ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1260/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 06 tháng 5 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông;
Căn cứ Thông tư số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên;
Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú;
Căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BGDĐT ngày 05/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1361/TTr-SGDĐT ngày 23/4/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông, lớp 10 trung học phổ thông chuyên, lớp 10 phổ thông dân tộc nội trú, lớp 10 giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm học 2021 - 2022 (có Kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện Kế hoạch và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh sau khi kết thúc tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông, lớp 10 trung học phổ thông chuyên, lớp 10 phổ thông dân tộc nội trú, lớp 10 giáo dục thường xuyên năm học 2021 - 2022.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TUYỂN
SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN, LỚP 10 PHỔ
THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ, LỚP 10 GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
BÌNH NĂM HỌC 2021 - 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1260/QĐ-UBND ngày 06/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
- Thực hiện tuyển sinh chính xác, công bằng, khách quan và đúng Quy chế, quy định tuyển sinh tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh.
- Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để học sinh làm thủ tục đăng ký dự tuyển đúng quy định.
II. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2021 - 2022
1. Địa bàn tuyển sinh
Các trường trung học phổ thông (THPT), trung học cơ sở (THCS) và THPT tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022 trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Phương thức tuyển sinh: Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
3. Đối tượng tuyển sinh
Là học sinh có đủ các điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại tỉnh Quảng Bình.
- Đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên.
- Có độ tuổi theo quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi.
4. Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên
4.1. Tuyển thẳng
Tuyển thẳng vào trường THPT các đối tượng sau đây:
a) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú.
b) Học sinh là người dân tộc rất ít người.
c) Học sinh khuyết tật: Là những học sinh được cơ quan có thẩm quyền xác nhận mức độ khuyết tật theo Luật người khuyết tật, được hưởng chế độ chính sách của người khuyết tật theo quy định và có hồ sơ theo dõi hoạt động học tập trong nhà trường.
d) Học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.
4.2. Chế độ ưu tiên
a) Cộng 2,0 điểm cho một trong các đối tượng:
- Con liệt sĩ.
- Con thương binh mất sức lao động 81% trở lên.
- Con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên.
- Con của người dược cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên”.
- Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
b) Cộng 1,5 điểm cho một trong các đối tượng:
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- Con thương binh mất sức lao động dưới 81%.
- Con bệnh binh mất sức lao động dưới 81%.
- Con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh mà người được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%”.
c) Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng:
- Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
- Người dân tộc thiểu số.
- Người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Đăng ký tuyển sinh
Mỗi học sinh được đăng ký 2 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên nguyện vọng 1 (NV1), nguyện vọng 2 (NV2).
6. Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi
- Môn thi: Thi hai môn Toán và Ngữ văn.
- Thời gian làm bài thi: 120 phút/môn.
- Điểm bài thi: Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài |được chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ đến 0,25.
7. Lịch thi
Ngày thi |
Buổi thi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
07/6/2021 |
Sáng |
8h00: Họp Trưởng điểm, Phó Trưởng điểm và Thư ký Điểm thi 8h30: Họp toàn thể cán bộ làm công lác coi thi tại Điểm thi |
|||
Chiều |
14h00: Thí sinh đến phòng thi, làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin ĐKDT (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi |
||||
08/6/2021 |
Sáng |
Ngữ văn |
120 phút |
7 giờ 30 phút |
7 giờ 35 phút |
Chiều |
Toán |
120 phút |
14 giờ 00 phút |
14 giờ 05 phút |
8. Đề thi
- Hình thức, cấu trúc đề thi: Thực hiện theo hướng dẫn đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Nội dung đề thi: Nằm trong phạm vi chương trình THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp 9 (chương trình đã giảm tải và tinh giản theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Đề thi phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, không sai sót, phân hóa được trình độ của học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi. Mỗi môn có đề thi chính thức và đề thi dự bị với mức độ tương đương về yêu cầu nội dung, thời gian làm bài. Mỗi đề thi phải có hướng dẫn chấm và biểu điểm kèm theo.
9. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập
- Điểm rèn luyện và học tập mỗi năm học được tính dựa trên kết quả rèn luyện và học tập của học sinh ở cấp THCS, cụ thể như sau:
+ Hạnh kiểm tốt, học lực giỏi: 5,0 điểm.
+ Hạnh kiểm khá, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực khá: 4,5 điểm.
+ Hạnh kiểm khá, học lực khá: 4,0 điểm.
+ Hạnh kiểm trung bình, học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt, học lực trung bình: 3,5 điểm.
+ Hạnh kiểm khá, học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3,0 điểm.
+ Các trường hợp còn lại: 2,5 điểm.
- Nếu học sinh lưu ban lớp nào thì lấy kết quả của năm học lại lớp đó; nếu phải kiểm tra lên lớp hoặc phải rèn luyện hạnh kiểm trong hè thì lấy kết quả xếp loại sau khi kiểm tra trên lớp hoặc rèn luyện.
- Việc tính điểm rèn luyện và học tập các năm cấp THCS của học sinh học mô hình trường học mới được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1461/BGDĐT-GDTrH ngày 08/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới.
10. Điểm xét tuyển
Điểm xét tuyển = Điểm thi môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn + Tổng điểm rèn luyện và học tập của 04 năm học cấp THCS + Điểm ưu tiên (nếu có).
11. Nguyên tắc tuyển sinh
- Chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham gia thi đủ các bài thi quy định và không có bài thi nào bị điểm 0. Trình tự xét tuyển được thực hiện theo 2 bước:
+ Bước 1: Tuyển tất cả các thí sinh được tuyển thẳng.
+ Bước 2: Tuyển các thí sinh còn lại. Tuyển thí sinh đăng ký NV1 trước (theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao xuống thấp), nếu còn chỉ tiêu mới tuyển thí sinh đăng ký NV2 (theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao xuống thấp), học sinh đã trúng tuyển NV1 thì không được xét NV2.
Khi xét đến những chỉ tiêu cuối cùng, nếu có 02 thí sinh trở lên có điểm xét tuyển bằng nhau thì xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên như sau: có tổng điểm trung bình cả năm học lớp 9 cao hơn, có tổng điểm trung bình cả năm của môn Toán và môn Ngữ văn của năm học lớp 9 cao hơn. Nếu vẫn còn trường hợp điểm bằng nhau thì do Giám đốc Sở GDĐT quyết định.
- Đối với học sinh không trúng tuyển vào trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, Phổ thông dân tộc nội trú (PT DTNT) tỉnh, nếu có đăng ký nguyện vọng thì được dự xét tuyển vào các trường THPT không chuyên theo nguyên tắc xét tuyển đã quy định tại khoản này.
III. TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÕ NGUYÊN GIÁP NĂM HỌC 2021 - 2022
1. Địa bàn tuyển sinh: Trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển.
3. Đối tượng tuyển sinh
Là học sinh có đủ các điều kiện sau:
- Các điều kiện quy định tại khoản 3, mục II của Kế hoạch này.
- Xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên.
- Xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.
4. Đăng ký tuyển sinh
- Mỗi học sinh được đăng ký dự thi vào 01 lớp chuyên của trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp, được đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào trường PT DTNT tỉnh (nếu đủ điều kiện) và 02 nguyện vọng vào trường THPT không chuyên (NV1, NV2).
- Đối với những học sinh đăng ký vào các lớp chuyên, được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp không chuyên của trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.
- Đối với những học sinh đăng ký lớp chuyên Toán, được đăng ký thêm nguyện vọng dự tuyển vào lớp chuyên Tin.
5. Tổ chức tuyển sinh
5.1. Vòng 1: Sơ tuyển.
a) Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có hồ sơ dự tuyển hợp lệ và đủ điều kiện dự tuyển theo quy định tại khoản 3, Mục III của Kế hoạch này.
b) Điểm sơ tuyển dựa vào các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1:
Kết quả học lực 04 năm học ở cấp THCS, quy định như sau:
- Mỗi năm đạt loại giỏi: 1,0 điểm.
