BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1283/QĐ-BTP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2021 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 16/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2944/QĐ-BTP ngày 22/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 16/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 636/QĐ-BTP ngày 06/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kế hoạch - Tài chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án giải thể Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản tập trung thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
GIẢI THỂ BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ MUA SẮM TÀI SẢN TẬP TRUNG THUỘC CỤC KẾ HOẠCH - TÀI
CHÍNH
(Phê duyệt kèm theo Quyết định
số 1283/QĐ-BTP ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ
Trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ Tư pháp (được thành lập theo Quyết định số 1901/QĐ-BTP ngày 30/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), nhằm thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư và quản lý các dự án đầu tư xây dựng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, giúp Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính tổ chức thực hiện mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp Bộ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; đồng thời được nhận ủy thác quản lý dự án, giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật, ngày 16/01/2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 96/QĐ-BTP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản tập trung thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp (sau đâu gọi là Ban Quản lý dự án).
Quá trình hoạt động từ năm 2015 đến nay, Ban Quản lý dự án đã tổ chức quản lý, triển khai thực hiện nhiều dự án, trong đó có một số dự án xây dựng có quy mô lớn được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao như: Dự án xây dựng trụ sở một số cơ sở đào tạo thuộc Bộ, dự án xây dựng trụ sở, kho vật chứng các cơ quan thi hành án dân sự...
- Trước yêu cầu tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, theo đó: “Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực. Phân loại đơn vị sự nghiệp để thực hiện các hình thức chuyển đổi phù hợp (hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, từng bước cổ phần hóa, hợp tác công tư...)”; “xây dựng phương án sắp xếp lại tổ chức bộ máy, thu gọn đầu mối trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cấp xã”; Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, theo đó: “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu chí phân loại, điều hiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo từng ngành, lĩnh vực..”; “Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần. Giải thể các đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt động không hiệu quả”…; nhằm quy hoạch, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp, ngày 16/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1030/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định: Giải thể Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản tập trung thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính, Bộ Tư pháp.
Đề án giải thể Ban Quản lý dự án được xây dựng dựa trên cơ sở chính trị, pháp lý sau:
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;
- Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Luật Đầu tư công năm 2019;
- Luật Xây dựng năm 2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng;
- Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
- Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 16/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 20301;
- Quyết định số 2944/QĐ-BTP ngày 22/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 1030/QĐ-TTg ngày 16/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Tư pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 20302.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1.1. Chức năng:
- Theo Quyết định số 96/QĐ-BTP ngày 16/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản tập trung thuộc Cục Kế hoạch - Tài chính: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản tập trung có chức năng thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư và quản lý các dự án đầu tư xây dựng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao; giúp Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính tổ chức thực hiện mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp Bộ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; nhận ủy thác quản lý dự án; giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật
1.2. Nhiệm vụ quyền hạn:
- Xây dựng kế hoạch công tác 6 tháng và hàng năm của Ban Quản lý dự án, trình Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao gồm:
+ Lập kế hoạch dự án: lập, trình phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án hàng năm, trong đó xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện;
+ Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng: thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường trong xây dựng, an toàn trong thi công xây dựng, phòng chống cháy nổ có liên quan đến xây dựng công trình; tổ chức lập dự án, trình thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định; tiếp nhận, giải ngân vốn đầu tư và thực hiện các công việc khác về chuẩn bị dự án;
+ Các nhiệm vụ thực hiện dự án: thuê tư vấn thực hiện khảo sát, thiết kế xây dựng và trình thẩm định, phê duyệt hoặc tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng (theo phân cấp); chủ trì phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có) và thu hồi, giao nhận đất để thực hiện dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; giám sát quá trình thực hiện; giải ngân, thanh toán theo hợp đồng xây dựng và các công việc cần thiết khác;
+ Các nhiệm vụ kết thúc xây dựng, bàn giao công trình để vận hành, sử dụng: tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành; vận hành chạy thử; quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình và bảo hành công trình;
+ Các nhiệm vụ quản lý tài chính và giải ngân: tiếp nhận, giải ngân vốn theo tiến độ thực hiện dự án và hợp đồng ký kết với nhà thầu xây dựng; thực hiện chế độ quản lý tài chính, tài sản của Ban Quản lý dự án theo quy định;
+ Các nhiệm vụ điều phối và trách nhiệm giải trình: thiết lập hệ thống thông tin nội bộ và lưu trữ thông tin; cung cấp thông tin và giải trình chính xác, kịp thời về hoạt động của Ban Quản lý dự án theo yêu cầu của người quyết định đầu tư và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Các nhiệm vụ giám sát, đánh giá và báo cáo: thực hiện giám sát đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật; định kỳ đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện dự án với người quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao theo quy định của pháp luật.
