánh sáng đánh bắt cá nổi ở vùng biển xa bờ thay thế cho bóng đèn cao áp. - Giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu tác động của khí nhà kính đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của ngư dân trên biển. |
1. Xây dựng mô hình sử dụng đèn LED chuyên dụng cho đội tàu lưới vây kết hợp ánh sáng bắt bắt vùng biển xa bờ. 2 Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên Huế, Đà Nẵng |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đèn LED cho nghề lưới vây khai thác hải sản ở vùng khơi: Quy mô ≥ 6 tầu cá vùng khơi với các thông số kỹ thuật của đèn LED đảm bảo như sau: Công suất bóng đèn ≥ 200 W/bóng; Giải điện áp: AC 100 - 277 V; Nhiệt độ màu: 4000K/5000K; Quang thông: ≥ 39000 lm; Hiệu suất phát quang: ≥ 120 lm/W; Chỉ số bảo vệ: IP 66. 2. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/ Thành viên tổ KN cộng đồng, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định. 4. Hiệu quả kinh tế: Giảm chi phí sản xuất trực tiếp khoảng 20-30%; giảm lượng khí thải CO2; tăng lợi nhuận và thu nhập của lao động tối thiểu 15%; tăng độ an toàn cho lao động. 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% quy mô dự án được triển khai. |
|
36 |
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ bảo quản hải sản gắn với liên kết thị trường tiêu thụ cho các tàu khai thác hải sản khai thác xa bờ |
- Giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm hải sản bằng ứng dụng công nghệ hầm bảo quản CPF. - Tạo chuỗi liên kết sản xuất từ khai thác, sơ chế, bảo quản đến chế biến, tiêu thụ hải sản. - Kéo dài thời gian tàu bám biển, giảm chi phí sản xuất, góp phần khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản và chống khai thác IUU. |
1. Xây dựng mô hình hầm bảo quản CPF trên tàu cá xa bờ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm hải sản. 2. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất từ tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ứng dụng công nghệ CPF gắn kết với các cơ sở chế biến, tiêu thụ hải sản ở trên bờ để nâng cao giá trị sản phẩm. 3. Tổ chức tập huấn, đào tạo chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin tuyên truyền về công nghệ sơ chế và bảo quản sản phẩm đạt chất lượng cao nhất bằng quy trình công nghệ CPF. |
Nghệ An; Quảng Trị; Quảng Nam; Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình hầm bảo quản hải sản công nghệ CPF trên tàu cá gắn liên kết tiêu thụ hải sản: quy mô ≥15 tàu cá xa bờ với các thông số kỹ thuật như sau: - Hầm bảo quản công nghệ CPF có thể tích ≥ 30m3/hầm, vật liệu PU (pufoam) chiều dày ≥ 15cm, tỷ trọng ≥ 65 kg/m3; composite có chiều dày ≥ 5mm. - Thời gian bảo quản hải sản từ 30-40 ngày. 2. Hình thành ít nhất 06 chuỗi liên kết giữa tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ứng dụng công nghệ CPF với các cơ sở chế biến, tiêu thụ hải sản. Liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm dự án. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/ Thành viên tổ KN cộng đồng; Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định. 4. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. 5. Hiệu quả kính tế của mô hình tăng ≥ 15% so với sản xuất ngoài mô hình. |
|
37 |
Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ enzyme, vi sinh trong sản xuất, chế biến một số sản phẩm từ mực gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. |
- Phát triển một số sản phẩm chế biến từ mực giúp nâng cao chất lượng, giá trị, tăng thu nhập cho người dân ven biển phục vụ trong nước và xuất khẩu. |
1. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ enzyme, vi sinh trong sản xuất, chế biến một số sản phẩm từ mực. 2. Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm từ khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức đào tạo, tập huấn quy trình, kỹ thuật ứng dụng công nghệ enzyme, công nghệ vi sinh trong sản xuất, chế biến một số sản phẩm từ mực gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. 4. Tổ chức thăm quan, hội thảo đánh giá tổng kết và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ enzyme, công nghệ vi sinh trong sản xuất, chế biến một số sản phẩm từ mực (chả mực, surimi mực, nước sốt chấm từ mực). Quy mô: ≥ 4.500kg sản phẩm chả mực, ≥ 4.500kg surimi mực và ≥ 4.500kg nước sốt chấm từ mực đảm bảo an toàn thực phẩm. 2. Xây dựng ít nhất 03 nhãn hiệu sản phẩm từ mực và 03 chuỗi liên kết giữa khai thác, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. 3. 100% sản phẩm sản xuất từ dự án được liên kết và tiêu thụ sản phẩm. 4. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định 5. Hiệu quả kinh tế: tăng tối thiểu 15% so với trước khi thực hiện mô hình 6. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
38 |
Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE đạt chứng nhận VietGAP gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và du lịch sinh thái. |
Phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE trên biển nhằm nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững nghề nuôi biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với du lịch tại địa phương. |
1. Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng bằng lồng HDPE đạt chứng nhận VietGAP. 2. Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Kiên Giang, Cà Mau |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình: Quy mô ≥ 900 m3 lồng HDPE nuôi cá chim vây vàng thương phẩm đạt các chỉ tiêu: - Cỡ thu hoạch đạt ≥ 800 g/con; - Năng suất đạt ≥ 15 kg/m3; - Trên 70% cơ sở nuôi đạt chứng nhận VietGAP. 2. Liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án gắn với tổ KNCĐ (nếu có) và các doanh nghiệp/nhà hàng/khách du lịch đến thăm quan trải nghiệm. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/Thành viên tổ KN cộng đồng; Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định. 4. Hiệu quả kinh tế: Tăng tối thiểu 15% so với sản xuất ngoài mô hình. 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
39 |
Xây dựng mô hình nuôi cá song (mú trân châu) bằng lồng HDPE trên biển đạt chứng nhận VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm |
Phát triển bền vững nghề nuôi cá song (mú trân châu) bằng lồng HDPE nhằm nâng cao hiệu quả, giảm ô nhiễm môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với du lịch tại địa phương. |
1. Xây dựng mô hình nuôi cá song mú trân châu) thương phẩm bằng lồng HDPE trên biển đạt chứng nhận VietGAP. 2. Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Quảng Ninh, Hải Phòng |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình: Quy mô ≥1.800 m3 lồng HDPE nuôi cá song (mú trân châu) thương phẩm bằng lồng HDPE đạt các chỉ tiêu: - Cỡ thu hoạch ≥ 1 kg/con, - Năng suất đạt ≥ 15 kg/m3; - Trên 70% cơ sở nuôi đạt chứng nhận VietGAP 2. Liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án gắn với tổ KNCĐ (nếu có) và các doanh nghiệp/nhà hàng/khách du lịch đến thăm quan trải nghiệm. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền nhằm quảng bá và nhân rộng mô hình. 4. Hiệu quả kinh tế: Tăng tối thiểu 15% so với sản xuất ngoài mô hình. 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
40 |
Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tôm thẻ chân trắng đảm bảo chất lượng xuất khẩu góp phần phát triển thương hiệu tôm Việt |
- Phát triển bền vững vùng nguyên liệu tôm, nâng cao chất lượng chuỗi giá trị tôm xuất khẩu góp phần phát triển thương hiệu tôm Việt - Quản lý, kiểm soát sử dụng kháng sinh đảm bảo sản phẩm không bị nhiễm dư lượng kháng sinh vượt mức cho phép theo quy định của Việt Nam và thị trường xuất khẩu. |
1. Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất tôm thẻ chân trắng đảm bảo chất lượng xuất khẩu. 2. Áp dụng khoa học công nghệ mới, kiểm soát dư lượng thuốc kháng sinh trong quá trình sản xuất. 3. Tạo mối liên kết 4 nhà: Nhà quản lý; Nhà Khoa học; THT/HTX; Doanh nghiệp 4. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình để phát triển thương hiệu tôm Việt. |