- Mỗi năm đạt loại khá: 0,5 điểm.
- Điểm của tiêu chí này là tổng điểm của 04 năm học ở cấp THCS.
Tiêu chí 2:
Kết quả tốt nghiệp THCS:
- Loại giỏi: 2,0 điểm.
- Loại khá: 1,0 điểm.
Điểm sơ tuyển là tổng điểm của Tiêu chí 1 và Tiêu chí 2.
5.2. Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển.
a) Môn thi: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và môn chuyên. Nếu môn chuyên là một trong các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh thì mỗi môn này học sinh phải thi 2 bài gồm một bài thi không chuyên và một bài thi chuyên với mức độ yêu cầu cao hơn.
b) Thời gian làm bài thi
Môn Toán, Ngữ văn: |
120 phút. |
Môn Tiếng Anh: |
60 phút. |
Các môn chuyên: |
150 phút. |
c) Điểm bài thi, hệ số điểm bài thi
- Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi, điểm bài thi được chấm theo thang điểm 10, điểm lẻ đến 0,25 (riêng bài thi môn chuyên Tiếng Anh điểm lẻ đến 0,1).
- Hệ số điểm bài thi: Điểm các bài thi không chuyên tính hệ số 1, điểm các bài thi môn chuyên tính hệ số 2.
d) Lịch thi
Ngày thi |
Buổi thi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
07/6/2021 |
Sáng |
8h00: Họp Trưởng điểm, Phó Trưởng điểm và Thư ký Điểm thi 8h30: Họp toàn thể cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi |
|||
Chiều |
14h00: Thí sinh đến phòng thi, làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin ĐKDT (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi |
||||
08/6/2021 (thi môn chung) |
Sáng |
Ngữ Văn |
120 phút |
7 giờ 30 phút |
7 giờ 35 phút |
Chiều |
Toán |
120 phút |
14 giờ 00 phút |
14 giờ 05 phút |
|
09/6/2021 (thi môn chung) |
Sáng |
Tiếng Anh |
60 phút |
7 giờ 30 phút |
7 giờ 35 phút |
09/6/2021 (thi môn chuyên) |
Chiều |
Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tin học |
150 phút/môn |
14 giờ 00 phút |
14 giờ 05 phút |
e) Đề thi: Theo quy định tại khoản 8, mục II của Kế hoạch này.
f) Điểm xét tuyển
- Điểm xét tuyển vào lớp chuyên là tổng số điểm các bài thi không chuyên và điểm bài thi môn chuyên tương ứng với lớp chuyên (đã tính hệ số).
- Điểm xét tuyển vào lớp không chuyên là tổng số điểm các bài thi môn không chuyên và môn chuyên (điểm các bài thi đều tính hệ số 1).
g) Nguyên tắc tuyển sinh
- Xét tuyển vào lớp chuyên: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi không chuyên đạt điểm lớn hơn 2,0 điểm, điểm bài thi môn chuyên đạt từ 4,0 điểm trở lên (trường hợp không đủ chỉ tiêu, Giám đốc Sở GDĐT quyết định hạ thấp điểm môn chuyên, nhưng không dưới 3,0 điểm).
- Xét tuyển vào lớp không chuyên: Chỉ xét tuyển đối với thí sinh được tham gia thi tuyển, đã thi đủ các bài thi quy định, không vi phạm Quy chế trong kỳ thi tuyển sinh và các bài thi đạt điểm lớn hơn 1,0 điểm.
- Đối với những học sinh không trúng tuyển vào chuyên Toán, nếu có đăng ký nguyện vọng thì được dự tuyển vào lớp chuyên Tin (chỉ áp dụng khi điểm thi môn chuyên Toán phải từ 4,0 điểm trở lên và lớp chuyên Tin còn chỉ tiêu tuyển sinh).
- Đối với những học sinh không trúng tuyển vào các lớp chuyên, nếu có đăng ký nguyện vọng thì được dự tuyển vào lớp không chuyên của trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.