- Nhận ủy thác quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình theo hợp đồng ký kết với các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân khác khi được yêu cầu trên cơ sở phù hợp với năng lực hoạt động của mình và quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính tổ chức mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp Bộ được giao theo quy định của pháp luật.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác:
+ Được thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư khác nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được Bộ Tư pháp giao;
+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ Tư pháp hoặc các cấp quyết định đầu tư ủy quyền trong quá trình quản lý thực hiện dự án (nếu có);
+ Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế, tài sản; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động; thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ;
+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo; quản lý hồ sơ, tài liệu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và của Bộ;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính giao.
2.1. Về cơ cấu tổ chức:
Theo Quyết định số 96/QĐ-BTP , cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý dự án như sau:
- Lãnh đạo Ban gồm: Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc.
- Các đơn vị thuộc Ban (03 đơn vị) gồm: Văn phòng Ban, Phòng Quản lý đầu tư và Phòng Quản lý dự án.
- Số lượng người làm việc của Ban Quản lý dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2.2. Về nhân sự:
Tính đến tháng 7/2021, tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Quản lý dự án là 23 người, cụ thể như sau:
- Theo chức vụ, vị trí:
+ Giám đốc Ban: 01 người;
+ Phó Giám đốc Ban: 02 người;
+ Trưởng phòng: 03 người;
+ Kế toán trưởng: 01 người
+ Chuyên môn: 02 người
+ Hợp đồng lao động: 14 người;
- Theo ngạch:
+ Công chức: 01 người - Giám đốc Ban;
+ Viên chức: 08 người (02 Phó Giám đốc Ban, 03 Trưởng phòng, 01 Kế toán trưởng và 02 viên chức làm công tác chuyên môn);
+ Lao động hợp đồng thời hạn 01 năm: 14 người.
- Theo trình độ chuyên môn:
+ Thạc sĩ: 08 người.
+ Đại học: 15 người.
(Chi tiết theo Phụ lục II kèm theo)
3. Về tài chính, tài sản, đất đai
3.1. Về tài chính: Là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Nguồn kinh phí được sử dụng cho hoạt động của Ban Quản lý dự án gồm: Chi phí quản lý dự án tính trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt; Các khoản phí, lệ phí được trích từ việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án; Kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp khác và các hoạt động khác; Hỗ trợ kinh phí thực hiện của người quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, người quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật. Chi tiết tình hình thực hiện thu - chi tài chính theo sổ sách kế toán của Ban Quản lý dự án.
3.2. Về tài sản, đất đai:
- Nhà cửa, trụ sở làm việc: Hiện tại, trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án được bố trí tại số 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội (trụ sở được giao cho Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý, sử dụng); Ban Quản lý dự án không có nhà cửa, trụ sở thuộc quyền quản lý.
- Đất đai: Ban Quản lý dự án không có tài sản là quyền sử dụng đất.
- Phương tiện vận tải: Ban Quản lý dự án không có phương tiện vận tải.
- Thiết bị, dụng cụ quản lý khác: Chi tiết theo sổ sách của Ban Quản lý dự án tính đến ngày ký phê duyệt Đề án (Chi tiết theo Phụ lục I kèm theo).
4.1 Về thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý dự án:
Từ khi thành lập (tháng 10/2015), Ban Quản lý dự án được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư, quản lý đối với 34 dự án, trong đó có 08 dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đầu tư (trong đó có dự án lớn nhóm A - Dự án Cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội) và 26 dự án do Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định đầu tư.
a) Trong số 08 dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đầu tư:
+ 01 dự án đã phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (dự án Cục THADS thành phố Cần Thơ);
+ 01 dự án đã hoàn thành thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng; đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (dự án Trường Trung cấp Luật Tây Bắc);
+ 02 dự án đã hoàn thành thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng; chưa trình báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (dự án Trụ sở 139 Nguyễn Thái Học; Cục THADS tỉnh Sóc Trăng).
