UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1270/QÐ-UBND-HC |
Đồng Tháp, ngày 09 tháng 11 năm 2015 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT MỨC CHI PHÍ DẠY NGHỀ, MỨC HỖ TRỢ TIỀN ĂN VÀ CHI PHÍ ĐI LẠI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1019/QĐ-TTG NGÀY 05/8/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 1823/STC-HCSN ngày 29 tháng 10 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt mức chi phí dạy nghề, mức hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại cho người khuyết tật theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:
1. Mức chi phí dạy nghề.
Stt |
Ngành nghề đào tạo |
Học viên/lớp (người) |
Thời gian/lớp (ngày) |
Mức chi (đồng/người/khóa) |
|
Định mức (kể cả CPQL) |
Trong đó: |
||||
|
Nghề phi nông nghiệp |
|
|
|
|
1 |
Trang điểm, làm tóc |
10 |
120 |
5.347.000 |
254.600 |
2 |
Kỹ thuật chăm sóc móng và tóc |
10 |
90 |
3.870.000 |
184.300 |
3 |
Điện dân dụng (điện cơ) |
10 |
120 |
5.975.000 |
284.500 |
4 |
Lắp ráp, cài đặt máy tính |
10 |
120 |
5.510.000 |
262.400 |
5 |
Hội họa - vẽ |
10 |
120 |
5.903.000 |
281.100 |
6 |
Đan giỏ xách dây nhựa |
10 |
30 |
2.555.000 |
121.700 |
Riêng đào tạo nghề Kỹ thuật chăm sóc móng và tóc, từ lớp thứ 2 trở đi chi phí dạy nghề cho từng học viên là: 3.073.000 đồng, chi phí quản lý: 146.400 đồng (trừ tiền mua ghế ngồi, ghế nằm, chậu gội đầu).
Mức chi dạy nghề cho từng nghề nêu trên bao gồm: chi phí tuyển sinh, khai giảng, bế giảng; cấp chứng chỉ cho học viên; thù lao giáo viên dạy nghề; chi phí nguyên, vật liệu dạy nghề; nước uống cho giáo viên và học viên, thuê hội trường, thuê vận chuyển thiết bị, vật tư dạy nghề; chi phí quản lý lớp học.
2/ Mức hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại.
Người khuyết tật là lao động nông thôn, người khuyết tật là lao động thành thị thuộc hộ nghèo được hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại trong thời gian học nghề, với mức cụ thể như sau:
a) Mức hỗ trợ tiền ăn: 15.000 đồng/ngày thực học/người.
b) Mức hỗ trợ tiền đi lại: theo giá vé sử dụng phương tiện giao thông công cộng, mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Điều 2. Kinh phí đảm bảo thực hiện mức chi phí dạy nghề, mức hỗ trợ tiền ăn và chi phí đi lại cho người khuyết tật theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hàng năm.
Điều 3. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời phối hợp với Sở Tài chính theo dõi các đơn vị dạy nghề thực hiện các thủ tục thanh, quyết toán theo đúng quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.