ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1263/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 24 tháng 6 năm 2021 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 ngày 19/11/2018;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y; số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 98/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 về Khuyến nông; số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;
Căn cứ Quyết định 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045;
Căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.
Căn cứ Nghị quyết số 33/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Bắc Giang, Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 84/TTr-SNN ngày 24/5/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 - 2025”, với một số nội dung chính như sau:
1. Tên Đề án: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021 - 2025.
2. Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang.
3. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các huyện: Yên Dũng, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động.
4. Mục tiêu của Đề án
4.1. Mục tiêu chung
Nhằm cụ thể hoá nhiệm vụ tái cơ cấu trong chăn nuôi của tỉnh, chủ động nguồn cung con giống chất lượng cao tại chỗ, đáp ứng nhu cầu phát triển chăn nuôi hàng hóa. Nâng cao năng suất và chất lượng đàn dê tỉnh Bắc Giang thông qua việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng góp phần tăng hiệu quả cho người chăn nuôi. Tác động tích cực, góp phần hình thành các vùng sản xuất dê hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường, phát triển ổn định, bền vững nghề chăn nuôi dê trên địa bàn tỉnh.
4.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng thành công 10 mô hình sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh, cung cấp cho người chăn nuôi 2.631 con dê cái (Boer x Bách thảo) giữ lại làm nái sinh sản có năng suất, chất lượng tốt; 4.886 con dê giống thương phẩm đảm bảo năng suất, chất lượng cao. Số lượng dê cái sinh sản và dê giống thương phẩm sẽ tiếp tục được nhân lên trong các năm tiếp theo sau khi kết thúc đề án
- Thông qua các mô hình giúp thúc đẩy mở rộng các cơ sở nuôi dê sinh sản, góp phần tích cực chủ động sản xuất con giống dê thương phẩm cho các hộ chăn nuôi trong tỉnh, hạn chế nhập con giống không rõ nguồn gốc, giúp phát triển bền vững nghề chăn nuôi dê tỉnh Bắc Giang.
- Tập huấn 16 lớp cho 688 lượt người về chăn nuôi dê theo quy trình VietGAHP, bảo đảm an toàn sinh học, cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ tham gia đề án và các hộ chăn nuôi dê trên địa bàn tỉnh, giúp thay đổi tập quán chăn nuôi, chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chăn nuôi dê trên địa bàn tỉnh. Đồng thời giúp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyển giao quy trình chăn nuôi theo hướng VietGahp, chăn nuôi an toàn sinh học, quy trình phòng bệnh hiệu quả cho đàn dê.
- Thông qua đề án tác động, khuyến khích hình thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã chăn nuôi dê; phát triển 01 chuỗi chăn nuôi dê khép kín.
5. Nội dung thực hiện
5.1. Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật: Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức 16 lớp tập huấn phổ biến kiến thức về quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê đảm bảo an toàn sinh học, theo quy trình VietGAHP, cơ chế chính sách hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các đối tượng là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ chăn nuôi dê sinh sản, dê thương phẩm, hộ có nhu cầu phát triển chăn nuôi dê, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp của các huyện.
5.2. Thông tin tuyên truyền: Hỗ trợ 100% kinh phí thông tin tuyên truyền, quảng bá trên Đài truyền hình Bắc Giang về: nội dung thực hiện đề án, các quy định của nhà nước trong phòng chống dịch bệnh trên đàn dê, quy trình chăn nuôi.
5.3. Hỗ trợ thực hiện mô hình của đề án:
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua dê giống đủ tiêu chuẩn làm giống theo quy định cho 10 cơ sở chăn nuôi dê sinh sản; là các cơ sở đảm bảo các điều kiện chăn nuôi theo yêu cầu và cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về quy trình kỹ thuật chăn nuôi. Mỗi cơ sở hỗ trợ mua 100 con dê cái và 05 dê đực giống. Tổng số 1.000 con dê cái và 50 dê đực giống.