+ 03 dự án đã bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng hoặc cơ bản hoàn thành việc thi công xây lắp, chưa bàn giao đưa vào sử dụng; đang thực hiện thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (dự án Cục THADS tỉnh Bình Dương; Chi cục THADS huyện Lạc Dương, Lâm Đồng; Dự án Cục THADS tỉnh Quảng Ninh).
+ 01 dự án đang triển khai xây dựng theo tiến độ (dự án Cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội).
b) Trong số 26 dự án do Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định đầu tư:
+ 05 dự án đã hoàn thành thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng; đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (dự án Chi cục THADS quận Liên Chiểu; dự án Kho vật chứng Chi cục THADS huyện An Dương; dự án Chi cục THADS huyện Cờ Đỏ; dự án Chi cục THADS thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long; Cục THADS tỉnh Thừa Thiên - Huế).
+ 01 dự án đã hoàn thành thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng; chưa trình báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (dự án Cục THADS tỉnh Quảng Trị).
+ 19 dự án đã bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng hoặc cơ bản hoàn thành việc thi công xây lắp, chưa bàn giao đưa vào sử dụng; đang thực hiện thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành9,
+ 01 dự án đang thi công (chậm tiến độ, đang xin điều chỉnh thời gian thực hiện dự án) (dự án Chi cục THADS huyện Cai Lậy, Tiền Giang).
4.2. Về nhận ủy thác quản lý dự án:
Từ khi thành lập (tháng 10/2015), Ban Quản lý dự án nhận ủy thác quản lý đối với 03 dự án, đến nay:
- 02 dự án đã phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (dự án trụ sở làm việc và kho vật chứng Chi cục thi hành án dân sự huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội; Dự án sửa chữa Trường Đại Học Luật Hà Nội tại 87 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội).
- 01 dự án đang thi công, chuẩn bị hoàn thành và thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và thực hiện quyết toán dự án hoàn thành (dự án trụ sở Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội, Cụm kho vật chứng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và Chi cục Thi hành án dân sự quận Cầu Giấy).
Ngoài ra, Ban Quản lý đang thực hiện ủy thác 02 dự án: (1) dự án xây dựng cơ sở 2 - Bệnh viện Nhi Trung ương (thời gian thực hiện từ tháng 11/2020 đến dự kiến tháng 11/2022) và (2) dự án sửa chữa cải tạo nhà C - Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương (thời gian thực hiện tháng 11/2020 đến tháng 01/2023).
(Chi tiết về các dự án theo Phụ lục III kèm theo)
III. NGUYÊN TẮC, THỜI ĐIỂM VÀ PHƯƠNG ÁN GIẢI THỂ
1. Nguyên tắc và thời điểm thực hiện giải thể
1.1. Nguyên tắc:
(1) Việc giải thể Ban Quản lý dự án được thực hiện sau khi đã kết thúc hoặc bàn giao xong toàn bộ công việc cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan, cụ thể: công việc của chủ đầu tư. đối với các dự án đầu tư xây dựng; công việc quản lý đối với các dự án đầu tư xây dựng; quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng công trình nhận ủy thác; mua sắm tài sản tập trung...; điều động, sắp xếp công chức, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đất đai; hồ sơ, tài liệu của Ban Quản lý dự án cho các cơ quan, đơn vị khác để quản lý hoặc tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Việc giải thể, chuyển giao nhiệm vụ phải đảm bảo tính kế thừa. Cục Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát, xử lý các nhiệm vụ còn dang dở, chưa hoàn thành. Việc chuyển giao chủ đầu tư một số dự án phải thực hiện đúng quy định của pháp luật. Dự án đến hạn, quá hạn, đã hoàn thành phải được quyết toán xong; giải quyết xong các công nợ của Ban Quản lý dự án với tư cách chủ đầu tư.
Các công việc, dự án đang triển khai dở dang còn trong thời hạn phải được tiếp tục thực hiện, không làm gián đoạn quá trình triển khai dự án. Các vấn đề tồn tại, thực hiện theo nguyên tắc Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm giải quyết đối với các dự án do Bộ Tư pháp là cấp quyết định đầu tư, Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm giải quyết đối với các dự án do Tổng cục Thi hành án dân sự là cấp quyết định đầu tư.
Chuyển giao, tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án; không để sót, lọt hồ sơ, giấy tờ, công việc.