Sóc Trăng, Bến Tre |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình: Quy mô ≥6 ha sản xuất tôm thẻ đạt các chỉ tiêu: - Năng suất ≥ 20 tấn/ha; Cỡ thu ≤60 con/kg. - 100% sản phẩm tôm thẻ chân trắng của dự án đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Không chứa dư lượng kháng sinh theo quy định tại Quyết định số 1471/QĐ-BNN-QLCL ngày 20/6/2012 góp phần phát triển thương hiệu sản phẩm tôm Việt Nam. 2. Tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án gắn với hoạt động của tổ KNCĐ (nếu có). 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/Thành viên tổ KN cộng đồng; Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình. 4. Hiệu quả kinh tế: tăng tối thiểu 15% so với trước khi thực hiện mô hình 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
41 |
Phát triển mô hình sản xuất muối phơi nước phân tán gắn với ứng dụng cơ giới hoá nâng cao hiệu quả sản xuất |
Phát triển công nghệ sản xuất muối phơi nước phân tán lót bạt HDPE và ứng dụng cơ gới hóa trong sản xuất muối nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí lao động tăng giá trị sản phẩm muối góp phần bảo tồn nghề muối Việt Nam |
1 Xây dựng mô hình sản xuất muối theo hình thức phơi nước phân tán gắn với ứng dụng cơ giới hóa. 2. Phát triển mô hình sản xuất muối gắn tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Thuận |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình sản xuất muối phơi nước phân tán gắn với ứng dụng cơ giới hóa và liên kết tiêu thụ sản phẩm: Quy mô ≥ 10 ha; năng suất đạt ít nhất 80 tấn/ha/vụ; Sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo TCVN 9638:2013 - muối (Natri clorua) thô. 2. Hình thành ≥ 02 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm muối của dự án. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/Thành viên tổ KN cộng đồng, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định. 4. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥ 15% so với sản xuất ngoài mô hình. 5. Nhân rộng mô hình với diện tích ≥ 15% so với tổng quy mô dự án được duyệt. |
|
42 |
Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá hồi tại các tỉnh miền núi phía Bắc gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu đặc sản cá nước lạnh miền Bắc |
Phát triển bền vững nghề nuôi cá tầm, cá hồi tại các tỉnh miền núi phía Bắc giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với phát triển thương hiệu đặc sản cá nước lạnh miền Bắc |
1. Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá hồi thương phẩm đạt chứng nhận VietGAP. 2. Liên kết tiêu thụ sản phẩm gắn với phát triển thương hiệu đặc sản cá nước lạnh miền Bắc. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Lào Cai, Lai Châu |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình: Quy mô ≥ 1.600 m2 nuôi cá tầm, cá hồi thương phẩm trong ao/bể đạt các chỉ tiêu: - Cá tầm đạt: cỡ thu hoạch ≥ 1,3 kg/con, năng suất ≥ 12 kg/m2. - Cá hồi đạt: cỡ thu hoạch ≥ 1,3 kg/con, năng suất ≥ 13 kg/m2. - Trên 70% cơ sở nuôi đạt chứng nhận VietGAP. 2. Liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án gắn với tổ KNCĐ (nếu có) và các doanh nghiệp/nhà hàng/khách du lịch đến thăm quan trải nghiệm. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/Thành viên tổ KN cộng đồng, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định để phát triển thương hiệu đặc sản cá nước lạnh miền Bắc 4. Hiệu quả kinh tế: Tăng tối thiểu 15% so với sản xuất ngoài mô hình. 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
43 |
Xây dựng mô hình nuôi cá ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardso, 1846) trong lồng bè trên sông đạt chứng nhận VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại số tỉnh đồng bằng Sông Hồng |
Phát triển nuôi cá ngạnh thương phẩm trong lồng trên sông nhằm nâng cao hiệu quả, tạo hướng phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng trên sông. |