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua vắc xin tiêm phòng các bệnh: Đậu Dê, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Viêm ruột hoại tử, mỗi loại 02 liều tiêm/con/năm trong 01 năm đầu khi hỗ trợ dê giống. Số lượng vắc xin hỗ trợ: Tổng 8.400 liều (mỗi loại 2.100 liều) để thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn công nghiệp cho các cơ sở tham gia đề án trong 01 năm đầu khi hỗ trợ dê giống (định mức dê đực 0,5kg/con/ngày, dê cái 0,4kg/con/ngày). Số lượng thức ăn hỗ trợ: 155.125 kg để thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua thức ăn bổ sung (khoáng chất - đá liếm), hỗ trợ 01 năm đầu khi hỗ trợ dê giống. Số lượng hỗ trợ: 1.050 con x 5kg/con = 5.250kg để thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua chế phẩm sinh học để ủ thức ăn thô xanh trong 01 năm đầu khi hỗ trợ dê giống, trung bình 01kg chế phẩm/con/năm. Số lượng hỗ trợ: 1.050 kg chế phẩm để thực hiện mô hình.
- Hỗ trợ 50% kinh phí mua thẻ tai, kìm bấm thẻ tai cho dê bố mẹ, in ấn sổ sách quản lý theo dõi quá trình chăn nuôi, phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ.
5.4. Hỗ trợ 100% kinh phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn thực phẩm: Cho 10 cơ sở sản xuất giống dê trên địa bàn tỉnh: Mức hỗ trợ 700.000 đồng/cơ sở.
5.5. Hỗ trợ 100% kinh phí hội nghị triển khai, sơ kết và tổng kết đề án: Dự kiến tổ chức 05 hội nghị.
5.6. Chi phí quản lý chung của đề án: Ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 170 triệu đồng (3% kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ triển khai đề án).
5.7. Tổng kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí thực hiện đề án: 27.179.670.000 đồng (Hai mươi bảy tỷ, một trăm bảy mươi chín triệu, sáu trăm bảy mươi nghìn đồng), trong đó:
+ Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 5.819.555.000 đồng.
+ Kinh phí đối ứng của các cơ sở tham gia đề án: 21.360.115.000 đồng.
- Phân kỳ nguồn NSNN hỗ trợ:
+ Năm 2021: Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 138.237.000 đồng.
+ Năm 2022: Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.752.578.000 đồng.
+ Năm 2023: Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 1.673.518.000 đồng.
+ Năm 2024: Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 2.201.905.000 đồng.
+ Năm 2025: Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 53.317.000 đồng.
(Chi tiết theo Đề án được duyệt)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng đối tượng, nội dung, tiến độ của đề án được phê duyệt; phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ, thanh quyết toán. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện đề án đạt hiệu quả cao.
- Lựa chọn các cơ sở chăn nuôi thực hiện đề án đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định; trong quá trình thực hiện đề án sẽ lựa chọn những cơ sở sản xuất giống dê từ 10 cơ sở thực hiện đề án có đủ tiêu chuẩn, đủ tiềm lực về cơ sở vật chất, vốn, kỹ thuật để xây dựng kế hoạch liên kết chuỗi theo Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang từ đó giúp cho chăn nuôi dê của tỉnh phát triển bền vững theo hướng liên kết từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện đề án theo quy định.
2. Sở Tài chính: Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện đề án. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ, thanh quyết toán. Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp thực hiện đề án đảm bảo theo đúng quy định.
3. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện trong việc triển khai, thực hiện các giải pháp về xúc tiến thương mại, khai thác và mở rộng thị trường đối với các sản phẩm dê thương phẩm. Xây dựng giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.
4. Các cơ quan thông tin truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng các chương trình tuyên truyền, quảng bá về mô hình nuôi dê tiên tiến để nhân rộng phát triển đàn dê của tỉnh, giới thiệu các sản phẩm từ chăn nuôi dê, thông tin giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi dê.
5. UBND các huyện: Yên Dũng, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, tuyên truyền, triển khai thực hiện đề án trên địa bàn huyện; lựa chọn các cơ sở có đủ điều kiện tham gia thực hiện đề án, giám sát các nội dung hỗ trợ của đề án, phối hợp nghiệm thu kết quả thực hiện đề án theo quy định.
6. Các cơ sở sản xuất dê giống tham gia đề án
- Tuân thủ các quy định về quy trình chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn dê nuôi tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Bố trí nguồn kinh phí đối ứng để thực hiện các nội dung của đề án. Triển khai thực hiện nghiêm các quy định để được công nhận cơ sở an toàn thực phẩm.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn để triển khai thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã cam kết khi được lựa chọn tham gia đề án. Phối hợp thông tin tuyên truyền kết quả thực hiện đề án.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Kho bạc Nhà nước; Chủ tịch UBND các huyện: Yên Dũng, Hiệp Hoà, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, các chủ cơ sở chăn nuôi tham gia đề án và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.