- Học sinh đã trúng tuyển vào trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp thì không được tham gia dự tuyển vào Trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh, trường THPT không chuyên đã đăng ký nguyện vọng.
h) Cách xét tuyển
- Xét tuyển vào lớp chuyên: Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp chuyên, lấy từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu được giao cho từng lớp chuyên.
Khi xét đến chỉ tiêu cuối cùng, nếu có 02 thí sinh trở lên có điểm xét tuyển bằng nhau thì xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên như sau: Có điểm thi môn chuyên đăng ký dự thi cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình môn chuyên đăng ký dự thi của năm học lớp 9 cao hơn; có điểm trung bình các môn học của năm học lớp 9 cao hơn. Nếu vẫn còn trường hợp điểm bằng nhau thì do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.
- Xét tuyển vào lớp không chuyên: Căn cứ điểm xét tuyển vào lớp không chuyên, lấy từ cao xuống thấp để tuyển đủ chỉ tiêu các lớp không chuyên.
Khi xét đến chỉ tiêu cuối cùng, nếu có 02 thí sinh trở lên có điểm xét tuyển bằng nhau thì xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên như sau: Có điểm thi môn chuyên cao hơn; có điểm sơ tuyển cao hơn; có điểm trung bình các môn học của năm học lớp 9 cao hơn. Nếu vẫn còn trường hợp điểm bằng nhau thì do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.
IV. TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH NĂM HỌC 2021 - 2022
1. Địa bàn tuyển sinh
- Địa bàn tuyển sinh trên phạm vi toàn tỉnh.
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được giao của trường PT DTNT tỉnh, số lượng học sinh lớp 9 là người dân tộc thiểu số ở các huyện, tình hình thực hiện phổ cập giáo dục THCS để phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho trường PT DTNT tỉnh theo địa bàn huyện (không bao gồm chỉ tiêu tuyển sinh dân tộc Kinh theo quy định).
2. Phương thức tuyển sinh: Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
3. Đối tượng tuyển sinh, điều kiện dự tuyển
- Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PT DTNT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT và khoản 3, mục II của Kế hoạch này.
- Điều kiện dự tuyển: Thực hiện theo khoản 1, Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PT DTNT ban hành kèm theo Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT .
4. Tuyển thẳng
Thực hiện theo điểm a, khoản 3, Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường PT DTNT.
5. Chế độ ưu tiên
Thực hiện theo điểm 4.2, khoản 4, mục II của Kế hoạch này.
6. Đăng ký tuyển sinh
Mỗi học sinh được đăng ký dự tuyển vào trường PT DTNT tỉnh (nếu có đủ điều kiện) và được đăng ký 02 nguyện vọng vào trường THPT không chuyên (NV1, NV2).
7. Môn thi, thời gian làm bài thi, điểm bài thi
Theo quy định tại khoản 6, mục II của Kế hoạch này.
8. Lịch thi
Theo quy định tại khoản 7, mục II của Kế hoạch này.
9. Đề thi
Theo quy định tại khoản 8, mục II của Kế hoạch này.
10. Điểm xét tuyển
Thực hiện theo khoản 9, khoản 10, khoản 11, mục II của Kế hoạch này.
11. Nguyên tắc tuyển sinh
- Thực hiện theo 2 bước:
+ Bước 1: Tuyển đối tượng thuộc diện tuyển thẳng. Nếu số lượng đối tượng thuộc diện tuyển thẳng vượt quá chỉ tiêu được giao thì phải xét tuyển đối tượng tuyển thẳng theo thứ tự từ cao xuống thấp của tổng điểm kết quả xếp loại hạnh kiểm và học tập của 04 năm học cấp THCS (theo khoản 9, mục II của Kế hoạch này và theo chỉ tiêu tuyển sinh được phân bổ của mỗi huyện).
+ Bước 2: Xét tuyển các đối tượng còn lại theo thứ tự từ cao xuống thấp của điểm xét tuyển theo từng huyện.