1. Xây dựng mô hình nuôi cá ngạnh thương phẩm trên sông 2. Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình: Quy mô ≥1.800 m3 lồng nuôi cá ngạnh thương phẩm, đạt các chỉ tiêu: - Cỡ thu hoạch ≥ 0,5 kg/con; - Năng suất đạt ≥ 15 kg/m3; - Trên 70% cơ sở nuôi đạt chứng nhận VietGAP. 2. Liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án. 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/ Thành viên tổ KN cộng đồng, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định để phát triển thương hiệu đặc sản cá nước lạnh miền Bắc. 4. Hiệu quả kinh tế: Tăng tối thiểu 15% so với sản xuất ngoài mô hình. 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt |
|
44 |
Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong vùng nuôi tôm kém hiệu quả gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
Phát triển bền vững nghề nuôi thuỷ sản nước mặn, lợ ven bờ giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. |
1. Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm. 2. Tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm. 3. Tổ chức hoạt động đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân và thành viên tổ khuyến nông cộng đồng/khuyến nông viên cơ sở, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình |
2025-2027 |
1. Xây dựng mô hình nuôi cá chim vây vàng trong vùng nuôi tôm kém hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu quy mô ≥ 9 ha. Đạt các chỉ tiêu kỹ thuật: - Cỡ thu hoạch ≥ 0,5 kg/con; - Năng suất ≥ 10 tấn ha 2. Tạo chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ 100% sản phẩm 3. Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho nông dân, cán bộ KN cơ sở/ Thành viên tổ KN cộng đồng; Tổ chức tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền và nhân rộng mô hình theo quy định. 4. Hiệu quả kinh tế: tăng tối thiểu 15% so với trước khi thực hiện mô hình 5. Nhân rộng mô hình tối thiểu 15% so với quy mô dự án được phê duyệt. |
|
IV |
Lĩnh vực Lâm Nghiệp |
|
|
|
|
|
|
45 |
Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Tre ngọt (Dendrocala mus brandisii (Munro) Kurz) lấy măng tại một số tỉnh miền núi Bắc |
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, quy trình canh tác xây dựng mô hình phục vụ phát triển vùng nguyên liệu sản xuất Tre ngọt lấy măng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu; - Phát triển ngành nghề nông thôn, tạo thu nhập thường xuyên và ổn định lâu dài cho người dân tại vùng trồng Tre ngọt lấy măng. - Hỗ trợ nâng cao năng lực HTX/Tổ KNCĐ và Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm măng Tre ngọt. |
1. Xây dựng mô hình trồng thâm canh Tre ngọt lấy măng. 2. Xây dựng mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất tiêu thụ măng tre gắn HTX/THT với tổ khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. 3. Tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo cho nông dân trong và ngoài mô hình. 4. Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết; tham quan hội thảo và thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. |
Phú Thọ, Lào Cai. |
2025 - 2027 |
1) 32 ha mô hình trồng thâm canh Tre ngọt lấy măng. Tỉ lệ sống năm 1≥ 90%; Rừng trồng 2 năm (18 tháng): Số lượng măng trung bình: 1-2 cái/búi, Tỉ lệ sống ≥ 90%; Rừng trồng 3 năm (30 tháng tuổi): Số lượng măng trung bình: 2-3 cái/búi; năng suất măng 400kg/ha/năm, Tỉ lệ sống ≥ 85%. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất ngoài mô hình. 2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với ≥ 01 HTX/THT hoặc ≥ 01 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm gắn với Tổ KNCĐ. Mô hình liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm có gắn nhãn hiệu. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô dự án; |
|
46 |
Xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật sấy nguyên liệu song mây bằng năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình và cơ sở chế biến |