(3) Quan tâm, bảo đảm quyền lợi của công chức, viên chức và người lao động trong quá trình bố trí, sắp xếp công tác, thực hiện chế độ, chính sách khi giải thể Ban Quản lý dự án và hiệu quả thực hiện của Đề án. Cục Kế hoạch - Tài chính chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận tối đa công chức, viên chức, người lao động của Ban Quản lý dự án trên cơ sở biên chế đã được phân bổ.
(4) Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện dự án; bảo đảm các dự án đã bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, hoàn thành công tác nghiệm thu công trình, hoàn thành báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; dự án đã bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng hoặc cơ bản hoàn thành việc thi công xây lắp, đang trong quá trình nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, đang hoàn thiện báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải được thực hiện đúng lộ trình, thời hạn đã xác định, đúng quy định pháp luật hiện hành.
(5) Giám đốc Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính, tài sản, nhân sự, hồ sơ, tài liệu và các vấn đề liên quan khác của Ban Quản lý dự án trước ngày giải thể; thực hiện tất toán tài khoản các dự án đã được phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành.
1.2. Thời điểm thực hiện: hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
2. Phương án sắp xếp chức năng, nhiệm vụ
2.1. Đối với các dự án Ban Quản lý dự án thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư và nhiệm vụ quản lý dự án:
a) 01 dự án đã phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đầu tư): Ban Quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng dự án cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình, xong trước ngày 30/9/2021.
b) 06 dự án đã hoàn thành thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng; đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành (gồm: 01 dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đầu tư và 05 dự án do Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định đầu tư):
(i) Cục Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Thi hành án dân sự, Ban Quản lý dự án phối hợp chặt chẽ, khẩn trương giải trình, làm rõ nội dung có liên quan, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xong trước ngày 31/8/2021.
(ii) Ban Quản lý dự án có trách nhiệm bàn giao hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng dự án cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình, xong trước ngày 31/10/2021.
c) 03 dự án đã hoàn thành thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng; chưa trình báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (gồm: 02 dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đầu tư và 01 dự án do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định đầu tư):
Ban Quản lý dự án khẩn trương hoàn thiện báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt, cụ thể:
(i) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xong trước ngày 31/8/2021;
(ii) Phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xong trước ngày 30/9/2021;
(iii) Bàn giao hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng dự án cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình, xong trước ngày 31/10/2021.
d) 22 dự án đã bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng hoặc chưa bàn giao đưa vào sử dụng; đang thực hiện thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và lập báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (gồm: 03 dự án do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đầu tư và 19 dự án do Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định đầu tư)
Ban Quản lý dự án khẩn trương đôn đốc hoàn thiện công trình, hoàn thành thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng; bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng (đối với các dự án chưa bàn giao); hoàn thiện báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể:
- Đối với các dự án đã đưa công trình vào khai thác sử dụng (tính đến ngày 30/6/2021):
(i) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xong trước ngày 31/8/2021;
(ii) Phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xong trước ngày 30/9/2021;
(iii) Bàn giao hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng dự án cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình, xong trước ngày 31/10/2021.
- Đối với các dự án chưa đưa công trình vào khai thác sử dụng (tính đến ngày 30/6/2021):
(i) Hoàn thành các hạng mục công việc; đưa công trình vào khai thác sử dụng, xong trước ngày 31/8/2021;
(ii) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xong trước ngày 30/9/2021;
(iii) Phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xong trước ngày 31/10/2021;
(iv) Bàn giao hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng dự án cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình, xong trước ngày 31/12/2021.
đ) 01 dự án chậm tiến độ (dự án Chi cục THADS huyện Cai Lậy, Tiền Giang, do Tổng cục Thi hành án dân sự quyết định đầu tư)
- Ban Quản lý dự án có trách nhiệm thông tin, báo cáo với Tổng cục Thi hành án dân sự thực hiện các thủ tục theo quy định; tập trung nhân lực, vật lực sớm thi công các hạng mục còn lại, bảo đảm:
(i) Hoàn thành việc thi công, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, xong trước ngày 30/9/2021;
(ii) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, xong trước ngày 31/10/2021;
(iii) Phê duyệt Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; bàn giao hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng dự án cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình để phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình, xong trước ngày 31/12/2021.
e) 01 dự án đang triển khai xây dựng theo tiến độ (Dự án Cơ sở 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đầu tư)
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức thi công các hạng mục đã được phê duyệt, bảo đảm theo đúng tiến độ; chốt khối lượng công việc hoàn thành và thực hiện thanh lý các hợp đồng đã hoàn thành; đồng thời có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu của dự án cho Trường Đại học Luật Hà Nội trước ngày 31/7/2021.
