ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1266/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 01 tháng 6 năm 2018 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính Phủ;
Căn cứ Quyết định số 609-QĐi/TU ngày 19/4/2018 của Tỉnh ủy Sơn La quy định một số nội dung về lãnh đạo công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý tài chính - ngân sách, quản lý đầu tư dự án trên địa bàn tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 298/TTr-STC ngày 28/5/2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định cụ thể nội dung về công tác quản lý, sử dụng một số nguồn kinh phí thuộc ngân sách cấp tỉnh được phân cấp tại Quyết định số 609- QĐi/TU ngày 19/4/2018 của Tỉnh ủy Sơn La, cụ thể như sau:
1. Nguồn kinh phí
- Dự phòng ngân sách.
- Tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách so với dự toán (quy định phần còn lại sau khi đã trích thực hiện cải cách tiền lương).
- Kết dư ngân sách chuyển sang năm sau (sau khi đã bổ sung Quỹ dự trữ tài chính).
- Thu từ xổ số kiến thiết (chỉ quy định phần tăng thu so với dự toán).
- Các khoản thu từ đất (điều tiết một phần nguồn thu tiền sử dụng đất ngân sách huyện, thành phố, phần tăng thu so với dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao từ đầu năm).
- Thu từ các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh (chỉ quy định đối với các khoản tài trợ chưa có địa chỉ cụ thể).
- Các nguồn kinh phí thuộc ngân sách tỉnh chưa phân bổ (như: nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp kinh tế, dự phòng ngân sách).
2. Phương thức xác định và nội dung sử dụng các nguồn kinh phí
2.1. Dự phòng ngân sách
- Giao chỉ tiêu dự phòng ngân sách tối thiểu 2% - 4% tổng chi mỗi cấp ngân sách, theo quy định tại điểm 1 điều 10 Luật NSNN năm 2015.
- Nội dung sử dụng: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 10 Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các trường hợp cụ thể theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
2.2. Tiết kiệm chi ngân sách
- Hàng năm giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong dự toán cho các cơ quan, đơn vị (Không bao gồm quỹ lương và các khoản có tính chất lương) để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính; căn cứ tình hình thực tế, UBND tỉnh giao bổ sung chỉ tiêu tiết kiệm ngoài chỉ tiêu giao của Chính phủ, Bộ Tài chính cho các cơ quan, đơn vị.
- Nội dung sử dụng:
+ Kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên 10% giao trong dự toán đầu năm để bổ sung thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
+ Kinh phí tiết kiệm giao ngoài chỉ tiêu của Chính phủ, Bộ Tài chính để bổ sung dự phòng ngân sách tỉnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội; tăng chi đầu tư, một số chính sách của tỉnh và nhiệm vụ cần thiết khác thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp tỉnh mà chưa được dự toán.
2.3. Nguồn tăng thu ngân sách tỉnh
- Số tăng thu ngân sách cấp tỉnh hàng năm được xác định trên cơ sở số thu ngân sách cấp tỉnh thực hiện đến hết ngày 31/12 so với dự toán thu ngân sách cấp tỉnh đã được HĐND, UBND tỉnh quyết định và được xác định trong quý I năm ngân sách liền kề.
- Nội dung sử dụng:
+ 50% số tăng thu (Không bao gồm nguồn thu tiền cấp quyền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính.
+ 50% số tăng thu còn lại: Bổ sung dự phòng ngân sách, chi an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chi trả nợ và các nhiệm vụ chi ngân sách phát sinh.
2.4. Nguồn kết dư ngân sách
- Số kết dư ngân sách tỉnh hàng năm được xác định trên cơ sở số chênh lệch thu - chi ngân sách cấp tỉnh hàng năm và được xác định chính thức trong báo cáo tổng quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND tỉnh phê duyệt trong năm ngân sách liền kề.
- Nội dung sử dụng:
+ 50% bổ sung Quỹ dự trữ tài chính địa phương; trường hợp số dư Quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức 25% dự toán chi ngân sách hàng năm thì số kết dư ngân sách còn lại được hạch toán vào thu ngân sách năm sau quy định tại khoản 1, điều 72 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ.
+ 50% số kết dư ngân sách còn lại chuyển vào thu ngân sách năm sau để bổ sung dự phòng ngân sách; chi an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, chi trả nợ và các nhiệm vụ chi ngân sách phát sinh.
2.5. Nguồn tăng thu xổ số kiến thiết
- Số tăng thu xổ số kiến thiết hàng năm được xác định trên cơ sở số thu thực hiện đến hết ngày 31/12 so với dự toán thu đã được HĐND, UBND tỉnh quyết định và được xác định trong quý I năm ngân sách liền kề.
- Nội dung sử dụng: Phân bổ chi đầu tư thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, trong đó ưu tiên chi các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.6. Các khoản thu từ đất
- Các khoản thu từ đất cấp tỉnh bao gồm: Nguồn thu tiền sử dụng đất từ các dự án do Trung tâm phát triển Quỹ đất tỉnh, Ban quản lý dự án cấp tỉnh thực hiện (không phân biệt tổ chức hay cá nhân nộp); thu tiền sử dụng đất do các doanh nghiệp, tổ chức trực tiếp nộp ngân sách và thuộc thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp tỉnh; điều tiết một phần nguồn thu sử dụng đất ngân sách huyện, thành phố, phần tăng thu so với dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao từ đầu năm.