- Chuyển giao quy trình công nghệ sấy năng lượng mặt trời (NLMT) cho song mây nhằm giảm chi phí sản xuất và góp phần giảm thiểu đầu vào năng lượng sơ cấp, từ đó giảm tác động môi trường, thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn tại các hộ gia đình và các cở sở chế biến - Phát triển ngành nghề nông thôn, tạo thu nhập thường xuyên và ổn định lâu dài cho người dân tại vùng trồng song mây. - Nâng cao năng lực, vai trò của Hợp tác xã/ Tổ hợp tác (HTX/THT), Tổ KNCĐ liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và bao tiêu sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. |
1. Xây dựng mô hình sấy nguyên liệu song mây bằng năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình và cơ sở chế biến công suất 6 tấn nguyên liệu/mẻ, xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2, Xây dựng 02 mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh gắn HTX/THT với tổ Khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm song mây theo chuỗi giá trị; 3. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất. 4. Thông tin tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng mô hình. |
Quảng Bình, Quảng Nam |
2025 - 2027 |
1) 04 mô hình sấy nguyên liệu song mây bằng năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình và cơ sở chế biến, công suất công suất 6 tấn nguyên liệu/mẻ (mỗi mẻ kéo dài 1 ngày đêm); giảm 100 % chi phí nhiên liệu đốt và lượng khí đốt phát thải ra môi trường, góp phần giảm 20 % chi phí sấy so với phương pháp sấy truyền thống; giảm 30 % tỷ lệ phế phẩm; Hiệu quả kinh tế tăng ≥ 15% so với sản xuất theo phương pháp truyền thống. 2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với ≥ 01 HTX/THT hoặc ≥ 01 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm gắn với Tổ KNCĐ. Mô hình liên kết tiêu thụ 100% sản phẩm có gắn nhãn hiệu sản phẩm. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô dự án. |
|
47 |
Xây dựng mô hình thâm canh mắc ca theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh Tây Nguyên |
- Góp phần hình thành vùng nguyên liệu mắc ca đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, bền vững thân thiện với môi trường. - Nâng cao năng lực, vai trò của Hợp tác xã/ Tổ hợp tác (HTX/THT) và Tổ KNCĐ liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia trong vùng dự án. |
1, Xây dựng mô hình thâm canh mắc ca theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. 2, Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh gắn HTX/THT với tổ Khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. 3, Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất. 4. Thông tin tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng mô hình. |
Đắk Nông, Lâm Đồng. |
2025 - 2027 |
1) 70 ha mô hình thâm canh Mắc ca, năng suất tăng ≥10%, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap gắn với nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc. Hiệu quả kinh tế ≥15% so với sản xuất đại trà 2) 02 mô hình liên kết tổ chức quản lý sản xuất và tiêu thụ 100% sản phẩm giữa HTX/THT, Tổ KNCĐ và Doanh nghiệp. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông Cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô được duyệt. |
|
48 |
Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP- WHO gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
- Góp phần hình thành vùng nguyên liệu sản xuất dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP- WHO. - Nâng cao năng lực, vai trò của Hợp tác xã/ Tổ hợp tác (HTX/THT), Tổ KNCĐ liên kết với doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia trong vùng dự án. |
1. Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu Đan sâm, Đương quy đạt tiêu chuẩn GACP- WHO, xây dựng nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc. 2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh gắn HTX/THT với tổ Khuyến nông cộng đồng và doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. 3. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất. 4, Thông tin tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng mô hình trồng dược liệu. |
Sơn La, Hoà Bình. |
2025 - 2027 |