Cục Kế hoạch - Tài chính phối hợp chặt chẽ với Trường Đại học Luật Hà Nội, kịp thời tham mưu, trình Lãnh đạo Bộ phương án và hoàn thành các thủ tục để thay đổi chủ đầu tư dự án từ Ban Quản lý dự án sang Trường Đại học Luật Hà Nội, thời gian hoàn thành trước ngày 31/7/2021;
Trường Đại học Luật Hà Nội có trách nhiệm tiếp quản toàn bộ hồ sơ, tài liệu của dự án do Ban Quản lý dự án bàn giao; phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan tham mưu, trình Bộ phê duyệt phương án quản lý dự án của chủ đầu tư, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng hiện hành.
2.2. Đối với các dự án Ban Quản lý dự án nhận ủy thác quản lý dự án:
- 02 dự án đã phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (Dự án trụ sở làm việc và kho vật chứng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sóc Sơn; Thành phố Hà Nội; Dự án sửa chữa Trường Đại Học Luật Hà Nội tại 87 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội).
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng, bàn giao hồ sơ cho chủ đầu tư, xong trước ngày 31/8/2021.
- 01 dự án đang xây dựng (dự án Trụ sở Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hà Nội, Cụm kho vật chứng Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội và Chi cục Thi hành án dân sự quận Cầu Giấy)
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm tư vấn các trình tự, thủ tục đầu tư, hồ sơ, tài liệu cho chủ đầu tư, chốt khối lượng công việc hoàn thành với chủ đầu tư, xong trước ngày 31/10/2021; bàn giao toàn bộ hồ sơ dự án cho chủ đầu tư, xong trước ngày 31/12/2021.
- Đối với 02 dự án: (1) dự án xây dựng cơ sở 2 - Bệnh viện Nhi Trung ương và (2) dự án sửa chữa cải tạo nhà C - Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương:
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm tư vấn các trình tự, thủ tục đầu tư, hồ sơ, tài liệu cho chủ đầu tư, chốt khối lượng công việc hoàn thành với chủ đầu tư, xong trước ngày 31/10/2021; bàn giao toàn bộ hồ sơ dự án cho chủ đầu tư, xong trước ngày 31/12/2021.
2.3. Đối với chức năng, nhiệm vụ mua sắm tài sản tập trung:
Chuyển giao cho các đơn vị thuộc Bộ theo quy định về phân cấp quản lý tài chính, tài sản.
Giao Cục Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan rà soát, đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp quản lý tài chính, tài sản và đầu tư bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan, thời gian hoàn thành trước ngày 30/9/2021.
3. Phương án sắp xếp công chức, viên chức, người lao động
3.1. Đối với công chức, viên chức Ban Quản lý dự án;
Điều động, sắp xếp công chức, viên chức Ban Quản lý dự án về Cục Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ có nhu cầu và các đơn vị đang thực hiện các nhiệm vụ đầu tư, xây dựng lớn của Bộ, ngành.
Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Thi hành án dân sự, Trường Đại học Luật Hà Nội và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan (Văn phòng Bộ, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội, Học viện Tư pháp...) rà soát, báo cáo Lãnh đạo Bộ phương án điều động, bổ nhiệm, sắp xếp công chức, viên chức Ban Quản lý dự án theo quy định.
Thời gian thực hiện: sau khi Đề án được phê duyệt và hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
3.2. Đối với người lao động:
- Sắp xếp một bộ phận người lao động về đơn vị thuộc Bộ có sử dụng lao động.
- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính, Ban Quản lý dự án và các đơn vị thuộc Bộ được sử dụng lao động hợp đồng..