Khi xét đến chỉ tiêu cuối cùng, nếu có 02 thí sinh trở lên có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy theo tổng điểm trung bình cả năm học lớp 9 từ cao xuống thấp theo từng huyện; Nếu vẫn còn trường hợp điểm bằng nhau thì lấy theo tổng điểm trung bình cả năm của môn Toán và môn Ngữ văn của năm học lớp 9 từ cao xuống thấp theo từng huyện; nếu vẫn còn trường hợp điểm bằng nhau thì do Giám đốc Sở GDĐT quyết định.
- Học sinh không trúng tuyển vào trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp nếu có đủ điều kiện và có đăng ký nguyện vọng thì được dự xét tuyển vào trường PT DTNT tỉnh theo nguyên tắc tuyển sinh được quy định tại khoản này.
- Học sinh đã trúng tuyển vào trường PT DTNT tỉnh thì không được tham gia dự tuyển vào các trường THPT không chuyên đã đăng ký nguyện vọng.
- Đối với học sinh không trúng tuyển vào trường THPT đã đăng ký NV1 và NV2 thì được đăng ký xét tuyển sinh vào một trường THPT còn chỉ tiêu tuyển sinh trên địa bàn tỉnh.
V. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH
1. Địa bàn tuyển sinh: Trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển.
3. Đối tượng tuyển sinh
Là người học có đủ các điều kiện sau:
- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại tỉnh Quảng Bình.
- Đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên.
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi.
4. Chế độ ưu tiên
Thực hiện theo điểm 4.2, khoản 4, mục II của Kế hoạch này.
5. Điểm xét tuyển
5.1. Điểm rèn luyện và học tập
Điểm rèn luyện và học tập mỗi năm học được tính dựa trên kết quả rèn luyện và học tập của người học ở cấp THCS, cụ thể như sau:
- Đối với người học được đánh giá, xếp loại hạnh kiểm: thực hiện theo quy định tại khoản 9, mục II của Kế hoạch này.
- Đối với người học không thuộc đối tượng đánh giá, xếp loại hạnh kiểm:
+ Học lực giỏi: 5,0 điểm.
+ Học lực khá: 4,5 điểm.
+ Học lực trung bình: 4,0 điểm.
Điểm rèn luyện và học tập là tổng điểm của 4 năm học ở cấp THCS của người học.
5.2. Điểm xét tuyển
Là tổng số điểm của điểm rèn luyện và học tập theo cách tính ở điểm 5.1 khoản này và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu tiên được quy định tại khoản 4, mục V của Kế hoạch này.
6. Nguyên tắc xét tuyển
- Xét tuyển theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao.
- Khi xét đến chỉ tiêu cuối cùng, nếu có 02 thí sinh trở lên có điểm xét tuyển sinh bằng nhau thì xét chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên sau: có tổng điểm trung bình cả năm học lớp 9 cao hơn, có tổng điểm trung bình cả năm của môn Toán và môn Ngữ văn của năm học lớp 9 cao hơn. Nếu vẫn còn trường hợp điểm bằng nhau thì do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh lớp 10 năm học 2021 - 2022.
Ban hành Quy chế thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021 - 2022, trong đó quy định việc tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng ra đề và in sao đề thi, Hội đồng thi (bao gồm Ban Thư ký, Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi, Ban Coi thi, Ban Làm phách, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo), Hội đồng chấm thẩm định.
Căn cứ quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ GDĐT, Ban hành Hướng dẫn tuyển sinh, chủ động triển khai, tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2021 - 2022 đảm bảo an toàn, nghiêm túc.
Tăng cường công tác chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 10.
2. Các sở, ban, ngành liên quan
Các sở, ban, ngành của tỉnh: Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Công ty Điện lực Quảng Bình; các cơ quan báo chí, truyền hình của tỉnh; các ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 theo quy định.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các phường, xã, thị trấn, các trường học trên địa bàn tuyên truyền rộng rãi kế hoạch tuyển sinh đến cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh và xã hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai; phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để tổ chức công tác tuyển sinh an toàn, nghiêm túc, khách quan./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.