1) 12 ha mô hình trồng cây dược liệu (Đan sâm, Đương quy) đạt tiêu chuẩn GACP- WHO, gắn với nhãn hiệu và truy xuất nguồn gốc: + Đương Quy: tỷ lệ sống sau trồng 11 tháng trên 85%; củ nặng từ 50- 300 gam, chiều dài từ 15-25 cm; năng suất dược liệu khô dự kiến đạt khoảng 2,5-3 tấn/ ha + Đan sâm: tỷ lệ sống sau trồng 11 tháng đạt trên 85%; rễ (củ) theo chùm từ 5-7 củ, phân nhánh, chiều dài của rễ (củ) từ 20-30 cm; năng suất dược liệu khô dự kiến đạt khoảng 2-2,2 tấn/ ha Hiệu quả kinh tế ≥15% so với sản xuất đại trà 2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với ≥ 01 HTX/THT hoặc ≥ 01 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của dự án gắn với Tổ KNCĐ. Mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông Cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô dự án. |
|
49 |
Xây dựng mô hình trồng thâm canh Trám lấy quả gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm |
- Chuyển giao các giống Trám bằng cây ghép và kỹ thuật lâm sinh bằng cây ghép nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cây Trám. - Tạo thu nhập thường xuyên và ổn định lâu dài cho người dân tại vùng trồng Trám. - Hỗ trợ nâng cao năng lực HTX/Tổ KNCĐ/Doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Trám. |
1. Xây dựng mô hình thâm canh Trám bằng cây ghép. 2. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh gắn HTX/THT và tổ Khuyến nông cộng đồng với doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm. 3. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất. 4.Thông tin tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng mô hình trồng Trám. |
Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An |
2025 - 2027 |
1) 26 ha mô hình trồng thâm canh Trám bằng cây ghép, năm thứ 1: Tỷ lệ sống đạt ≥ 90%; năm thứ 2: Tỷ lệ sống đạt ≥ 85%, Hvn≥ 1m, Doo≥ 1cm; năm thứ 3: Tỷ lệ sống đạt ≥ 85%, Hvn≥ 1,5m, Doo≥ 1,5cm. Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất ngoài mô hình. 2) 03 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với ≥ 01 HTX/THT hoặc ≥ 01 doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của dự án gắn với Tổ KNCĐ. Mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đảm bảo tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông Cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô dự án. |
|
50 |
Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng một số giống Keo lai tại các tỉnh miền núi phía Bắc |
- Chuyển giao các giống Keo lai có năng suất, chất lượng cao và tiến bộ kỹ thuật lâm sinh về trồng rừng Keo lai góp phần hình thành vùng nguyên liệu sản xuất gỗ lớn theo hướng quản lý rừng bền vững phục vụ nhu cầu chế biến trong nước và xuất khẩu. - Nâng cao năng lực, vai trò của HTX/THT liên kết với tổ KNCĐ và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm. - Nâng cao năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân tham gia trong vùng dự án. |
1. Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh bằng các giống Keo lai theo hướng quản lý rừng bền vững. 2, Xây dựng mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh gắn HTX/THT với tổ Khuyến nông cộng đồng vá doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm. 3. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho người sản xuất. 4. Thông tin, tuyên truyền quảng bá nhân rộng mô hình. |
Cao Bằng, Bắc Kạn |
2025 - 2027 |
1) 70 ha mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống Keo lai theo hướng quản lý rừng bền vững (đạt ≥ 18/123 chỉ số theo chứng chỉ rừng quốc gia): - Tỉ lệ sống của mô hình ≥90%. - Rừng trồng 30 tháng tuổi đạt: D1,3 (cm) = 8-10; Hvn (m) = 9-11. - Năng suất đạt ≥ 25m3/ha/năm (trung bình 3 năm). Hiệu quả kinh tế của mô hình tăng ≥15% so với sản xuất ngoài mô hình 2) 02 mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, liên kết với HTX/THT và doanh nghiệp tiêu thụ 100% sản phẩm của dự án gắn với Tổ KNCĐ. 3) Xây dựng, củng cố và phát triển tổ Khuyến nông Cộng đồng tại mỗi điểm xây dựng mô hình. 3) Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, sơ kết, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ≥ 20% so với quy mô dự án. |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.