4. Phương án xử lý về tài chính, tài khoản, tài sản, đất đai, con dấu; hồ sơ, giấy tờ
4.1. Về tài chính, tài khoản, con dấu:
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm giải quyết tất cả các nghĩa vụ về tài chính đối với các tổ chức và cá nhân trước khi hoàn thành thủ tục giải thể; bàn giao các giấy tờ, sổ sách về tài chính, tài khoản, con dấu cho Cục Kế hoạch - Tài chính quản lý; bàn giao chữ ký số của các cá nhân, con dấu điện tử của đơn vị cho Cục Công nghệ thông tin, thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
Giao Cục Kế hoạch - Tài chính xây dựng phương án xử lý cụ thể về tài chính (Trường hợp Ban không còn kinh phí hoạt động; Trường hợp Ban còn kinh phí hoạt động...), tài khoản; tiếp nhận toàn bộ sổ sách về tài chính; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Cục Công nghệ thông tin đề xuất phương án xử lý con dấu, chữ ký số của Ban, trình Bộ trưởng quyết định bảo đảm đúng quy định của nhà nước, thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
4.2. Về tài sản, đất đai, trụ sở làm việc:
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm lập danh mục tài sản (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán); xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, tập thể và yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật đối với tài sản hao hụt, mất mát; thực hiện thanh lý đối với các tài sản đủ điều kiện thanh lý, hoàn thành trước ngày 31/10/2021; bàn giao sổ sách về tài sản về Cục Kế hoạch - Tài chính; bàn giao các tài sản chưa đủ điều kiện thanh lý về Cục Kế hoạch - Tài chính để quản lý, sử dụng, tham mưu xử lý; bàn giao trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án về Tổng cục Thi hành án dân sự để quản lý, sử dụng theo quy định.
Giao Cục Kế hoạch - Tài chính xây dựng phương án xử lý tài sản; trình Bộ trưởng ký quyết định điều chuyển, tiếp nhận tài sản, trụ sở làm việc của Ban Quản lý dự án, thời gian hoàn thành trước ngày 31/12/2021.
4.3. Về hồ sơ, giấy tờ
Ban Quản lý dự án có trách nhiệm sắp xếp, lập danh mục giấy tờ, sổ sách hành chính; hồ sơ các dự án xây dựng, tư vấn quản lý dự án đã hoàn thành theo đúng quy định về văn thư, lưu trữ, bàn giao về Cục Kế hoạch - Tài chính để thực hiện việc quản lý, lưu trữ theo quy định. Trong đó, đối với hồ sơ, giấy tờ từ năm 2020 trở về trước, chuyển giao về Cục Kế hoạch - Tài chính trước ngày 30/9/2021; hồ sơ, giấy tờ năm 2021 chuyển giao về Cục Kế hoạch - Tài chính chậm nhất trong ngày 31/12/2021.
1. Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính
- Chỉ đạo, đôn đốc Ban Quản lý dự án giải quyết dứt điểm các công việc, nghĩa vụ đang thực hiện theo đúng tiến độ, bảo đảm hoàn thành trước thời điểm giải thể Ban (31/12/2021), trong đó tập trung hoàn thành, trình phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Bộ trưởng.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ để giải thể Ban đã được xác định tại Đề án này, đảm bảo theo đúng tiến độ:
+ Phối hợp với Ban Quản lý dự án, Tổng cục Thi hành án kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
+ Phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội để thực hiện các thủ tục thay đổi chủ đầu tư;
+ Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng các phương án sắp xếp nhân sự của Ban Quản lý dự án; trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định giải thể Ban Quản lý dự án theo đúng thời hạn đã được xác định tại Đề án này.
- Xây dựng phương án xử lý tài chính, tài sản; tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, sổ sách về tài chính, tài sản, hành chính, hồ sơ các dự án xây dựng, tư vấn quản lý dự án đã hoàn thành của Ban Quản lý dự án (trừ hồ sơ viên chức).
- Thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ, kịp thời báo cáo Bộ trưởng chỉ đạo xử lý những vấn đề vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền trong quá trình giải thể Ban Quản lý dự án.
- Rà soát, bố trí kinh phí để tất toán tài khoản các dự án đã được phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thuộc Bộ quyết định đầu tư; kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ khác đã được xác định tại Đề án.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ
- Chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan xây dựng, trình Bộ trưởng ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án và các Tổ giúp việc để giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ có liên quan; rà soát, xây dựng phương án sắp xếp nhân sự đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động thuộc Ban Quản lý dự án;
- Báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định và thực hiện thủ tục điều động, bố trí công chức, viên chức, người lao động của Ban Quản lý dự án theo các phương án sắp xếp được phê duyệt; tiếp nhận hồ sơ viên chức và chuyển đến đơn vị tiếp nhận viên chức theo phương án sắp xếp nhân sự của Ban.
- Tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ giao chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án cho các đơn vị thuộc Bộ trong quá trình hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự
- Phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án, Cục Kế hoạch - Tài chính trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Tổng cục THADS.