- Nội dung sử dụng:
+ Hoàn trả các khoản vay ngân sách tỉnh; tạm ứng để đầu tư phát triển,
+ Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí đầu tư hạ tầng, tạo quỹ đất để bán đấu giá quyền sử dụng đất.
+ Ưu tiên bố trí nguồn, vốn thực hiện các dự án, công trình trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn, dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh theo Nghị định của Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
+ Trích bổ sung Quỹ phát triển đất theo nhu cầu và kế hoạch sử dụng được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án, công trình trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn, dự án đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh.
+ Thực hiện các dự án xây dựng đường giao thông do Ban quản lý dự án tỉnh làm chủ đầu tư.
+ Chi đầu tư, xây dựng các công trình ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai do cấp tỉnh làm chủ đầu tư.
+ Bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thành phố đầu tư, xây dựng công trình hạ tầng - xã hội; làm đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu; thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (chỉ hỗ trợ đối với các huyện có số thu thấp, các khoản chi vượt quá khả năng cân đối); đầu tư, xây dựng các công trình ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
2.7. Các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh (chưa có địa chỉ cụ thể).
- Nội dung sử dụng:
+ Đối với các khoản tài trợ đã rõ nội dung tài trợ: Thực hiện phân bổ cho đối tượng sử dụng.
+ Đối với các khoản tài trợ không ghi rõ nội dung tài trợ: Tập trung bố trí cho lĩnh vực an sinh, xã hội; đầu tư xây dựng trường học, trạm y tế; bổ sung quỹ cho vay giải quyết việc làm địa phương.
2.8. Các nguồn kinh phí thuộc ngân sách tỉnh chưa phân bổ
- Nguồn kinh phí thuộc ngân sách tỉnh chưa thực hiện phân bổ từ dự toán giao đầu năm, gồm:
+ Kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính.
+ Sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề.
+ Chi sự nghiệp kinh tế.
- Nội dung sử dụng:
+ Thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định của Chính phủ; giao bổ sung cho các cấp ngân sách, các cơ quan, đơn vị được giao tăng thêm biên chế.
+ Thực hiện các chính sách theo quy định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề.
+ Thực hiện các chính sách theo quy định của Chính phủ, nghị quyết của HĐND tỉnh liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế (khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, nhiệm vụ đo đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; kinh phí để xử lý rác thải y tế, xử lý các điểm nóng về môi trường...) và các nhiệm vụ phát sinh theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền quyết định
- Giao chỉ tiêu dự phòng ngân sách; phân bổ kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên 10% giao trong dự toán ngay từ đầu năm để bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính và phân bổ kết dư ngân sách tỉnh hàng năm: UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
- Các khoản chi có mức từ 10 tỷ đồng trở lên: UBND tỉnh trình Ban cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đảng Đoàn HĐND tỉnh quyết nghị chủ trương; sau khi có chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh quyết định và tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời tổng hợp, báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
- Các khoản chi từ 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng: Ban cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy, Đảng Đoàn HĐND tỉnh quyết nghị chủ trương; Sau khi có chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh quyết định và tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời tổng hợp, báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.
- Các khoản chi từ 2 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng: UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh phê duyệt. Sau khi có ý kiến phê duyệt của Thường trực HĐND tỉnh; UBND tỉnh quyết định và tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời tổng hợp, báo cáo HĐND tỉnh kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.
- Các khoản chi dưới 2 tỷ đồng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; đồng thời tổng hợp, báo cáo HĐNĐ tỉnh kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.
4. Đối với những nội dung do yêu cầu cấp bách, xử lý ngay thuộc nguồn kinh phí ngân sách tỉnh chưa phân bổ (nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương): UBND tỉnh báo cáo Thường trực HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến và quyết định; báo cáo ngay với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh và HĐND tỉnh kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.
1. Sở Tài chính: Chủ trì thẩm định và phối hợp với các ngành tham mưu trình UBND tỉnh: Dự phòng ngân sách; tiết kiệm chi; kết dư ngân sách; các nguồn kinh phí thuộc ngân sách tỉnh chưa phân bổ theo đúng quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì thẩm định và phối hợp với Sở Tài chính, các ngành tham mưu trình UBND tỉnh: Tăng thu từ xổ số kiến thiết; thu từ đất; thu từ các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh theo đúng quy định.
3. Chế độ báo cáo
- Sáu tháng và một năm, UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh tình hình sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ cho tỉnh; tổng hợp tình hình sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất theo quy định tại khoản b điểm 3 điều 10 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
- Sáu tháng và một năm, UBND huyện, thành phố báo cáo Thường trực Huyện ủy, Thành ủy; HĐND huyện, thành phố tình hình sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ cho huyện, thành phố và tổng hợp báo cáo HĐND huyện, thành phố tại kỳ họp gần nhất. Đồng gửi, Sở Tài chính để tổng hợp tình hình sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ toàn tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và thay thế Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 18/01/2013 của UBND tỉnh và Quyết định số 1287/QĐ-UBND ngày 27/6/2013 của UBND tỉnh về việc quy định một số nội dung công tác quản lý, sử dụng một số nguồn kinh phí thuộc ngân sách cấp tỉnh.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.