- Đẩy nhanh tiến độ phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án đã được Ban Quản lý dự án trình và các dự án trình trong thời gian tới;
- Phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án và Cục Kế hoạch - Tài chính để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho từng dự án (nếu có).
- Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tiếp nhận nhân sự Ban Quản lý dự án theo phương án sắp xếp của Bộ Tư pháp,
- Chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự tiếp nhận hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo đúng thời gian, địa điểm thống nhất với Ban Quản lý dự án.
Thường xuyên theo dõi, kịp thời báo cáo lãnh đạo Bộ để chỉ đạo các nhiệm vụ được xác định tại Đề án;
Phối hợp chặt chẽ với Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ để xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp tài chính, tài sản, nhân sự của Ban Quản lý dự án;
Theo đề xuất của Cục Kế hoạch - Tài chính, phân công cán bộ để theo dõi, hỗ trợ trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, sổ sách hành chính; đồng thời bố trí diện tích hợp lý để lưu trữ hồ sơ, sổ sách hành chính, dự án đầu tư hoàn thành tiếp nhận từ Ban Quản lý dự án.
Phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án; khẩn trương thực hiện thanh tra việc thực hiện pháp luật đối với các dự án Ban Quản lý dự án được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư, quản lý, nhất là các dự án đang tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc.
- Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các công việc, nghĩa vụ đang thực hiện theo đúng tiến độ, bảo đảm hoàn thành trước thời điểm giải thể Ban Quản lý dự án, trong đó:
+ Xây dựng kế hoạch, phân công chi tiết tổ chức, cá nhân thuộc Ban Quản lý dự án trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án này và tổ chức thực hiện;
+ Tập trung lập và trình phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
+ Phối hợp chặt chẽ, thực hiện chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư dự án theo phương án đã được phê duyệt;
+ Thống nhất về thời gian, địa điểm và thực hiện bàn giao đầy đủ hồ sơ dự án cho chủ đầu tư, đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
- Chỉ đạo thực hiện thanh toán xong công nợ, bàn giao hồ sơ đối với các dự án hoàn thành; lập danh mục, bút lục hồ sơ, giấy tờ và chuyển giao toàn bộ hồ sơ, sổ sách tài chính, tài sản; giấy tờ, sổ sách hành chính, hồ sơ cán bộ, viên chức, người lao động đang quản lý cho các đơn vị có liên quan theo các phương án tại Đề án này;
- Phối hợp chặt chẽ với Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Kế hoạch - Tài chính để xây dựng phương án sắp xếp nhân sự của Ban Quản lý dự án, bảo đảm tối đa quyền lợi của công chức, viên chức, người lao động.
7. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội
- Phối hợp chặt chẽ với Cục Kế hoạch - Tài chính để thực hiện các thủ tục thay đổi chủ đầu tư; tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án do Ban Quản lý dự án bàn giao;
- Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ thành lập Ban Quản lý dự án của Trường hoặc thuê đơn vị quản lý dự án để quản lý dự án theo quy định; tiếp nhận một bộ phận công chức, viên chức, người lao động từ Ban Quản lý dự án để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ có liên quan.
- Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ của chủ đầu tư ngay sau khi tiếp nhận dự án, không làm gián đoạn tiến độ thực hiện dự án;
8. Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng công trình, ủy thác thực hiện dự án
- Phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án để tiếp nhận dự án, đưa vào sử dụng;
- Tiếp nhận hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo đúng thời gian, địa điểm thống nhất với Ban Quản lý dự án; phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Thi hành án dân sự để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến công trình xây dựng sau khi Ban Quản lý dự án giải thể.
9. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có liên quan
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Đề án.
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Đề án, kịp thời ban hành Kế hoạch để tổ chức thực hiện, bảo đảm đúng tiến độ theo yêu cầu.
10. Các tổ chức, cá nhân có liên quan
Phối hợp kịp thời, khẩn trương thực hiện quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định trong các văn bản có liên quan; hợp đồng đã ký kết;
Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định, phân công, chỉ đạo của tổ chức, người có thẩm quyền.
Phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, chủ đầu tư, đơn vị quản lý sử dụng công trình và các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp, giải trình về nội dung liên quan đến dự án có liên quan đến tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kinh phí tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được xác định tại Đề án thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Cục Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xây dựng dự toán để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có liên quan, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.